Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ



MÔN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SUSHI XIÊN

Thực hiện: Nhóm 10

Lớp: 48K08.2

GVHD: Nguyễn Thị Uyên Nhi

Đà Nẵng, 9/2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................5

1. Lý do chọn đề tài:.........................................................................................................5

2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...............................................................................6

4. Kết cấu đề tài:...............................................................................................................6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI............................................................................7

1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp triển khai.......................................................................7

1.2. Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................8

1.2.1. Kinh doanh thông minh (Business Intelligence – BI)........................................8

1.2.2. Phân tích kinh doanh (Business Analytics)......................................................10

1.3. Công cụ Power BI...................................................................................................13

1.3.1. Định nghĩa........................................................................................................13

1.3.2. Các phần của Power BI....................................................................................14

1.3.3. Một số công dụng chính của Power BI............................................................14

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BÁN HÀNG TẠI SUSHI XIÊN
............................................................................................................................................16

2.1. Khảo sát về hệ thống bán hàng................................................................................16

2.1.1. Mô tả quy trình bán hàng..................................................................................16

2.1.2. Quy trình kinh doanh hiện có của cửa hàng sushi............................................18

2.2. Phân tích về dữ liệu và quy trình nghiệp vụ cho kinh doanh thông minh...............18

2.2.1. Phân tích dữ liệu...............................................................................................18

2.2.2. Quy trình nghiệp vụ..........................................................................................20

2.3. Mô tả về dữ liệu bán hàng.......................................................................................20


2
2.3.1. Mô tả dữ liệu....................................................................................................20

2.3.2. Tiền xử lý dữ liệu.............................................................................................21

CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BÁN HÀNG TẠI SUSHI XIÊN...24

3.1. Phân tích doanh thu bán hàng..................................................................................24

3.2. Phân tích xu hướng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng Sushi Xiên........................26

3.3. Phân tích SWOT của Sushi Xiên.............................................................................31

3.4. Dự báo và kế hoạch.................................................................................................32

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.........................................................................33

1. Kết quả đạt được của đề tài........................................................................................33

2. Kết quả đạt được của nhóm........................................................................................33

3. Hướng phát triển của đề tài........................................................................................35

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Logo của Sushi Xiên...............................................................................................7
Hình 2:Phần mềm Power BI...............................................................................................12
Hình 3:Các thành phần của Power BI................................................................................13
Hình 4: Quy trình kinh doanh của Sushi Xiên...................................................................16
Hình 5: Quy trình nghiệp vụ của kinh doanh thông minh..................................................18
Hình 6: Tiền xử lý dữ liệu..................................................................................................20
Hình 7: Tạo Data Model.....................................................................................................21
Hình 8: Doanh thu theo tháng............................................................................................23
Hình 9: Doanh thu theo sản phẩm......................................................................................24
Hình 10: Tổng số lượng sản phẩm.....................................................................................25
Hình 11:Tổng số lượng sản phẩm bán ra theo tháng..........................................................26
Hình 12: Số lượng sản phẩm bán ra 8 tháng đầu năm 2022...............................................27
Hình 13: Số lượng sản phẩm bán ra 4 tháng cuối năm 2022..............................................28
Hình 14: Số lượng sản phẩm bán ra năm 2023..................................................................28
Hình 15: Mô hình SWOT...................................................................................................29

4
5
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Thị trường ngày càng có nhiều biến động và sự thay đổi mạnh mẽ. Các nhà kinh doanh
luôn phải chủ động trong việc xây dựng các phương hướng kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm
một cách rộng rãi nhất. Để đạt được mục tiêu sản xuât kinh doanh có lãi, tạo cơ sở, nguồn
lực, cơ chế để phát triển việc kinh doanh của mình hơn, tạo ra các sản phẩm có chất
lượng, giá cả hợp lý, phù hợp với tài chính,thị hiếu của người dùng và sự cạnh tranh mạnh
mẽ giữa các quán với nhau. Vì vậy việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất
cần thiết. Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, sẽ giúp cho người đứng
đầu đánh giá khái quát hơn được tình hình hoạt động của quán mình, xác định được
những sản phẩm bán chạy và sản phẩm khách hàng ít ưa chuộng từ đó đưa ra các giải
pháp đúng đắn, hiệu quả giúp việc kinh doanh của quán đi lên.

Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phân tích hoạt động kinh doanh với
mong muốn tìm hiểu kĩ hơn, chúng tôi đã chọn đề tài “ Phân tích hoạt động kinh doanh
của quán Sushi Xiên”.

2. Mục tiêu của đề tài


Mục tiêu chung: Tìm hiểu về kinh doanh thông minh và áp dụng nó vào trong hoạt động
của quán Sushi Xiên. Từ đó, phân tích tình hình kinh doanh của quán và đề ra phương
hướng giải quyết

Mục tiêu chi tiết:

Tìm hiểu cụ thể về khái niệm và lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp, qua đó mang
lại kiến thức hữu ích về kinh doanh thông minh cũng như tầm quan trọng của nó đến các
doanh nghiệp để trong tương lai kinh doanh thông minh sẽ được áp dụng rộng rãi và ngày
càng phát triển hơn.

6
Tìm hiểu chi tiết về khái niệm và các thao tác với phần mềm Power BI. Thao tác thành
thạo trên Power BI và ứng dụng phần mềm này đối với dữ liệu về doanh thu của quán
Sushi Xiên.

Dựa trên kết quả trực quan hoá từ phần mềm tiến hành phân tích kết quả hoạt động của
quán từ đó giúp quán có cái nhìn khách quan và có những điều chỉnh kịp thời để phù hợp
với mục tiêu của quán và thị hiếu khách hàng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu: Thông tin, dữ liệu doanh thu của quán Sushi Xiên

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại quán Sushi Xiên, 128 Châu Thị Vĩnh Tế, Đà
Nẵng.

Thời gian: Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, hạn chế nên thời gian nghiên cứu được giới
hạn trong khoảng thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 8/2023.

4. Kết cấu đề tài:


Bài báo cáo gồm có 3 chương, mỗi chương sẽ trình bày các nôi dung cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Khảo sát và phân tích dữ liệu bán hàng tại Sushi Xiên

Chương 3: Triển khai phân tích dữ liệu bán hàng của Sushi Xiên

7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp triển khai


Tên doanh nghiệp: Sushi Xiên

Địa chỉ: 128 Châu Thị Vĩnh Tế, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Giờ mở cửa: 9h – 22h

Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ ăn uống – Quán ăn.

Hình 1: Logo của Sushi Xiên

Lịch sử hình thành: Quán được thành lập vào năm 2019. Với tên gọi là sushi xiên - một
hình thức ẩm thực kết hợp giữa sushi - món ăn truyền thống của Nhật Bản và xiên - một
phong cách ẩm thực phổ biến trong nhiều nền văn hóa khác nhau.

Tầm nhìn: Sushi Xiên hướng đến việc trở thành một trong những quán ăn về lĩnh vực
sushi được công nhận và biết đến như một nơi đáng trải nghiệm tại Đà Nẵng.

Sứ mệnh: Sứ mệnh của Sushi Xiên là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm sushi
độc đáo và tuyệt vời. Sứ mệnh của Sushi Xiên cũng bao gồm đáp ứng và vượt qua mong
8
đợi của khách hàng, mang đến dịch vụ chuyên nghiệp và thân thiện để khách hàng cảm
thấy hài lòng và trở thành khách hàng trung thành.

1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Kinh doanh thông minh (Business Intelligence – BI)
1.2.1.1. Định nghĩa
- Kinh doanh thông minh (BI) là một cơ sở hạ tầng để thu thập, lưu trữ, phân tích dữ
liệu và quản lý dữ liệu từ môi trường kinh doanh, đặc biệt là đối với dữ liệu lớn hỗ
trợ việc ra quyết định sáng suốt trong các tổ chức.
- Cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi dữ liệu thô thành thông tin chi tiết.
1.2.1.2. Yếu tố trong môi trường kinh doanh thông minh
- Dữ liệu từ môi trường kinh doanh
- Cơ sở hạ tầng kinh doanh thông minh
- Các công cụ phân tích kinh doanh
- Người dùng quản lý và phương pháp quản lý
- Nền tảng phân phối – MIS, DSS, ESS
- Giao diện người dùng
1.2.1.3. Chức năng chính của hệ thống kinh doanh thông minh (BI)
- Báo cáo sản xuất: Được dử dụng rông rãi
- Báo cáo tham số: Cung cấp thông tin chính xác, dễ hiểu và hữu ích về các tham số
trong báo cáo
- Dashboards/ Bảng điểm: Có dao diện số dùng để thu thập và tổng hợp dữ liệu của
toàn bộ tổ chức.
- Truy vấn Ad học/ tìm kiếm/ lập báo cáo: Giúp người dùng tạo báo cáo dựa trên truy
vấn và tìm kiếm.
- Chuyên sâu (Drill Down): Chi tiết hóa dữ liệu
- BI cung cấp công cụ và phương pháp giúp dự đoán và mô phỏng tương lai, đánh giá
các tình huống và tao ra các khung làm.
1.2.1.4. Danh mục của phân tích BI

Các loại chính của phân tích BI là:


9
- Phân tích dự đoán: mô hình thống kê nâng cao, thuật toán học máy tính và kĩ thuật
khai thác dữ liệu để dự báo.
- Phân tích mô tả: thống kê cơ bản cũng như các kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu.
- Phân tích chẩn đoán: đi sâu, khai thác dữ liệu và phân tích tương quan.
- Phân tích đề xuất: thuật toán tối ưu hóa, kỹ thuật mô phỏng và quyết định để xác
định hướng hành động
- Phân tích vị trí: Là kết hợp dữ liệu địa lý và trực quan hóa
1.2.1.5. Ưu, nhược điểm của kinh doanh thông minh.

Ưu điểm:

- Tăng năng suất, tiết kiệm rất nhiều thời gian và tài nguyên.
- Cải thiện kĩ năng hiện thị và giúp xác định bất kỳ vấn đề nào cần chú ý.
- Khắc phục trách nhiệm giải trình: chỉ định trách nhiệm giải trình trong tổ chức.
- Mang đến một cái nhìn tổng quan toàn diện về mọi vấn đề thông qua các tính năng
BI điển hình
- Hợp lý hóa các quy trình kinh doanh.
- Giúp quá trình phân tích dễ dàng hơn

Nhược điểm:

- Chi phí: Kinh doanh thông minh hơn có thể gây tốn kém cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
- Phức tạp trong triển khai kho dữ liệu.
- Khả năng ứng dụng còn hạn chế.
- Tiêu tốn thời gian thực hiện:

1.2.2. Phân tích kinh doanh (Business Analytics)


1.2.2.1. Định nghĩa.

Phân tích hoạt động kinh doanh (BA) là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình
và kết quả hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp,
nghiên cứu một cách có hệ thống trên cơ sở đó đưa ra các phương án và và giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
10
1.2.2.2. Ý nghĩa

- Là phương pháp giúp doanh nghiệp tìm kiếm khả năng, tiềm năng

- Giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu chiến lược hoạt động đúng đắng nhấ

- Tìm ra được ra các mặt hạn chế và tích cực tồn tại trong công ty để phòng ngừa và
ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra

1.2.2.3. Đối tượng sử dụng

- Nhà quản trị cấp cao và đầu tư: phân tích việc ra quyết định và đầu tư.

- Nhân viên phân tích dữ liệu: Các chuyên viên trong ngành phân tích dữ liệu và
nguyên cứu thị trường...

- Quán lý chuỗi cung ứng: theo dõi, lưu trữ, quản lí kho

- Nhân viên tiếp thị hoặc bán hàng: đánh giá mức độ hiệu quả cả việc tiếp thị và phân
tích dữ liệu, khách hàng từ đó đưa ra các cơ hội và tối ưu hóa

1.2.2.4. Chức năng chính

- Là cơ sở cho việc ra quyết định.

- Thu thập và xử lý dữ liệu: lấy dữ liệu từ các nguồn khác nhau, hệ thống CRM…

- Phân tích điểm mạnh và điểm yếu: doanh nghiệp rút ra được nguyên nhân và khắc
phục các mặt còn yếu.

- Khía cạnh giúp các doanh nghiệp hoạt động và phát triển

- Phân tích thị trường: dữ liệu khách hàng, xu hướng ngành, đối thủ cạnh tranh bằng
cách xem các số liệu thông minh.

1.2.2.5. Ưu, nhược điểm của phân tích kinh doanh.

Ưu điểm:

- Giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh.

11
- Giải quyết vấn đề nhanh hơn, tạo nguồn thông tin cụ thể, trực quan và rõ ràng hơn.

- Giúp kiểm soát tốt các ngân sách, phân bổ ngân sách hợp lí vào các hoạt động hay
bộ phận cần thiết.

- Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.

- Giúp phân tích các dự báo và xu hướng.

- Giúp doanh nghiệp luôn nắm bắt thông tin, theo dõi các xu hướng, hành vi khách
hàng hoặc mực độ dịch chuyển của thị trường ra sao.

Nhược điểm:

- Phụ thuộc vào công nghệ


- Mức độ rủi ro và sai lầm
- Tốn nhiều chi phí và thời gian.
- Khó tìm ra các nguyên nhân: Công cụ phân tích thường không đưa ra các nguyên
nhân cụ thể vì sao phải như vậy.
- Ý thức sử dụng: Có một số doanh nghiệp chưa hiểu rõ hết giá trị hay phát huy hết
khả năng sử dụng công cụ này.
- Khó khăn trong việc xử lý dữ liệu lớn.
- Bảo mật và nguy cơ mất quyền riêng tư: Công cụ phân tích chứa nhiều thông tin
của khách hàng, nhân viên hay dữ liệu nội bộ

1.3. Công cụ Power BI


1.3.1. Định nghĩa
Đây là một phần mềm do Microsoft phát triển được sử dụng rộng rãi trong đa ngành nghề,
lĩnh vực (Kinh doanh, marketing, phát triển sản phẩm, logistic, …) với các tính năng dùng
để phân tích, trực quan hóa dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả dữ liệu lớn còn gọi là
Big Data) nhằm tạo thông tin quan trọng và hỗ trợ ra quyết định trong quá trình kinh
doanh.

12
Hình 2:Phần mềm Power BI

Đây là kết quả của sự kết hợp công nghệ tiên tiến và tự động hóa để thu nhập, phân tích
và xử lý dữ liệu. Từ đó tăng lợi ích kinh doanh, khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa hiệu suất
và giảm thiểu rủi ro trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, cạnh tranh cao.

1.3.2. Các phần của Power BI


Power BI bao gồm các phần tử hoạt động cùng nhau, tùy vào vai trò và vị trí công việc sẽ
sử dụng ứng dụng khác nhau, gồm ba phần cơ bản:

- Power BI-Desktop: Có vai trò xử lý, tập hợp và xây dựng mô hình dữ liệu dung để
trực quan hóa dữ liệu cho các báo cáo. Đây là một phần mềm trên hệ điều hành
Windows
- Power BI mobile apps: là ứng dụng dành cho các thiết bị di động trên hệ điều hành
Windows, IOS, Android.
- Power BI service: dịch vụ trực tuyến, với các tính năng chia sẻ và quản lý thông tin
dựa trên đám mây cho phép người dùng truy cập và làm việc với báo cáo,
dashboard mọi nơi mọi lúc.

13
Hình 3:Các thành phần của Power BI

1.3.3. Một số công dụng chính của Power BI


- Kết nối đa dạng dữ liệu
- Dễ dàng phân tích dữ liệu
- Dễ dàng trực quan hóa dữ liệu, dựng báo cáo
- Xuất báo cáo và chia sẻ
- Tích hợp chúng với công cụ Microsoft khác

14
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BÁN HÀNG TẠI SUSHI
XIÊN

2.1. Khảo sát về hệ thống bán hàng.


2.1.1. Mô tả quy trình bán hàng
Bước 1: Bắt đầu tiếp cận và giao tiếp với khách hàng

- Đầu tiên khách hàng đến, nhân viên sẽ chào và tiếp đón khách đưa khách hàng đến
bàn còn trống hoặc đáp ứng nhu cầu bàn ngồi của khách hàng, sau đó đưa menu cho
khách xem và lựa chọn. Nhân viên tư vấn cho khách bao gồm các thông tin về món,
số lượng, giá cả hoặc giới thiệu về các món ăn, nước uống như món best seller để
giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của cửa
hang.

Bước 2 : Tiếp nhận đơn hàng

- Nếu khách hàng đã hài lòng thì nhân viên tiến hành nhận order món khách đã chọn
và báo bếp thực hiện
- Nếu khách hàng cảm thấy không phù hợp với quán thì chào khách và tiễn khách
về.
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sau khi tiếp nhận đơn hàng, nhân viên bếp sẽ chuẩn bị nguyên liệu cần thiết cho
các món ăn và nước uống.

Bước 4: Chuẩn bị món ăn và nước uống

- Nếu món có sẵn nhân viên sẽ đem ra bàn phục vụ khách hàng
- Nếu món không có sẵn lúc này nhà bếp sẽ thực hiện chế biến món ăn theo yêu cầu
của khách hàng. Sau khi bếp đã lên món xong, nhân viên sẽ đem đến bàn cho
khách.

15
Sau khi đã làm xong món ăn và đem cho khách, nhân viên kiểm tra số lượng các món ăn
và nước uống: Nếu thiếu thì nhân viên thông báo các món còn thiếu đến quầy nhà bếp để
bổ sung và bếp tiếp tục thực hiện món

Bước 5: Chăm sóc khách hàng

- Trong quá trình khách đang dùng món: nhân viên sẽ phục vụ và đáp ứng nhu cầu
khi khách hàng cần

Bước 6: Hổ trợ khách hàng thanh toán

- Sau khi khách hàng dùng bữa ăn xong và có nhu cầu thanh toán, nhân viên sẽ
thanh toán số tiền phải trả dựa trên đơn và sau đó thông báo đến khách hàng.

Bước 7: Xử lí thanh toán và xuất hóa đơn:

- Nhân viên sẽ kiểm tra lại số tiền mà khách hàng gửi có đúng với số tiền đơn hàng
không sau đó xuất hóa đơn cho khách hàng.

Bước 8: Báo cáo doanh thu

- Thông tin này được ghi nhận thông qua việc lưu trữ dữ liệu bán hàng của hệ thống.
Báo cáo này bao gồm thông tin về số lượng đơn hàng đã xử lý, doanh thu hàng
ngày hoặc hàng tháng, các khoản chiết khấu hoặc khuyến mãi đã áp dụng, và các
chỉ số liệu khác.

16
2.1.2. Quy trình kinh doanh hiện có của cửa hàng sushi

Hình 4: Quy trình kinh doanh của Sushi Xiên

2.2. Phân tích về dữ liệu và quy trình nghiệp vụ cho kinh doanh thông minh
2.2.1. Phân tích dữ liệu
Bước 1: Tiến hành thu nhập dữ liệu.

- Mục tiêu: Xác định nguồn dữ liệu cụ thể bao gồm thông tin về các sản phẩm,
doanh thu, cơ sở dữ liệu khách hàng hay bất kì thông tin nào liên quan dùng để
quản lý hoạt động kinh doanh của cửa hàng Sushi Xiên.
- Xác định phương thức liên hệ: Chúng tôi chọn trực tiếp đến cửa hàng để trình bày
và trao đổi với người đại diện cửa hàng xin phép được lấy thông tin dữ liệu và cam
kết chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu, không cung cấp thông tin ra ngoài.

17
- Nguồn dữ liệu được quán lưu trữ trên thiết bị máy bán hàng POS và chúng tôi đã
thu thập được doanh thu từng ngày của quán trong năm 2022 và 8 tháng đầu năm
của 2023.)

Bước 2: Xử lý dữ liệu.

- Sàng lọc thông tin, sử dụng các công cụ (có thể có trong Excel) để định dạng lại dữ
liệu bao gồm những thao tác như làm sạch, xử lý dữ liệu, sắp xếp, tách dữ liệu, bổ
sung dữ liệu còn thiếu, và loại bỏ những dữ liệu trùng lặp, đồng bộ hoá định dạng
hàng, cột trong file dữ liệu.… sẵn sàng cho quá trình trực quan hóa thông tin.
- Sử dụng phần mềm Power Bi để trực quan hóa và xuất các biểu đồ, đồ thị, bảng
điều khiển, … Xây dựng các biểu mẫu, báo cáo theo mong muốn.

Bước 3: Đưa ra đánh giá và phương hướng.

- Dựa vào kết quả phân tích của các báo cáo xuất bởi Power BI, có thể đưa ra những
đánh giá, kết luận. Phân tích được những thông tin như hành vi mua hàng, khách
hàng thích/không thích với những sản phẩm nào của quán từ đó thấy được về tình
hình kinh doanh của cửa hàng Sushi Xiên
- Đề xuất các giải pháp và cải tiến về sản phẩm hay dịch vụ của cửa hàng: Thương
hiệu cửa hàng, giá cả sản phẩm, dịch vụ chăm sóc, … hay cần đầu tư và giảm chú
ý vào những lĩnh vực nào của hệ thống để giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận kinh
doanh.

18
2.2.2. Quy trình nghiệp vụ

Hình 5: Quy trình nghiệp vụ của kinh doanh thông minh

2.3. Mô tả về dữ liệu bán hàng


2.3.1. Mô tả dữ liệu
Dữ liệu bán hàng bao gồm 10 cột và 12068 dòng

Gồm 10 cột:

- Ngày: chỉ ngày, tháng, năm và giờ tạo đơn đặt hàng của khách hàng
- Mã sản phẩm: dùng để xác định các món ăn có trong menu theo mã để dễ theo dõi
và đánh giá. Gồm 75 món ăn, tương đương với 75 mã, bắt đầu từ P101 đến P175
- Tên sản phẩm: chỉ tên các món ăn theo mã sản phẩm
- Giá: Giá tiền của mỗi món ăn
- Thành tiền: Dựa trên số lượng của mỗi sản phẩm để xác định số tổng tiền của món
đó
19
- Mã đơn hàng: Dùng để tiện theo dõi số lượng đơn theo ngày, theo tháng, theo năm
- Bàn: vị trí khách ngồi để được phục vụ
- Nhân viên: Người chịu trách nhiệm cho đơn hàng, bao gồm nhận order, phục vụ và
thanh toán
- Số lượng: số lượng của mỗi món ăn mà khách order
- Tổng tiền: tổng hóa đơn của đơn đặt hàng khách đã order, tức là tổng số tiền khách
phải thanh toán cho đơn hàng của mình

2.3.2. Tiền xử lý dữ liệu


Sử dụng hàm excel để phân loại sản phẩm, gồm các mục: Salad, Sushi, Khai vị, Combo,
Đồ uống, Thêm, Khác. Từ đó, ta có thể phân tích được sản phẩm bán chạy ở mỗi phân
mục món ăn.

Làm sạch dữ liệu: Lọc các trường dữ liệu không cần dùng đến bao gồm: Tổng tiển, Bàn,
Mã hóa đơn.

Bảng dữ liệu được đưa vào phân tích bao gồm các trường dữ liệu sau:

- Ngày
- Loại sản phẩm
- Mã sản phẩm
- Tên sản phẩm
- Giá bán
- Số lượng
- Thành tiền

Gồm 3 bảng dữ liệu được sử dụng: Bảng “Loaisanpham”, bảng “Sanpham” và bảng
“Banhang”:

- Bảng “Loaisanpham” bao gồm trường dữ liệu: Loại sản phẩm, Tên sản phẩm
- Bảng “Sanpham” bao gồm trường dữ liệu: Giá bán, Mã sản phẩm, Tên sản phẩm
- Bảng “Banhang” bao gồm trường dữ liệu: Mã sản phẩm, Ngày, Số lượng, Thành
tiền

20
Định dạng cho các trường dữ liệu trong bảng dữ liệu:

- Loại sản phẩm: Text


- Thành tiền: Number
- Mã sản phẩm: Text
- Tên sản phẩm: Text
- Giá bán: Number
- Ngày: Date
- Số lượng bán: Number

Hình 6: Tiền xử lý dữ liệu

Tạo data model: kết nối các trường thông tin giống nhau (trường chung):

- Bảng dữ liệu “Loaisanpham” kết nối với bảng dữ liệu “Sanpham” qua trường “Tên
sản phẩm”

21
- Bảng dữ liệu “Sanpham” kết nối với bảng dữ liệu “Banhang” qua trường “Mã sản
phẩm”

Hình 7: Tạo Data Model

22
CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BÁN HÀNG TẠI SUSHI XIÊN

3.1. Phân tích doanh thu bán hàng


Qua khảo sát doanh thu gồm 1 năm và 8 tháng đã thu thập được từ quán Sushi Xiên, ta có
thể nhận thấy: Doanh thu của quán khá ổn định trong khoảng thời gian này, tuy nhiên
cũng có những khoảng biến động rõ rệt do tác động của dịch bệnh Covid-19 và những yếu
tố khác.

Năm 2022: Đây là năm có khá nhiều biến động do ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhu cầu của
khách hàng, thời tiết, ... Nhìn chung, doanh thu tăng đều sau dịch và tháng doanh thu cao
thường vào du lịch. Tuy nhiên doanh thu có dao động lên xuống vào quý 4/2022 vì các lí
do khách quan.

- Quý 1/2022 doanh thu nhìn chung khá thấp vì vẫn còn chịu ảnh hưởng từ dịch.
Tháng 2 có doanh thu thấp hơn tháng 1 vì dịch bùng sau dịp Tết và có diễn biến
phức tạp. Sau đó, tình hình kinh doanh có khởi sắc và doanh thu tăng lại vào tháng
3 vì dịch đã được kiểm soát phần nào.
- Quý 2/2022, quán đi vào hoạt động bình thường và dần hồi phục sau ảnh hưởng
của dịch. Tháng 6 là tháng bắt đầu của mùa du lịch, với sự phát triển du lịch ở Đà
Nẵng, doanh thu tháng 6 tăng khá mạnh so với những tháng đầu năm.
- Vào quý 3 của năm, mùa du lịch của tháng 7, tháng 8 góp phần đẩy mạnh doanh
thu của quán. Vào khoảng thời gian này, doanh thu của quán dần ổn định và có xu
hướng tăng dần qua các tháng. Tuy nhiên vào tháng 9, doanh thu có phần thấp hơn
so với những tháng gần đây do mùa du lịch kết thúc.
- Quý 4/2022, doanh thu có sự biến động khá nhiều do nhu cầu của khách hàng tùy
mỗi thời điểm và thời tiết không ổn định.

23
Hình 8: Doanh thu theo tháng

Năm 2023: Tình hình phát triển của quán nhìn chung đã có sự tăng trưởng, doanh thu khá
ổng định và tăng cao vào quý 2/2023. Tuy nhiên quán vẫn có những khảng thời gian
doanh thu biến động khá lớn:

- Khởi đầu năm 2023, doanh thu tháng 1 so với tháng 12 năm ngoái có phần sụt
giảm khá sâu. Sau đó tăng dần ở các tháng còn lại của quý 1/2023. Bên cạnh đó,
doanh thu những tháng quý 1/2023 cao hơn so với doanh thu quý 1/2022 nhờ vào
tình hình phát triển khá ổn định sau khi trải qua đợt dịch.
- Doanh thu có bước tăng vọt khá lớn vào tháng 3, 4, 5, 6 nhờ việc quán thúc đẩy
marketing qua các nền tảng xã hội.
- Quý 2/2023 so với quý 2/2022 đã có sự tăng trưởng đáng kể, đồng thời cũng là quý
có doanh thu cao nhất trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến hết tháng 8/2023
- Tuy nhiên, ở 2 tháng tiếp theo của quý 3/2023, doanh thu có giảm trở lại, quay lại
như doanh thu trung bình mỗi tháng trong năm 2023.

Doanh thu theo sản phẩm:

- Nhìn chung, những sản phẩm đem lại phần lớn doanh thu cho cửa hàng nằm trong
phân loại sản phẩm Combo có thể kể đến: Thố 1, Thố 2, Thuyền 2, Thuyền 3

24
(thuộc top 5 sản phẩm có doanh thu cao nhất). Vì khách hàng đến quán thường có
xu hướng lựa chọn các Combo để có thể thưởng thức được nhiều món ăn mà
không cần quá phân vân để lựa chọn từng món riêng lẻ.
- Thuộc top 5 sản phẩm mang lại doanh thu cao cho quán còn lại là Sashimi cá hồi
với tổng số lượng bán ra là 329. Sản phẩm này có doanh thu và lượng tiêu thụ cao
như vậy là do đây là món ăn đặc trưng mà nhiều người thưởng thức sushi rất yêu
thích.

Hình 9: Doanh thu theo sản phẩm

3.2. Phân tích xu hướng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng Sushi Xiên.
Bằng cách trực quan hóa dữ liệu qua phần mềm Power BI, chúng tôi đã tiến hành phân
tích xu hướng tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng Sushi Xiên trong khoảng thời gian từ tháng
1 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023. Qua việc trực quan hóa dữ liệu, chúng tôi đã có cái
nhìn rõ ràng và chi tiết về cách khách hàng tiêu thụ sản phẩm trong khoảng thời gian đó.

Bằng cách trực quan hóa dữ liệu qua phần mềm Power BI, chúng tôi đã tiến hành phân
tích xu hướng tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng Sushi Xiên trong khoảng thời gian từ tháng
1/2022 đến 8/2023. Để dễ dàng hơn trong việc phân tích chúng tôi đã chia 75 sản phẩm

25
của cửa hàng thành các danh mục khác nhau bao gồm: Sashimi, Sushi, Salad, Combo, Đồ
uống, Đồ ăn kèm và những món ăn khác.

- Phân tích tổng thể:


Trong vòng 1 năm 8 tháng, Sushi Xiên đã bán ra hơn 14000 sản phẩm. Đồ uống
chiếm số lượng bán ra cao nhất với 4159 sản phẩm chiếm 29,55% tổng số sản
phẩm bán ra. Việc đồ uống chiếm tỷ lệ lớn như vậy là do khách hàng có xu hướng
gọi nước để thưởng thức cùng món ăn, hầu như các đơn hàng được bán ra đều có
nước đi kèm.
Chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 là Sushi với 3636 sản phẩm chiếm 25,84%. Đây cũng là loại
sản phẩm đem lại doanh thu cao thứ 2 cho quán, chiếm 21,72% tổng số doanh thu
của cửa hàng. Tiếp theo là những món đồ ăn thêm (1641 sản phẩm chiếm 11,66%),
món ăn khác (1418 sản phẩm chiếm 10,08%), combo (1298 sản phẩm chiếm
9,22%), Sashimi (1048 sản phẩm chiếm 7,7%) và salad (837 sản phẩm chiếm
5,95%). Mặc dù số lượng bán ra của loại hàng Combo chỉ đứng thứ 5 trong tổng số
sản phẩm bán ra nhưng lại chiếm doanh thu cao nhất của cả cửa hàng (chiếm
29,21% tổng doanh thu).

Hình 10: Tổng số lượng sản phẩm

- Phân tích số lượng sản phẩm bán ra:

26
Do ảnh hưởng của dịch Covid, tình hình kinh doanh của quán những tháng đầu
năm của năm 2022 không mấy khả quan nên lượng sản phẩm bán ra của Sushi
Xiên trong năm 2022 ở mức thấp và có nhiều biến động.
Ba tháng đầu năm 2022, số lượng sản phẩm bán ra trung bình là 541 sản phẩm,
tháng 2 là tháng bán được ít sản phẩm nhất với 487 sản phẩm.
Tuy nhiên, từ tháng thứ 4 trở đi, tổng số lượng sản phẩm bán ra gia tăng đáng kể.
Cụ thể, tháng 4/2022 lượng sản phẩm bán ra là 652, tăng 25,5% so với quý 1.
Những tháng sau đó trở đi lượng sản phẩm bán ra vẫn ổn định ở mức từ 600 đến
700 sản phẩm mỗi tháng.
Năm 2023, khi tình hình kinh tế dần ổn định trở lại, lượng sản phẩm bán ra ở
những tháng đầu năm 2023 tăng vọt. Đặc biệt, tháng 3 năm 2023 lượng sản phẩm
bán ra là cao nhất với 1010 sản phẩm. Việc có chiều hướng gia tăng như vậy là do
lượng khách du lịch tăng cũng như quán tăng cường các chiến dịch Marketing hiệu
quả, quảng cáo rộng rãi và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hình 11:Tổng số lượng sản phẩm bán ra theo tháng

- Phân tích xu hướng bán ra của các loại sản phẩm:


Các loại sản phẩm khác nhau được bán ra tùy theo mùa, ảnh hưởng của thời tiết và
nhu cầu của khách hàng.

27
Vào khoảng 8 tháng đầu năm 2022, loại sản phẩm được bán nhiều nhất là đồ uống
như các loại nước ngọt, nước suối (đây là loại sản phẩm điển hình được đi kèm với
hầu như tất cả hóa đơn nên có thể chúng tôi sẽ không đề cập đến phần đồ uống),
Sushi, Sashimi và những món ăn khác nổi bật như bánh xèo nhật (149 sản phẩm),
Sashimi cá ngừ (138 sản phẩm), Salad rong nho (101 sản phẩm chiếm).

Hình 12: Số lượng sản phẩm bán ra 8 tháng đầu năm 2022

Tuy nhiên từ tháng thứ 9 trở đi, xu hướng ăn uống của của khách hàng dần có sự
thay đổi. Khách hàng ưa chuộng các loại Sushi, Combo và Sashimi. Lượng bán ra
ở các loại sản phẩm này lần lượt chiếm 23,8%, 10,88% và 7,5%. Các món ăn được
bán chạy ở thời điểm này là Sashimi cá hồi, Sashimi sò đỏ, Cơm cuộn và các Thố
1,2 và Thuyền 2. Ngoài những loại sản phẩm nêu trên ra còn có một số sản phẩm
nằm trong top mới xuất hiện như Miso Soup và cơm lươn.

28
Hình 13: Số lượng sản phẩm bán ra 4 tháng cuối năm 2022

Đến năm 2023, xu hướng mua hàng của khách hàng Sushi Xiên không có sự thay
đổi đáng kể. Số lượng bán ra của loại hàng Sashimi, Sushi hầu như vẫn như năm
trước. Trong đó, lượng bán ra của Sushi cá hồi của 3 tháng đầu năm 2023 so với 3
tháng cuối năm 2022 tăng gấp 3 lần. Ngoài những loại sản phẩm nêu trên ra còn có
sản phẩm cụ thể nằm trong top bán chạy của 3 tháng đầu năm 2023 là Miso soup,
tăng gần gấp đôi so với 3 tháng cuối năm 2022.

Hình 14: Số lượng sản phẩm bán ra năm 2023

29
Nhìn chung, sở thích ăn uống của khách hàng vẫn không mấy thay đổi kể từ năm
2023, họ yêu thích các loại sashimi, cơm cuộn và từ nửa sau tháng 4 trở đi khách
hàng có chiều hướng chuộng thêm các loại salad và đồ ăn đi kèm ví dụ như Salad
cá hồi và bơ, Salad thanh cua, ... Theo chúng tôi, thói quen mua hàng của khách
hàng Sushi Xiên không mấy thay đổi. Tuy nhiên vẫn có một vài sản phẩm được
bán chạy tùy theo mùa và thời tiết.

3.3. Phân tích SWOT của Sushi Xiên

Hình 15: Mô hình SWOT

3.4. Dự báo và kế hoạch


Dự báo:

- Những tháng tiếp theo doanh thu có thể quay trở lại mức trung bình
- Top những món ăn được tiêu thụ nhiều có khả năng vẫn giữ nguyên: Sashimi cá
hồi, Miso soup, Thố 1, Sashimi cá ngừ, Cơm bò xào

30
- Những món ăn có tiềm năng được khách hàng yêu thích: Sashimi cá hồi, Cơm
cuộn phủ bơ và lươn, Salad thanh cua, Maki cá hồi, Maki thanh cua

- Kế hoạch:

- Tạo thêm nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi, chiết khấu cho khách đến ăn tại
quán và những đặc quyền riêng cho khách quen
- Tiếp tục thúc đẩy và mở rộng marketing cho quán qua các nền tảng xã hội: tăng
cường đăng bài và tương tác.
- Tiếp tục đào tạo nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo để đem lại trải nghiệm
tốt nhất cho khách hàng
- Nâng cao tay nghề của bếp đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm
- Đảm bảo nguồn lấy hàng uy tín và sạch sẽ, an toàn thực phẩm
- Có thể tạo thêm nhiều combo với nhiều mức giá theo từng phân khúc khách hàng

31
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Kết quả đạt được của đề tài


Đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của quán Sushi Xiên” đạt được kết quả và ảnh
hường đáng kể đến với cửa hàng. Dưới đây là một số kết quả tiềm năng mà đề tài chúng
tôi có thể mang lại.

- Hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh của cửa hàng Sushi Xiên
- Xác định được nguồn doanh thu quan trọng: Phân tích doanh thu giúp cửa hàng
xác định được những nguồn doanh thu quan trọng gồm những sản phẩm món ăn,
dịch vụ giúp cửa hàng có được doanh thu cao nhất. Từ đó quản lý được hàng tồn
kho và tối ưu vốn và chi phí.
- Xác định các yếu tố rủi ro ảnh hướng tới doanh thu: Áp dụng từ các mô hình và
bảng số liệu, cửa hàng có thể xác định được các yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới
doanh thu. Điều này giúp cửa hàng lên kế hoạch và điều chỉnh chiến lực doanh thu
hiệu quả.
- Dự đoán và lên kế hoạch: Nắm bắt được xu hướng và dự đoán các sản phẩm món
ăn sẽ mang lại doanh thu cao nhất trong tương lai. Từ đó, tập trung vào định hình
phát triển đầu tư quảng bá để tối ưu hóa chi phí và nâng cao lợi nhuận.

Tóm lại, phân tích doanh thu thông minh của một cửa hàng có thể mang lại nhiều lợi ích
từ việc hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh, tìm kiếm nguồn doanh thu quan trọng phát
hiện xu hướng mua hàng, sau cùng đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và nâng cao khả
năng dự đoán và liên kế hoạch. Đây đều là những kết quả quan trọng giúp cửa hàng tối ưu
hóa hoạt động kinh doanh, tăng trưởng doanh thu và cạnh tranh trong thị trường.

2. Kết quả đạt được của nhóm


Sau khi đã hoàn thành nghiên cứu về đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của quán
Sushi Xiên”. Nhóm 10 đã học hỏi được những kiến thức, kỹ năng liên quan đến lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là những kết quả đạt được của nhóm đã thực hiện
trong thời gian qua.
32
Ưu điểm:

Về kiến thức

- Hiểu biết về các khái niệm, chức năng, đối tượng sử dụng, nguyên tắc cơ bản. Các
khía cạnh về khách hàng, thị trường, mức độ cạnh canh của các doanh nghiệp, tài
chính. Tìm ra được lợi ích của việc sử dụng kinh doanh thông minh.
- Phân tích thị trường: hiểu rõ về tiềm năng, quy mô, số lượng khách hàng về nhu
cầu hay sở thích. Tìm ra được các cơ hội và điểm yếu bên ngoài thị trường từ đó áp
dụng để đưa ra nguyên nhân và quyết định thông minh.
- Phân tích quy trình hoạt động: Đánh giá hiệu suất quy trình làm việc trong quán
giúp trình bày, chuẩn bị nguyên liệu, chế biến sushi, phục vụ khách hàng cho đến
quản lý hàng tồn kho và quản lý nhân viên một cách hiệu quả nhất.

Về kĩ năng:
- Phân tích mô hình SWOT: xác định các yếu tố về điểm mạnh, yếu, cơ hội và mối
đe dọa đối với Sushi Xiên. Đưa cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh hiện tại
và đưa ra hướng phát triển tiềm năng phát triển trong tương lai
- Phân tích khách hàng và phản hồi khách hàng: thu thập thông tin, hành vi, nhu cầu,
sở thích, đặc điểm, của khách hàng giúp quán đo lường mức độ hài lòng, đưa ra
phân tích phù hợp tìm ra sản phẩm, dịch vụ hay tiếp thị phù hợp với khách hàng.
- Chiến lược Marketing: tiếp thị, quảng cáo và các hoạt động PR để tăng trưởng
doanh số lượng bán hàng và tăng cường thương hiệu.
- Dự đoán phương án kinh doanh: từ việc thu thập dữ liệu, nhóm phân tích, xác định
mục tiêu và phương hướng từ đó đưa ra dự báo kinh doanh về hướng phát triển
trong tương lai.

Nhược điểm:
- Thiếu kinh nghiệm thực tế, khả năng ứng dụng vào cuộc sống: Trong quá trình
nghiên cứu nhóm mặc dù đã tìm hiểu các kiến thức và sử dụng kĩ năng đã học,
nhưng quá trình này vẫn đòi hỏi nhóm phải có kinh nghiệm thực tế, kiến thức cũng
như kỹ năng chuyên môn.

33
- Quá trình thu thập dữ liệu còn hạn chế
- Khó khăn trong việc trình bày kết quả: trình bày sao cho hợp lý, dễ hiểu và cụ thể.
Tóm lại: Việc sử dụng công cụ phân tích kinh doanh và kinh doanh thông minh đem lại
rất nhiều kiến thức,kĩ năng và những thành tựu đáng kể, từ đó rút ra những kinh nghiệm,
hiểu biết về cái nhìn sâu sắc của các doanh nghiệp. Các kết quả và đề xuất này có thể giúp
quán sushi xiên nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng. Từ nhược điểm trên giúp nhóm cải thiện và học hỏi nhiều hơ

3. Hướng phát triển của đề tài.


Trong tương lai, chúng tôi mong muốn Power BI được ứng dụng một cách rộng rãi, phổ
biến. Đem lại hiệu quả cao, mỗi doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi
ích to lớn của Power BI. Để đạt được những điều đó, cần phải có sự phân tích và so sánh
một cách cụ thể và chi tiết giữa Power BI và các phần mềm phân tích dữ liệu thông minh
khác trên thị trường như thời gian sử dụng, số lượng nhân lực khi sử dụng, phân tích dữ
liệu và kết quả sau khi phân tích….Sau khi nhận ra được lợi ích to lớn mà phần mềm
mang lại, mỗi doanh nghiệp sẽ dần sử dụng Power BI trong việc phân tích tình hình kinh
doanh của mình và từ đó BI sẽ được nhân rộng ra, phổ biến rộng rãi trên cả nước và trở
thành công cụ đắc lực nhất trong việc điều hành và phân tích rõ tình hình doanh nghiệp.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty luât Dương Gia, Phân tích kinh doanh, lợi ích của phân tích kinh doanh, cập
nhật 31/03/2023. https://luatduonggia.vn/phan-tich-kinh-doanh-la-gi-loi-ich-cua-phan-
tich-kinh-doanh/

2. Quân Huỳnh Anh, Mô tả quy trình bán hàng online, https://store.soft365.vn/gioi-thieu-


tong-quan-ve-power-bi-desktop.html.

3. Soft365.vn, Giới thiệu tổng quan về Power BI Desktop, cập nhật 21/08/2019,
https://store.soft365.vn/gioi-thieu-tong-quan-ve-power-bi-desktop.html

4.Appmaster,Kinh doanh thông minh (BI), cập nhật 17/03/2023,


https://appmaster.io/vi/blog/kinh-doanh-thong-minh-bi

5.Tinogroup, Business Intelligence là gì? Tìm hiểu về mô hình Business Intelligence,


https://tino.org/vi/business-intelligence-la-gi/

6. Tài liệu, Slide tham khảo do giảng viên Nguyễn Thị Uyên Nhi cung cấp.

35
36

You might also like