Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC
BÀI GIẢNG

MSMH: SP 168
DÙNG CHO CÁC NGÀNH SP. SINH HỌC, CÔNG NGHỆ SINH HỌC,

BIÊN SOẠN

PGS. TS. ĐẶNG MINH QUÂN


Email: dmquan@ctu.edu.vn
Tel/zalo: 0916 749 749
PTN THỰC VẬT – BM SINH – K.SP
-----2023-----
YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN
(CHUẨN ĐẦU RA)

 Trình bày được: các thuật ngữ, các phương pháp, nguyên
tắc, tiêu chuẩn phân loại; danh pháp thực vật; MQH và
tầm quan trọng của PLHTV với các môn học khác.
 Trình bày được các đặc điểm chính để phân loại các
taxon giữa các ngành và trong từng ngành. Giải thích
được sự tiến hóa và sự đa dạng của giới thực vật.
Vận dụng kiến thức phân loại vào thực tiển để xác định
giá trị sử dụng của các loài thực vật, nấm.
 Rèn luyện kỹ năng nhận diện, tra cứu tài liệu và phân loại mẫu.
 Có tinh thần thái độ nghiêm túc trong học tập; có ý thức
phấn đấu để nâng cao năng lực chuyên môn.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần bao gồm:
TT Điểm thành phần Quy định Trọng số

1 Điểm chuyên cần Học 100% số buổi (Vắng 1b – 10%


0,25đ; >2b: cấm thi
2 Điểm báo cáo - Lập được bảng danh lục 20%
seminar hoặc bài tập - Làm được bộ ảnh chụp/làm
được bộ mẫu ép khô các loài TV
khu vực được giao nghiên cứu.
3 Điểm k.tra giữa kỳ Thi trắc nghiệm/vấn đáp (30 p) 20%

4 Điểm thi kết thúc - Thi trắc nghiệm (60 phút) 50%
học phần - Điều kiện được tham dự thi kết
thúc: Tham dự tối thiểu 80% số
tiết lý thuyết trên lớp.
Tổng cộng 100%
BÀI TẬP NHÓM

I. CÁCH TỔ CHỨC
1. Chia nhóm: Mỗi nhóm 5-7 sinh viên tùy tính chất đề tài.
2. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng. Tự chọn hoặc bốc thăm đề tài.
3. Tuần 14, mỗi nhóm phải nộp kết quả sản phẩm bao gồm:
(1) file ảnh chụp các loài cây đã sắp xếp theo từng họ, từng loài.
(2) Bộ mẫu ép khô (Bách thảo tập).
(3) Bài báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu bằng file word (gồm
các biểu bảng, ko chèn hình và phải có danh sách nhóm).
Hình thức nộp: Nộp tập trung cho lớp trưởng. Lớp trưởng tổng
hợp và gởi toàn bộ cho thầy qua mail (chia sẽ qua google drive).
4. Điểm bài tập nhóm: 2 điểm.
CHIA NHÓM – CHỌN CHỦ ĐỀ
TT H1ọ và tên Tên chủ đề TT Họ và tên Tên chủ đề
1 Lê Kim Ngân Phân loại 19 Nguyễn Hoài Hợp Phân loại các
2 Nguyễn Gia Linh các loài cây 20 Trần Hồng Nhân loài cây cảnh
3 Nguyễn Thị Thu Quyên trong 21 Nguyễn Ngọc Phi ở KDC Hồng
4 Võ Mai Tuyết Nghi KDLST Mỹ 22 Nguyễn Thnah Nam Phát
5 Lý Gia Phúc Khánh 23 Phạm Thị Diễm My
6 Trần Minh Khởi 24 Phạm Ngọc Minh Châu
7 Phạm Minh Thư Phân loại 25 Chung Thị Ánh Linh Phân loại các
8 Nguyễn Hồng Anh các loài cây 26 Trần Ngọc Hân loài cây
9 Nguyễn Thị Đẹp làm cảnh ở 27 Huỳnh Minh Hiếu trong chùa
10 Trần Bích Vân Q. Ninh 28 Ng. Thị Tuyết Huệ Long Quang
11 Đỗ Minh Nhựt Kiều, TPCT 29 Nguyễn Thị Huyền Trân Cổ Tự
12 Nguyễn Thảo Vy (7615) 30 Trần Thị Ngọc Mai
13 Nguyễn Thanh Toàn Phân loại 31 Trần Thị Hà Phương Phân loại các
14 Lê Phước Lâm các loài cây 32 Mai H. Thị Thùy Vương loài cây ăn
15 Nguyễn Thị Như Ý ăn quả ở H. 33 Trương Yến Linh trái ở H.
16 Ng. Ngọc Phương Trang Vũng Liêm 34 Lê Minh Trí Thiện Phong Điền
17 Nguyễn Thảo Vy (335) 35 Nguyễn Lê Quyết TPCT
18 Lê Ngọc Trâm 36 Võ Thị Thanh Lam
CHIA NHÓM – CHỌN CHỦ ĐỀ
TT Họ và tên Tên chủ đề TT Họ và tên Tên chủ đề

37 Cao Lê Nhật Anh Phân loại 55 Trần Ánh Hằng Phân loại các
38 Nguyễn T. Diễm Kiều các loài cây 56 Lê Hồng Ni loài cây
39 Nguyễn Văn Linh trong Thiền 57 Lâm Thị Ngọc Quí thuốc ở Phú
40 Triệu Duy Thuần Viện Trúc 58 Hồ Thị hạnh Duyên Long, TX
41 Đinh Công Khải Lâm 59 Nguyễn Thị Yến Khoa Tân Châu
42 Nguyễn Thị Kim Hân 60 Đào Ng. Huỳnh Mai
43 Phan Huỳnh Tiến Trung Phân loại 61 Lê Các Kiều Anh Phân loại các
44 Nguyễn Bảo Trang các loài cây 62 Phạm Phương Liên loài cây ở
45 Nguyễn Thị Khéo làm thuốc ở 63 Phan Thị Mai Đình Bến Ninh
46 Nguyễn T. Thúy Hằng Q. Ninh 64 Lê Tuyết Nhung Kiều
47 Kim Thị Quế Trân Kiều 65 Trương Lê Minh Phát
48 Trần Lê Pương Thùy 66 Huỳnh T. Thu Thảo
67 Thái T. Thu Thảo
49 Đào Vũ Ngọc Thảo Phân loại
50 Thi Thị Hoàng Sang các loài cây
51 Lê Quan Bình trong công Thời gian nộp SP: Tuần thứ 10.
52 Nguyễn Minh Nhựt viên Sông
53 Lưu Ngọc Bảo Khuyên Hậu
54 Huỳnh Ng. Phương Uyên
CÁC ĐỀ TÀI GỢI Ý

1. Phân loại các loài cây thân gỗ trong các khu dân dụng ở Q.Ninh
Kiều/ Q. Bình Thủy / Q. Cái Răng , TPCT.
2. Phân loại các loài cây cảnh ở …..
3. Sưu tầm các giống lúa ở ….
4. Phân loại các loài cỏ dại trên các ruộng lúa ở…
5. Phân loại các loài cây ăn trái ở …...
6. Phân loại các loài rau, hoa màu (trồng và hoang dại) ở Q. Ninh
Kiều / Q. Bình Thủy / Q. Cái Răng , TPCT (5 sv)
7. Phân loại các loài câu trong Khu DLST/KBT ở…
8. Phân loại các loài cây làm thuốc ở ...
 Phần Thực vật bậc thấp
- Đặng Thị Sy, 2005. Tảo học. NXB ĐHQG Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Dinh và ctv, 1997. Rong biển VN phần
phía Bắc. NXB Nông Nghiệp.
- Phạm Hoàng Hộ, 1972. Tảo học. Trung tâm Học liệu.
- Dương Đức Tiến & Võ Văn Chi, 1978. Phân loại học
TV (TVBT). NXB ĐH&THCN
- Phạm Văn Ngọt, 2016. Phân loại học Thực vật. NXB
Giáo dục.
 Phần Thực vật bậc cao
- Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Thị Sy, 2004. Hệ thống học
thực vật. NXB ĐHQG Hà Nội.
- Đặng Minh Quân và Đặng Văn Sơn, 2016. Đa dạng hệ thực
vật và hệ sinh thái rừng ở VQG Phú Quốc. NXB ĐHCT.
- Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2001. Cây cỏ Việt Nam (3 tập).
NXB Trẻ.
- Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Các phương pháp nghiên cứu
thực vật. NXB ĐHQG Hà Nội.
- Võ Văn Chi, 2015. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học
 Đối tượng của PLHTV
Là Giới TV, gồm các cá thể và các quần thể.
 Nhiệm vụ của PLHTV
Loài người từ khi mới xuất hiện
tiếp xúc với thiên nhiên
Ăn hoa, quả dại, rễ, củ ...

Bình thường nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê, chết...


Kinh nghiệm tích lũy dần
Phân biệt được: cây ăn được, cây có độc

Cây Cây Cây có độc


làm thực phẩm chữa bệnh săn bắn/chống kẻ thù
Sự tiến bộ của con người

Xã hội
Sự phát triển của xã hội
Mua bán, trao đổi
Thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm
Thực vật Xây dựng, vật dụng (tủ, bàn...)
Trang trí/cảnh...
>350 ngàn loài TV
Phân biệt để sử dụng

Môn PLH TV ra đời


 Sắp xếp các TV thành từng loại, từng nhóm theo
một trật tự tự nhiên từ thấp đến cao (gọi là Hệ
thống Tiến hóa).
 Xác định đặc tính riêng của mỗi loài và các taxon ở
bậc cao hơn bằng cách so sánh.
 Làm sáng tỏ đặc tính nào là chung cho các taxon
và do những nguyên nhân sinh học nào mà xuất
hiện những đặc điểm giống nhau và khác nhau đó.
 Việc PL các TV, làm rõ mối quan hệ thân thuộc
giữa chúng có ý nghĩa thực tiển rất lớn:
* Cải tạo, sử dụng những TV có lợi.
* Tiêu diệt những TV có hại.
 Nhờ PL mà sự đa dạng của giới hữu cơ trở thành
nghiên cứu được đối với các ngành khoa học khác:
* Sinh thái, Tài nguyên TV, Di truyền chọn
giống, Sinh lý TV.
* Sinh hóa, Dược học...
Lịch sử của PLH TV có thể chia làm 3 thời kỳ:
1. THỜI KỲ PHÂN LOẠI NHÂN TẠO
2. THỜI KỲ PHÂN LOẠI TỰ NHIÊN
3. THỜI KỲ PHÂN LOẠI TIẾN HÓA
1. THỜI KỲ PHÂN LOẠI NHÂN TẠO

 Việc xây dựng hệ thống chỉ dựa vào một, hai tính
chất được chọn lựa một cách tùy ý, chủ quan của
mỗi tác giả.
VD: Théophraste (371 - 286 trước CN)
- Dựa trên Nguyên tắc hình thái và sinh thái.
- Trong 2 tác phẩm “Lịch sử TV” và “Cơ thể TV”
đã mô tả gần 500 loài cây, phân thành:
* cây to/trung bình/nhỏ/thân cỏ,
* cây sống trên cạn/sống dưới nước,
* cây rụng lá hằng năm/thường xanh,…
 Giai đoạn Phục hưng (thế kỷ 15 - 16):
Chủ nghĩa Tư bản phát triển
Mua bán, trao đổi hàng hóa
Kiến thức về thực vật phát triển nhanh
Số cây được biết tăng rất nhiều
Xây dựng các bảng phân loại để tiện sử dụng

3 sự kiện đóng vai trò quan trọng đối với


sự phát triển của thực vật học

Hình thành các Tập Thành lập các vườn Biên soạn “Bách khoa
bách thảo (TK16) TV (TK 15-16) toàn thư” về TV.
Tích lũy nhiều tài liệu, thực tế (từ TK 16 - 18)

Xây dựng các bảng phân loại thực vật

Caesalpin J. Ray (1628-1705) Tournefort Linnée (1707-1778)


(1519-1603) (1656 - 1708)
18.000 loài
9.000 loài bộ nhị
Mô tả 1500 Thực vật: 2 nhóm
tràng hoa
loài TV *nhóm “bât toàn”: TV có 24 lớp

Dạng sống, Nấm, Rêu, Dxỉ, * nhóm vô *23 lớp: TV có hoa


hình thái các TV thủy sinh. cánh
*lớp thứ 24: TV
quả và hột *nhóm “có hoa”: * nhóm có không hoa (Tảo,
cánh. Nấm, Địa Y, DXỉ)
Cây một lá mầm
Cây hai lá mầm.
2. THỜI KỲ PHÂN LOẠI TỰ NHIÊN

 Hệ thống PLTN được xây dựng trên cơ sở các


mối quan hệ tự nhiên của thực vật:
 Việc phân loại không phải chỉ dựa vào một
hay vài tính chất lựa chọn tùy ý, mà dựa vào
toàn bộ (hay ít ra là một số lớn) tính chất của
chúng, do đó đã dần dần lập được các nhóm
thực vật tự nhiên.
 Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19.
 HTPL của M. Adanson (1727-1806): chia TV ra 58 họ.
 HTPL của Bernard Jussieu (1699-1777) và cháu là
Antoine Laurent de Jussieu (1748-1836):
- Sắp xếp TV theo trình tự từ thấp đến cao, xếp theo
họ và giữa các họ có những dạng chuyển tiếp, phản
ánh được mối quan hệ giữa các nhóm TV với nhau.
- A. L. Jussieu chia TV thành:
* TV không lá mầm: Tảo, Nấm, Rêu, Dương xỉ.
* TV có lá mầm: Tùng bách, TV một lá mầm và TV
hai lá mầm.
 HTPL của De Candolle (1778-1841):
- Chia TV làm 2 nhóm: TV không mạch, TV có mạch.
- Thống kê được 58.000 loài thuộc 161 họ.
- Người đầu tiên dùng từ taxonomy (phân loại học).
 Robert Brown (1773 - 1858):
 Nghiên cứu tỷ mỷ về cấu tạo CQSS của họ Tùng
bách và họ Tuế → Tách 2 nhóm Hạt trần và Hạt kín.
 Nhìn chung, các HTPL trong thời kỳ nầy vẫn
còn mang quan niệm sai lầm của Linnaeus về
tính bất biến của loài.
3. THỜI KỲ PHÂN LOẠI TIẾN HÓA

 Công trình của Lamarck (1744 - 1829):


 Phủ định tính bất biến của loài. Xem loài là kết
quả của sự phát triển tiến hóa tự nhiên.
 Cho rằng sinh vật bao giờ cũng phát sinh từ
những tổ chức rất đơn giản đến rất phức tap.
 Học thuyết Darwin (1809-1882) với tác phẩm
“nguồn gốc các loài”:
- Mở đầu thời kỳ PL tiến hóa.
- PLTV là phải tập hợp những dạng TV thống
nhất với nhau về nguồn gốc chứ không phải chỉ
giống nhau một cách đơn giản về đại bộ phận tính
chất như thời kỳ PL tự nhiên đã làm.
- Sự sắp xếp các nhóm TV không chỉ phản ánh mối
tương quan và nối tiếp giữa chúng, mà còn phải ánh
con đường phát triển tiến hóa của giới TV.
 Từ nửa sau thế kỷ 19 đến nay, có rất nhiều hệ
thống tiến hóa khác nhau:
+ Ở Nga: hệ thống của Grosseim, Takhtajan...
+ Ở Đức: hệ thống của Engler, Metz.
+ Ở Anh: hệ thống của Hutchinson, Rendle.
+ Ở Mỹ: hệ thống của Bessey, Pulle.
+ Ở Áo hệ thống của Wetstein.
Tuy vậy, chưa có một hệ thống nào được thừa nhận
là hoàn hảo toàn diện, do những nghiên cứu còn
chưa đầy đủ, những dẫn liệu còn thiếu sót.
- Sự phát triển của kỹ thuật hiển vi điện tử: Nghiên
cứu các cấu trúc siêu hiển vi, là cơ sở quan trọng cho
việc phân loại.
- Ngày nay, PLH TV đã phát triển trên một số lĩnh
vực mới như:
+ Phân loại học sinh thái,
+ Phân loại học hóa học,
+ Phân loại học kiểu nhân,
+ Phân loại học kiểu gen.
 đã mang lại những lượng thông tin rất lớn, phục vụ
các mục đích của phân loại học.
1. CÁC BẬC PHÂN LOẠI: Giới thực vật (Regnum Vegetabile)

Ngành (divisio)

Lớp (classis)

Bộ (ordo)

Họ (familia)
Tông (tribus)
Chi (genus)
Nhánh (sectio), Loạt (series)
Loài (Species) – đơn vị phân loại cơ sở
1. CÁC BẬC PHÂN LOẠI
- Trong hệ thống học, người ta còn dùng những bậc dưới
loài là Thứ (varietas) và Dạng (forma).
- Ngoài ra, có thể thêm các bậc phụ thuộc bằng cách thêm
các tiếp đầu ngữ super- (liên) hoặc sub- (phân).
 Những bậc thường gặp (23 bậc): divisio, subdivisio,
classis, subclassis, superordo, ordo, subordo, familia,
subfamilia, tribus, subtribus, genus, subgenus, sectio,
subsectio, series, subseries, species, subspecies, varietas,
subvarietas, forma, subforma.
Thứ tự này là chặt chẽ và không thay đổi.
2. CÁCH GỌI TÊN CÁC BẬC PHÂN LOẠI

2.1. Cách gọi các taxon trên bậc CHI


Ngành Phân Lớp Phân lớp Liên Bộ
ngành bộ
TV -phyta -phytina -opsida -idae -anae -ales
BC
Tảo -phyta -phytina -phyceae -phycidae -anae -ales
Nấm -mycota -mycotina -mycetes -mycetidae -anae -ales
Phân bộ Họ Phân họ Tông Phân tông

-ineae -aceae -oideae -eae -inae


2. CÁCH GỌI TÊN CÁC BẬC PHÂN LOẠI

2.2. Tên CHI:


- Là một danh từ số ít hoặc một chữ được coi là danh
từ (nguồn bất kỳ, có thể cấu tạo tùy ý).
Ví dụ: Rosa, Convulvulus, Impatiens...
- Không thể gồm 2 chữ, nếu những chữ đó không liên
kết với nhau bằng dấu gạch nối.
Được dùng: Quisqualis, Pseuduvaria (đã viết liền
2 chữ), Neo-uvaria (có dấu gạch nối).
- Chữ cái đầu tiên của tên chi phải viết hoa.
2. CÁCH GỌI TÊN CÁC BẬC PHÂN LOẠI
2.3. Tên LOÀI
 Linnaeus (1707-1778): Tên loài SV gồm 2 từ Latinh ghép lại
danh pháp “lưỡng nôm”) với qui ước như sau:
- Từ đầu chỉ tên chi (viết theo qui ước ở phần 2.2).
- Từ sau là một tính từ chỉ loài, không viết hoa. Tính từ này có
thể biểu thị:
+ tính chất của cây (như glabra: nhẳn; pilosa: có lông;
spinosa: có gai...),
+ nơi mọc (sylvestris: ở rừng); palustris: ở đầm lầy...),
+ nơi xuất xứ (tonkinensis: Bắc bộ; annamensis: Trung bộ;
cochinchinensis: Nam bộ; chinensis: Trung Quốc...),
+ công dụng của cây (textilis: lấy sợi, tinctorius: nhuộm...),
+ mùa hoa nở (vernalis: mùa xuân, autumnalis: mùa thu...)
+ chỉ tên người (lecomtei, pierrei, takhtajanii...).
- Sau tên loài, là họ t.giả đã công bố tên đó đầu tiên (viết tắt/nguyên ).
2. CÁCH GỌI TÊN CÁC BẬC PHÂN LOẠI
2.3. Tên LOÀI
 Ví dụ: Oryza sativa L.
+ là tên cây lúa (thuộc chi Oryza),
+ loài lúa thuộc dạng cây trồng (sativa),
+ L. là chữ viết tắt họ của ông Linnée.
- Nếu sau tên chi gồm nhiều từ thì những từ này được nối với
nhau bằng các gạch nối.
- Tên loài phải viết nghiên hoặc VIẾT HOA hoặc viết thường
nhưng phải gạch dưới.
Ví dụ: Oryza sativa L.
hoặc ORYZA SATIVA L.
hoặc Oryza sativa L.
2. CÁCH GỌI TÊN CÁC BẬC PHÂN LOẠI
2.4. Tên gọi của taxon dưới bậc LOÀI
Tên các taxon dưới loài là một tập hợp gồm:
Tên loài + thuật ngữ chỉ cấp bậc + tính ngữ dưới loài
+ Thuật ngữ chỉ cấp bậc có thể viết tắt hay
không viết tắt.
Ví dụ: subvarietas viết tắt subvar.,
forma viết tắt là f.
+ Tính ngữ dưới loài cấu tạo như tính ngữ loài.
Ví dụ: chỉ tên thứ một loài lúa (var.):
Oryza sativa L. var. glutinosa Tanaka
3.1. CÁC DẠNG SƠ ĐỒ HTS
 Các KQ phân tích về nguồn
gốc chủng loại đã được các
nhà PLH thể hiện bằng các
dạng sơ đồ hình cây
(Dendrogram) gọi là cây Cây chủng loại phát sinh (cắt dọc) của ngành
nguồn gốc chủng loại. Ngọc lan (theo Takhtajan, 1987)

 Có hai dạng biểu đồ hình cây


thường gặp trong phân loại
học (thực vật) là
• dạng sơ đồ cây cắt dọc;
• dạng SĐ thân cây cắt ngang. Một phần của sơ đồ cây chủng loại phát sinh (cắt
ngang) của ngành Ngọc lan (Dahlgren et al., 1985)
(Sơ đồ bên trái là dạng không gian ba chiều của sơ đồ bên phải)
DẠNG SƠ ĐỒ CÂY CẮT DỌC
 Kiểu này cho ta nhìn cây nguồn gốc
chủng loại của SV từ phía bên.
 Phổ biến và được dùng ko chỉ cho SV
đang tồn tại mà cả những SV hoá thạch.
 Ng.tắc của kiểu SĐ này là các taxon
giới thiệu trong SĐ được sắp xếp theo
kiểu tuần tự từ gốc lên ngọn của cây,
trong đó những taxon cổ sơ nhất được Cây chủng loại phát sinh (cắt dọc) của
bố trí ở gốc. ngành Ngọc lan (Takhtajan, 1987)
 Ưu điểm của kiểu sơ đồ dạng cây này là ở chỗ nó miêu tả một cách dễ
hiểu, dễ thấy những dòng tiến hoá khác nhau, biểu hiện những mối quan
hệ bằng những đường nét liên tục.
 Tuy vậy, kiểu dạng cây bổ dọc có nhược điểm là ko thể diễn tả được
khối lượng của các taxon ở các bậc phân loại khác nhau. Khó khăn khi
xây dựng sơ đồ này là không thể chỉ rõ điểm xuất phát của các taxon.
DẠNG SƠ ĐỒ THÂN
CÂY CẮT NGANG

 Kiểu này ít gặp.


 Khác với kiểu sơ đồ thân cây cắt dọc, ở
kiểu này các taxon được sắp xếp từ tâm của
đoạn thân chính.
 Vị trí trung tâm để chỉ các taxon nguyên
thủy. Từ trung tâm xuất phát các dòng tiến
hoá khác nhau.
 Kiểu sơ đồ này có ưu điểm là có thể
dùng kích thước của các vòng tròn để chỉ
khối lượng khác nhau của các đơn vị phân
loại và có khả năng biểu thị mối quan hệ
Một phần của sơ đồ cây chủng loại phát sinh
nhiều mặc của chúng. (cắt ngang) của ngành Ngọc lan (Sơ đồ trên
là dạng không gian ba chiều của sơ đồ dưới)
5.2. CÁC KIỂU KHÓA ĐỊNH LOẠI
 Khóa định loại (KĐL) là công cụ rất quan trọng dùng trong
thực hành phân loại SV để xác định tên KH của mẫu vật.
 KĐL gồm những đặc điểm chuẩn loại được các nhà PLH lựa
chọn từ một hệ thống PL đã được công bố chính thức.
 Có các kiểu khóa định loại phổ biến như sau:
• Khóa định loại lưỡng phân
• Khóa số tổng hợp (Khóa số đa phân)
5.2.1. Khóa định loại lưỡng phân
 Khóa định loại lưỡng phân là kiểu khóa định loại được dùng phổ
biến hiện nay ở các nước.
 Nguyên tắc của kiểu khóa này là chia đôi một nhóm SV thành 2
nhóm nhỏ nhờ những đặc tính phân biệt nhau (những dấu hiệu
phân loại) ghi trong hai mục đối lập nhau (thuận tính – tesa và
đối tính – antitesa) của bảng khóa;
 Mỗi nhóm nhỏ đó lại tiếp tục chia thành 2 nhóm nhỏ hơn... cứ
như thế cho đến khi tới các đơn vị phân loại.
5.2.1. Khóa định loại lưỡng phân
 Ví dụ:
1. Bộ nhụy gồm các lá noãn rời (Phân họ I: Annonoideae) ……................ 2
Bộ nhụy hợp bên lá noãn (paracarpa).......... Phân họ II: Monodoroideae
2 (1). Phần quả khi chín rời nhau .................................................................. 3
Phần quả khi chín hợp thành khối nạc dạng mọng .... Tông 4: Annoneae
3 (2). Nhị kiểu uvarioid, thường nhiều ......................................................... 4
Nhị kiểu miliusoid, ít và ổn định về số lượng ......... Tông 3: Miliuseae
4 (3). Cánh hoa ít nhiều xếp lợp ......................................... Tông 1: Uvarieae
Cánh hoa của cả 2 vòng xếp van ..................., Tông 2: Unoneae
5.2.2. Khóa số tổng hợp
 Khác với khóa lưỡng phân, khóa số tổng hợp giúp người sử
dụng nó cùng một lúc có thể so sánh hàng loạt đặc tính của các
nhóm SV cùng một lúc.
 Khi sử dụng khóa này ta không cần phải nhớ các đặc tính đã đọc
như khi tiến hành tra cứu các khóa định loại lưỡng phân.
 Khóa số được viết dưới 2 dạng bảng:
• Bảng phân tích các đặc điểm phân loại.
• Bảng tổng hợp các ký hiệu.
 Ví dụ về kiểu khóa tổng hợp dùng để định loại các phân họ và
các tông thuộc họ Annonaceae.
A. Bảng phân tích các đặc tính B. Bảng tổng hợp
phân loại các đặc tính phân loại
I. Cấu tạo bộ nhụy
1. Bộ nhụy gồm các lá noãn rời
Tên taxon I II III IV
2. Bộ nhụy hợp bên lá noãn (Paracarpa)
II. Cấu tạo của quả ANNONOIDEAE
1. Phân quả khi chín rời nhau - Uvarieae 1 1 1 1
2. Phân quả khi chín hợp lại thành khối - Unoneae 1 1 2 1
nạc dạng mọng
3. Quả hợp paracarp - Miliuseae 1 1 2 2
III. Cách xếp của cánh hoa - Annoneae 1 2 3 1
1. Tất cả các cánh hoa đều xếp lợp
MONODOROIDEAE 2 3 2 1
2. Cánh hoa của cả 2 vòng đều xếp van
3. Cánh hoa vòng ngoài xếp van (l.mãnh),
những chiếc vòng trong (nếu có) xếp lợp
IV. Kiểu nhị
1. Nhị kiểu uvarioid
2. Nhị kiểu miliusoid
IV.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP
PHÁP PHÂN
PHÂNLOẠI
LOẠI

1. Phương pháp hình thái (Morphology)


+ Dựa vào đặc điểm hình thái, nhất là hình
thái cơ quan sinh sản.
+ Những TV càng gần nhau thì càng có
nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.
Hiện nay, người ta còn dùng cả những đặc
điểm vi hình thái (micromorphologie), tức là hình
thái cấu trúc của tế bào, của mô, kể cả cấu trúc
siêu hiển vi, để phân loại.
2. Phương pháp giải phẩu (Anatomy)
+ Được dùng từ thế kỷ XIX do sự phát triển
và hoàn thiện của kính hiển vi.
+ Đây là phương pháp chính xác và khách
quan cho phép xác lập mối quan hệ thân cận
không những của các nhóm lớn (như lớp, bộ,
họ) mà còn cả các nhóm nhỏ (giống, loài...) và
quan hệ chủng loại.
Ví dụ: Cây 2 lá mầm phân biệt với cây 1 lá mầm
bởi cấu tạo và sự sắp xếp của mô dẫn truyền trong
thân.
+ Phương pháp nầy bổ sung thêm cho
phương pháp hình thái so sánh.
Hình 1.3: Lát cắt ngang thân cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
1. Lát cắt ngang thân cây Một lá mầm: Số lượng bó libe gỗ nhiều, xếp thành nhiều vòng
2. Lát cắt ngang thân cây Hai lá mầm: Số lượng bó libe gỗ ít, xếp thành một vòng.
3. Phương pháp bào tử, phấn hoa
•Nghiên cứu bào tử, hạt phấn, đặc biệt là cấu trúc bề mặt hạt
phấn (có rãnh/lỗ, số lượng rãnh/lỗ...) → Cung cấp dẫn liệu
xây dựng hệ thống chủng loại phát sinh.
•Hai loại hạt phấn cơ bản thường tìm thấy trong thực vật có
hoa là hạt phấn một rãnh và hạt phấn ba rãnh.

1 2
Hình 1.4: Các dạng hạt phấn thường gặp ở thực vật có hoa
1. Hạt phấn một rãnh ở Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.)
2. Hạt phấn ba rãnh ở Dưa leo (Cucumis sativus L.)
4. Phương pháp tế bào học
•Nghiên cứu số lượng, hình thái và cấu trúc của NST.
•Mối quan hệ họ hàng của các taxon được phản ánh qua sự
giống nhau của NST; số lượng và tỉ lệ ghép đôi của NST giữa
2 bộ NST càng cao thì mối quan hệ họ hàng càng gần gũi.
5. Phương pháp chỉ thị dấu phân tử ADN
• Đây là các chỉ thị về đa hình độ dài các đoạn cắt giới hạn
RFLP, hay đa hình các đoạn ADN nhân ngẫu nhiên RAPD,
hay chỉ tiểu đoạn các trình tự lặp lại đơn giản SSR, hoặc
chỉ thị độ dài các đoạn nhân chọn lọc AFLP...
• Tính đa dạng của sinh giới là hệ quả của sự đa dạng trong
trình tự ADN của các cơ thể SV khác nhau. Do đó việc
nghiên cứu trình tự và nguyên nhân của sự sai khác về
trình tự ADN rất hữu ích cho việc phân loại các cơ thể sinh
vật khác nhau.
6. Phương pháp sinh hóa (Biochemistry)
- Các loài gần nhau thường chứa những hợp chất hoá học
giống nhau.
Ví dụ: + Các loài thuốc lá chứa nicotin,
+ Các loài họ Hoa môi chứa tinh dầu...
- Phương pháp nầy giúp ta có hướng tìm những hợp chất cần
thiết trong các loài gần gũi nhau.
7. Các phương pháp khác
- Phương pháp cổ thực vật học;
- Phương pháp miễn dịch học;
- Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh;
- Phương pháp lai ghép;
- Phương pháp phân loại địa lý thực vật;
- Phương pháp sinh thái.
- Từ xa xưa: Sinh vật chia thành 2 giới:
giới Thực vật (Plantae) và giới Động vật (Animalia)
Sự khác biệt giữa 2 giới đó là:
* Giới Thực vật: gồm các sinh vật có các đặc điểm sau:
+ Không tự di động và không có hệ thần kinh
+ Có vách tế bào bằng Cellulose...
+ Sống tự dưỡng.
* Giới Động vật: gồm các sinh vật có các đặc điểm sau:
+ Có khả năng di động, có hệ thần kinh phát triển
+ Có màng tế bào bằng protein
+ Sống dị dưỡng
- Những bất cập trong cách phân chia này thể hiện sự
không thỏa đáng, chẳng hạn như:
+ San hô, Hải miên trước đây được xếp vào giới ĐV,
nhưng lại sống cố định một chỗ; trong khi Trùng roi (Tảo
Mắt) thì được xếp vào giới TV nhưng chúng lại chuyển
động được ở trong nước.
+ Nấm trước đây được xếp vào giới TV nhưng chúng
không có quá trình quang hợp, vì trong tế bào không có
diệp lục. Do vậy chúng phải sống hoại sinh hoặc kí sinh.
- Sự phát triển của KHKT đã giúp hiểu rõ hơn về bản chất
cấu tạo siêu hiển vi của tế bào, từ đó xem xét lại cách sắp
xếp trên.
Ví dụ: Trước đây, Vi khuẩn (Bacteria) được xếp vào
giới ĐV, còn Tảo lam (Cyanophyta) xếp vào giới TV,
nhưng nay người ta thấy rằng 2 nhóm này có chung một
đặc điểm rất cơ bản là tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh.
 Một hệ thống sắp xếp hoàn chỉnh hơn được ra đời,
đáng kể đến là hệ thống của Gordon R. Leedale (1974), đó
là hệ thống 4 giới.
- Hệ thống 4 giới của Gordon R. Leedale (1974):
+ Giới sinh vật tiền nhân (Monera / Procaryota).
+ Giới Nấm (Fungi)
+ Giới Thực vật (Plantae)
+ Giới Động vật (Animalia)
- Quan niệm chia sinh giới thành 5 giới (Whittaker, 1969):
+ Giới sinh vật tiền nhân (Monera/Procaryota): gồm Vi
khuẩn và VK lam
+ Giới Nấm (Fungi)
+ Giới Protista: gồm những sinh vật có nhân thật, đơn bào
hay đa bào nguyên thủy.
+ Giới Thực vật (Plantae): SV tự dưỡng nhờ quá trình QH.
+ Giới Động vật (Animalia): sinh vật dị dưỡng.
Sơ đồ phân chia sinh
giới thành 5 giới
(Whittaker, R.M., 1969)
 Gần đây, dựa vào sự phân tích trình tự nuclêôtit của rARN và
một số đ.điểm khác về phân tử ở nhiều loài SV (từ vi khuẩn
đến động vật), một số nhà khoa học đã đưa ra hệ thống phân
loại sinh giới gồm 3 lãnh giới (Domain).
 Tách giới khởi sinh (Monera) gồm những SV nhân sơ thành 2
lãnh giới: LG Vi sinh vật cổ (Archaea) và LG Vi khuẩn
(Bacteria). LG thứ 3 (Eukarya) gồm những SV nhân thực chia
làm 4 giới: giới nguyên sinh (Protista), giới nấm (Fungi), giới
động vật (Animalia) và giới thực vật (Plantae).
 Năm 1980, các nhà KH phát hiện Archaea, chúng là những VSV
đơn bào nhân sơ nhưng khác với VK ở nhiều đ.điểm như cấu tạo
thành TB, lipit của màng sinh chất và một số đ.điểm trao đổi chất.
Trong phạm vi tài liệu, chỉ trình bày 3 giới:
A. Giới sinh vật chưa có nhân điển hình
(Monera), gồm 2 ngành:
+ Ngành Vi khuẩn (Bacteriophyta)
+ Ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteria)
hay Tảo lam (Cyanophyta).
B. Giới Nấm (Fungi), gồm 2 ngành:
+ Ngành Nấm nhầy (Myxomycota)
+ Ngành Nấm thực (Mycota)
C. Giới Thực vật (Plantae), gồm 2 phân giới:
+ Phân giới TV bậc thấp (Nhóm Tảo)
+ Phân giới TV bậc cao (Thực vật có phôi)
 Phân giới TV bậc thấp, gồm các ngành Tảo:
1.1. Ngành Tảo Hồng / Tảo Đỏ (Rhodophyta)
1.2. Ngành Tảo Vàng Ánh / Kim Tảo (Chrysophyta)
1.3. Ngành Tảo Vàng / Hoàng Tảo (Xanthopyta)
1.4. Ngành Tảo Giáp / Song Chiên Tảo (Pyrrophyta)
1.5. Ngành Tảo Silíc / Khuê Tảo (Bacillariophyta)
1.6. Ngành Tảo Nâu / Cát Tảo (Phaeophyta)
1.7. Ngành Tảo Mắt / Nhỡn Tảo (Euglenophyta)
1.8. Ngành Tảo Lục (Chlorophyta)
Ngoài ra, còn một nhóm đặc biệt là Địa y
(Lichenes), là nhóm cộng sinh giữa Tảo và Nấm.
 Phân giới TVBC gồm các ngành:
2.1. Ngành Rêu / ngành Đài Thực vật (Bryophyta)
2.2. Ngành Dương xỉ trần (Ryniophyta)
2.3. Ngành Lá thông (Psilotophyta)
2.4. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
2.5. Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)
2.6. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)
2.7. Ngành Hột trần (Gymnospermae/Gymnosermatophyta)
hay Ngành Thông (Pinophyta).
2.8. Ngành Hột kín (Angiospermae/Angiospermatophyta)
hay Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
1. Lịch sử phân loại học thực vật chia làm 3 thời kì theo
trình tự sau:
a. PL hình thái → PL sinh hóa → PL kiểu gen
b. PL tự nhiên → PL tiến hóa → PL kiểu gen
c. PL nhân tạo → PL tự nhiên → PL tiến hóa
d. PL tự nhiên → PL nhân tạo → PL tiến hóa
2. Ở thời kì phân loại nhân tạo, việc xây dựng hệ thống
phân loại dựa vào:
a. Các dạng thực vật trung gian đã bị hóa thạch
b. Các dạng thực vật thống nhất nhau về nguồn gốc
c. Một hoặc hai tính chất tùy chọn của mỗi tác giả
d. Toàn bộ (hay một số lớn) tính chất của thực vật
3. Các phương pháp phân loại thực vật vẫn được sử
dụng phổ biến hiện nay là:
a. Phương pháp izo-enzym và chỉ thị dấu phân tử
ADN
b. Phương pháp địa lý học và cổ sinh vật học
c. Phương pháp giải phẩu học và sinh thái học
d. Phương pháp hình thái học và giải phẩu học
4. Trật tự các bậc phân loại cơ bản trong Hệ thống
sinh giới là:
a. Ngành - giới - lớp - họ - bộ - chi - loài
b. Giới - ngành - lớp - họ -bộ - chi - loài
c. Giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi – loài
d. Ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài - thứ
5. Từ nào dưới đây chỉ ra một họ TV:
a. Nostocaceae b. Chlorophyta
c. Desmidiales d. Magnoliopsida
6. Từ nào dưới đây chỉ ra một lớp TV:
a. Nostocaceae b. Chlorophyta
c. Desmidiales d. Magnoliopsida
7. Từ nào dưới đây chỉ ra một bộ TV:
a. Nostocaceae b. Chlorophyta
c. Desmidiales d. Magnoliopsida
8. Từ nào dưới đây chỉ ra một ngành TV:
a. Nostocaceae b. Chlorophyta
c. Desmidiales d. Magnoliopsida
9. Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống tiến hóa là:
a. Thứ b. Loài c. Chi d. Họ
10. Qui ước cách đặt tên một loài thực vật:
- Từ đầu chỉ tên …(1)… là 1 danh từ, viết hoa chữ cái đầu
- Từ sau là một tính từ chỉ ….(2)…, không viết hoa
- Sau tên loài là ….(3)…
a. (1): loài, (2): chi, (3): tên khu vực phát hiện ra loài đó
đầu tiên
b. (1): chi, (2): loài, (3): tên tác giả công bố loài đó đầu tiên
c. (1): loài, (2): chi, (3): tên tác giả công bố loài đó đầu tiên
d. (1): chi, (2): loài, (3): tên đặc tính chung nhất của loài đó
11. Tên khoa học của một loài phải viết như thế nào ?
a. Viết thường, nghiên
b. Viết hoa, nghiên
c. Viết gạch dưới
d. Cả a, b và c đều đúng
12. Quan điểm phân chia sinh giới theo Gordon (1974):
1/ 2 giới gồm 6/ giới Tảo
2/ 4 giới gồm 7/ giới Protista
3/ 5 giới gồm 8/ giới Nấm
4/ giới Sinh vật tiền nhân 9/ giới Động vật
5/ giới Sinh vật nhân thực 10/ giới Thực vật
a. 1, 4, 5 b. 2, 4, 6, 9, 10
c. 2, 4, 8, 9, 10 d. 3, 4, 7, 8, 9, 10
13. Hệ thống phân chia sinh giới của Whittaker (1969)
khác với hệ thống của Gordon (1974) cơ bản ở chỗ:
a. Có thêm giới Nấm
b. Có thêm giới Protista
c. Có thêm giới Tảo
d. Không xếp Tảo vào giới thực vật
17. Hiện nay, giới thực vật thường được chia thành:
a. 2 phân giới (PG) : PG Thực vật bậc thấp và PG
Thực vật bậc cao (TVBC)
b. 3 phân giới : PG Tảo lam, PG Thực vật bậc thấp,
PG TVBC
c. 3 phân giới : PG Nấm, PG Tảo, PG TVBC
d. 4 phân giới : PG Tảo lam, PG Nấm, PG Thực vật
bậc thấp, PG TVBC

You might also like