Đề cương GHK2 Sinh 9 23-24

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

UBND QUẬN LIÊN CHIỂU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHƠN NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN SINH HỌC LỚP 9

I. Phần trắc nghiệm:


Câu 1: Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?
-người ta thường dùng các biện pháp nhân giống vô tính: giâm cành, chiết cành, nuôi
cấy mô …
Câu 2: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa là gì?
do sự tự thụ phấn hoặc giao phối gần (cận huyết) vì qua nhiều thế hệ (tỷ lệ thể đồng hợp tang,tỷ lệ
thể dị hợp giảm) tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại
Câu 3: Phép lai kinh tế là gì? Lấy ví dụ về phép lai kinh tế. Lai kinh tế là người ta cho
giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm
sản phẩm, không dùng làm giống.
Vd: Ở Việt Nam, phép lai kinh tế được thực hiện nhiều giữa con cái là lợn ỉ Móng Cái lai với con
đực là lợn Đại Bạch, tạo ra con lai F1 có nhiều ưu điểm như thịt thơm ngon, chống chịu tốt; con mới
đẻ ra khỏe mạnh, trọng lượng từ 0,7 – 0,8 kg; tăng trọng nhanh chỉ 10 tuổi tháng từ 80 – 100kg, đặc
biệt là có tỷ lệ thịt nạc cao.
Câu 4: Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan,
chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật
nuôi thuộc lĩnh vực nào? Tạo giống ưu thế lai
Câu 5: Nhân tố sinh thái là gì? Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động
tới sinh vật.
Câu 6: Tùy theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành mấy
nhóm chính? Đó là những nhóm nào?
nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống).
Câu 7: Em hãy nêu ít nhất 5 ví dụ các nhân tố sinh thái trong mỗi nhóm nhân tố sinh
thái.
- Nhóm nhân tố vô sinh: đất, đá, nước,không khí, ánh sáng,..
- Nhóm nhân hữu sinh: cỏ, cây hoa cải, giun đất, bò, trâu,…
Câu 8: Môi trường sống của sinh vật được chia thành mấy loại chủ yếu? Đó là những
loại môi trường nào?
- 4 loại chủ yếu. Đó là môi trường nước, trên mặt đất, trong đất, sinh vật
Câu 9: Sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt bao gồm những nhóm sinh vật nào? Hãy nêu
một vài ví dụ cho mỗi nhóm.
- Sv biến nhiệt: thực vật, nấm,VSV, động vật không xương sống,cá, lưỡng cư, bò sát.
- Sv hằng nhiệt: lớp chim, lớp thú, con người
Câu 10: Ở các sinh vật khác loài có các mối quan hệ chủ yếu nào?
-QH hỗ trợ: cộng sinh, hội sinh.
-QH đối địch: cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh, Sv ăn Sv khác
Câu 11: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác
dụng gì? Hạn chế sự thoát hơi nước do nhiệt độ kk lên cao
Câu 12: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái
rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Chồi cây có vảy bao
bọc, thân và rễ có lớp bần dày.
Câu 13: Vì sao các cành phía dưới của các cây ưa sáng trong rừng thường bị rụng sớm?
Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ,
lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm khả năng lấy nước
kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
Câu 14: Quần thể sinh vật là gì? Nêu ví dụ.
- Là tập hợp những cá thể cùng loài , sinh sống trong khoảng thời gian nhất định, ở một
địa điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
- Vd: qt trâu rừng, qt chim sẻ, qt cây thông,…
Câu 15: Người ta chia dân số thành những nhóm tuổi nào? 3 nhóm: nhóm tuổi trước sinh
sản, sinh sản, sau sinh sản
Câu 16: Dựa vào số lượng cá thể trong các nhóm tuổi, hãy xác định các dạng tháp tuổi
tương ứng. (Tham khảo bài 2 SGK trang 142).
Câu 17: Theo em, cần làm gì để việc phát triển dân số hợp lý ở mỗi quốc gia?
+ Cần tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bền vững về môi trường; đồng thời nâng cao
chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.
+ Chỉ sinh tầm 2 đứa con là vừa nhất để tránh đông dân số .
+ Phải đảm bảo kinh tế hoàn cảnh gia đình thì mới sinh nhiều con .
II. Phần Tự luận
Câu 1:
a. Ưu thế lai là gì? Hãy cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên.
- là HT cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh hơn, chống chịu
tốt, năng suất cao
- Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền,
các tính trạng số lượng (chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định.
Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở con lai F 1 chỉ có các gen trội có lợi
mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con
lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

b. Tại sao không dùng cơ thể F1 để nhân giống? Trong chọn giống cây trồng người ta
đã sử dụng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Không dùng F1 làm giống vì F1 biểu
hiện ưu thế lai cao nhất và ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ. F1 các cặp gen dị hợp, tính
di truyền không ổn định. Vì thế chỉ dùng F1 vào mục đích kinh tế.
- Người ta không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con
lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo thể đồng hợp lặn → các tính
trạng có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm
của các thế hệ tiếp theo.

Câu 2:
a. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra
hiện tượng thoái hóa? Hiện tượng thái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn có
biểu hiện như thế nào?
- vì các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp biểu hiện
ra kiểu hình.
- Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện ở các cá thể của các
thế hệ tiếp có sức sống kém dần ở các dấu hiệu biểu hiện như phát triển chậm, chiều
cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết,… bộc lộ các đặc điểm có hại như:
bạch tạng, thân lùn, kết hạt ít, bắp dị dạng,…

b.Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật thường gây
ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng
trong chọn giống? Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì
một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng
dòng hoặc phát hiện các gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.

Câu 3: Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch với nhau, hãy nêu
đặc điểm và ví dụ cho từng mối quan hệ đó.
 Quan hệ hỗ trợ: xảy ra giữa các sinh vật giúp nhau thích nghi dễ dàng với môi trường
sống. Quan hệ này gồm các dạng:
 +Quan hệ cộng sinh: Là hiện tượng hai loài sinh vật sống chung cùng nhau và cả hai
đều có lợi. Ví dụ: quan hệ giữa vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu; quan hệ giữa tảo lam
và nấm trong địa y; quan hệ giữa trùng roi Trichomonas và mối…
 +Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa hai loài sinh vật sống chung với nhau , chỉ có một
bên có lợi, bên kia không có lợi cũng không bị hại. Ví dụ: sâu bọ sống nhờ trong tổ
kiến, tổ mối; hải quỳ sống nhờ trên mai cua; cá ép sống trên mai rùa biển…
 Quan hệ đối địch cạnh tranh: Gồm các dạng quan hệ sau
 +Quan hệ cạnh tranh nơi ở, nguồn dinh dưỡng: xảy ra khi loài sinh vật có nhu cầu gần
giống nhau. Ví dụ: quan hệ giữa lúa và cỏ dại; giữa nai và ngựa; giữa dê và bò…
 +Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi. Ví dụ quan hệ giữa hổ và nai
o Các con mồi bị ăn thịt thường là các con vật yếu, mang bệnh nên mối quan hệ
này có tác dụng chọn lọc, loại trừ khỏi quần thể con mồi những cá thể yếu
(chọn lọc tự nhiên).
 +Quan hệ giữa kí sinh vật chủ. Ví dụ: sán kí sinh trong ruột người.

Câu 4: Thế nào là quần thể sinh vật? Hãy lấy ví dụ chứng minh các cá thể trong quần
thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

- QTSV:

* Ví dụ quan hệ hỗ trợ nhau trong quần thể:

- Đàn trâu rừng khi ngủ: con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thù tấn
công, tập thể trong đàn trâu hỗ trợ tự vệ tốt.

- Quan sát đàn sếu bay khi di cư tránh rét, chúng thường xếp thành hàng theo hình chữ V
phía sau con bay đầu đàn, thỉnh thoảng con phía sau lại bay lên thay thế vị trí con bay đầu,
mục đích giúp các con phía sau giảm sức cản của không khí khi bay, tránh mất sức, bay
đúng phương hướng, tránh lạc đàn có thế chúng mới cùng nhau tới địa điểm di cư một cách
an toàn.

* Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:

- Trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Sói
đực thắng sẽ được quyền cai trị và giao phối với các sói cái để sinh sản duy trì nòi giống.

- Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập
con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.

Câu 5: Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học?
- Cân bằng sinh học là hiện tượng số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được
khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung
cấp nguồn sống của môi trường. - Ví dụ: Mùa đông, thức ăn cạn kiệt nên số lượng thỏ rừng
giảm.
Một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo:
Câu 1: Trong tự nhiên, có các loại môi trường sống nào sau đây?
A. Môi trường trong đất, môi trường nước và môi trường mặt đất – không khí.
B. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường mặt đất – không khí.
C. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường trong đất.
D. Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường mặt đất – không khí và môi
trường sinh vật.
Câu 2: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên cho thấy rõ nhất vai trò của nhân tố nào đối với
đời sống của sinh vật?
A. Độ pH.
B. Độ ẩm.
C. Nhiệt độ.
D. Ánh sáng.
Câu 3: Nhân tố sinh thái nào dưới đây là nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng
B. Độ dốc
C. Thành phần cơ giới đất
D. Con người
Câu 4: Loài nào dưới đây là sinh vật hằng nhiệt?
A. Cá mập đầu búa
B. Cá voi xanh
C. Cá đuối điện
D. Cá cóc Tam Đảo
Câu 5: Tháp tuổi ở các nước phát triển thường có đặc điểm nào sau đây?
A. Đáy rộng, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng
B. Đáy hẹp, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều
C. Đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều
D. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng

Tổ trưởng (tổ phó) chuyên môn Nhóm giáo viên dạy Sinh học 9
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

----- HẾT -----

You might also like