Lesson 7. Disaccazit

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP VỀ CACBOHIĐRAT

Dạng I: Bài tập về saccrozơ.


C©u 1: Cho biết chất nào sau đây thuộc đisacarit:
A.Glucozơ B.Saccarozơ C.Tinh bột D.Xenlulozơ
C©u 2: Phân tử Saccarozơ được cấu tạo bởi
A. - Glucozơ và - Fructozơ B. - Glucozơ và - Fructozơ
C. - Glucozơ và - Fructozơ D. - Glucozơ và - Fructozơ
C©u 3: Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần: Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ
A.Glucozơ < Saccarozơ < Fructozơ. B.Fructozơ < glucozơ < Saccarozơ
C.Glucozơ < Fructozơ < Saccarozơ. D. Saccarozơ <Fructozơ < glucozơ.
C©u 4: Hãy cho saccarozơ không phản ứng với tác nhân nào dưới đây?
A. AgNO3/NH3, t0 B. Cu(OH)2 C. H2O/H+, t0 D. (CH3CO)2O
C©u 5: Cho 8,55 g cacbohiđrat A tác dụng với dd HCl, rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng
dư dd AgNO3/NH3 tạo thành 10,8 g Ag kết tủa. A có thể là chất nào sau đây?
A.Glucozơ B. Tinh bột C.Saccarozơ D.Xenlulozơ
C©u 6: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch
H2SO4 loãng lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do.
A. Thủy phân saccarozơ đã cho tạo ra dung dịch chứa glucozơ và fructozơ, trong đó glucozơ tráng
gương được
B. Trong phân tử saccarozơ có chứa este đã bị thủy phân.
C. Saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit.
D. Đã có sự tạo thành mantozo sau phản ứng.
C©u 7: Khối lượng saccarozơ thu được từ một tấn nước mía chứa 13% saccarozơ với hiệu suất thu hồi
đạt 80% là
A. 104kg. B. 140kg. C. 105kg. D. 106kg.
C©u 8: Một nhà máy đường mỗi ngày ép 30 tấn mía. Biết 1 tạ mía cho 63 lít nước mía với nồng độ
đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103g/ml. Khối lượng đường thu được là
A. 1613,1 kg B. 1163,1 kg C. 1631,1 kg D. 1563,5 kg
C©u 9: Saccarozơ có thể tác dụng với hoá chất nào sau đây: (1) Cu(OH)2, (2) AgNO3/NH3, (3) H2/Ni, t0
và (4) H2SO4 loãng, nóng
A. (1), (4) B. (2), (3) C. (1), (2), (4) D. (3), (4)
C©u 10: Cho các chất: etilen glicol, propan-1,3-điol, glucozơ, glixerol, etanol, saccarozơ, anđehit axetic,
axit fomic. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ngay ở điều kiện thường là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
C©u 11: Cho các chất: propan-1,2-điol, propan-1,3-điol, fructozơ, metanol, axit sunfuric, saccarozơ,
anđehit axetic, axit axetic. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ngay ở điều kiện thường là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
C©u 12: Cho các chất: etilen glicol, propan-1,3-điol, glucozơ, glixerol, etanol, saccarozơ, anđehit axetic,
axit fomic. Số chất tác dụng được Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
C©u 13:
Thuốc aspirin thuộc nhóm thuốc kháng viêm non-steroid, có tác dụng giảm
đau, hạ sốt. Thuốc aspirin được tổng hợp từ các nguyên liệu là axit
salixylic và anhiđrit axetic theo phương trình hóa học sau (hiệu suất phản
ứng tính theo axit salixylic là 90%):
HO-C6H4-COOH +(CH3CO)2O → CH3COO-C6H4-COOH+CH3COOH
(Axit salixylic) (Anhiđrit axetic) (Aspirin)
Để sản xuất một lô thuốc aspirin gồm 20 triệu viên nén (mỗi viêm chứa 81 mg aspirin) thì khối lượng (kg) axit
salixylic cần dùng là
A. 1020. B. 1000. C. 1380. D. 1242.
C©u 14: Cho các chất: natri fomat, kali axetat, fructozơ, metanol, axit sunfuric, saccarozơ, anđehit
axetic, axit axetic. Số chất tác dụng được Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
C©u 15: Cho các chất: natri oxalat, phenol, metyl axetat, metanol, axit nitric, saccarozơ, anđehit axetic,
axit axetic. Số chất tác dụng được Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
C©u 16: Cho các chất: etanol, dung dịch KOH, dung dịch NH3, dung dịch AgNO3, axit HCl, saccarozơ;
anđehit benzoic, metyl fomat . Số chất tác dụng được Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
C©u 17: Cho hỗn hợp 34,2 gam saccarozơ và 36 gam glucozơ tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH) 2. Giá
trị m là
A. 14,7 B. 29,4 C. 19,6 D. 67,5
C©u 18: Chất hữu cơ X có công thức C6H16O7SN2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 2 muối
gồm chất Y là muối của α-amino axit và muối vô cơ Z.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Y có 6 nguyên tử hiđro.
(b) 1 mol X tác dụng tối đa với 2 mol NaOH.
(c) Y tác dụng với HCl dư, thu được alanin.
(d) Z có 2 nguyên tử natri.
(đ) X tan tốt trong nước.
Số phát biểu sai là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
C©u 19: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi nấu canh cua, có hiện tượng đông tụ protein.
(b) Khử glucozơ bằng O2 (xúc tác, to) thu được axit gluconic.
(c) Nilon-6 có tính đàn hồi, kéo sợi và có tính dẻo.
(d) Saccarozơ là polime có trong thiên nhiên.
(e) Etyl fomat làm mất màu dung dịch nước brom
(g) Số nguyên tử hidro trong amin đơn chức luôn là số lẻ.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
C©u 20: Cho hỗn hợp 68,4 gam saccarozơ và 18 gam glucozơ tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH) 2. Giá
trị m là
A. 67,5 B. 29,4 C. 19,6 D. 14,7
C©u 21: Cho hỗn hợp 17,1 gam saccarozơ và 46 gam etanol tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH) 2. Giá
trị m là
A. 9,8 B. 4,9 C. 51,45 D. 2,45
C©u 22: Cho hỗn hợp 34,2 gam saccarozơ và 45 gam axit oxalic tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH) 2.
Giá trị m là
A. 9,8 B. 58,8 C. 53,9 D. 4,9
C©u 23: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H 2SO4
lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do:
A.Đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng.
B.Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ.
C.Saccarozơ bị thuỷ phân chỉ tạo thành glucozơ.
D.Saccarozơ bị thuỷ phân chỉ tạo thành fructozơ.
C©u 24: Cho các chất : (1) H2/Ni, t0; (2)Cu(OH)2; (3)[Ag(NH3)2]OH; (4)H2O/H2SO4,t0. Saccarozơ có
thể tác dụng được với
A. (1), (2). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (4).
C©u 25: Giữa glucozơ và saccarozơ có đặc điểm gì giống nhau :
A. Đều tác dụng với H2. B. Đều tác dụng với dung dịch Br2.
C. Đều bị oxi hóa bởi [Ag(NH3)2]OH.
D. Đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch màu xanh lam.
C©u 26: Trong các chất: axetilen, etilen, glucozơ, axit fomic, fructozơ, saccarozơ. Những chất vừa làm
mất màu nước brom, vừa tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng là.
A. axetilen, glucozơ, saccarozơ. B. axetilen, glucozơ, axit fomic.
C. axetilen, etilen, glucozơ, axit fomic, D. axetilen, glucozơ, fructozơ.
fructozơ.
C©u 27: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ
B. Đồng phân của saccarozơ là mantozơ
C. Saccarozozơ không có dạng mạch hở vì dạng mạch vòng không thể chuyển thành dạng mạch hở
D. Saccarozơ có trong đường mía, đường thốt nốt, đường củ cải, đường phèn
C©u 28: Thuỷ phân hoàn toàn dung dịch chứa 17,1 gam saccarozơ trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu
được dung dịch X. Cho lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối
lượng Ag thu được là
A. 5,4 B. 43,2 C. 10,8 D. 21,6
C©u 29: Thuỷ phân hoàn toàn dung dịch chứa 17,1 gam saccarozơ và 18 gam glucozơ trong môi
trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch X. Cho lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH3 vào dung
dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là
A. 5,4 B. 43,2 C. 10,8 D. 21,6
C©u 30: Thuỷ phân hoàn toàn dung dịch chứa 34,2 gam saccarozơ và 18 gam glucozơ trong môi
trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch X. Cho lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH3 vào dung
dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là
A. 64,8 B. 43,2 C. 32,4 D. 21,6
C©u 31: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu
được dung dịch X. Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag
thu được là
A. 16,0g. B. 7,65g. C. 13,5g. D. 6,75g.
C©u 32: Đun m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và glucozơ (trong đó khối lượng saccarozơ gấp 1,9 lần
khối lượng glucozơ) với dung dịch H2SO4 loãng sau khi phản ứng kết thúc người ta trung hòa sau đó
thực hiện phản ứng tráng gương thu được 64,8 gam Ag. m có giá trị là
A. 104,4 gam B. 90,015 gam C. 49,015 gam D. 52,2 gam
C©u 33: Lấy 100 ml dd X gồm 2,7 gam glucozơ và 3,42 gam saccarozơ đun nóng với 100 ml dd H 2SO4
0,01M. Nồng độ mol/l của glucozơ và H2SO4 trong dung dịch sau phản ứng là
A. 0,125 và 0,01 B. 0,125 và 0,005 C. 0,025 và 0,01 D. 0,025 và 0,005
C©u 34: Hoà tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được dung dịch X. Cho dd X tác
dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:
A.2,7 g B.3,42 g C.3,24 g D.2,16 g
C©u 35: Đun nóng m gam saccarozơ trong dung dịch HCl loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta
được dung dịch A. Cho dung dịch A vào dung dịch nước brom dư thấy có 0,5 mol Br 2 phản ứng. Khối
lượng saccarozơ (m) đã dùng là
A.324 gam. B.271 gam. C.342 gam. D.171 gam.
C©u 36: Đun nóng m gam saccarozơ trong dung dịch HCl loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta
được dung dịch A. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch nước
brom dư thấy có 0,2 mol Br2 phản ứng. Phần 2 cho tham gia phản ứng tráng bạc tạo a gam kết tủa. Giá
trị m và a lần lượt là
A.136,8 và 86,4. B.68,4 và 86,4 . C.68,4 và 43,2 . D.144 và 43,2 .
C©u 37: Chất hữu cơ A chứa C,H,O có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất. Cho 2,76 g A
tác dụng vừa đủ NaOH, chưng khô thì phần bay hơi chỉ có nước, phần rắn chứa 2 muối có khối lượng
là 4,44g. Đốt cháy hoàn toàn 2 muối được 3,18g Na2CO3; 2,464 lít CO2(đktc) và 0,9g H2O. nếu đốt
cháy 2,76g A thì khối lượng H2O thu được là:
A. 0,9g B. 1,08g C. 0,36g D. 1,2g
C©u 38: Chất hữu cơ X là một muối axit, công thức phân tử C4H11O3N có khả năng phản ứng với cả
dung dịch axit và dung dịch kiềm. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi cô cạn thì phần rắn
thu được chỉ chứa chất vô cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất trên là
A. 4 B. 8 C. 2 D. 3
Câu 39: Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Nung bình kín chứa m gam X và một ít bột
Ni đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được
V lít CO2. Biết hỗn hợp Y làm mất màu tối đa 150 ml dung dịch Br2 1M. Cho 11,2 lít X đi qua
bình đựng dung dịch brom dư thì có 64 gam Br2 phản ứng. Giá trị của V là
A. 13,44. B. 17,92. C. 15,68. D. 16,80.
Câu 40: Cho sơ đồ các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(2) X1 + HCl → X4 + NaCl
(3) X2 + HCl → X5 + NaCl
(4) X3 + CuO → X6 + Cu + H2O
Biết X có công thức phân tử C5H8O4 và chứa hai chức este. Phân tử khối X3 = X4 < X5. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch X3 hòa toàn được Cu(OH)2.
(b) X5 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(c) Khi có enzim xúc tác, glucozơ bị lên men có thể thu được X3.
(d) Các chất X4 và X6 có phản ứng tráng bạc.
(e) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X2 cần ít nhất 1,5 mol O2.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

You might also like