Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Bài 17: VI SINH VẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT

Môn học: Sinh học; lớp: 10


Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài học, HS đạt được:
1. Năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên được các nhóm vi sinh vật
- Phân biệt biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
- Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học
+ Chủ động tìm hiểu được trước nội dung bài học ở nhà thông qua sách giáo
khoa, sách tham khảo liên quan đến vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu
vi sinh vật
+ Trình bày được những ý kiến, nhận định cá nhân để đưa ra được những câu
trả lời cho bảng KWLH.
+ Nhận định và điều chỉnh được những thiếu sót của nhóm, cá nhân trong quá
trình học tập, làm việc nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác
+ Trao đổi, chia sẻ, thảo luận về thông tin, kiến thức tìm hiểu được trong sách
giáo khoa, tài liệu tham khảo với nhau để hoàn thành các phiếu học tập vòng 2:
Phân biệt 3 phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
+ Thuyết trình được những kiến thức đã thu nhận được trước đám đông, rèn
luyện khả năng trình bày với những phương pháp phù hợp thông qua báo cáo
kết quả phiếu phân biệt 3 phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Vận dụng những kiến thức đã học, giải thích được một số hiện tượng thực
tiễn trong cuộc sống và giải quyết các câu hỏi tìm hiểu đặc điểm vi khuẩn
Lactic được tìm thấy phổ biến nhất trong sữa chua.
2. Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên: có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực học hỏi và
tìm hiểu về vi sinh vật trong cuộc sống thông qua quan sát mẩu bánh mì mốc.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, tham gia các hoạt
động làm việc nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tham gia làm việc
nhóm để tạo ra sản phẩm chất lượng nhất; ý thức được vai trò của các thành
viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của GV
1.1. Dụng cụ
- Máy chiếu, máy tính, loa
- Tranh ảnh, bảng phụ, phấn bút dạ
- Mẫu vật: mẩu bánh mì mốc và mẩu bình thường
- Video: Vi sinh vật
- Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm mảnh ghép

1.2. Hình ảnh

2. Chuẩn bị của HS

III. Tiến trình dạy học


1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a, Mục tiêu
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh, ôn lại kiến thức đã học và vận dụng những
hiểu biết để giải quyết vấn đề.
b, Nội dung
- Giáo viên cho HS quan sát hai mẩu bánh mì, một cái để lâu bị mốc và một cái
vẫn bình thường. Yêu cầu HS quan sát và so sánh hai mẫu bánh mì trên và đưa
ra câu hỏi?
+ Em thấy sự khác biệt giữa hai mẩu bánh mì trên như thế nào?
+ Theo em tại sao mẩu bánh mì kia lại có màu lạ như vậy?
+ Nếu chúng ta ăn miếng bánh có màu lạ kia thì liệu rằng chúng ta có bị
làm sao không?
- Từ miếng bánh mì bị mốc GV dẫn dắt vào bài học vi sinh vật.
c, Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra mẫu vật là hai mẩu bánh mì HS lắng nghe nhiệm vụ được giao
và yêu cầu học sinh quan sát và đưa ra
câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
đó
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát và giúp đỡ học sinh trả lời HS quan sát mẫu vật và suy nghĩ trả lời
câu hỏi câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV yêu cầu ngẫu nhiên một học sinh trả - HS báo cáo phần trả lời của mình
lời câu hỏi và yêu cầu thêm một vài bạn - Lắng nghe câu trả lời của bạn và đưa ra
có ý kiến khác trả lời ý kiến bổ sung
Bước 4: Nhận định và kết luận
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và - HS lắng nghe GV nhận xét, điền
bắt đầu dẫn dắt vào bài học phiếu và ghi chép lại nếu cần
“ Chúng ta đều biết rằng mẩu bánh mì
kia do để lâu và bảo quản không đúng
cách khiến cho nó bị nấm mốc, vậy
“nấm mốc là gì?” để giải thích cho câu
hỏi này thì chúng ta hãy cùng nhau tìm
hiểu bài học ngày hôm nay mang tên “vi
sinh vật và các phương pháp nghiên cứu
vi sinh vật”

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


2.1. Hoạt động 2.1: Khái niệm vi sinh vật( 10 phút)
a, Mục tiêu
Nêu được khái niệm vi sinh vật, kể tên các nhóm vi sinh vật.
b, Nội dung
Cho HS xem video về vi sinh vật.
Từ đó rút ra khái niệm vi sinh vật và đặc điểm vsv sau đó cho HS rút ra đặc điểm
chung.
Điền vào bảng đặc điểm các nhóm vsv
Đặc điểm của các nhóm vi sinh vật
Đặc điểm Giới sinh vật

Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp Nguyên sinh
đơn bào,dị dưỡng hoặc tự dưỡng

Sinh vật nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc Khởi sinh
tự dưỡng.

Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp Nấm
đơn bào, dị dưỡng.
Trả lời hình 17.3:
Ta thấy thời gian chu kì tế bào của E.coli nhanh hơn S.cerevisiae, kích thước tế bào
của E.coli nhỏ hơn S.cerevisiae, như vậy kích thước tế bào càng lớn thì thời gian chu
kì càng lớn và ngược lại. Vì tế bào của E.coli có tỉ lệ S/V lớn hơn S.cerevisiae, do đó
tốc độ trao đổi chất của E.coli lớn hơn, tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.
d, Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1.Chiếu video về đặc điểm vi sinh vật. Học sinh nhận nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh quan sát và yêu cầu
trả lời câu hỏi theo gợi ý :
+ VSV gồm những loại nào?
+ Môi trường sống của chúng ?

 Đặc điểm chung của VSV là


gì?

Và hoàn thành bảng 17.1 SGK


2. Quan sát hình vẽ 17.3 Trả lời câu hỏi
ở SGK theo gợi ý : ”Quan sát kích thước
tế bào và chu kì tế bào,dựa vào tỉ lệ S/V
và nhận xét.”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV quan sát lớp Học sinh thực hiện yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời 1 số học sinh trả lời câu hỏi. - Học sinh báo cáo kết quả.
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ
sung ý kiến nếu có.

Bước 4: Nhận định và kết luận

+ GV nhận xét về câu trả lời của học HS lắng nghe và đặt câu hỏi ( nếu có)
sinh
+ GV sẽ chốt các kiến thức và học sinh
chép vào vở.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các kiểu dinh dưỡng ( 10 phút)
a, Mục tiêu
Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
b, Nội dung
GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu các kiểu dinh
dưỡng ở vi sinh vật
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
Thời gian: 10 phút
Làm việc nhóm.
Học sinh tìm hiểu nội dung SGK hoàn thành bảng sau và sắp xếp tên 1 số vi sinh
vật (vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, trùng roi xanh, trùng giày, tảo silic) vào ô
thích hợp
Nguồn carbon Nguồn năng lượng

Ánh sáng Phản ứng hóa học

Hữu cơ Đại diện: Đại diện:

Ví dụ: Ví dụ:

CO2 Đại diện: Đại diện:

Ví dụ: Ví dụ:

c, Sản phẩm:
Đáp án phiếu học tập
Nguồn carbon Nguồn năng lượng

Ánh sáng Phản ứng hóa học

Hữu cơ Quang dị dưỡng Hóa dị dưỡng


Đại diện: Đại diện:
Vi khuẩn không chứa lưu Vi nấm, nguyên sinh động vật,
huỳnh màu lục và màu tía đa số vi khuẩn
Ví dụ:
Ví dụ:
Trùng giày, vi khuẩn lactic,
nấm men, nấm mốc

CO2 Quang tự dưỡng Hóa tự dưỡng


Đại diện: Đại diện:
Vi khuẩn lam, vi tảo, vi Vi khuẩn oxi hóa hydrogen,
khuẩn lưu huỳnh màu lục và
lưu huýnh, sắt hoặc nitrate hóa
màu tía

Ví dụ: Ví dụ:
Trùng roi xanh, tảo silic
d, Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm và Học sinh nhận nhiệm vụ


hoàn thành phiếu học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV quan sát lớp hỗ trợ học sinh Học sinh thực hiện yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv mời nhóm trả lời câu hỏi Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung
ý kiến nếu có.

Bước 4: Nhận định và kết luận

GV nhận xét về câu trả lời của học sinh HS lắng nghe và đặt câu hỏi ( nếu có)
GV sẽ chốt các kiến thức và học sinh
chép vào vở.

Tiểu kết:
Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và nguồn cacbon có 4 kiểu dinh dưỡng chính ở
vi sinh vật:
Nguồn carbon Nguồn năng lượng

Ánh sáng Phản ứng hóa học

Hữu cơ Quang dị dưỡng Hóa dị dưỡng


Vi khuẩn không chứa lưu Vi nấm, nguyên sinh động vật,
huỳnh màu lục và màu tía đa số vi khuẩn
Trùng giày, vi khuẩn lactic,
nấm men, nấm mốc

CO2 Quang tự dưỡng Hóa tự dưỡng


Vi khuẩn lam, vi tảo, vi Vi khuẩn oxi hóa hydrogen,
khuẩn lưu huỳnh màu lục lưu huỳnh, sắt hoặc nitrat hóa
và màu tía
Trùng roi xanh, tảo silic

 Vi sinh vật cần nguồn carbon, năng lượng phù hợp và các nguyên tố khác
cho quá trình phát triển và sinh sản.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
a, Mục tiêu
Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
b, Nội dung
Chia lớp thành 3 nhóm HS, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép cho học sinh hoạt động nhóm.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu phương pháp phân lập vi sinh vật
+ Nhóm 2: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu hình thái vi sinh vật
+ Nhóm 3: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật.
Các nhóm thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập trong 7 phút.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Phiếu học tập nhóm 1
(MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT)
Hình thức: Làm việc nhóm
Thời gian: 7 phút
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK - III tr 104 -105 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
sau:
1. Tìm hiểu phương pháp phân lập vi sinh vật
a. Mục đích phương pháp?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
b. Ý nghĩa phương pháp là gì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
c. Các bước thực hiện như thế nào?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Vòng 1: Nhóm chuyên gia


Phiếu học tập nhóm 2
(MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT)
Hình thức: Làm việc nhóm
Thời gian: 7 phút
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK - III tr 104 -105 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
sau:
2. Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu hình thái vi sinh vật
a. Mục đích phương pháp?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
b. Ý nghĩa phương pháp là gì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
c. Các bước thực hiện như thế nào?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

- Hình thành 3 nhóm mới có đủ thành viên nhóm 1,2,3 cũ. Các nhóm thảo luận và
hoàn thiện phiếu học tập mảnh ghép: Phân biệt 3 phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Phiếu học tập mảnh ghép: Phân biệt 3 phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Phiếu học tập vòng 2


(PHÂN BIỆT 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT)
Hình thức: Làm việc nhóm
Thời gian: 10 phút
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK - III tr 104 -105 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
sau:

Tiêu chí Phân lập vi sinh vật Nghiên cứu hình Nghiên cứu đặc điểm
thái vi sinh vật hình thái vi sinh vật

Mục đích

Ý nghĩa

Các bước thực


hiện

c, Sản phẩm
- Đáp án phiếu học tập

Phiếu học tập vòng 2


(PHÂN BIỆT 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT)
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK - III tr 104 -105 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
sau:

Tiêu chí Phân lập vi sinh vật Nghiên cứu hình thái Nghiên cứu đặc
vi sinh vật điểm hình thái vi
sinh vật

Mục đích Phương pháp phân Phương pháp nhằm Phát hiện 1 số
lập nhằm tách riêng nhận biết nhóm vi chất chỉ có ở từng
từng loài vi sinh vật sinh vật loại VSV
từ hỗn hợp nhiều
loài vi sinh vật.

Ý nghĩa Phân lập là khâu Mỗi nhóm VSV có Hợp chất tham gia
quan trọng trong quá hình thái tế bào đặc cấu tạo và thực
trình nghiên cứu về trưng hiện chức năng
hình thái, sinh lí, hóa sống có thể nhận
sinh hoặc sử dụng biết thông qua
loài nào đó vào thực một số phản ứng
tiễn. hóa học
Các bước - B1: Chuẩn bị môi - B1: Chuẩn bị mẫu - B1: Chuẩn bị
thực hiện trường phân lập và vật ( nấm men và vi mẫu
pha loãng mẫu vật khuẩn thường làm - B2: Thực hiện
- B2: Trải đều mẫu các vết bôi và nhuộm phản ứng hoá học
trên môi trường đặc màu xanh methylen để nhận biết.
- B3: Nuôi cấy hoặc fuchsin)
trong điều kiện - B2: Quan sát dưới
thích hợp để tạo ra kính hiển vi
các khuẩn lạc riêng - Vi khuẩn và nấm
rẽ trên các môi men quan sát ở vật
trường phân lập. kính 100x
- B4: Quan sát và - Nấm mốc và
phân tích kết quả nguyên sinh vật quan
phân lâp. sát trực tiếp ở vật
kính 10x hoặc 40x.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM


Nhóm đánh giá:............................... Nhóm được đánh giá:...............................

Tiêu chí đánh giá Có Không Ghi


chú

1. Hoàn thành đầy đủ số lượng


nội dung kiến thức theo yêu cầu
(2 điểm)

2. Trình bày sạch sẽ, dễ nhìn(1


điểm)

3. Trình bày đúng nội dung kiến


thức (3 điểm)

4. Người thuyết trình rõ ràng,


rành mạch (2 điểm)

5. Đưa ra lời nhận xét cho nhóm


khác một cách tích cực, đúng đắn
(1 điểm)
6. Sản phẩm hoàn thành đúng
thời gian yêu cầu (1 điểm)
Tổng điểm:

d, Tổ chức thực hiện


Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực - HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
hiện kĩ thuật mảnh ghép trong học
tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu phương
pháp phân lập vi sinh vật
+ Nhóm 2: Tìm hiểu phương
pháp nghiên cứu hình thái vi
sinh vật
+ Nhóm 3: Tìm hiểu phương
pháp nghiên cứu đặc điểm
hóa sinh của vi sinh vật.
- Thời gian: 7 phút
- Nhóm mảnh ghép: Hình thành
3 nhóm mới có đủ thành viên
nhóm 1,2,3. Các thành viên
của nhóm mới chia sẻ thông
tin cho nhau để tất cả các
thành viên đều biết về 3
phương pháp nghiên cứu
VSV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV quan sát đảm bảo rằng vòng 1 HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để hoàn
các HS đều nắm được phương pháp thiện nhiệm vụ ở vòng 1 và vòng 2
nhóm nghiên cứu, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận


GV gọi đại diện 3 nhóm HS lên trình - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
bày kết quả - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý
kiến nếu có.

Bước 4: Nhận định và kết luận

GV nhận xét, đánh giá tinh thần, thái HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
độ học tập của HSHS

Tiểu kết
1. Phân lập vi sinh vật
Ý nghĩa: Trong các mẫu vật thường chứa hỗn hợp các VSV nên phải dùng phương
pháp này tách chúng ra.
Thực hiện:
B1: Pha loãng mẫu vật
B2: Trải đều mẫu trên môi trường đặc
B3: VSV phát triển thành các khuẩn lạc từ đó có thể tách riêng từng loại VSV mong
muốn.
- Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, màu trắng sữa.
- Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng, tế bào dạng sợi, xốp và có nhiều màu sắc.
2. Nghiên cứu hình thái vi sinh vật
Ý nghĩa: Mỗi nhóm VSV có hình thái tế bào đặc trưng => nhận biết nhóm VSV
Thực hiện:
B1: Chuẩn bị mẫu vật ( nấm men và vi khuẩn thường làm các vết bôi và nhuộm màu
xanh methylen hoặc fuchsin)
B2: Quan sát dưới kính hiển vi
- Vi khuẩn và nấm men quan sát ở vật kính 100x
- Nấm mốc và nguyên sinh vật quan sát trực tiếp ở vật kính 10x hoặc 40x.
3. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của VSV
Ý nghĩa: Phát hiện 1 số chất chỉ có ở từng loại VSV
Thực hiện:
B1: Chuẩn bị mẫu
B2: Thực hiện phản ứng hoá học để nhận biết.

You might also like