Bản sắc văn hóa Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

MỞ ĐẦU

Lời mở đầu
Con người luôn quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vì
vậy về mặt tâm linh có một ý nghĩa đặc biệt cho sự tồn tại và mở mang vùng đất
mới. Để đáp ứng nhu cầu đó “không chỉ tin đến những tín ngưỡng tôn giáo vốn
có mà họ còn tìm cách tự tạo cho mình những dạng thức tôn giáo mới”, từ đó
hình thành lên những dạng thức tín ngưỡng dân gian với những nét riêng biệt.
“Và ngày nay khi mà các vấn đề xã hội như: nghèo khổ, sự vô cảm, tệ nạn xã
hội, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sự gia tăng tội phạm tuổi vị thành niên,
sự vô trách nhiệm với nhau giữa các thành viên trong gia đình v.v… ngày càng
bộc lộ nhiều diễn biến phức tạp, làm giảm sút niềm tin lẫn nhau giữa các thành
viên trong xã hội thì vấn đề truy tìm lại những giá trị cốt lõi của dân tộc của tín
ngưỡng đã và đang như một phương cách cần thiết, kịp thời để tái lập lại một số
trật tự cũng như duy trì lối sống và văn hoá lành mạnh của gia đình người Việt
Nam. Tín ngưỡng là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện hầu hết trong cộng
đồng các dân tộc từ xa xưa cho đến nay. Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam
cũng không nằm ngoài tính chất đó.” Tuy nhiên, thờ Mẫu không chỉ là một tín
ngưỡng tức là niềm tin, lòng ngưỡng vọng về Mẫu và chư vị thánh thần mà còn
là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây là hai thành tố cơ bản, có quan
hệ hữu cơ và có tác động qua lại với nhau để hình thành loại hình văn hóa tâm
linh. “Tín ngưỡng thờ Mẫu” là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ
biến tại Việt Nam. Khởi nguồn của tín ngưỡng ngày xuất phát từ sự biết ơn đối
với người phụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người.
Chính vì thế em chọn đề tài viết về: “Tín ngưỡng thờ Mẫu tại xã Ngũ
Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội” để hiểu thêm về các hiện tượng, các quan niệm
xã hội…, “từ đó hiểu được một phần nguồn gốc, đặc thù của tư tưởng, tín
ngưỡng dân gian Việt Nam, các giá trị văn hoá truyền thống mà các bậc tiền
nhân đã dày công xây dựng. Thông qua việc nghiên cứu này để đóng góp một
phần vào việc xác định những nhân tố tích cực, những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam” “tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

NỘI DUNG

2.1 Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu


“Theo quan điểm Mác-xít thì tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng lịch
sử xã hội, là một bộ phận của ý thức xã hội. Cho nên, nó có quy luật hình thành,
tồn tại và phát triển riêng, được nảy sinh trên cơ sở kinh tế – xã hội nhất định,
chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Chúng ta đã biết, cho đến thời trung kỳ đồ
đá cũ mới bắt đầu xuất hiện nghi lễ mai táng người chết của người Neanderthal.
Lúc này, mầm mống của tôn giáo cũng xuất hiện và nó chỉ xuất hiện khi con
người bắt đầu biết quan sát thế giới xung quanh. Thời kỳ này, ý thức về tổ tiên là
một yếu tố của ý thức công xã nguyên thủy, phản ánh sự bất lực của con người
trước sức mạnh của tự nhiên. Từ đó, nảy sinh ra hàng loạt các hình thái đặc biệt
của tôn giáo nguyên thủy như sùng bái tự nhiên, ma thuật. Vì thế, để tìm hiểu
nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu chúng ta phải xem xét ở nhiều góc độ khác
nhau.”
* Dưới góc độ dân tộc học
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa và có thể là
một trong những tín ngưỡng sớm nhất của người Việt trước khi du nhập tam
giáo: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Cho tới nay, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước
ta chưa biết chính xác xuất hiện từ khi nào, nhưng có ý kiến cho rằng: người ta
tin mẹ thần linh này đã xuất hiện từ buổi hồng hoang, hay ít nhất là từ lúc người
Việt tiến hành khai thác trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
“Ở Việt Nam, đã có bằng chứng về sự tồn tại của chế độ mẫu hệ trong văn
hóa Bắc Sơn, thuộc sơ kỳ đồ đá mới, niên đại khoảng 6.000 năm trước công
nguyên, với các di chỉ được phát hiện ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lạng
Sơn, Bắc Kạn, Ninh Bình, Quảng Bình…
Trải qua một thời gian dài, xã hội Việt cổ vận hành theo chế độ mẫu hệ,
cho nên người mẹ có vai trò rất quan trọng không chỉ ở trong gia đình và ở cả
các hoạt động hàng ngày của thị tộc, không chỉ ở trong đời sống vật chất mà cả
ở đời sống tinh thần. Bởi lẽ, ngay cả trong xã hội mẫu hệ hay phụ hệ, người phụ
nữ đều giữ chức năng sinh sản, duy trì nòi giống và tạo ra lực lượng lao động
chính cho xã hội.
Xét ở góc độ một đơn vị kinh tế, dưới chế độ mẫu hệ, người phụ nữ đóng
vai trò chủ chốt trong công việc trồng trọt, chăn nuôi và cũng là người nắm toàn
bộ kinh tế của gia đình. Do vậy, người phụ nữ không những trở thành trung tâm
của đời sống vật chất mà còn là trung tâm của đời sống tinh thần. Từ đó dẫn đến
ý thức tôn vinh người phụ nữ – người mẹ không chỉ trong phạm vi gia đình mà
cả ở trong cả phạm vị thị tộc.”
Người mẹ còn được thần thánh hóa và được tôn vinh trong đời sống tâm
linh. Hiện tượng này không chỉ có ở dân tộc ta mà còn xuất hiện ở nhiều dân tộc
và tôn giáo trên thế giới, có thể kể đến: “Phật bà Quan Âm trong đạo Phật, Đức
mẹ trong đạo Công giáo, các nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, La Mã cổ đại…”
* Dưới góc độ văn hóa
“Từ xa xưa, con người đã có ý thức về sự sinh sôi nảy nở. Người mẹ
mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng che chở cho con, bảo vệ người con trước những
tác động của ngoại cảnh. Vì vậy, người mẹ đã trở thành biểu tượng đầu tiên cho
sự sinh tồn của giống nòi.
Dân tộc Việt Nam cũng như nhiều dân tộc trong khu vực Đông Nam Á và
trên thế giới, kế sinh nhai chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, vì thế có mối quan
hệ khắng khít với thiên nhiên như: đất, nước, mây, mưa, sấm, chớp… Do trình
độ nhận thức và tri thức thời đó còn thấp, con người không lý giải được các hiện
tượng tự nhiên, nên dẫn đến việc sùng bái thiên nhiên, từ đó tín ngưỡng đa thần
xuất hiện với quan điểm “vạn vật hữu linh”.
Ngoài các hiện tượng tự nhiên, người Việt cổ còn tôn thờ những yếu tố có
ảnh hưởng đến nghề trồng trọt, chăn nuôi, đến sự sinh sôi nảy nở, tiêu biểu là tín
ngưỡng phồn thực. Các dân tộc nông nghiệp khác sống thiên về du canh, du cư,
cuộc sống nay đây, mai đó, chỉ có trời mới chi phối cuộc sống của họ, còn các
yếu tố thiên nhiên khác đóng vai trò thứ yếu. Chính vì vậy, họ theo tín ngưỡng
độc thần.
Đối với cư dân trồng lúa nước như Việt Nam, đất chính là biểu tượng tiêu
biểu nhất cho sự sinh tồn và sau đó là đến cây. Bởi lẽ, với mắt quan sát thông
thường, đất nuôi dưỡng cây, cây từ đất mà mọc thành, cây cho mầm, rễ, quả để
con người sinh sống, cây cho cành cho rễ chằng chịt để con người treo mình trên
đó tránh thú dữ qua đêm, qua sự nguy hiểm. Tiếp đến là nước.” Nước giúp vạn
vật sinh sôi, nuôi dưỡng lúa ngô, hoa màu, nuôi dưỡng sự sống của con người.
Hơn ai hết, đối với dân tộc trồng trọt thì việc quan trọng hàng đầu là phải “trông
đất”, “trông mưa”. Đất, cây, nước cũng như mẹ, sinh dưỡng, nuôi nấng con cái,
quyết định trực tiếp đến sự sinh tồn của con người.
“Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời ở Việt Nam còn xuất phát từ nền văn minh
nông nghiệp lúa nước điển hình, thờ Mẫu nảy nở trên một miền đất nhiều đời
trồng cây lúa nước. Đối với dân cư nông nghiệp thì hình ảnh người mẹ càng
quan trọng, từ việc hái lượm người mẹ đã tìm ra hạt lúa để từ đó trở thành hồn
lúa.
Đối với nền nông nghiệp lúa nước thì đất và nước là hai đối tượng rất
quan trọng. Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, có đồi núi,
đồng bằng, có sông có biển, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm… nên có
điều kiện để nông nghiệp lúa nước được phát triển. Do đó khái niệm đất, nước
được định hướng và gắn chặt với nữ thần (mẹ), với tộc người, với quê hương xứ
sở.
Từ thực tiễn cuộc sống, những dân tộc sống bằng nghề trồng trọt như
người Việt cổ đã nhận thức được giữa đất, nước, cây và mẹ có sự tương đồng về
“tính âm”, từ đó cách gọi là Mẹ Cây, Mẹ Đất, mẹ nước được hình thành. Nhưng
dân gian cho rằng mưa là do trời quyết định nên mẹ trời được tôn vinh. Mẹ là
biểu tượng, là nguồn cội của sinh sôi, nảy nở. Từ nhận thức đó, trong tâm thức
của mình, người Việt cổ đã thần thánh hóa mẹ, coi mẹ như một vị thần.
Tín ngưỡng thờ “mẹ” bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ, nhưng với người Việt,
người phụ nữ có vị trí đặc biệt hơn so với các nơi khác. Người phụ nữ đảm nhận
hầu hết những công việc từ nội trợ, đồng áng đến buôn bán lo chi – tiêu trong
gia đình… Cũng chính từ nơi này, để khai thác triệt để tính đa dạng của địa hình
và môi trường sinh thái, người dân ngoài việc sản xuất nông nghiệp là chính,
còn biết làm những ngành nghề kinh tế khác. Từ rất sớm, ở đồng bằng Bắc Bộ
đã ra đời những làng nghề truyền thống và cũng chính nhờ đó xuất hiện các mẹ
là tổ sư các ngành nghề.”
* Dưới góc độ tư tưởng
Từ xa xưa cho tới nay, trong quá trình phát triển “năng lực” trí tuệ, con
người thường “ngạc nhiên” trước những hiện tượng diễn ra xung quanh mình.
Từ đó, con người luôn “suy tư” về nguồn gốc của vũ trụ, về những hiện tượng tự
nhiên xảy ra xung quanh và ngay cả nguồn gốc cũng như sự tồn tại của chính
bản thân con người.
“Có nhiều lý do thúc đẩy, đưa con người đến với những “suy tư” mang
tính triết lý, rồi được tổng hợp, nâng cao thành những cách lý giải sự vật, những
niềm tin trên cơ sở những nhận thức đã đựợc xác lập. Điều đó thể hiện nỗ lực tư
duy của con người để nhận thức, lý giải thế giới tự nhiên, con người và xã hội,
khởi thủy từ ba nguồn chính đó là: sự ngạc nhiên, sự hoài nghi (suy tư), và sự
thất bại của con người trong chính những nỗ lực ấy.
Trong quá trình Nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm – dương của
các cư dân phương Nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng
phân tích của người du mục, làm cho triết lý âm – dương đạt đến sự hoàn thiện
và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương Nam.”
Cư dân phương Nam sinh sống bằng nông nghiệp, nên quan tâm số một
của họ là sự sinh sôi nảy nở của cây trái và con người. Sinh sản của con người
thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nam và nữ; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì
do đất và trời – “đất sinh, trời dưỡng”. Chính vì thế mà hai cặp “mẹ – cha”, “đất
– trời” là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm – dương. Về
mặt ngôn ngữ học, “âm – dương” là phát âm của “yin yan” trong tiếng Hán,
nhưng chính tiếng Hán để chỉ khái niệm âm – dương lại vay mượn từ các ngôn
ngữ phương Nam trước đây.

2.2 Quy trình tổ chức nghi lễ của Tín ngưỡng thờ Mẫu
“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt với nghi lễ hầu đồng là
hình thức diễn xướng tâm linh thường diễn ra ở các điện, đền, phủ. Trong đó, hầu
đồng là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thánh vào thân xác thanh đồng để
cầu mong những nhu cầu của cuộc sống hiện thực như sức khỏe, tiền tài, hạnh
phúc… Qua nghi lễ hầu đồng, chúng ta sẽ hiểu biết được trang phục, cách sinh
hoạt của cha ông xưa, được chiêm ngưỡng sự hiện thân của các thần linh đã được
“lịch sử hóa” với những chiến công, phong cách rất riêng của từng nhân vật.” Đây
là một bộ sưu tập lịch sử và văn hóa vô cùng phong phú và sinh động, một “bảo
tàng sống” của văn hóa Việt Nam.
“Nghi lễ hầu đồng được cộng đồng biết tới từ lâu. Là nghi lễ trong tín
ngưỡng thờ Mẫu. Nghi lễ này không phải ai cũng nắm rõ. Nên có người cho
rằng đây là mê tín dị đoan. Nhưng bản chất của nghi lễ này rất sâu sắc. Mang
đạm bản sắc dân tộc.
Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Nghi lễ hầu
đồng được cộng đồng biết tới từ lâu. Là nghi lễ trong tín ngưỡng.

Nghi lễ hầu đồng được thực hiện trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ
Phủ, Thờ Đức Thánh Trần. Nghi lễ này được tin là nghi thức để giao tiếp với
thần linh. Người ta tin rằng, khi thực hiện nghi lễ. Thần linh sẽ nhập thể linh hồn
vào thân xác các ông đồng bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa. Lúc này
sẽ giúp phán truyền, diệt trừ ma quỷ, chữa bệnh, ban lộc, ban phúc cho con
nhang đệ tử.”

Những người tham gia hầu đồng:

“Người đứng đầu buổi lễ, giá hầu đồng được gọi chung là Thanh đồng.
Thanh đồng là nam giới thì được gọi là cậu. Nữ giới thì gọi là cô.

Đa phần người đứng ra thực hiện nghi lễ hầu đồng là những người có
đang rơi vào khó khăn về tinh thần. Kéo theo gia đạo, công danh sự nghiệp gặp
trắc trở.”

Người xưa quan niệm, người có “căn” mà không biết, không ra trình
Thánh thì thường ốm đau, bệnh tật. Dù có khám xét cũng không ra bệnh, gọi là
bệnh âm. Đối với những ông đồng, bà đồng thì hàng năm, sẽ thực hiện nghi lễ
hầu đồng. Có câu “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”.

Chuẩn bị cho nghi lễ hầu đồng

“Điện thờ: điện thờ là nơi thời các vị trong hệ thống Mẫu Tứ Phủ. Mẫu
Thượng Thiên ở giữa, Mẫu Địa bên phải, Mẫu Thoải bên trái, Mẫu Thượng
Ngàn.
Ngày thực hiện nghi lễ: ông đồng, bà đồng sẽ xem ngày đẹp tháng tốt để
chuẩn bị.

Dàn nhạc hầu đồng: Tùy địa phương, hoàn cảnh mà người ta có thể thêm
bót nhạc cụ. Nhưng một số nhạc cụ cơ bản phải đầy đủ là đàn nguyệt, trống nhỏ,
cảnh đôi, trống.

Nhân sự - người ở đằng sau hỗ trợ được gọi là Tứ trụ hầu dâng hoặc Nhị
trụ. Những người này sẽ giúp Thanh đồng chuẩn bị trang phục lễ lạt.

Trang phục hầu đồng: Dân gian truyền có 36 giá đồng, tương ứng với 36
vị Thánh. Do đó, sẽ có 36 bộ trang phục được chuẩn bị. Những thứ cơ bản gồm:
khăn đỏ phủ diện, 5 chiếc áo dài màu khác nhau, 1 quần dài trắng, khăn tấu
hương, thắt đai lưng màu. Son phấn, thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt,
xuyến, quạt.”

Lễ vật trong nghi lễ hầu đồng

Lễ vật trong mỗi vấn ngày xưa thường đơn giản. Gồm: xôi, thịt, quả, hoa,
trầu, cau, rượu, thuốc, vàng mã. Ngày nay, lễ vật càng phong phú, gồm cả những
thực phẩm đương thời, hàng hóa công nghiệp, những thứ đắt tiền. Lễ mặn và lễ
chay.

Lễ vật được bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật.

Thực hiện nghi lễ hầu

Bắt đầu buổi lễ, lễ vật được bày trước hương án. Thanh đồng bắt đầu
bước lên chiếu đồng, làm nghi thức tẩy uế. Cung văn (dàn nhạc) bắt đầu dạo
nhạc và hát văn công đồng.

Thay lễ phục: “Thanh đồng chấp tay chờ phụ đồng phủ khăn diên làm lễ
vái dập. Giá Đệ Nhất được bắt đầu. Khi sang giá khác, Thanh đồng thay trang
phục và lễ cụ.

Dâng hương hành lễ: Thanh đồng tay trái cầm bó nhang đốt sẵn. Rút một
nén nhang rồi huơ tay làm động tác phù phép. Gọi là khai nông, để xua đuổi tà
ma.

Lễ Thánh giáng: khi Thánh nhập, Thanh đồng không còn ý thức của
người phàm nữa, họ tự nhảy múa một cách uyển chuyển. Họ sẽ nói cười, hút thuốc,
làm những việc bình thường họ không làm được”. Đó là hứng khởi mang tính tâm
linh tôn giáo.
“Múa đồng: là diễn xướng. Múa theo lời hát văn, thể hiện tính cách, hành
động của vị Thánh. Múa đồng sẽ múa cờ, múa kiếm, long đao, kích ở giá quan. Giá
ông hoàng thì có múa khăn, mua cờ. Giá cá chầu bà thì múa mồi, múa quạt, múa
hoa, múa thêu thùa. Giá các cậu sẽ múa lân, múa hèo.
Ban lộc và nghe Văn: Những thứ Thánh dùng phải làm nghi thức khai
quang cho thanh sạch. Những người tới dự sẽ tiến đến gần để cầu xin hoặc nghe
phán truyền. Lúc này Thánh sẽ phát lộc như hoa quả, bánh trái, tiền bạc, gương
lược,.. Tới mỗi giá thì cung văn sẽ ngâm thơ, hát văn về sự tích, lai lịch các vị
thánh.
Giá thăng: là chuẩn bị kết thúc giá hầu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ miền Bắc Việt Nam. Nghi lễ hầu đồng
mang tính uy nghi, khuôn phép. Ngày nay thì cởi mở, rộn rang. Sau khi được
đưa tới các địa phương thì có chút thay đổi.”

2.3 Những giá trị văn hóa của tín Ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam
Tín ngưỡng thờ Mẫu mang giá trị văn hóa trường tồn. Hiện nay, tại Việt
Nam có khoảng 75 vị nữ thần tiêu biểu, trong đó có ba vị nữ thần tồn tại trong
truyền thuyết như ba chị em, con của Ngọc Hoàng giáng trần được phân công
cai quản ba miền. Miền Bắc với sự nổi trội của Chúa Tiên (Thánh Mẫu Liễu
Hạnh – Vân Cát Thần nữ), miền Trung với Thiên Y A NA Diễn Phi Chúa Ngọc
(tiếp biến với hình ảnh Nữ thần Ponagar – Người Mẹ đất nước – Mẹ xứ sở dân
tộc Chăm) và miền Nam với Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen hay còn gọi là Bà
Thâm, Bà Đanh, Bà Đênh), tất cả đang cư ngụ trong lòng tin của những tín đồ
thờ Mẫu hiện nay ở Việt Nam.
Người dân Đại Việt xưa đều thờ Tam toà Thánh Mẫu. Tục thờ Mẫu của
người Việt ra đời trên cơ sở tục thờ nữ thần; các vị được thờ trong các đền, chùa,
miếu, điện, đặc biệt có vị được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng (Phủ) như
việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Tất cả tạo nên vẻ đẹp độc đáo được hội tụ, chắt lọc từ cuộc sống đương
đại. Và trên hết, giá trị văn hóa Việt đã tạo nên sức sống trường tồn của tín
ngưỡng thờ Mẫu.
Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có từ lâu đời và có chuyển
biến thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Hiện nay, tín ngưỡng này vẫn đang
được thực hành phổ biến và đa dạng ở khắp các vùng miền trên cả nước cũng
như trong các cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là cái tâm hướng thiện, bởi mỗi
người mẹ đều dạy con sống hướng thiện.” Người đến thờ Mẫu tâm phải sáng.
Trong cuộc sống thể hiện là người biết ăn ở, biết đối nhân xử thế, thành tâm thờ
phụng ông bà, tổ tiên. Cao hơn là biết ơn những người có công với dân, với
nước.
Người đến thờ Mẫu thường mang theo “niềm tin Mẫu luôn che chở, mang
đến cho con cháu sức khỏe, tài lộc và may mắn. Những người thờ Mẫu đều thể
hiện tấm lòng thành kính từ khi dâng lễ vật, khi chắp tay vái lạy khẩn cầu.”Ngay
cả những người làm “dịch vụ” cũng thể hiện cái tâm bằng sự nghiêm túc và coi
trọng chữ tín.
Trong thờ Mẫu có 4 “màu đặc trưng của tứ phủ: Màu đỏ tượng trưng cho
Thiên phủ - miền trời. Màu trắng tượng trưng cho Thoải phủ - miền nước. Màu
vàng tượng trưng cho Địa phủ - miền đất. Màu xanh tượng trưng cho Nhạc phủ -
miền rừng.
Dân gian tin rằng Mẫu là đấng tối cao được hóa thân thành tứ vị Thánh
Mẫu: Mẫu Thiên, mẫu Địa, mẫu Thoải, mẫu Thượng Ngàn để cai quản 4 vùng
trời đất. Mẫu được thờ ở nhiều nơi, từ những đền cao, phủ lớn đến các điện tư
gia.
Thờ Mẫu có khi kết hợp với các vị Thánh ở nhiều vùng miền khác nhau.
Mọi người đều tin rằng vì Mẫu là mẹ của mọi người nên luôn che chở, phù hộ
độ trì cho con người gặp nhiều thuận lợi, có sức mạnh và niềm tin để vượt qua
tai ương, vận hạn hay bệnh tật, đem đến cho cuộc sống sự bình yên, sung túc.
Thờ Mẫu là tập tục thờ phụng các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ đại
diện cho thiên nhiên như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lửa… bởi trong quá trình mưu
sinh tìm nguồn sống, con người luôn phải dựa vào tự nhiên, trời đất vì vậy họ đã
tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như các đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu, với
mong muốn Mẫu sẽ che chở và bảo trợ cho cuộc sống của con người luôn được
bình an, no ấm và hạnh phúc. Vì vậy tín ngưỡng thờ Mẫu lúc này chính là sự tin
tưởng, ngưỡng mộ, tôn thờ các vị nữ thần được cho là có khả năng siêu phàm,
có thể điều khiển được các hiện tượng tự nhiên mang tính quy luật trong vũ trụ
nhằm bảo trợ và che chở cho sự sống của con người.”

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, “tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Việt Nam đã phát triển và hình thành lên tín ngưỡng Tam phủ (Thiên
phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ) rồi đến Tứ Phủ có thêm Địa Phủ. Vào khoảng thế kỷ
thứ XVI, bên cạnh nhu cầu phát triển nội tại của thứ tín ngưỡng thờ Mẫu đã có
từ rất lâu về trước, đồng thời cũng là mong muốn khát vọng của quần chúng
nhân dân, đạo Mẫu Việt Nam có thêm sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu
Hạnh.”Theo truyền thuyết dân gian, bà là tiên nữ giáng trần, sau đó quy y Phật
giáo và được tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ”, hay chính là hóa thân của Mẫu
Thượng Thiên – con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng thượng đế. Chính sự xuất hiện
của Bà đã giúp cho tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ ở nước ta ngày càng
phát triển mạnh và nâng lên một trình độ cao hơn, toàn diện hơn.

Tín ngưỡng thờ mẫu là một “Bảo tàng sống” lưu giữ lịch sử.Trong tín
ngưỡng thờ Mẫu, “hầu đồng là nghi lễ chính mang tính nghệ thuật sân khấu.
Những người lên đồng hóa thân thành các vị Thánh Mẫu, thể hiện sắc diện và
động thái đặc trưng trong không gian văn hóa linh thiêng. Người đến tham dự
trải nghiệm, cảm nhận được vẻ đẹp của các vị Thánh Mẫu, ngắm nhìn những bộ
trang phục lộng lẫy, nghe hát Văn kể về sự tích công trạng của các vị Thánh
Mẫu trong không gian nghi lễ với nhiều sắc màu rực rỡ.
Sự tương tác giữa người hầu đồng, cung văn và những người tới dự trong
không gian buổi lễ khiến con người thăng hoa, quên đi phiền muộn trong cuộc
sống hàng ngày. Họ rất vui mừng khi nhận được lộc Thánh Mẫu ban phát.
Trong tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu còn ẩn chứa những giá trị văn hoá
nghệ thuật rất phong phú. Đó là kho tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về
các thần linh, đó còn là các hình thức diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa,
các bức tranh thờ, nét nghệ thuật trang trí, kiến trúc,... “Nhiều người đã nói tới
Diễn xướng Đạo Mẫu như là một hình thức sân khấu tâm linh trong văn hóa của
Đạo Mẫu. Chỉ riêng nghi lễ Hầu bóng - Lên đồng của Đạo Mẫu đã sản sinh ra
loại hình âm nhạc - hát văn, mà theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, đó là một
trong hai loại hình dân ca tiêu biểu của người Việt đóng góp vào kho tàng âm
nhạc thế giới. Chính những giá trị nhận thức, giá trị lịch sử, truyền thống, đạo
đức văn hoá kể trên mà Đạo Mẫu cần thiết phải được đối xử với vị trí như những
tôn giáo tín ngưỡng bản địa hàng đầu của các dân tộc Việt Nam.”
Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian. Đến nơi thờ Mẫu chúng ta sẽ cảm thấy
thanh thản, thư thái, bởi không gian tâm linh, âm thanh và ca từ của hát Văn, sự
linh thiêng trong cách bài trí bàn thờ, đồ dâng lên hầu Thánh, những bộ khăn áo,
trang sức của người hầu đồng… Tất cả tạo nên vẻ đẹp độc đáo được hội tụ chắt
lọc từ cuộc sống đương đại. Và trên hết, giá trị văn hóa Việt đã tạo nên sức sống
trường tồn của tín ngưỡng thờ Mẫu.”

2.4. Bản sắc văn hóa Việt Nam qua Tín ngưỡng thờ Mẫu

“Trong không khí những ngày đầu năm mới 2022, Thực hành tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt với nghi lễ hầu đồng là hình thức diễn xướng tâm linh
thường diễn ra ở các điện, đền, phủ. Trong đó, hầu đồng là nghi lễ nhập hồn
nhiều lần của các vị thánh vào thân xác thanh đồng để cầu mong những nhu cầu
của cuộc sống hiện thực như sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc…” Qua nghi lễ hầu
đồng, chúng ta sẽ hiểu biết được trang phục, cách sinh hoạt của cha ông xưa,
được chiêm ngưỡng sự hiện thân của các thần linh đã được "lịch sử hóa" với
những chiến công, phong cách rất riêng của từng nhân vật. Đây là một bộ sưu
tập lịch sử và văn hóa vô cùng phong phú và sinh động, một "bảo tàng sống" của
văn hóa Việt Nam.

“Một trong những yếu tố sân khấu dễ thấy trong nghi lễ hầu đồng là sự
xuất hiện những nhân vật mang điệu múa khác nhau với những tính cách khác
nhau như: múa mồi, múa kiếm, múa chèo đò… Những nhân vật, những tính
cách khác nhau ấy, múa và hát văn cũng có những làn điệu thích hợp. Điều đó
cho thấy sự phong phú và đa dạng của nghệ thuật múa dân gian, của nghệ thuật
hát văn trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian”

Chia sẻ về nét đẹp của di sản văn hóa này, bà Phạm Thị Thanh Hường,
Trưởng Ban Văn hóa của Tổ chức UNESCO tại Việt Nam cho biết, với những
giá trị văn hóa, tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, hồ sơ "Thực hành tín ngưỡng thờ
Mẫu Tam Phủ của người Việt" đã đáp ứng 5 tiêu chí để đăng ký vào danh sách
di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vì thế, ngày 1-12-2016, tại phiên họp
Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của
UNESCO diễn ra tại Ethiopia, di sản "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ
của người Việt" được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại.

"Kể từ đó đến nay, di sản này đã khẳng định sức sống bền vững, có sức
lan tỏa mạnh thông qua nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị của cộng đồng. Thực
hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được vinh danh trong danh
sách các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ tồn tại ở
nghi thức chính hầu đồng mà đó là cả hệ thống thực hành tín ngưỡng bao gồm
rất nhiều yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, vũ đạo (múa thiêng), hát văn,
lễ hội dân gian, các nghi thức trong việc thờ mẫu" – bà Hường chia sẻ

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có
sự gắn bó, dung hòa với các tôn giáo,“tín ngưỡng khác, nương tựa, bổ sung cho
nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, trong suốt tiến trình phát
triển, tín ngưỡng thờ Mẫu còn tích tụ, hàm chứa nhiều giá trị tiêu biểu của lịch
sử và văn hóa truyền thống, góp phần giữ gìn, lưu truyền và phát huy những tinh
hoa văn hóa thuộc về bản sắc dân tộc độc đáo của Việt Nam.
Các thực hành trong tín ngưỡng còn phản ánh sự tích hợp nhiều loại hình
văn hóa truyền thống của dân tộc, dung hòa sắc thái văn hóa của đồng bào các
dân tộc, tạo nên một bức tranh đa màu sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, tạo
nền tảng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp
phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”.
Điểm nổi trội khác trong bản sắc văn hóa Việt Nam cần được nhấn mạnh,
là lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc và tinh thần đoàn kết cộng đồng tạo ra
sức mạnh văn hóa giúp chúng ta vượt qua nhiều thử thách khốc liệt trong quá
khứ cũng như trong quá trình hội nhập quốc tế hôm nay. Xét từ khía cạnh văn
hóa đặc biệt này ta cũng thấy, “văn hóa thờ nữ thần - Đạo Mẫu Việt Nam luôn
có những đóng góp rất xứng đáng. Ta hãy xét hiện tượng hầu đồng, một nghi lễ
chủ đạo nhất trong tục thờ mẫu để thấy ý nghĩa của nó trong việc giáo dục nhân
cách, cổ vũ, ca ngợi tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc.
Thông qua các giá đồng nhiều vị thánh đã được lịch sử hóa, thiêng liêng
hóa, tôn thờ và ca ngợi là những người có công trạng với quê hương đất nước,
nêu tấm gương sáng về tinh thần yêu nước (như giá đồng ông Hoàng Mười gợi
nhớ lại cảnh tượng người đi đánhgiặc ở khắp mọi miền Đông, Tây, Nam,
Bắc). Nghi lễ hầu đồng trong đạo Mẫu đã sản sinh ra loại hình di sản văn hóa
phi vật thể tiêu biểu là hát chầu văn, một hình thức diễn xướng dân gian thuần
Việt. Cũng có thể coi đây là hình thức sân khấu đặc thù mang tính tâm linh. Bởi
vì ở đó các lớp diễn xướng mô tả lại hành trạng của thánh, có các làn điệu dân
ca kết hợp với âm nhạc và điệu múa truyền thống. Đây còn là môi trường văn
hóa hay không gian thiêng để dung dưỡng kho tàng văn hóa dân gian: huyền
thoại, truyền thuyết, các hình thức văn học truyền miệng về biểu tượng văn hóa
cũng như tấm gương đạo đức của các vị thần linh đất Việt. Bằng các phương
thức hoạt động như vậy, đạo Mẫu, văn hóa thờ nữ thần có tác dụng tích cực
trongviệc truyền bá tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự
cường trongnhận thức của các tín đồ, đạo hữu trong cả nước.”
Chúng ta tự hào mà khẳng định rằng “ có một loại hình văn hóa thờ nữ
thần, đạo Mẫu thuần Việt có nguồn gốc bản địa, lâu đời, góp phần xứng đáng
vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng phản ánh một khía cạnh
độc đáo trong bản sắc văn hóa dân tộc.” Và có thể coi đây là những cơ sở khoa
học bước đầu để giúp các nhà quản lý xác định thái độ ứng xử văn hóa đối với
đạo Mẫu nói chung và các thiết chế gắn với tín ngưỡng thờ mẫu nói riêng như là
những di tích lịch sử, văn hóa độc đáo của đất nước. Đó cũng là mong muốn góp
phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về tự do tôn giáo, tín
ngưỡng và xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Năm 2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”
được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại điện của nhân loại.
“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” được UNESCO công
nhận với giá trị nổi bật như: Di sản được coi là một phương thức quan trọng đối
với các cộng đồng để thể hiện ký ức lịch sử, bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết
và đáp ứng nhu cầu tâm linh. Tại Lễ đón Bằng công nhận danh hiệu của
UNESCO tại Nam Định Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “Thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản chứa đựng nhiều giá trị
nhân văn sâu sắc, được cộng đồng sáng tạo trao truyền qua nhiều thế hệ, thể
hiện quan điểm về ứng xử giữa con người với con người, con người và thiên
nhiên, trong đó đề cao vai trò của người phụ nữ, người mẹ trong cuộc sống gia
đình và xã hội.
“Việc ghi danh di sản này sẽ góp phần vào khả năng bảo vệ di sản văn
hóa phi vật thể nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản ở
các cấp độ khác nhau, do có những điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng
đồng và các nhóm người tôn thờ các thánh mẫu (nữ thần) như là biểu tượng của
lòng từ bi và ban ơn trong các phần còn lại của thế giới và sự kết hợp của đạo
giáo, Phật giáo và nhiều tôn giáo khác đại diện cho di sản này. Đồng thời, sự
vinh danh này đã làm cho cộng đồng, những người thực hành di sản nhận thức sâu
sắc thêm về di sản của mình để họ tự hào và tích cực hơn trong công tác tham gia
bảo vệ và phát huy giá trị của di sản.
Để phát huy giá trị văn hóa của di sản, bên cạnh việc xử lý nghiêm những
biểu hiện lệch lạc, chưa hay và chưa đẹp, lợi dụng tín ngưỡng này để trục lợi thì
cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho mọi người dân hiểu được giá trị tích
cực của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và những hạn chế, để từ đó có ý thức đấu
tranh, đẩy lùi hạn chế, phát huy cái tốt”... Có như vậy, Thực hành tín ngưỡng thờ
Mẫu mới trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống của người Việt.
Đây là di sản chung của nhiều nhóm dân tộc ở Việt Nam, do đó việc ghi
danh sẽ khuyến khích đối thoại và tôn trọng sự đa dạng văn hóa ở cấp địa
phương. Sự sáng tạo của con người sẽ phong phú hơn vì các yếu tố nghệ thuật
của di sản bao gồm những bộ trang phục, điệu múa và âm nhạc chiếm một vị trí
quan trọng trong lễ hội.
Mỗi chúng ta đặc biệt là sinh viên chúng em là “tương lai của đất nước
cần thực hiện tiến hành những hành động thiết thực bảo vệ và phát huy giá trị di
sản giúp tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam là một trong những nét đẹp của văn
hóa đặc trưng của nước ta”. Đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ di
sản chống lại các mối đe dọa đến từ bên ngoài và bên trong, chẳng hạn như việc
thương mại hóa quá mức hay các nghi thức cúng bái bị bóp méo…

KẾT LUẬN
Ngày nay, “khi xã hội đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế – chính
trị, văn hóa – xã hội thì hình thức hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở
nước ta nói chung vẫn duy trì, phát triển và có những biểu hiện khá phức tạp.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đang có xu hướng tiến gần tới mê tín dị đoan. Thờ Mẫu là
tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt, song cũng là một lĩnh vực rất nhạy
cảm. Nếu không tỉnh táo sẽ rất dễ dẫn đến bị lạm dụng để mê tín dị đoan. Song
chúng ta cần có cái nhìn đúng, đầy dủ, chân thực về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tuy
nhiên, xu hướng chính và chủ đạo của tín ngưỡng dân gian nói chung và tín
ngưỡng thờ Mẫu nói riêng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa tín
ngưỡng trong cộng đồng và được biểu hiện như một hoạt động mang tính xã hội,
giáo dục. Chúng ta khẳng định những giá trị, vai trò của tín ngưỡng dân gian
trong đời sống xã hội hiện nay thì cũng cần phải làm rõ ranh giới giữa niềm tin
tôn giáo và hiện thực cuộc sống. Trân trọng và gìn giữ quá khứ nhưng cũng cần
phải ý thức một cách rõ ràng yêu cầu của thời đại.”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học,
tr. 319.
2.Phan Hữu Dật (1999), Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 328.
3.Phùng Thị Ngọc Loan, (23/02/2022), Bảo tồn nét đẹp văn hóa Thực
hành tín ngưỡng thờ Mẫu,https://www.vanhoavaphattrien.vn/bao-ton-net-dep-
van-hoa-thuc-hanh-tin-nguong-tho-mau-a10808.html
4. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hóa tâm linh (tái bản có sửa chữa), Nhà
xuất bản Hà Nội, tr. 156.

You might also like