Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đề:

I. Tiếng Việt (2,0 diểm)


Câu 1: Trong những từ được in đậm dưới đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo
nghĩa chuyển? Hãy giải thích ý nghĩa của các từ đó:
a. Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.(Nguyễn Khuyến, Thu ẩm)
b. Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn?( Tố Hữu, Tiếng ru)
c. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu(Huy Cận, Tràng giang)
Câu 2: So sánh sự việc xảy ra:
- Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Với lời người bà dặn cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
- Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
ta thấy có một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Lí giải ý nghĩa của việc
không tuân thủ phương châm hội thoại đó?
II. Đọc hiểu văn bản (2,5 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là
thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng
vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen
gạt tàn bừa bãi ra khỏi nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một
chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối
xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ,
con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến
cho nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già
giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên, mỗi người, mỗi
gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Câu 1. Trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những thói quen tốt và thói quen xấu nào?
Câu 2. Theo em, vì sao tác giả cho rằng "Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu
thì dễ."?
Câu 3. Ngoài những thói quen tốt tác giả đã kể trên, em hãy kể thêm ít nhất 3 thói quen tốt khác. Chia sẻ
biện pháp để em hình thành được một trong ba thói quen tốt đó.
II. LÀM VĂN (5,5 điểm)
Câu 1 (1.5 điểm).
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày ý nghĩa
của thói quen tốt trong cuộc sống.
Câu 2 (4,5 điểm) "Thơ là sự thể hiện con người một cách cao đẹp"(Sóng Hồng). Phân tích hai đoạn thơ
sau làm sáng tỏ nhận định:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận"
"Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim".
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)

You might also like