Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Câu 2: Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục?

Chức năng xã hội của giáo dục là những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã
hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội. Chức năng xã hội của giáo dục do sự phát triển của xã hội ở những thời kỳ
khác nhau quy định. Tuy nhiên, ở mọi thời đại, giáo dục thực hiện 3 chức năng cơ bản là chức năng kinh tế-xã hội,
chức năng chính trị-xã hội và chức năng tư tưởng-văn hóa.
a) Chức năng kinh tế- sản xuất:
Sự phát triển của xã hội được đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế, để phát triển kinh tế đòi hỏi phải
có các nguồn lực cơ bản đó là: nguồn nhân lực (vốn người); tài nguyên; vốn; KH-CN; và thị trường. Trong
đó, nguồn nhân lực (vốn người) có vai trò quyết định, các nguồn lực khác có vai trò quan trọng ở những
mức độ khác nhau. Giáo dục tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nguồn lực nói trên.

Vốn người được xem là những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm được tích lũy trong mỗi con người
thông qua quá trình học tập, lao động và rèn luyện. Thông qua quá trình giáo dục và dạy học, bằng nhiều
hình thức khác nhau, giáo dục trực tiếp đào tạo ra đội ngũ người lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu và trình độ cao, một mặt để thay thế những nguồn lực lao động đã mất hay hết tuổi lao động; mặt khác,
để bổ sung, nâng cao và đáp ứng nguồn nhân cho yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất (mở rộng các khu
vực sản xuất, chuyển dịch các cơ cấu sản xuất, hiện đại hóa, công nghiệp hóa,…). Chất lượng nguồn nhân
lực đặc trưng bởi trình độ được đào tạo (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,…). Tất cả đều do giáo dục quyết định.
Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, chất lượng tốt là tạo ra động lực cho sự phát triển kinh
tế.

Giáo dục góp phần làm thay đổi nhu cầu và thị hiếu của con người, làm tăng sức mua, sức tiêu thụ
của sản phẩm xã hội. Đặc biệt là với sự gia tăng nhu cầu học tập ngày càng cao của mọi người, giáo dục
trở thành một thị trường tiềm năng cho kinh tế, hình thành nên một loại hình kinh tế đặc thù-kinh tế giáo
dục, vừa đáp ứng nhu cầu giáo dục của mọi người dân, vừa tạo ra nguồn lực để thúc đẩy giáo dục giáo dục
phát triển.

Giáo dục cũng là một phương thức trực tiếp làm phát triển KH-CN vì giáo dục trực tiếp đào tạo ra
những chủ thể của khoa học và công nghệ, trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo, chuyển giao, tiếp nhận
và ứng dụng KH-CN. Nhờ giáo dục mà làm cho KH-CN trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, trở
thành yếu tố mang tính quyết định đến sức sản xuất và sức cạnh tranh cho các quốc gia hay các tập đoàn
kinh tế.

Ngoài ra, giáo dục gián tiếp tác động tác động tới và làm phát triển các nguồn nhân lực khác trên
những phương diện nào đó. Chẳng hạn, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thông qua việc nâng cao trình
độ quản lí; việc tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường; việc khai thác , sử dụng tài nguyên theo hướng
phát triển bền vững…

❖ Kết luận sư phạm:


Như vậy, ta thấy rằng giáo dục đã thực sự một nguồn lực cơ bản để tạo ra sự phát triển các nền kinh
tế. Dó đó, để làm tốt chức năng này, giáo dục phải tập trung thực hiện những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Giáo dục phải gắn kết với thực tiễn xã hội, đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh
tế - sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể.
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Hệ thông giáo dục quốc dân không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện ... nhằm
phát triển năng lực hành động cho người học, đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp.
b) Chức năng chính trị-xã hội:
Sự phát triển của xã hội cũng được thể hiện ở sự ổn định của hệ thống chính trị của mỗi quốc gia.
Các giai cấp hay các Đảng cầm quyền phải tập trung mọi nỗ lực và sử dụng mọi công cụ cần thiết để thực
hiện những ý đồ chính trị, đạt được mục tiêu của mình, củng cố địa vị cầm quyền và hướng tới sự ổn định
chính trị để phát triển.
Giáo dục trở thành phương tiện, công cụ để tuyên truyền, khai sáng nhận thức, bồi dưỡng tình
cảm,củng cố niềm tin, kích thích hành động của tất cả các lực lượng xã hội, nhằm duy trì, củng cố thể chế
chính trị- xã hội cho một quốc gia nào đó.
Giáo dục tạo ra những thế hệ con người trung thành với giai cấp, đáp ứng yêu cầu của công cuộc
cách mạng, có đủ khả năng để thực hiện thành công sự nghiệp chính trị của giai cấp, góp phần khẳng định,
cũng cố địa vị chính trị của giai cấp. Như vậy, giáo dục ở trong bất kỳ một chế độ xã hội nào cũng phục vụ
đắc lực cho chính trị, không thể có một nền giáo dục nào thoát ly chính trị, phi chính trị.
Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội, tức là tác động đến các bộ phận, các thành phần xã hội (các
giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội...) làm thay đổi tính chất mối quan hệ giữa các bộ phận, thành phần
đó bằng cách nâng cao trình độ văn hóa chung cho toàn thể xã hội.
Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất, làm cho các giai
cấp, các tầng lớp, các thành phần xã hội…ngày càng xích lại gần nhau.
Giáo dục góp phần tích cực để giải quyết các các vấn đề của xã hội, góp phần thúc đẩy thực hiện
các mục tiêu xã hội như: xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ dân trí, tuyên truyền giáo dục dân số, kế hoạch
hóa gia đình; giáo dục giới tính góp phần tiến tới đảm bảo sự bình đẳng giới; xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ
môi trường tiến tới phát triển bền vững; nâng cao chất lượng cuộc sống tiến tới nâng cao tưởi thọ, phòng
chống bệnh tật.
Ở nước ta, giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Giáo dục phục vụ cho
mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
❖ Kết luận sư phạm:
Để thực hiện tốt chức năng này của giáo dục, cần:
- Người giáo viên luôn phải nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của
nhà nước.
- Giúp học sinh hiểu, tin tưởng và thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của
nhà nước.
c) Chức năng tư tưởng-văn hóa:

Giáo dục là phương thức cơ bản truyền tải hệ tư tưởng chung, định hướng cho mọi thái độ và hành
vi của toàn xã hội. Đặc biệt ở nước trong giai đoạn hiện nay thì công tác giáo dục tư tưởng lại càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Một mặc nó góp phần định hướng những hành động đúng đắn để xây dựng,
phát triển đất nước; mặt khác nó là vũ khí chống lại sự chống phá sự nghiệp cách mạng, tiến lên xây dựng
XHCN.

Giáo dục góp phần nâng cao trình độ văn hóa cho toàn bộ xã hội, xây dựng lối sống có văn hóa,
đời sống có văn hóa. Giáo dục còn là phương tiện đấu tranh để xóa bỏ những thói hư tật xấu, những hủ tục
của xã hội; cỗ vụ những giá trị, những hành vi văn hóa truyền thống tốt đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc
và những giá trị tích cực, hiện đại của thế giới. Ở nước ta, giáo dục trở thành phương tiện cơ bản để phát
triển văn hóa, góp phần tích cực cho công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.

Giáo dục góp phần bảo tồn, phát triển những giá trị tư tưởng-văn hóa của nhân loại và của dân tộc
thông qua quá trình giáo dục và dạy học. Giáo dục vừa trực tiếp năng cao năng lực cảm thụ (tiếp nhân) văn
hóa để làm phong phú thêm đời sống tâm hồn cho mỗi cá nhân và góp phần phát triển nhân cách; đồng thời
phát triển năng lực sáng tạo, năng lực thẫm mỹ cho mỗi cá nhân để mỗi cá nhân trở thành những chủ thể
sáng tạo để tạo ra những giá trị văn hóa mới, góp phần phát triển văn hóa cho dân tộc, cho nhân loại.

❖ Kết luận sư phạm:


- Giáo dục phải được quan tâm ngay từ bậc mầm non cho đến đại học và trên đại học;
- Phải phát triển hợp lí, đa dạng các loại hình giáo dục và các phương thức đào tạo để mọi lứa tuổi được
hưởng quyền lợi học tập, thoả mãn nhu cầu phát triển tài năng của mọi công dân, góp phần đắc lực vào
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Biết sử dụng và kết hợp với sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong ba chức năng xã hội của giáo dục, chức năng kinh tế - sản xuất là chức năng quan trọng nhất, nó là
cơ sở để thực hiện chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng –văn hóa.

You might also like