Bai02 ThanhPhanTrongC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

Bài 02 – Các thành phần trong C

1
• Khái niệm từ khóa

2 • Quy tắc đặt tên

3 • Các kiểu dữ liệu

4 • Ghi chú

5 • Biến và khai báo biến

6 • Phạm vi sử dụng biến

7 • Hằng và khai báo hằng

http://itplus-academy.edu.vn 2
2.1. Từ khóa

❖ Từ khóa là các từ được sử dụng để khai báo các kiểu dữ liệu, để viết
toán tử và các câu lệnh
❖ Từ khóa được viết bằng chữ in thường
❖ Các từ khóa trong ngôn ngữ C:

http://itplus-academy.edu.vn 3
2.2. Tên và quy tắc đặt tên

❖ Tên dùng để xác định các đại lượng khác nhau trong một chương
trình
❖ Tên được đặt cho biến số, hằng số, hàm, cấu trúc, con trỏ, tệp tin…
❖ Chiều dài tối đa của tên là 32 ký tự

http://itplus-academy.edu.vn 4
2.2. Tên và quy tắc đặt tên

❖ Quy tắc đặt tên:


➢ Không đặt trùng với tên của từ khóa
➢ Không bắt đầu bằng ký tự số
➢ Không có khoảng trắng ở giữa
➢ Không có các ký tự đặc biệt, trừ ký tự “*” và “_”
➢ Phân biệt giữa chữ in hoa và chữ thường

http://itplus-academy.edu.vn 5
2.2. Tên và quy tắc đặt tên

❖ Quy ước đặt tên:


➢ Tên được đặt càng ngắn gọn càng tốt.
➢ Tên biến được đặt bằng ký tự thường đầu tên, làm rõ nghĩa bằng
ký tự hoa ở từ tiếp theo hoặc sử dụng dấu gạch dưới
Ví dụ: giaiThua hoặc giai_thua
➢ Tên hằng số được đặt bằng chữ in hoa
➢ Ví dụ: PI, MOON, DAY
➢ Tên hàm số được đặt bằng ký tự hoa đầu dòng, làm rõ nghĩa
bằng ký tự hoa ở từ tiếp theo hoặc sử dụng dấu gạch dưới
➢ Ví dụ: TinhTong hoặc Tinh_Tong

http://itplus-academy.edu.vn 6
2.3. Kiểu dữ liệu

❖ Trong ngôn ngữ C, có 3 kiểu dữ liệu chính


➢ Kiểu ký tự: char
➢ Kiểu nguyên: int
➢ Kiểu dấu phảy động (số thực, thập phân): float, double

http://itplus-academy.edu.vn 7
2.3. Kiểu dữ liệu

❖ Trong các kiểu dữ liệu, còn chia ra là


➢ Có dấu: signed
➢ Không dấu: unsigned
➢ Kiểu ngắn: short
➢ Kiểu dài: long

http://itplus-academy.edu.vn 8
2.3. Kiểu dữ liệu

❖ Bảng tổng hợp các kiểu dữ liệu trong C:

http://itplus-academy.edu.vn 9
2.4. Ghi chú

❖ Trong lập trình, cần có những đoạn ghi chú để giải thích về biến,
hằng, thao tác xử lý… giúp cho người lập trình và người đọc
chương trình dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sửa
❖ Có 2 cách ghi chú trong C:
➢ Ghi chú theo dòng: sử dụng dấu //
➢ Ghi chú theo đoạn văn bản: đoạn ghi chú nằm trong tổ hợp
/* */
❖ Lưu ý: Ghi chú chỉ có thể dùng tiếng Việt có dấu với định dạng mã
hóa UTF-8

http://itplus-academy.edu.vn 10
2.5. Biến và khai báo biến

❖ Biến là vùng nhớ chương trình, lưu trữ các giá trị có thể thay đổi
trong khi chương trình hoạt động.
❖ Đặt tên biến theo quy tắc đặt tên được đề cập ở mục 2.2
❖ Biến phải được khai báo trước khi được đưa vào sử dụng

http://itplus-academy.edu.vn 11
2.5. Biến và khai báo biến

❖ Khai báo biến:


➢ Khai báo trước, khởi tạo giá trị sau:
kiểu dữ liệu tên biến ;
Ví dụ:
int a; // Khai báo 1 biến
int a, b, c; // Khai báo cùng lúc nhiều biến

http://itplus-academy.edu.vn 12
2.5. Biến và khai báo biến

❖ Khai báo biến:


➢ Khai báo và khởi tạo giá trị cùng lúc
kiểu dữ liệu tên biến = giá trị ;
Ví dụ:
int a = 3; // Khai báo 1 biến
int a = 3, b = 5, c = 7; // Khai báo cùng lúc nhiều biến

http://itplus-academy.edu.vn 13
2.6. Phạm vi của biến

❖ Biến ngoài (biến toàn cục – global variable):


➢ Được khai báo ngoài tất cả các hàm và cấu trúc
➢ Vùng nhớ được cấp phát trong toàn bộ thời gian hoạt động của
chương trình
➢ Giá trị và khả năng truy cập của biến có ảnh hưởng tới mọi hoạt
động của chương trình.

http://itplus-academy.edu.vn 14
2.6. Phạm vi của biến

❖ Biến trong (cục bộ – local variable):


➢ Được khai báo bên trong hàm hoặc cấu trúc
➢ Vùng nhớ được cấp phát chỉ trong khi hàm hoặc cấu trúc được
thực thi. Khi thực hiện xong, vùng nhớ của biến bị xóa đi.
➢ Giá trị và khả năng truy cập của biến chỉ có ảnh hưởng đến hàm
hoặc cấu trúc chứa nó

http://itplus-academy.edu.vn 15
2.6. Phạm vi của biến

❖ Chú ý:
➢ Giữa các biến toàn cục không được đặt tên trùng nhau
➢ Giữa các biến cục bộ, có thể đặt tên trùng nhau

http://itplus-academy.edu.vn 16
2.7. Hằng và khai báo hằng

❖ Hằng: là các giá đại lượng mà giá trị của nó không đổi trong toàn
bộ chương trình
❖ Quy tắc đặt tên hằng: theo quy tắc đặt tên trong mục 2.2
❖ Khai báo hằng
#define tên hằng giá trị
Ví dụ:
#define MAX 1000 //Hằng số nguyên
#define PI 3.14 // Hằng số thực
#define KYTU ‘a’ // Hằng ký tự
#define HELLO “Xin chao” // Hằng chuỗi

http://itplus-academy.edu.vn 17

You might also like