Giai đoạn 4 - Bài viết nghiên cứu lần 1 - Đào Tiến Trung - 10A4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Bài làm

1. Giới thiệu vấn đề

Nguyễn Tuân, trước Cách mạng tháng Tám, được biết đến như một nhà văn mà
công chúng hay ưu ái gọi ông là “Nhà luyện đan ngôn ngữ”, hay Nguyễn Tuân có những
biệt danh đó là vì ông sở hữu biệt tài vận dụng, sáng tạo ngôn từ vô cùng phong phú, một
người yêu đến say đắm cái đẹp và tôn vinh cái đẹp. Ông đã lắm công sức săn lùng và mô
tả cái đẹp bằng ngôn ngữ phong phú và đặc biệt của riêng. Trong quan niệm nhà văn, ông
cho rằng “Văn phải cho ra văn”, những nhân vật luôn xuất hiện như hiện thân của cái
đẹp, là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh và môi trường đặc biệt
và phi thường. “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một tác phẩm văn học đặc sắc,
được xem là viên ngọc toàn thiện, toàn mỹ và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn đàn
Việt Nam. Tác phẩm đã chứng minh tài năng ngòi bút của Nguyên Tuân, trong tác phẩm
hai nhân vật Huấn Cao và Viên quản ngục được khắc họa một cách tinh tế. Trong bài
nghiên cứu này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phẩm chất và thiên lương trong sáng của hai
nhân vật này, và cách mà tác giả đã thể hiện bản sắc cá nhân của họ. Qua việc khắc họa
hai nhân vật này, Nguyễn Tuân đã thể hiện bản sắc cá nhân của họ một cách sâu sắc,
đồng thời nêu bật quan niệm về cái đẹp trong cuộc sống.

2. Giải quyết vấn đề

2.1 Luận điểm 1: Khái niệm và vai trò của bản sắc cá nhân.

Bản sắc cá nhân là bản sắc lượng duy nhất của một cá nhân theo thời gian. Điều
này có nghĩa là, một cá nhân tại một thời điểm này và một cá nhân ở một thời điểm khác
là “như nhau” và bất biến qua thời gian. Bản sắc có mối quan hệ sâu sắc với những giá trị
cơ bản của một cá nhân và nó ảnh hưởng đến tất cả những sự lựa chọn hành vi, các quyết
định của chúng ta trong cuộc sống. Bản sắc, thiên lương không bao giờ là bất biến và
luôn luôn liên tục chuyển biến trong suốt cuộc đời của mỗi con người. “Biết mình” và
thực sự hiểu về bản thân mình giúp chúng ta cảm thấy tự tin và giảm thiểu những điều lo
âu và nhức nhối trong cuộc sống. Khi một người biết họ đang làm gì và có sự tự chủ về
điều họ làm, họ chắc chắn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc, và an toàn.

2.2 Luận điểm 2: Con người của Viên quản ngục.

Tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân đã khắc họa một cách tinh tế hai
nhân vật Huấn Cao và Viên quản ngục. Trong tác phẩm này, tác giả đã thể hiện bản sắc
cá nhân của họ qua các phẩm chất và thiên lương trong sáng.
Nhân vật Viên quản ngục thể hiện rõ nét một trong những đặc điểm phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn thường khám phá con người ở phương diện tài
hoa nghệ sĩ. Tuy chỉ là người coi tù, nhưng khi hiện lên trong ngòi bút của Nguyễn Tuân,
nhân vật Viên quản ngục lại được khám phá, miêu tả trong vẻ đẹp của con người có tâm
hồn nghệ sĩ, là người biết yêu cái đẹp, biết trọng người tài. Có thể nhận ra vẻ đẹp trong
tâm hồn, nhân cách Viên quản ngục qua diễn biến tâm tư cũng như cách ứng xử của Viên
quản ngục đối với Huấn Cao. Khi nghe tin Huấn Cao sắp đến trong đoàn tử tù, Viên quản
ngục đã không giấu nổi thái độ kính nể và sự ngưỡng mộ. Với cái tài viết chữ rất nhanh
và rất đẹp của một kẻ phản nghịch chống lại triều đình có tiếng là nguy hiểm. Có thể
nhận thấy điều quan trọng đầu tiên trong ấn tượng của Viên quản ngục về Huấn Cao là tài
viết chữ. Sự chú ý đặc biệt đó đã hé mở phần nào con người của Viên quản ngục khi ông
không quan tâm đó là kẻ tử tù nguy hiểm mà trước hết là ở phương diện tài hoa. Con
người Viên quản ngục đã hiện rõ hơn ở tâm tư, dáng vẻ của ông trong đêm đợi tù. Trong
bóng đêm thăm thẳm của nhà giam, Viên quản ngục “ băn khoăn ngồi bóp thái dương” ,
nghĩ ngợi, trăn trở. Trong chốn tối tăm dơ dáy ấy, Viên quản ngục luôn thấy mình cô độc,
chia sẻ những tâm tư của ông đêm nay chỉ là những đồ vật cũ kĩ, tàn tạ cùng ngọn đèn leo
lét. Hình ảnh những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự bây giờ đã biến mất hẳn càng cho
thấy quản ngục luôn phải sống hai vai trong hai cuộc đời, ban ngày là một quản ngục mẫn
cán với những sự vụ đáng chán, ban đêm lại trở về với cõi riêng của trăn trở suy tư.
Những hình ảnh so sánh về gương mặt Viên quản ngục như “ mặt nước ao xuân, bằng
lặng, kín đáo và êm nhẹ”, về “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà
nhạc luật đều hỗn loạn, xô bổ”, về “ những cái thuần khiết giữa một đống cặn bã ” đã thể
hiện cách đánh giá của nhà văn với con người quản ngục, một kẻ chọn nhầm nghề mà sự
kiện Huấn Cao sắp tới sẽ là dịp để quản ngục nhìn lại rõ lòng mình cùng tình cảnh đáng
buồn của cuộc đời mình.
2.3 Luận điểm 3: Lòng kính nể, lễ phép của Viên quản ngục đối với Huấn Cao.
Ngay khi nhận tù, Viên quản ngục đã thể hiện lòng kính nể, tuy cố giữ kín đáo mà
cũng đã rõ quá trong ánh mắt hiền lành, trong sự biệt nhỡn với riêng Huấn Cao, thái độ
khiến bọn lính lấy làm lạ, còn tử từ thì ngạc nhiên. Viên quản ngục đã bộc lộ bởi sự kính
trọng không thể che giấu với Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã giúp người đọc nhận ra rằng tất
cả những mánh khóe hành hạ thường lệ với tù nhân có lẽ chỉ là tấm bình phong an toàn
để quản ngục giữ mình cho yên ổn trong nơi con người sống với nhau bằng tàn nhẫn,
bằng lừa lọc. Suốt mấy tháng trời Huấn Cao ở nhà lao, Viên quản ngục chân thành, cung
kính biệt đãi Huấn Cao. Việc làm này có thể coi là một hành vi dũng cảm của Viên quản
ngục giữ tù dám bất chấp luật pháp, làm đảo lộn trật tự của nhà tù, biến kẻ tử tù thành
thần tượng để cung phụng, tôn thờ. Mặc dù Huấn Cao tỏ thái độ cao ngạo, khinh mạn,
quản ngục vẫn sai người hàng ngày dâng rượu, dáng vẻ khép nép, nói năng nhất mực
cung kính, lễ phép và không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc đến điều của ông Huấn.
Có thể thấy Viên quản ngục đã quá hiểu khí phách của con người chọc trời khuấy nước,
càng hiểu rằng trong con mắt của Huấn Cao. Quản ngục đã nhận thức sâu sắc sự hèn kém
của mình trước Huấn Cao, một người cách xa y nhiều quá. Nhưng thái độ khép nép, nhẫn
nhục lại không hề hạ thấp con người quản ngục mà chỉ càng khiến người đọc hiểu thêm
vẻ đẹp trong nhân phẩm của ông theo đúng cách ông nhìn nhận thơ lại, một kẻ biết kính
mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, tư thế đáng kính trọng của những
con người biết cúi đầu trước sự cao khiết của cái đẹp.
2.4 Luận điểm 4: Dáng vẻ khúm núm của Viên quản ngục, mong muốn xin
được chữ của Huấn Cao.
Càng hiểu tầm vóc và khí phách con người Huấn Cao cũng như thân phận hèn
mọn của mình, quản ngục càng khổ tâm vì một nỗi niềm riêng chưa thể bày tỏ. Từ lâu,
mong muốn của quản ngục là được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông
Huấn Cao viết. Hành động và vẻ mặt “khúm núm” của quản ngục không phải là biểu hiện
của sự hèn nhát mà là thái độ mong muốn có được chữ của Huấn Cao, khâm phục trước
cái đẹp, cái tài. Một Viên quản ngục khao khát, mong mỏi được sở hữu, chiêm ngưỡng
chữ ông Huấn, lại coi đó là “ một báu vật trên đời”. Nỗi mong mỏi xin được chữ ông
Huấn, sự khổ tâm khi có Huấn Cao ở trong tay mà lại không đủ can đảm xin chữ, cảm
giác bồn chồn sợ hãi khi mai mốt ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ
thì ân hận suốt đời, tất cả những nỗi niềm day dứt khổ sở ấy đã thể hiện sự trân trọng
kính mến vô cùng của quản ngục với cái đẹp và người tài. Khi được tin ông Huấn phải
vào kinh chịu án tử hình, viên quản ngục tái nhợt người. Đó là nét mặt của một người
đang sợ hãi và xúc động đến cực điểm, trước hết, đó là sự thương tiếc Huấn Cao, sau là
nỗi tiếc hận đau đớn khi án tử hình sẽ mang cả Huấn Cao và những báu vật mà quản ngục
khao khát cả cuộc đời vào cõi hư vô. Tình huống khắc nghiệt ấy đã đẩy quản ngục tới chỗ
phải bỏ qua cả sự kín đáo và thận trọng để bộc lộ nỗi lòng với thơ lại để rồi qua thơ lại,
tấm lòng của quản ngục đã may mắn khiến Huấn Cao cảm động và đồng ý cho chữ. Với
thái độ biệt nhỡn liên tài, quản ngục đã được Huấn đồng ý cho chữ, được ông Huấn coi
đó là một tấm lòng trong thiên hạ.
2.5 Luận điểm 5: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho Viên quản ngục.
Trong đêm cuối cùng, khi ông Huấn đồng ý cho chữ, quản ngục đã được miêu tả
trong tư thế khúm núm, và sau đó, khi nghe lời dạy cuối cùng của Huấn Cao, ngục quan
cảm động vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng
làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Qua vẻ xúc động mãnh liệt của
quản ngục, còn có thể nhận ra sự cao quý đáng trân trọng trong tâm hồn ông: có được chữ
của ông Huấn, cũng là báu vật quản ngục khao khát suốt đời, vậy mà người ta không thấy
sự mãn nguyện, vui sướng, chỉ thấy nỗi đau xót, tiếc thương cho một nhân cách vĩ đại sắp
vĩnh biệt cuộc đời; hóa ra cái mà quản ngục tôn thờ, ngưỡng mộ không chỉ là cái đẹp của
nghệ thuật mà hơn hết là cái đẹp của tài năng, nhân cách và thiên lương, những vẻ đẹp
tập trung trong hình ảnh người tử tù vĩ đại. Thông qua những nét ngoại hình, dáng vẻ đầy
ấn tượng và đặc biệt là những chi tiết miêu tả nội tâm chân thực, nhân vật quản ngục đã
được thể hiện với sở thích cao quý và thanh khiết, với lòng yêu mến cái đẹp và kính trọng
người tài. Như vậy, tuy không phải nhân vật chính với vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, quản ngục
vẫn là nhân vật được Nguyễn Tuân khám phá trong phương diện tài hoa nghệ sĩ bởi tấm
lòng biệt nhỡn liên tài, là nhân vật thể hiện những quan niệm độc đáo, tích cực của nhà
văn về con người và nghệ thuật.
2.6 Luận điểm 6: Con người của Huấn Cao.
Huấn Cao là một nhân vật lí tưởng trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân
khi trong Huấn Cao hội tụ tất cả những vẻ đẹp của tài hoa, khí phách, thiên lương. Huấn
Cao xuất hiện trong tác phẩm trước hết là một con người tài hoa, và trong Chữ người tử
tù, Nguyễn Tuân khắc hoạ vẻ đẹp tài hoa của nhân vật này chủ yếu ở nghệ thuật thư
pháp. Tài năng của ông nổi tiếng khắp vùng, thậm chí đó là niềm ao ước của những
người yêu thích thư pháp. Huấn Cao sống trong môi trường khắc nghiệt, nhưng vẫn giữ
được phẩm chất tốt đẹp và kiên cường. Vẻ đẹp của thư pháp toát ra từ hình thức, đường
nét cho đến nội dung ý nghĩa của chữ. Do vậy, chiêm ngưỡng chữ là chiêm ngưỡng vẻ
đẹp của cả tài hoa, tâm hồn và khí phách.

2.7 Luận điểm 7: Tài năng của Huấn Cao.

Tài năng trong nghệ thuật thư pháp của Huấn Cao được Nguyễn Tuân thể hiện
bằng nhiều cách. Đầu tiên là gián tiếp qua những lời đồn đại. Huấn Cao chưa đến mà tên
tuổi và danh tiếng của ông đã đến trước trong sự ngờ ngợ của quản ngục. Chữ của Huấn
Cao còn được miêu tả trong những lời ca ngợi và niềm mong mỏi khao khát của quản
ngục: “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông Huấn là có được một báu
vật trên đời”. Vẻ đẹp trong đường nét và ý nghĩa của chữ còn được chính Huấn Cao
khẳng định, đó là những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của
một đời con người. Và cũng chính tài năng phi thường của Huấn Cao đã lý giải được vì
sao Viên quản ngục lại kính trọng ông đến thế, thậm chí dám bất chấp nguy hiểm để biệt
đãi, để thổ lộ nỗi lòng và cuối cùng, vứt bỏ cả sự thận trọng vốn có để vào phòng giam
xin chữ tử tù, mong được lưu giữ báu vật trên đời. Không chỉ tài hoa, Huấn Cao còn là
con người có khí phách ngang tầng. Nhìn ở góc độ của nhân dân, Huấn Cao là đấng
trượng phu chọc trời khuấy nước, là con người dũng cảm, ngang tàng dám đứng lên chiến
đấu chống lại cả một thể chế xã hội tàn bạo, bất công. Ngay khi vừa xuất hiện, Huấn Cao
đã gây một ấn tượng mạnh cho người đọc bằng việc ông vẫn ung dung, hiên ngang,
không sợ cái chết. Mặc dù, là một kẻ tử tù, ngày mai có thể phải ra pháp trường
nhưng ông vẫn ung dung, hiên ngang, không sợ cái chết. Huấn Cao sống trong
môi trường khắc nghiệt, nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp và kiên cường.
Thái độ ngạo nghễ ấy cho thấy Huấn Cao có thể làm bất cứ điều gì ông muốn mà không
hề đếm xỉa đến phản ứng của ngục quan hay bọn lính. Suốt nửa tháng ở nhà lao mới,
trước cách cư xử kì lạ của quản ngục, dù có ngạc nhiên, Huấn Cao vẫn "thản nhiên nhận
rượu thịt, coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm".
Nhưng, nhận biệt đãi mà vẫn khinh bạc đến điều, Huấn Cao không quan tâm đến bất kì
ẩn ý nào có thể giấu bên trong cách cư xử của quản ngục, cũng dù là dụ dỗ, mua chuộc
hay trả thù đều là vô nghĩa. Bản lĩnh và khí phách của Huấn Cao đã thể hiện rõ nét trong
cảnh cho chữ cuối cùng. Việc Huấn Cao dành cả đêm cuối cùng của mình, bình thản viết
chữ, cho chữ cho Viên quản ngục, khuyên bảo quản ngục, cứu vớt một con người đã cho
thấy ông đứng trên mọi sự sống chết ở đời.

2.8 Luận điểm 8: Tài hoa và khí phách khiến Huấn Cao được nhiều người nể
phục, biết trọng cái đẹp.

Tài hoa và khí phách khiến Huấn Cao được người đời kính phục, song có lẽ ông sẽ
không thể được yêu quý ngưỡng mộ và nể trọng đến thế nếu không có một tấm lòng nhân
hậu, không biết trọng nhân cách, nghĩa tình. Ông viết chữ đẹp nhưng không phải ai cũng
có thể có được chữ của ông. Với Huấn Cao, viết chữ là một việc cao quý, thiêng liêng
không chỉ để thể hiện tài hoa trong nghệ thuật thư pháp mà quan trọng hơn là bộc lộ và
gửi gắm cái tâm, cái chí của mình; mà cái tâm và cái chí ấy thì chỉ có thể chia sẻ với
những người tri âm tri kỷ, đó là lý do giải thích vì sao mà “tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ
tri kỉ, ông ít khi chịu cho chữ”. Thực ra, cái gọi là khoảnh trong tính cách của Huấn Cao
chỉ càng thể hiện sự quý trọng với bạn bè, sự trân trọng với cái đẹp, cũng là với chính tài
hoa, tâm chí của mình. Cả đời ông, ông chỉ viết chữ hai bộ tứ bình và một bức trung
đường cho hai người bạn thân của ông và người cuối cùng ông cho chữ là nhân vật viên
quản ngục vì ông cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục và ông sợ phụ mất
một tấm lòng trong thiên hạ. Quản ngục, người mà Huấn Cao từng khinh bạc là kẻ đại
diện cho cái trật tự xã hội xấu xa tàn ác mà Huấn Cao đã chiến đấu chống lại, nhưng quản
ngục cũng là người khao khát có được báu vật trên đời là chữ ông Huấn. Huấn Cao đã
ngạc nhiên và bận tâm về sự biệt đãi kỳ lạ của quản ngục; tới khi biết được tấm lòng biệt
nhỡn liên tài và sở thích cao quý của quản ngục thì Huấn Cao thực sự xúc động. Con
người đứng trên mọi sự sống chết ở đời, con người coi thường cả vàng ngọc và quyền
thế, con người luôn cao ngạo, ngang tàng ấy đã phải thốt lên lời than ân hận: “Thiếu chút
nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” . Như vậy, với Huấn Cao, điều quan
trọng nhất trong cuộc đời là tấm lòng. Người biết trân trọng tấm lòng chắc chắn cũng
phải có một tấm lòng. Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đã được nâng lên rất nhiều khi ông
không chỉ có tài hoa, khí phách mà còn có lòng yêu cái thiện, trân trọng thiên lương của
con người. Từ vị trí là kẻ thù, Huấn Cao đã coi quản ngục là người tri kỷ, đã nhận quản
ngục vào hàng những người bạn thân của mình khi đồng ý cho chữ. Có thể thấy Huấn
Cao không chỉ quý trọng cái đẹp, ông còn quý trọng những con người biết yêu, biết trọng
cái đẹp. Chính tấm lòng của Huấn Cao đã đem đến cho ông một vẻ đẹp trọn vẹn, hoàn
mỹ, vẻ đẹp của thiên lương cao quý. Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện
một quan điểm thẩm mĩ tiến bộ tâm gắn liền với tài, cái đẹp gắn liền với cái thiện.

2.9 Luận điểm 9: Cảnh cho chữ của Huấn Cao và Viên quản ngục.
Huấn Cao về cả tài hoa, khí phách, thiên lương. Cảnh cho chữ được Nguyễn Tuân
khẳng định là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Cảnh tượng phi thường ấy đã được
miêu tả bằng bút pháp tương phản và cảm hứng lãng mạn nhằm tôn vinh cái đẹp, cái
thiện. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo tự do, người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô
từng nét chữ lại là một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Nghệ thuật giúp cho cái
đẹp bất tử, nhưng người sáng tạo nghệ thuật lại là một tử tù đang ở đêm cuối cùng của
cuộc đời, chỉ sớm mai. Người phải vào kinh lĩnh án tử hình. Nghịch lí xót xa ấy khiến cái
đẹp trở nên mong manh, quý giá và giờ khắc tạo ra cái đẹp càng trang trọng, thiêng liêng.
Đó cũng là nguyên nhân tạo ra tâm thế kì lạ của các nhân vật hoàn thành việc cho chữ và
xin chữ mà người cho không sung sướng, người xin không mãn nguyện, cả hai bên đều
ngậm ngùi, buồn bã. Hình ảnh lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe
xèo xèo sau khi Huấn Cao hoàn thành việc viết chữ gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc
về sự lụi tắt, không chỉ của lửa đóm mà còn của một sinh mạng vĩ đại. Người nghệ sĩ thư
pháp thường viết chữ ở những phòng thanh sạch, cao khiết với bạch lạp, hương trầm, nay
Huấn Cao cho chữ quản ngục trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng
nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Và chính trong sự tương phản này lại hàm chứa
những tương phản khác mang ý nghĩa sâu sắc khói tỏa như đám cháy, ánh đuốc đỏ rực
xua đi tối tăm, sự thanh khiết cao quý tỏa ra từ tâm lụa trắng tinh, từ mùi thơm ở chậu
mực xua đi những tầm thường. Ý chí phi thường của những con người yêu cái đẹp, dám
vượt lên trên mọi sự nghiệt ngã chốn ngục tù để sáng tạo, chiêm ngưỡng và lưu giữ cái
đẹp, những con người đã giúp cho cái đẹp ngự trị và tỏa sáng ngay chính nơi chốn của cái
xấu, cái ác. Trước cái đẹp, cái thiện, mọi trật tự thông thường ở nhà tù đã bị đảo lộn
không còn người tù và kẻ coi tù chỉ có Huấn Cao, người cho chữ, người sáng tạo và ban
phát cái đẹp và quản ngục, thiên lương, người xin chữ, người ngưỡng mộ và may mắn
được tiếp nhận cái đẹp. Cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đã chiến thắng và tỏa sáng, bóng tối
dơ dáy của ngục tù đã nhường chỗ cho ánh sáng của cái đẹp cao khiết, của thiên lương
trong sáng. Chi tiết Huấn Cao đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy mang ý nghĩa ẩn
dụ sâu sắc Huấn Cao không chỉ sáng tạo, ban phát cái đẹp mà thông qua sức mạnh kì diệu
của cái đẹp. Huấn Cao còn cứu vớt cả một con người. Hình ảnh ngục quan cảm động,
nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” là sự minh chứng rõ nét cho sức mạnh cảm
hóa của cái đẹp. Hình ảnh một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú
trên một tấm lụa bạch cho thấy lòng yêu quý và trân trọng cái đẹp đã xóa đi mọi khoảng
cách giữa những con người vốn là đối địch. Họ đã cùng nhau hình thành một thế giới
thanh sạch cao cả, thế giới của cái đẹp, cái thiện, quay lưng lại thế giới của cái xấu, cái
ác.

3. Kết luận

Các nhân vật trong cảnh cho chữ cũng không bình luận về những chữ đặc biệt cao
quý trên tấm lụa bạch như cách thưởng thức một tranh chữ hay một tác phẩm nghệ thuật
tài hoa. Có thể nhận ra nội dung bao trùm bức châm có lẽ không tách rời hai chữ thiên
lương, bức châm đã chiêm ngưỡng như một biểu tượng của cái đẹp, cái thiện, của lẽ sống
người. Cảnh cho chữ, xin chữ đã trở thành nơi hội tụ của tài hoa, của n tâm cùng sự tri
âm tri kỉ trong hoàn cảnh ngục tù. quản ngục vốn chỉ khát vọng xin chữ, vậy mà ông ta đã
được nhiều hơn cả sự mong muốn, Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn cho bài học làm
người quý giá trước khi đến với cái đẹp của nghệ thuật phải giữ trọn cái đẹp của thiên lực
cái đẹp không tách rời cái thiện. Việc Huấn Cao cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản
ngục mà đồng ý cho chữ là biểu hiện gắn kết giữa tài tâm, còn lời khuyên của Huấn Cao
với quản ngục cho thấy quan điểm Nguyễn Tuân về sự thống nhất giữa cái đẹp và cái
thiện, không thể chi ngưỡng cái đẹp ở nơi ngự trị của cái ác, không thể hướng tới cái đẹp
cao ở chốn mà thiên lương khó giữ cho lành vững.

Qua đó, tác giả Nguyễn Tuân là nhà văn đi tìm cái đẹp, trong mỗi tác phẩm của
ông, cái đẹp luôn hiện hữu, xuất hiện trong từng chi tiết, khoảnh khắc, tác phẩm “Chữ
người tử tù” này đã thể hiện được sâu sắc những điều đó thông qua từng chi tiết, giá trị
đặc sắc trong tác phẩm là thể hiện được cái đẹp, qua đó tố cáo xã hội mục ruỗng, thối nát,
đang vùi dập những con người tài năng, có nhiều phẩm chất cao quý, tốt đẹp như Huấn
Cao và những người yêu cái đẹp như Viên quản ngục, người mà muốn có được chữ của
nhân vật Huấn Cao. Cái đẹp cho dù ở bất cứ nơi nào có hoàn cảnh khốn cùng nghiệt ngã
bấy nhiêu nhưng vẫn tỏa sáng và hiện hữu như anh sáng luôn luôn cai trị bóng tối.
* Danh mục nghiên cứu:
+)https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_s%E1%BA%AFc_c%C3%A1_nh
%C3%A2n/.
+)https://congdecor.vn/ban-can-biet/phan-tich-canh-cho-chu-trong-chu-nguoi-tu-tu.html/.
+)https://luatminhkhue.vn/phan-tich-chu-nguoi-tu-tu.aspx.

You might also like