Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tia và góc

I. Lý thuyết
1. Tia
- Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là tia gốc O. Điểm O
là gốc của tia A O y
x
Tia Ox, Oy
Tia Ox và Oy là hai tia đối nhau
- Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng gọi là hai tia đối nhau
- Khi đọc (viết) tên một tia, phải đọc (viết) tên gốc trước
- Chú ý
+ Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau
+ Khi điểm A thuộc tia Ox thì tia Ox còn được gọi là tia OA
+ Hai tia trùng nhau: hai tia có cùng gốc và một điểm chung khác gốc
+ Hai tia không trùng nhau gọi là hai tia phân biệt
2. Góc
- Khái niệm: Là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là cạnh
y
của góc
+ Kí hiệu: ^
xOy , ^ ^
yOx , O
O
x
A O B
- Góc bẹt: Góc có hai cạnh là tia đối nhau ^
AOB=180O
- Điểm nằm trong góc: Cho góc xOy khác góc bẹt. Điểm M nằm trong góc xOy nếu tia OM nằm
y
giữa hai tia Ox và Oy N
+ Điểm M nằm trong ^ xOy M
O
+ Các điểm nằm trên tia Ox, Oy và các điểm như điểm N x
không phải điểm nằm trong góc ^xOy
II. Bài tập
Bài 1: Cho đường thẳng xy. Các điểm A, B, C thuộc xy theo thứ tự đó. Điểm O không thuộc
đường thẳng xy.
a) Vẽ các tia OA, OB, OC.
b) Kể tên những tia đối nhau trong hình vẽ
c) Kể tên các tia trùng nhau trong hình vẽ
d) Tia Ax và By có phải hai tia đối nhau không?

Bài 2: Cho điểm C nằm giữa 2 điểm A và B, điểm M nằm giữa hai điểm A và C, điểm N nằm
giữa hai điểm C và B.
a) Tìm các tia trùng nhau có gốc C
b) Tìm tia đối của các tia MC, tia NB
c) Giải thích vì sao điểm C nằm giữa hai điểm M và N

Bài 3: Trên hai cạnh của ^


xOy không bẹt, ta lấy hai điểm A và B không trùng với O sao cho A
∈Ox và B∈Oy. Gọi M là một điểm tùy ý nằm giữa A và B. Hỏi M có phải là một điểm trong của
góc xOy không?

Bài 4: Trên tia Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA<OB. Điểm M nằm ngoài đường thẳng AB.
Vẽ tia MO, MA, MB.
a) Hỏi điểm A có nằm bên trong góc OBM hay không?
b) Láy điểm E thuộc tia đối của Ox, vẽ tia ME. Hỏi điểm E có nằm bên trong góc OMB không?

Bài 5: Cho góc bẹt xOy. Ba tia Om, On, Op cùng thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng
xy. Có bao nhiêu góc đỉnh O, kể tên các góc đó?

Bài 6: Gọi O là giao điểm của ba đường thẳng xy, zt và uv


a) Có bao nhiêu góc bẹt đỉnh O? Kể tên các góc đó
b) Kể tên tất cẩ các góc có chung đỉnh O

Bài 7: Cho điểm O thuộc đường thẳng xy. Trên tia Ox lấy điểm M sao cho OM=4cm. Trên
tia Oy lấy điểm N sao cho ON=2cm. Gọi A, B lần lượt là trung điểm của OM và ON.
a) Chứng tỏ O nằm giữa A và B
b) Tính độ dài đoạn thẳng AB

Bài 8: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA=2cm, OB=8cm
a) Tính độ dài đoạn AB
b) Gọi I là trung điểm của AB. Tính độ dài OI

Bài 9: Cho điểm M thuộc đường thẳng xy, điểm N thuộc tia Mx, điểm K thuộc tia My
a) Tìm các tia đối của tia Mx
b) Tìm các tia trùng nhau với tia Mx
c) Tên hình vẽ có bao nhiêu tia? Kể tên (hai tia trùng nhau chỉ kể là 1 tia)

Bài 11: Trên tia Ax lấy hai điểm B và C sao cho AB=3cm và AC=6cm.
a) Điểm B có nằm giữa hai điểm A và C không? Vì sao
b) So sánh BC và AB
c) Điểm B có là trung điểm của AC không? Vì sao?
d) Vẽ tia Ax’ là tia đối của Ax. Trên tia Ax lấy điểm D sao cho A là trung điểm DB. Tính độ dài
đoạn DB

You might also like