Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CƠ ĐIỆN TỬ

Đồ Án Tốt Nghiệp
Đề Tài

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO


HỆ THỐNG MÁY SẤY BÁNH TRÁNG
Giảng viên: ThS. Lưu Vũ Hải
Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ và tên MSSV
1 Ngọ Hoàng Bắc 2019604233
2 Phạm Trường Giang 2019606787
3 Ngô Thế Phương 2020607372
4 Nguyễn Doãn Tấn 2020600393

HÀ NỘI – 2024
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: - Ngọ Hoàng Bắc 2019604233
- Phạm Trường Giang 2019606787
- Ngô Thế Phương 2020607372
- Nguyễn Doãn Tấn 2020600393
Khoa: Cơ khí Bộ môn: Cơ điện tử
Nội dung đề tài:
Nội dung của thuyết minh, yêu cầu thiết kế, tính toán của đồ án tốt
nghiệp
 Chương I: Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển máy sấy bánh tráng
 Chương II: Cơ sở lý thuyết về máy sấy bánh tráng giới thiệu sản phẩm
 Chương III: Tính toán thiết kế hệ thống điều khiển máy sấy bánh tráng
 Chương IV: Chế tạo mô hình và đánh giá hoạt động hệ thống
Các bản vẽ
Cán bộ hướng dẫn:
Ngày giao nhiệm vụ: ……../……../20…
Ngày bắt đầu thực hiện: ……../……../20…

Ngày………tháng……năm 2024
Trưởng khoa Trưởng bộ môn Giáo viên hướng dẫn
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CƠ KHÍ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Sinh viên thực hiện: - Ngọ Hoàng Bắc 2019604233
- Phạm Trường Giang 2019606787
- Ngô Thế Phương 2020607372
- Nguyễn Doãn Tấn 2020600393
Người nhận xét: .....
NỘI DUNG NHẬN XÉT
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hà Nội, ngày……tháng……năm 2024
Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ tên)
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CƠ KHÍ

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN


Sinh viên thực hiện: - Ngọ Hoàng Bắc
- Phạm Trường Giang
- Ngô Thế Phương
- Nguyễn Doãn Tấn
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lưu Vũ Hải
Người nhận xét: ………………………………………
Đơn vị công tác: ………………………………………
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1: Nội dung thiết kế tốt nghiệp
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2: Nhận xét của người phản biện
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hà Nội, ngày……tháng……năm 2024
Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lời nói đầu
Tên đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy sấy thực phẩm”
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, kinh tế công
nghiệp,nông nghiệp và công nghiệp hóa trong nông nghiệp, ngành chế biến thực
phẩm có cơ hội cũng như bước đà mạnh mẽ để gia tặng thị phần của mình trên
nền kinh tế.
Ngành chế biến thực phẩm, đi đầu là bảo quản và sấy khô thực phẩm đã, đang
và sẽ cần hơn thế những áp dụng công nghệ vào trong quy trình sản xuất của
mình để gia tăng hiệu suất cũng như hiệu quả trong công việc với số lượng lớn
thực phẩm cần chế biến và bảo quản.
Trên nhu cầu và yêu cầu mạnh mẽ đó, trong đề tài đồ án lần này, chúng em bắt
tay vào nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy sấy thực thẩm. Dù thiết bị
không còn xa lạ với công nghiệp chế biến ở Việt Nam hiện nay nhưng chúng em
mong những cải tiến và nâng cấp các chức năng mới trong máy sấy sẽ là nguồn
cảm hứng để đồ án vươn xa đến sản phẩm thị trường.
Sản phẩm đồ án gồm 3 phần cơ bản sau:
 Bộ khung tủ kim loại chịu nhiệt và cách nhiệt
 Bộ thông khí và sấy thực phẩm
 Bộ điều khiển
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Công
nghiệp nói chung và các thầy cô bộ môn Cơ điện tử nói riêng đã tạo điều kiện
thuận lợi để chúng em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiêp. Em xin chân thành cảm
ơn ThS Lưu Vũ Hải hướng dẫn chúng em một các tận tình trong suốt thời gian
làm đồ án tốt nghiệp.
Chúng e xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày……tháng……năm 20…
Sinh viên thực hiện
Mục lục

Mục lục..................................................................................................................7
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................9
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................11
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MÁY SẤY
BÁNH TRÁNG.....................................................................................................1
Lịch sử nghiên cứu............................................................................................1
1.2 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.......................................................................1
1.4 Phương pháp thực hiện.............................................................................2
1.5 Dự kiến kết quả đạt được............................................................................2
1.5.1 Dự kiến kết quả về hệ thống cơ khí......................................................3
1.5.3 Dự kiến kết quả sản phẩm và toàn mô hình.........................................3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÁY SẤY BÁNH VÀ GIỚI THIỆU
SẢN PHẨM..........................................................................................................4
2.1. Mô hình hóa hệ thống.................................................................................4
2.2 Phương pháp dẫn động................................................................................5
2.3 Hệ thống điều khiển....................................................................................5
2.3.1 Các thiết bị sử dụng..............................................................................5
2.3.1.1 Module WIFI ESP32.....................................................................5
2.3.1.2 Quạt thông gió 12V.......................................................................7
2.3.1.3 Bóng đèn sấy 220V.......................................................................8
2.3.1.4 Nguồn tổ ong 220V-12V...............................................................9
2.3.1.5 Module hạ áp LM2596................................................................11
2.3.1.6 Mosfet điều khiển IRFZ44..........................................................13
2.3.1.7 Relay 12V....................................................................................15
2.3.1.8 Màn hình LCD 1602....................................................................16
2.3.1.9 Module chuyển đổi giao tiếp I2C cho màn LCD 1602...............20
2.3.1.10 Các thiết bị khác........................................................................22
2.3.2 Chức năng của các thiết bị.................................................................23
2.4 Hệ thống cảm biến.....................................................................................24
2.4.1 Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11.....................................................24
2.4.2 Chức năng của thiết bị trong hệ thống...............................................25
2.5 Phương pháp sấy.......................................................................................25
2.5.1 Cơ sở lý thuyết của phương pháp sấy................................................25
2.5.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm quá trình sấy.........................25
2.5.1.2 Các giai đoạn sấy.........................................................................27
2.5.2 Phương pháp sấy đối lưu khí nóng.....................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................1
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Sơ đồ khối hệ thống máy sấy 4


Hình 2.2 Bản lề và khóa chốt hít cửa tủ 5
Hình 2.3. ESP32 Dev Kit V1 6
Hình 2.4. Sơ đồ chân của ESP32 Dev Kit V1 6
Hình 2.5 Quạt thông gió 12V 8
Hình 2.6 Bóng đèn sấy thạch anh 9
Hình 2.7 Nguồn tổ ong 220-12V 10
Hình 2.8. Module hạ áp LM2596 12
Hình 2.9. Mạch nguyên lý của module hạ áp LM2596 12
Hình 2.10 Mosfet IRFZ44 13
Hình 2.11 Relay 12V 15
Hình 2.12 Sơ đồ chân Relay 12V 15
Hình 2.13 Màn hình LCD 1602 17
Hình 2.14 Cấu tạo của một màn hình LCD thông thường 18
Hình 2.15 Sơ đồ chân của màn hình LCD 1602 19
Hình 2.16 Module chuyển đổi giao tiếp I2C cho màn hình LCD 1602 21
Hình 2.17 Sơ đồ đấu nối I2C và LCD 1602 21
Hình 2.18 Còi báo 12V 22
Hình 2.19 Nút nhấn 23
Hình 2.21 Sơ đồ đấu nối cảm biến DHT11 25
Hình 2.22 Dòng khí nóng hồi lưu theo lát cắt ngang 26
Hình 2.23 Dòng khí nóng hồi lưu theo lát cắt dọc 26
Hình 2.24 Đồ thị biểu diễn quá trình sấy 28
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Sơ đồ chân của cảm biến DHT11........................................................25


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU
KHIỂN MÁY SẤY BÁNH TRÁNG

Lịch sử nghiên cứu


Sấy đối lưu là phương pháp sấy lắp ráp (assemply method). Nó được phát
triển vào năm 1999 bởi Charles Cressy như một giải pháp thay thế cho kỹ thuật
sấy khô bằng chất làm lạnh và hút ẩm thông thường. Vào tháng 7 năm 2013,
Tiêu chuẩn Anh PAS 64 "Giảm thiểu và phục hồi các tòa nhà bị hư hại do nước
- Quy tắc thực hành" đã được xuất bản công nhận và bao gồm các mô tả về quy
trình trong tài liệu.
Sấy đối lưu được mô tả là: "thao tác và kiểm soát cân bằng sự trao đổi
không khí, nhiệt và chênh lệch áp suất hơi để tạo điều kiện tối ưu cho sự bay
hơi, giảm và kiểm soát độ ẩm trong không khí từ môi trường trong nhà".
Phương pháp này đã được cấp bằng sáng chế quốc tế.
Từ đó đến nay phương pháp sấy này vẫn có những áp dụng hết sức hữu ích
vào nền công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm, với những ưu điểm tốt so
với các phương pháp sấy thông thường khác, đảm bảo được sản phẩm sấy đẩu ra
tốt và chất lượng sản phẩm cũng như giá trị dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn.

1.2 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài này gồm có: nguyên lý của công nghệ
sấy đối lưu, các vấn đề về kim loại cách nhiệt và chịu nhiệt, hệ thống điện công
suất, các đặc tính của thực phẩm (bánh tráng) để có thể điều chỉnh, thiết kế các
hệ thống điện và cơ khí phù hợp với mục đích sử dụng.
Cùng với đối tượng nghiên cứu chính, chúng em còn phải nghiên cứu các
công cụ, ứng dụng để thực hiện, thiết kế đối tượng nghiên cứu chính như các
phần mềm hỗ trợ thiết kế cơ khí, phần mềm thiết kế mạch điện, phần mềm lập
trình,...
1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

1
Đề tài nghiên cứu đáp ứng những yêu cầu cấp thiết về ứng dụng công
nghệ trong chế biến số lượng lớn thực phẩm (Bánh tráng) một cách hiệu quả và
năng suất.
Đề tài nghiên cứu nhằm cải thiện những mặt hạn chế, thiếu sót của các hệ
thống máy sấy đối lưu ở Việt Nam, áp dụng các công nghệ, tiêu chuẩn mới về
sấy thực phẩm của thế giới vào hệ thống sản xuất của Việt Nam.
Đề tài góp phần tăng động lực nghiên cứu các vấn đề về công nghiệp chế
biến thực phẩm nói chung và sấy bánh tráng nói riêng với mục đích gia tăng
hiệu năng làm việc của hệ thống sản xuất thực phẩm chế biến.
1.4 Phương pháp thực hiện
Đồ án lần này chúng em thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp,
sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nguyên cứu thực
nghiệm:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Chúng em đi tìm hiểu các khái niệm liên quan đến công nghệ sấy đối lưu, các
tiêu chuẩn về sấy thực phẩm nói chung và sấy bánh tráng nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu này giúp đảm bảo được đầy đủ các nền tảng lý thuyết
để xây dựng hệ thống một cách khoa học, hiệu quả hơn.
Hơn thế nữa nghiên cứu lý thuyết mang lại cho chúng em cái nhìn tổng quan
nhất về đề tài nghiên cứu lần này để từ đó dễ dàng hiểu và cải thiện chất lượng
sản phẩm của các đề tài trước đó.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
Phương pháp này chúng em sử dụng bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu từ
các thí nghiệm hay các hoạt động thực tế liên quan đến đề tài. Phân tích chất
lượng sản phẩm sau khi qua hệ thống cùng với các chỉ số thực tế về nhiệt độ, độ
ẩm, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
Phương pháp này giúp chúng em đánh giá chính xác thực tế về hiệu quả của sản
phẩm ngay trong lúc nghiên cứu để điều chỉnh cũng như cải thiện cho phù hợp
với mục đích nghiên cứu.
1.5 Dự kiến kết quả đạt được
2
1.5.1 Dự kiến kết quả về hệ thống cơ khí
 Phần bộ khung kim loại có khả năng giữ nhiệt, cách nhiệt và lưu thông tốt
để đảm bảo quá trình sấy thực phẩm.
 Hệ thống đèn sấy đảm bảo nhiệt độ đúng với yêu cầu của công nghệ sấy
đối lưu thực phẩm và đúng với tiêu chuẩn sấy bánh tráng để chất lượng
dinh dưỡng đầu ra của sản phẩm đạt cao nhất.
 Hệ thống cửa và quạt gió hoạt động trơn tru, không bị hở, lỗi hoặc các vấn
đề về an toàn
1.5.2 Dự kiến kết quả về hệ thống điện
 Đảm bảo an toàn điện do sử dụng điện công nghiệp
 Hệ thống điện hoạt động đúng với những yêu cầu của hệ thống cũng như
mục tiêu sản phẩm
 Hệ thống điện chấp hành tốt và đáng tin cậy.
1.5.3 Dự kiến kết quả sản phẩm và toàn mô hình
 Sản phẩm bánh tráng sau khi sấy đảm bảo được đúng lượng nước, không
quá khô cũng không quá ướt, giá trị dinh dưỡng đầu ra đảm bảo, an toàn
thực phẩm
 Mô hình có chất lượng tốt, hạn chế hỏng hóc, lỗi máy móc, kĩ thuật, có độ
tin cậy cao, chắc chắn, an toàn.

3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÁY SẤY BÁNH VÀ
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

2.1. Mô hình hóa hệ thống

Hình 2.1 Sơ đồ khối hệ thống máy sấy


Chức năng các khối:
 Khối xử lí: sử dụng vi điều khiển, xử lý tín hiệu nhận từ cảm biến và gửi
lệnh để điều khiển các khối khác. Có thêm chức năng kết nối wifi, kết nối
internet và gửi dữ liệu lên server.
 Khối nguồn: sử dụng nguồn điện một chiều, cấp nguồn cho toàn hệ thống.
 Khối cảm biến: đọc các dữ liệu từ môi trường: nhiệt độ, độ ẩm
 Khối giao tiếp: Gồm màn hình LCD và các nút nhấn để người dùng thực
hiện các thao tác và sử dụng chức năng của hệ thống
 Khối chấp hành: Gốm các thiết bị chấp hành như đèn sấy, quạt thông gió
để thực hiện chức năng của hệ thống

4
 Truyền thông mạng wifi: Phương tiện để giao tiếp với giao diện người
dụng thông qua mạng truyền thông
 Giao diện hiển thị: là màn hình hiển thị các dự liệu của hệ thống lên màn
hình di động của người dùng thông qua ứng dụng được kết nối với mạng
truyền thông wifi
2.2 Phương pháp dẫn động
Ở mô hình này, chúng em sẽ sử dụng phương pháp dẫn động cơ bản cho cửa tủ
là bản lề và khóa chốt hít cửa tủ để đảm bảo tủ được đóng kín.

Hình 2.2 Bản lề và khóa chốt hít cửa tủ


2.3 Hệ thống điều khiển
2.3.1 Các thiết bị sử dụng
2.3.1.1 Module WIFI ESP32
ESP32 DEV KIT V1 là một trong những phiên bản phổ biến của bo mạch
phát triển ESP32, đây là một nền tảng phát triển được phát triển bởi Espressif
Systems. ESP32 là một vi xử lý Wi-Fi và Bluetooth tích hợp mạnh mẽ, được sử
dụng rộng rãi trong ứng dụng Internet of Things (IoT), điều khiển, và nhiều lĩnh
vực khác.
5
Hình 2.3. ESP32 Dev Kit V1
ESP32 DEV KIT V1 có thiết kế nhỏ gọn, với kích thước tiêu chuẩn và
nhiều chân kết nối. Nó cung cấp một loạt các tính năng và giao tiếp phong phú
như Wi-Fi, Bluetooth, GPIO, I2C, SPI và nhiều giao thức khác. Điều này giúp
cho việc phát triển ứng dụng trở nên dễ dàng và linh hoạt.
Bo mạch này có một chip ESP32 chất lượng cao, bộ nhớ flash và RAM
lớn, cho phép bạn xây dựng các ứng dụng phức tạp. Nó cung cấp một môi
trường phát triển phần mềm linh hoạt với sự hỗ trợ của Arduino IDE hoặc các
framework như ESP-IDF và MicroPython.
ESP32 DEV KIT V1 có các chân GPIO (General Purpose Input/Output)
để kết nối với các thiết bị và cảm biến khác nhau. Bạn có thể lập trình và điều
khiển các thiết bị ngoại vi như đèn LED, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm và
nhiều loại cảm biến khác thông qua các giao thức như I2C và SPI.

Hình 2.4. Sơ đồ chân của ESP32 Dev Kit V1

6
Ngoài ra, ESP32 DEV KIT V1 còn hỗ trợ Wi-Fi và Bluetooth, cho phép
bạn kết nối và giao tiếp với các mạng Wi-Fi và các thiết bị Bluetooth khác. Điều
này mở ra nhiều cơ hội cho ứng dụng IoT và giao tiếp không dây.
Với những tính năng và khả năng phát triển mạnh mẽ, ESP32 DEV KIT
V1 trở thành một lựa chọn phổ biến cho các nhà phát triển và hobbist muốn xây
dựng các ứng dụng IoT, điều khiển và các dự án điện tử khác.
Thông số kỹ thuật:

 IC chính: Wifi BLE SoC ESP32 ESP-WROOM-32


 Điện áp sử dụng: 2.2V~3.6VDC
 Dòng điện sử dụng: ~90mA.
 Nhân xử lý trung tâm: ESP32-D0WDQ6 Dual-core low power
Xtensa® 32-bit LX6 microprocessors.
 Bộ nhớ ROM: 448KBytes
 Bộ nhớ SRAM: 520 KBytes
 WiFi: 802.11 b/g/n/d/e/i/k/r (802.11n up to 150 Mbps)
 Bluetooth v4.2 BR/EDR and BLE specification
 Wi-Fi mode Station/softAP/SoftAP+station/P2P
 Bảo mật WPA/WPA2/WPA2-Enterprise/WPS
 Mã hóa AES/RSA/ECC/SHA
 IPv4, IPv6, SSL, TCP/UDP/HTTP/FTP/MQTT
 Giao tiếp: SD-card, UART, SPI, SDIO, I2C, LED PWM, Motor
PWM, I2S , IR, GPIO, cảm biến chạm, ADC, DAC, cảm biến Hall,
cảm biến nhiệt độ.
2.3.1.2 Quạt thông gió 12V

7
Hình 2.5 Quạt thông gió 12V
Các thông số của quạt thông gió:
 Kích thước: 12x12x25 (cm)
 Điện áp hoạt động: 12V
 Chất liệu: Nhựa cao cấp
 Công suất: 3.6W
 Cường độ dòng: 0.3A
 Tốc độ: 3000 vòng/phút
 Nhiệt độ hoạt động: -10 đến 70 độ C
 Trọng lượng: 100g
2.3.1.3 Bóng đèn sấy 220V

8
Bóng đèn sấy thạch anh sử dụng nguyên lý đoản mạch điện trở, bên trong ống
thạch anh là cuộn dây điện trở có điện trở suất lớn, dòng điện đi qua sẽ làm nóng
cuộn điện trở và tỏa ra nhiệt lượng lớn.
Bóng đèn sấy thạch anh được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp sấy cũng
như các ngành công nghiệp điện nhiệt.

Hình 2.6 Bóng đèn sấy thạch anh


Thông số của bóng đèn sấy:
 Điện áp hoạt động: 220V
 Công suất: 300W
 Kích thước: 280mm
 Đường kính: 14mm
2.3.1.4 Nguồn tổ ong 220V-12V

9
Hình 2.7 Nguồn tổ ong 220-12V
Nguồn tổ ong 12V 5A có dạng nguyên khối, nhiều lỗ nhỏ xung quanh các
mặt nên được gọi là nguồn tổ ong. Nguồn tổ ong 12V 5A được sử dụng rộng rãi
trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Bộ nguồn này luôn mạng lại hiệu
suất tối đa cho công nghệ LED hiện đại.
Nguồn tổ ong 12V 5A được dùng rộng rãi trong các thiết bị công nghiệp và dân
dụng như lắp đặt tủ điện, lắp đèn, camera giám sát, máy tính, loa đài...hoặc bất
cứ thiết bị nào sử dụng nguồn một chiều có thông số tương ứng. Nguồn tổ ong
12V 5A thường được dùng trong các mạch ổn áp, cung cấp dòng áp đủ tranh
trường hợp dòng ảnh hưởng tới mạch, sụt áp.

10
Bộ nguồn này có các cong dụng nổi bật như chỉnh lưu, biến tần, nắn
dòng,...nhằm làm dòng điện, điện áp, tần số dao động ổn định. Không những có
vai trò quan trọng, nguồn tổ ong 12V 5A làm tăng tuổi thọ của các thiết bị điện
lâu hơn.
Thông số của nguồn tổ ong:
 Điện áp đầu vào: 180V-240V
 Tần số hoạt động: 47 ~ 63HZ
 Công suất: 60W
 Điện áp đầu ra: 12V
 Dòng điện tối đa: 5A
 Điện áp điều chỉnh: ± 10%
 Hiệu suất ≥ 85%
 Điều chỉnh điện áp (Đầy tải) ≤ 0.3%
 Bảo vệ quá tải 105% —- 150% công suất định mức, phục hồi tự
động
 Chức năng bảo vệ ngắn mạch tự động
 Bảo vệ quá áp 105% —- 150% điện áp định mức
 Nhiệt độ làm việc: -20 ℃ ~ 60 ℃
 Nhiệt độ bảo quản -40 ℃ ~ 85 ℃

 Kích thước: 110 * 78 * H36 (mm)


2.3.1.5 Module hạ áp LM2596
Module hạ áp LM2596 là một thiết bị sử dụng chip điều khiển đặc biệt
LM2596 để cung cấp giải pháp giảm áp (điện áp hạ áp) trong các ứng dụng điện
tử. LM2596 là một bộ giảm áp DC-DC (Switching Regulator) với khả năng điều
chỉnh điện áp đầu ra. Module được sử dụng trong đồ án để giảm điện áp từ
adapter 12VDC xuống 5VDC giúp các thành phần của hệ thống hoạt động.

11
Hình 2.8. Module hạ áp LM2596

Hình 2.9. Mạch nguyên lý của module hạ áp LM2596


Các tính năng nổi bật của Module BUCK LM2596:
 Điều chỉnh điện áp đầu ra: Module này cho phép người dùng điều
chỉnh điện áp đầu ra thông qua một viền điều chỉnh hoặc thông qua
cách kết nối khác nhau, giúp đáp ứng nhu cầu về điện áp đầu ra khác
nhau.
 Dải điện áp đầu ra rộng: Các module LM2596 có thể cung cấp một
dải điện áp đầu ra rộng, cho phép điều chỉnh từ một giá trị cụ thể đến
một giá trị tối đa thích hợp.
 Hiệu suất cao: Bộ giảm áp LM2596 thường có hiệu suất chuyển đổi
cao, giúp giảm thiểu tổn thất năng lượng và tản nhiệt.
 Bảo vệ quá tải và quá nhiệt: Các module LM2596 thường có các tính
năng bảo vệ quá tải và quá nhiệt để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

12
 Ổn định và đáng tin cậy: LM2596 được sử dụng rộng rãi và đã được
kiểm tra và xác minh độ ổn định và đáng tin cậy trong các ứng dụng
điện tử.
 Ứng dụng rộng rãi: Các module hạ áp LM2596 có thể được sử dụng
trong nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn như trong các thiết bị
điện tử, mô-đun Arduino, dự án DIY, và các ứng dụng công nghiệp.
2.3.1.6 Mosfet điều khiển IRFZ44
IRFZ44N là transistor MOSFET được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng
dụng mục đích chung. Transistor này sở hữu khả năng chuyển mạch tốc độ cao,
lý tưởng để sử dụng trong các ứng dụng mà chuyển mạch tốc độ cao là yêu cầu
quan trọng. Nó có khả năng điều khiển tải lên đến 49A và điện áp tải tối đa có
thể là 55V. Tuy nhiên, dòng xung đỉnh có thể lên đến 160A. Điện áp ngưỡng tối
thiểu cần thiết để transistor này ở trạng thái mở hoàn toàn là 2V đến 4V.
Transistor này cũng có thể được sử dụng như một bộ khuếch đại âm thanh hoặc
trong các tầng khuếch đại âm thanh. Nó có khả năng cung cấp đầu ra âm thanh
tối đa là 94W.
Sơ đồ chân
Hướng IRFZ44N phía trước mặt thì sơ đồ chân theo thứ tự từ trái qua phải
lần lượt là chân 1 (chân cổng G), chân 2 (chân máng D), chân 3 (chân nguồn S)

13
Hình 2.10 Mosfet IRFZ44
Tính năng / Thông số kỹ thuật:
 Loại gói: TO-220
 Loại transistor: Kênh N
 Điện áp tối đa từ cực cống đến cực nguồn: 55V
 Điện áp tối đa từ cực cổng đến cực nguồn phải là: ± 20V
 Dòng xả tối đa liên tục là: 49A
 Dòng xả tối đa xung là: 160A
 Công suất tiêu tán tối đa là: 94W
 Điện áp tối thiểu cần thiết để dẫn điện: 2V đến 4V
 Nhiệt độ lưu trữ và hoạt động phải là: -55 đến +170 độ C.
Các ứng dụng
 Bộ sạc pin
 Hệ thống quản lý pin
 Ứng dụng bộ sạc pin năng lượng mặt trời
 Các ứng dụng chuyển mạch nhanh
 Nguồn cung cấp năng lượng liên tục
 Mạch điều khiển động cơ
 Nguồn cung cấp năng lượng liên tục bằng năng lượng mặt trời
Cách chạy an toàn trong mạch
Để có được hiệu suất lâu dài với IRFZ44N, bạn không nên sử dụng
transistor này trên định mức tối đa của nó. Sử dụng bất kỳ linh kiện nào trên
định mức tối đa có thể gây ra stress trên linh kiện và có thể làm hỏng hoặc làm
yếu mạch bên trong của nó, dẫn đến hiệu suất yếu hơn. Điện Tử Tương Lai đề
nghị bạn nên sử dụng linh kiện nào thấp hơn 20% so với công suất hoặc thông
số kỹ thuật tối đa. Quy tắc tương tự sẽ được áp dụng cho IRFZ44N. Dòng xả tối
đa là 49A, do đó không điều khiển tải quá 39A. Điện áp tải tối đa là 55V và để
an toàn, không tải quá 44V. Điện áp cực cổng tới cực nguồn phải dưới ± 20V và

14
luôn lưu trữ hoặc vận hành transistor ở nhiệt độ trên -55 độ C và dưới +175 độ
C.

2.3.1.7 Relay 12V


Relay là một công tắc điện tử được vận hành bởi một dòng điện tương đối
nhỏ để bật tắt một dòng điện lớn hơn. Trái tim của Relay là một nam châm điện.
Khi bật nó, dòng điện nhỏ sẽ hút thanh đòn bẩy về để đóng kín nguồn điện lớn
hơn.

Hình 2.11 Relay 12V

15
Hình 2.12 Sơ đồ chân Relay 12V
Relay [ rơ-le ] bao gồm 3 khổi cơ bản.
– Khối tiếp thu (cơ cấu tiếp thu): Có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu đầu vào
và sau đó biến nó thành đại lượng cần thiết cung cấp tín hiệu phù hợp cho khối
trung gian.
– Khối trung gian (cơ cấu trung gian): Tiếp nhận thông tin từ khối tiếp thu
và biến đối nó thành đại lượng cần thiết cho rơ le tác động
– Khối chấp hành (cơ cấu chấp hành): làm nhiệm vụ phát tín hiệu cho
mạch điều khiển.
Ứng dụng:
Có rất nhiều chức năng mà ta có thể kể đến:
– Cách li các mạch điều khiển khỏi mạch tải hay mạch được cấp điện AC
khỏi mạch cấp điện DC
– Chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử
dụng một tín hiệu điều khiển
– Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện máy móc nếu
đảm bảo độ an toàn
16
– Có thể sử dụng một vài rơ le để cung cấp các chức năng đơn giản như
AND, NOT, OR cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn
2.3.1.8 Màn hình LCD 1602
Màn hình LCD (Liquid Crystal Display) hay còn được gọi với cái tên màn
hình tinh thể lỏng, là loại màn hình phẳng sử dụng các tinh thể lỏng ở dạng hoạt
động chính của nó.
LCD có ứng dụng khác nhau cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Trong
đó, phổ biến nhất là sử dụng trong điện thoại thông minh, tivi, màn hình máy
tính, đồng hồ thông minh hay bảng điều khiển các thiết bị điện tử.

Hình 2.13 Màn hình LCD 1602


Cấu tạo màn hình LCD gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, gồm:
 Lớp kính lọc phân cực dựng thẳng có tác dụng lọc ánh sáng tự
nhiên đi vào.

17
 Lớp kính có các điện cực ITO.
 Lớp tinh thể lỏng.
 Kính lọc phân cực nằm ngang.
 Gương phản xạ lại ánh sáng cho người xem

Hình 2.14 Cấu tạo của một màn hình LCD thông thường
Thông số kĩ thuật của sản phẩm LCD 1602:
- Điện áp MAX : 7V
- Điện áp MIN : - 0,3V
- Hoạt động ổn định : 2.7-5.5V
- Điện áp ra mức cao : > 2.4
- Điện áp ra mức thấp : <0.4V
- Dòng điện cấp nguồn : 350uA - 600uA
- Nhiệt độ hoạt động : - 30 - 75 độ C

18
Hình 2.15 Sơ đồ chân của màn hình LCD 1602
Chức năng của từng chân LCD 1602:
- Chân số 1 - VSS : chân nối đất cho LCD được nối với GND của mạch
điều khiển
- Chân số 2 - VDD : chân cấp nguồn cho LCD, được nối với VCC=5V
của mạch điều khiển
- Chân số 3 - VE : điều chỉnh độ tương phản của LCD
- Chân số 4 - RS : chân chọn thanh ghi, được nối với logic "0" hoặc logic
"1":
+ Logic “0”: Bus DB0 - DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD (ở
chế độ “ghi” - write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” -
read)
+ Logic “1”: Bus DB0 - DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong
LCD
- Chân số 5 - R/W : chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write), được nối với
logic “0” để ghi hoặc nối với logic “1” đọc

19
- Chân số 6 - E : chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt
lên bus DB0-DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép của
chân này như sau:
+ Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào thanh ghi bên
trong khi phát hiện một xung (high-to-low transition) của tín hiệu chân E
+ Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7 khi phát hiện
cạnh lên (low-to-high transition) ở chân E và được LCD giữ ở bus đến khi nào
chân E xuống mức thấp
- Chân số 7 đến 14 - D0 đến D7: 8 đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi
thông tin với MPU. Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus này là: Chế độ 8 bit (dữ
liệu được truyền trên cả 8 đường, với bit MSB là bit DB7) và Chế độ 4 bit (dữ
liệu được truyền trên 4 đường từ DB4 tới DB7, bit MSB là DB7)
- Chân số 15 - A : nguồn dương cho đèn nền
- Chân số 16 - K : nguồn âm cho đèn nền
2.3.1.9 Module chuyển đổi giao tiếp I2C cho màn LCD 1602
Tính năng
 Module chuyển đổi I2C cho LCD giúp tiết kiệm chân kết nối với vi điều
khiển, thay vì sử dụng tối thiểu 6 chân của vi điều khiển để kết nối với
LCD (RS, EN, D7, D6, D5 và D4) thì với module chuyển đổi bạn chỉ cần
sử dụng 2 chân (SCL, SDA) để kết nối.
 Điều chỉnh được độ tương phản bởi biến trở gắn trên module.
 Dễ dàng kết nối với LCD
Ứng dụng
Module chuyển đổi I2C hỗ trợ các loại LCD sử dụng driver
HD44780(LCD 1602, LCD 2004, … ), kết nối với vi điều khiển thông qua giao
tiếp I2C, tương thích với hầu hết các vi điều khiển hiện nay.

20
Hình 2.16 Module chuyển đổi giao tiếp I2C cho màn hình LCD 1602

Hình 2.17 Sơ đồ đấu nối I2C và LCD 1602


21
2.3.1.10 Các thiết bị khác

Hình 2.18 Còi báo 12V


Còi chíp 12V có mạch dao động bên trong nên chỉ cần cấp nguồn theo
điện áp định mức của từng loại là mạch phát một âm thanh dài, âm lượng sẽ tùy
theo điện áp cấp vào, Còi chíp chủ động với những ưu điểm như: giá rẻ, sử dụng
đơn giản, ứng dụng rộng rãi có thể kết hợp cho nhiều loại mạch.
Thông số còi báo:
 Điện áp hoạt động: 12V
 Kích thước: 9.5x12mm
 Màu sắc: Đen
 Dòng tiêu thụ: <25mA
 Tần suất: 2300 ± 500 Hz

22
Hình 2.19 Nút nhấn
2.3.2 Chức năng của các thiết bị
 Module ESP32 Devkit V1: Trực tiếp tham gia vào điều khiển toàn hệ
thống và truy cập mạng truyền thông wifi kết nối với giao diện người
dùng
 Màn hình LCD_I2C: Dùng để giao tiếp trực tiếp với người dùng, hiển thị
các thông số của hệ thống
 Quạt thông gió và bóng đèn sấy: Tạo dòng khí nóng hồi lưu giúp thực
phẩm được sấy khô toàn diện và đồng đều
 Nguồn tổ ong 220-12V và Module LM2596: Dùng để chỉnh lưu, hạ áp
xuống các mức điện áp định mức của các thiết bị, đảm bảo nguồn điện
cho hệ thống
 Mosfet IRFZ44 và Relay 12V: Đóng vai trò làm công tắc điện tử trong
mạch để đóng ngắt các thiết bị chấp hành như quạt thông gió và đóng đèn
sấy
 Hệ thống nút nhấn: Để người dùng thực hiện các chức năng của hệ thống
sấy

23
 Còi báo 12V: Thông báo tín hiệu âm thanh khi hoàn thành sản phẩm hoặc
lỗi hệ thống.
2.4 Hệ thống cảm biến
2.4.1 Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11
Hệ thống cảm biến gồm một module cảm biến nhiệt độ độ ẩm duy nhất là
DHT11
DHT11 là một cảm biến nhiệt độ và độ ẩm thường được sử dụng. Cảm
biến đi kèm với một NTC chuyên dụng để đo nhiệt độ và một bộ vi điều khiển 8
bit để xuất các giá trị nhiệt độ và độ ẩm dưới dạng dữ liệu nối tiếp. Cảm biến
cũng được hiệu chuẩn tại nhà máy và do đó dễ dàng giao tiếp với các bộ vi điều
khiển khác.
Cảm biến có thể đo nhiệt độ từ 0 ° C đến 50 ° C và độ ẩm từ 20% đến
90% với độ chính xác ± 1 ° C và ± 1%.

Hình 2.20 Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11

24
Hình 2.21 Sơ đồ đấu nối cảm biến DHT11
Pin Tên ghim Mô tả
1 VCC Nguồn điện 3.5V đến 5V
2 Out+ Đầu ra cả Nhiệt độ và Độ ẩm thông qua Dữ liệu
nối tiếp
3 Ground Kết nối với nguồn âm
Bảng 2.1 Sơ đồ chân của cảm biến DHT11
Thông số kỹ thuật DHT11:
 Điện áp hoạt động: 3.5V đến 5.5V
 Dòng hoạt động: 0,3mA (đo) 60uA (chế độ chờ)
 Đầu ra: Dữ liệu nối tiếp
 Phạm vi nhiệt độ: 0 ° C đến 50 ° C
 Phạm vi độ ẩm: 20% đến 90%
 Độ phân giải: Nhiệt độ và Độ ẩm đều là 16-bit
 Độ chính xác: ± 1 ° C và ± 1%
Các ứng dụng:
 Đo nhiệt độ và độ ẩm
 Đài thời tiết địa phương
 Kiểm soát khí hậu tự động

25
 Giám sát môi trường
2.4.2 Chức năng của thiết bị trong hệ thống
Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11 là phần INPUT dữ liệu về nhiệt độ, độ
ẩm cho toàn hệ thống, giúp người dùng kiểm soát được các chỉ số cũng như điều
chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu đầu ra của sản phẩm và các tiêu chuẩn của
sản phẩm.
2.5 Phương pháp sấy
2.5.1 Cơ sở lý thuyết của phương pháp sấy
2.5.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm quá trình sấy

Hình 2.22 Dòng khí nóng hồi lưu theo lát cắt ngang

26
Hình 2.23 Dòng khí nóng hồi lưu theo lát cắt dọc
Sấy là quá trình dùng nhiệt năng để làm bốc hơi ẩm ra khỏi vật liệu rắn
hoặc lỏng. Với mục đích giảm bớt khối lượng vật liệu (giảm công chuyên chở),
tăng độ bền vật liệu (như gốm, sứ, gỗ...) và để bảo quản trong một thời gian dài,
nhất là đối với lương thực thực phẩm. Bản chất của quá trình sấy là quá trình
khuyếch tán do chênh lệch độ ẩm ở bề mặt và trong vật liệu, nói cách khác là do
chênh lệch áp suất hơi riêng phần của ẩm ở bề mặt vật liệu và môi trường xung
quanh. Sấy là quá trình không ổn định, độ ẩm vật liệu thay đổi theo không gian
và thời gian sấy.
Sấy đối lưu là phương pháp sấy cho tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy với tác
nhân sấy là không khí nóng, khói lò,…..
Sấy tĩnh là vật liệu được trải thành từng lớp nằm ngang và được không
khí lưu thông từ dưới lên trên.
Sấy động là vật liệu chuyển động trong lò sấy..

27
Đường cong biểu diễn sự thay đổi độ ẩm của vật liệu theo thời gian sấy
được gọi là đường cong sấy: Để tìm được sự phụ thuộc này, đem vật liệu ẩm đi
sấy đối lưu đơn giản bằng không khí nóng với tốc độ và nhiệt độ không khí ẩm
không đổi.
Sự giảm độ ẩm của vật liệu trong một đơn vị thời gian gọi là tốc độ sấy
Từ biểu thức tốc độ sấy nhận thấy tốc độ sấy là tang góc nghiêng α của
đường tiếp tuyến với đường cong sấy. Như vậy bằng phương pháp vi phân đồ thị
sẽ tìm được tốc độ sấy và dựng được đồ thị sự phụ thuộc tốc độ sấy với độ ẩm
vật liệu, đồ thị này được gọi là đường cong tốc độ sấy.
2.5.1.2 Các giai đoạn sấy
Ta thấy trên đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy , quá trình sấy
diễn ra theo 3 giai đoạn : giai đoạn đốt nóng ,giai đoạn đẳng tốc và giai đoạn
giảm tốc.
Tuy nhiên, vì giai đoạn đốt nóng xảy ra khá nhanh và không có sự biến
thiên nhiều về độ ẩm nên chúng ta chỉ khảo sát giai đoạn đẳng tốc và giảm tốc.

Hình 2.24 Đồ thị biểu diễn quá trình sấy


Giai đoạn đốt nóng vật liệu :
Giai đoạn này độ ẩm của vật liệu thay đổi rất chậm và thời gian diễn tiến
nhanh, kết thúc giai đoạn này, nhiệt độ của vật liệu đạt đến nhiệt độ bầu ướt của
không khí. Nếu vật liệu có độ dày nhỏ và quá trình sấy là đối lưu thì thời gian
này không đáng kể.
28
Giai đoạn sấy đẳng tốc :
Trong giai đoạn này, sự giảm độ ẩm của vật liệu trong một đơn vị thời
gian là không đổi (N=const) nên được gọi là giai đoạn sấy đẳng tốc, giai đoạn
sấy đẳng tốc kéo dài cho đến thời điểm mà hàm ẩm của vật liệu đạt giá trị Xk
nào đấy thì kết thúc, Xk được gọi là độ ẩm tới hạn của vật liệu. Nhiệt độ vật nói
chung và nhiệt độ ở tâm bề mặt vật đạt đến giá tri xấp xỉ nhiệt độ bầu ướt của
tác nhân sấy nghĩa là toàn bộ nhiệt lượng vật liệu nhận được chỉ để bay hơi ẩm.
Giai đoạn sấy giảm tốc :
Khi độ ẩm của nhiệt độ tới hạn thì tốc độ sấy bắt đầu giảm dần và đường
cong sấy chuyển tử đường thẳng sang đường cong tiệm cận dần đến độ ẩm cân
bằng của vật liệu trong điều kiện của quá trình sấy. Khi độ ẩm của vật liệu đạt
đến giá trị cân bằng Xcb thì hàm ẩm của vật liệu không giảm nữa và tốc độ sấy
bằng 0, quá trình sấy kết thúc. Tốc độ sấy trong giai đoạn này thay đổi theo các
qui luật khác nhau tùy thuộc tính chất và dạng vật liệu. Để dễ dàng cho việc tính
toán, người ta thay các dạng đường cong phức tạp của tốc độ sấy bằng đường
thẳng giảm tốc quy ước sao cho việc thay thế này có sai số bé nhất, khi đó giá trị
độ ẩm tới hạn sẽ dịch chuyển về điểm tới hạn qui ước và được gọi là độ ẩm tới
hạn qui ước Xkqư .X kqư là giao điểm giữa đường đẳng tốc N và đường thẳng
giảm tốc quy ước.
2.5.2 Phương pháp sấy đối lưu khí nóng
Sấy đối lưu là phương pháp sấy cho tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy với tác
nhân sấy là không khí nóng, khói lò,…
Đặc trưng của công nghệ sấy đối lưu chính là sự chuyển động của luồng
không khí. Chúng được dùng làm tác nhân sấy nhưng với điều kiện không khí
trong buồng sấy luôn phải nóng, chuyển động theo vòng tuần hoàn trong buồng
sấy.
Chúng sẽ tác động tới vật phẩm cần sấy và làm bốc hơi nước, độ ẩm còn
dư trong vật phẩm sấy đó. Chính luồng không khí nóng sẽ đưa lượng hơi ẩm này
thoát ra ngoài. Từ đó, vật phẩm được sấy khô hoàn toàn. Đây cũng là nguyên lý
làm việc của những sản phẩm máy sấy đối lưu, hệ thống sấy nông sản hiện nay.
29
Lượng hơi ẩm sẽ được thoát ra ngoài theo luồng khí nóng từng đợt, hoặc
mẻ sấy. Người ta có thể sử dụng rất nhiều nguồn nhiệt để vận hành quy trình sấy
theo công nghệ sấy này mà không tốn quá nhiều chi phí.
Công nghệ sấy đối lưu cũng cho chất lượng nông sản, thành phẩm sấy đạt
yêu cầu, không dễ bị biến chất hoặc hư hại, có thể để dùng dần hoặc cung cấp
cho những nhà máy chế biến, hoặc đóng gói bán ra thị trường.
Công nghệ sấy đối lưu có thể ứng dụng để sấy cho nhiều loại vật phẩm
sấy khác nhau. Bên cạnh đó, dải nhiệt độ sấy nóng rộng hơn nhiều công nghệ
sấy khác và dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ sấy khô theo ý muốn. Chính vì thế mà
công nghệ sấy đối lưu ngày càng ứng dụng rộng rãi hơn.

30
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Quang Hồi, giáo trình kỹ thuật cảm biến, nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam, 2015.
[2]. Đào Thái Diệu, Giáo trình kỹ thuật cảm biến đo lường và điều
khiển, trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 2008.

You might also like