Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

3.

Kết quả nghiên cứu:


a. Thực tiễn chuyển đổi số của ngành Kế toán – Kiểm toán trên thế giới:
- Chuyển đổi số (Digital Transformation) là cụm từ xuất hiện nhiều cạnh khái
niệm của các công nghệ mới như: Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ
nhân tạo (AI) hay Điện toán đám mây (Cloud computing),... và được xem như
xu hướng của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0. Trên thế giới, chuyển đổi số
được con người biết đến nhiều vào trong khoảng từ năm 2015 đến năm 2017.
Chuyển đổi số giúp mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế, sự tiến bộ của xã hội . Nổi trội trong sự thay đổi đó, chúng ta
không thể không nhắc đến sự chuyển đổi số trong ngành Kế toán – Kiểm toán.
Đó không chỉ đơn thuần là sự thay đổi từ những công việc của Kế - Kiểm
truyền thống (ghi chép sổ sách, thống kê số liệu bằng tay,...) sang vận dụng
công nghệ tiên tiến để thay giảm thiểu sức lao động, giảm chi phí,... Mà đó còn
là cơ hội để ngành Kế toán – Kiểm toán không còn khoảng cách địa lý; đào tạo
đội ngũ Kế - Kiểm viên đạt chuẩn quốc tế và có thể được công nhận hoạt động
ở nhiều nước trên thế giới.
- Ngày nay, việc chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong ngành Kế toán
– Kiểm toán nói riêng đã và đang được các doanh nghiệp cũng như các nhà
lãnh đạo trên thế giới rất quan tâm. Tốc độ chuyển đổi số giữa các khu vực trên
thế giới là khác nhau, còn tùy thuộc vào tốc độ phát triển của nền kinh tế, sự
phát triển của khoa học và công nghệ. Theo khảo sát của Cisco & IDC năm
2020, có 69% số SMB (Small Medium Business) đang tăng tốc độ quá trình số
hóa doanh nghiệp của họ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.Và cũng theo
khảo sát này, trong năm 2020 tại 14 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình
Dương về mức độ trưởng thành số của các doanh nghiệp SMEs (Small and
Medium Enterprise) (CISCO, 2020):
 Khoảng 3% các doanh nghiệp cho rằng việc chuyển đổi số chưa thực sự cần
thiết với hoạt động của doanh nghiệp
 62% doanh nghiệp hi vọng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp được cải
thiện và tạo ra các sản phẩm mới hiệu quả hơn.
 56% doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của chuyển đổi số và họ cho
rằng đó là yếu tố giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, lâu dài.
Những con số này cho thấy các doanh nghiệp đã nhân thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng
của chuyển đổi số.
- Chính từ những nhận định đúng đắn đó, một số nước trên thế giới đã hòa nhịp
thành công vào làn sóng chuyển đổi số. Họ đã gặt hái được nhiều thành công trong
một số lĩnh vực tiêu biểu của nền kinh tế, đáng chú ý nhất là trong ngành Kế toán
– Kiểm toán.
 Tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á chính là Thái Lan. Ngành Kế - Kiểm ở
nước này đã có bước chuyển bước chuyển mình ngoạn mục khi vào năm
2016, Chính phủ Thái Lan quyết định thực hiện “Chính sách Thái Lan số”
với tầm nhìn: “Khuyến khích tất cả các ngành sử dụng công nghệ số để
thúc đẩy nền kinh tế số và xã hội số của đất nước trong vòng 5 năm”
(Nguyễn Phương Nhung, 2022). Cục Chính phủ điện tử Thái Lan đã nhanh
chóng triển khai sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cùng
các công nghệ liên quan, thông qua Dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn
vật kết nối (IoT) để hỗ trợ bộ phận Kế - Kiểm của các công ty, doanh
nghiệp trong nước có thể lưu trữ được lượng lớn số liệu, xử lý dữ liệu
nhanh, giúp kế - kiểm toán viên tập trung nhiều hơn vào phân tích dữ liệu
và dự báo. Đồng thời cho phép nhà quản trị nhận được dữ liệu kinh doanh
một cách nhanh chóng để hoạch định chính sách, giúp đạt danh thu cao, tổ
chức hiệu quả và quản trị được rủi ro trong công ty, doanh nghiệp. Với
những nỗ lực không ngừng đó, theo thông kê của Hội đồng Phát triển kinh
tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC) đã tăng trưởng mạnh từ 6 tỷ USD
năm 2015 lên 16 tỷ USD năm 2019 (TS. BÙI KIM THANH - THS. LÊ
MINH HẰNG, 2020).
 Châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất thế
giới và nhộn nhịp nhất trong số đó là Liên minh Châu Âu EU. Khi Đại dịch
COVID-19 bùng nổ, đã đẩy cho tốc độ chuyển đổi số ngày càng nhanh, các
công nghệ Điện toán đám mây (Cloud computing), Công nghệ chuỗi khối
(Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (AI),... đã chiếm được sự ưa thích của các
doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt là ở EU. Và đó cũng chính là động lực
thúc đẩy ngành Kế toán – Kiểm toán phát triển mạnh mẽ ở khu vực này.
Người Kế toán viên, kiểm toán viên sẽ có nhiều công cụ hỗ trợ để tạo ra các
giá trị tương lai cho công ty nhanh hơn việc thực hiện báo cáo bằng công cụ
thô sơ. AI giúp làm những công việc thủ công như nhập số liệu, xử lý, tính
toán rất nhiên dược sự giám sát của con người. Và Blockchain có xu hướng
được xem như công nghệ chủ đạo phát triển của ngành Kế - Kiểm tại EU.
Blockchain cho phép kế toán viên dùng truy cập sổ cái trong một thời gian
thực, cũng như tạo ra các hợp đồng thông minh và ghi lại các giao dịch phát
sinh. Theo thống kê Nasdaq, cho đến hiện nay đã có 4 tổ chức kiểm toán
hàng đầu thế giới bao gồm PwC, Deloitte, Ernst & Young và KPMG đều đã
thành lập ban nghiên cứu về Blockchain và những ứng dụng của công nghệ
này trong ngành kế toán, kiểm toán (THS. LÊ MINH THÀNH, 2022).
- Bên cạnh những thành công rực rỡ của các doanh nghiệp, quốc gia trong công
cuộc đổi mới đất nước bằng phương thức chuyển đổi số thì cũng có một phần nào
đó các doanh nghiệp chưa thật sự gặp may mắn trên con đường chuyển đổi này.
Đa số các doanh nghiệp đó chưa tiếp cận được các công nghệ tiên tiến, chưa đủ
điều kiện về thực lực cũng như chưa có tiềm lực kinh tế vững vàng. Theo Cisco &
IDC, đã có cuộc khảo sát từ 900 nhà lãnh đạo doanh nghiệp về tiến trình chuyển
đổi số theo ngành (CISCO, 2020):
 Gần 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã thực hiện và gặt hái được thành
quả từ các dự án chuyển đổi.
 Khoảng 40% đang trong giai đoạn triển khai và chỉ một số ít chưa thực hiện dự
án chuyển đổi số nào.
Thực trạng chuyển chuyển đổi số trên thế giới ( Theo Theo Cisco & IDC)

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

CISCO. (2020). Nghiên cứu độ trưởng thành số hóa của Doanh nghiệp SMB tại khu vực
APJC năm 2020. Retrieved 12 12, 2022, from CISCO:
https://www.cisco.com/c/vi_vn/about/sitemap.html

Nguyễn Phương Nhung. (2022, 09 08). Kế hoạch tổng thể kinh tế số quốc gia và quá
trình thành lập Bộ Xã hội và Kinh tế số MDES của Thái Lan .

THS. LÊ MINH THÀNH. (2022, 02 03). Ứng dụng công nghệ blockchain trong ngành
Kế toán - Kiểm toán.
TS. BÙI KIM THANH - THS. LÊ MINH HẰNG. (2020, 09 09). Phát triển kinh tế số tại
Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Chuyển đổi số trên thế giới và bài học cho doanh nghiệp Việt (2022), ngày truy cập
12/12/2022, https://digital.fpt.com.vn/tu-van/chuyen-doi-so-tren-the-gioi.html?
gidzl=mNk57DoGvsVEOu4Rqe_cPyzdXX_At-
9irJU35ShQvsZJOT94cjgmRO4rra78tU8-rMI1GpChtLTAs9JYOG.

2. TS. Mai Thị Hoa - Học viện Chính sách và Phát triển, Bài đăng trên Tạp chí Tài chính
số kỳ 2 tháng 6/2022, Xu hướng của ngành kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp 4.0, ngày truy cập: 14/12/2022, https://tapchitaichinh.vn/xu-huong-cua-
nganh-ke-toan-kiem-toan-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html .

4. Quang Vinh (2020), Hành trình chuyển đổi số một số quốc gia trên thế giới, ngày truy
cập: 14/12/2022, https://consosukien.vn/hanh-trinh-chuyen-doi-so-cua-mot-so-quoc-gia-
tren-the-gioi.htm .

5. Thanh Hương – Lan Ngọc (2021), 8 xu hướng chuyển đổi số ở Châu Âu năm 2021,
ngày truy cập: 14/12/2022, https://viettimes.vn/8-xu-huong-chuyen-doi-so-o-chau-au-
nam-2021-post148206.html# .

b. Thực tiễn chuyển đổi số ngành kế toán- kiểm toán ở Việt Nam, những tác
động đối với ngành kế toán-kiểm toán ở Việt Nam:
a. Thực tiễn chuyển đổi số ngành Kế toán – Kiểm toán ở Việt Nam:
- Ở Việt Nam, chuyển đổi số được biết đến nhiều vào khoảng năm 2018. Chính phủ
nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn để chuyển đổi số trong công cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đang diễn ra sôi nổi và giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông
xây dựng Đề án “Chuyển đổi số quốc gia” và trình Đề án cho Thủ tướng trong
năm 2019. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp, công ty ở Việt
Nam phải thực hiện để không bị bỏ lại phía sau của sự phát triển khoa học – công
nghệ thế giới. Và chuyển đổi số trong ngành Kế toán – Kiểm toán đã trở thành một
điều tất yếu trong các chiến lược kinh doanh, đổi mới của các doanh nghiệp, công
ty trong nước.
- Hầu hết các công việc của Kế - Kiểm hiện nay đều cần đến sự hỗ trợ của công
nghệ hiện đại. Vào năm 2020, theo thống kê, Việt Nam có hơn 92% doanh nghiệp
có sự quan tâm và ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Nhưng chỉ có 10% các doanh nghiệp nhận định quá trình chuyển đổi số
mang lại thành công và tạo ra giá trị thiết thực (MISA AMIS, 2022). Đến năm
2021, tỷ lệ ấy đã có sự thay đổi rõ rệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Hơn
60% doanh nghiệp trong nước đã sử dụng phần mềm Kế toán (MISA AMIS,
2022). Hầu hết doanh nghiệp đều ứng dụng chuyển đổi số bằng các công nghệ tiên
tiến như AI, Iot, Big Data, Blockchain,... vào các phần mềm như quản lý kế toán,
kiểm toán, quản lý dữ liệu,... Theo Báo cáo Sơ kết chuyển đổi số trong 6 tháng đầu
năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy thực trạng chuyển đổi số
tăng nhanh một cách ấn tượng. Số doanh nghiệp sử dụng công nghệ tăng thêm gần
3500 đơn vị so với cuối năm 2021. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
chuyển đổi số cũng thu hút hơn 300.000 doanh nghiệp tham gia, chính thức tăng
hơn 10 lần so với năm 2021 (NSS, 2020). Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho việc
chuyển đổi số ở Việt Nam nói chung, của Ngành Kế toán – Kiểm toán nói riêng.
Là một bước ngoặt lớn cho sự thay đổi từ những phương pháp truyền thống sang
việc sử dụng các công cụ, công nghệ hiện đại trong ngành Kế - Kiểm.
- Tuy nhiên, việc chuyển đổi số ở Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao. Trong
bảng chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới, Việt
Nam có điểm trung bình là 41/120, đứng thứ 55 về mức độ chuyển đổi số trên thế
giới (MISA AMIS, 2022). Mặc dù được sự hỗ trợ của Chính Phủ về mọi mặt,
nhưng do sự thiếu hụt về nhân sự có năng lực về mảng công nghệ, năng lực quản
trị của các doanh nghiệp chưa cao và khả năng tích hợp công nghệ còn hạn chế
nên việc chuyển đổi số trong các ngành vẫn còn đang là một thách thức lớn của
Việt Nam.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

MISA AMIS. (2022, 09 07). Thực trạng chuyển đổi số hiện nay: Doanh nghiệp đã có lộ
trình phù hợp? . Retrieved 12 14, 2022, from https://amis.misa.vn/64961/thuc-trang-
chuyen-doi-so/

NSS. (2020, 12 15). Khởi động chuyển đổi số quốc gia, tạo đà cho sự đột phá mới.
Retrieved 12 14, 2022, from Hiệp hội phần mền và dịch vụ công nghệ Việt Nam:
https://www.vinasa.org.vn/vinasa/4/3076/4213/13071/Tin-chuyen-nganh/Khoi-
dong-chuyen-doi-so-quoc-gia--tao-da-cho-su-dot-pha-moi.aspx
b. Những tác động của chuyển đổi số đối với ngành kế toán - kiểm toán ở
Việt Nam:
- Bằng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Iot, Big Data, Blockchain,...
vào doanh nghiệp thì bộ phận Kế toán đã có những thay đổi lớn khá đặc trong
cách làm việc do công việc mang tính đặc thù làm việc với tài liệu, giấy tờ nhiều.
 Hầu hết các dữ liệu đã được lưu trữ dưới dạng văn bản trên máy tính hệ
thống của doanh nghiệp. Điều này giúp cho người Kế toán viên dễ dàng tra
cứu, tìm kiếm thông tin và bảo vệ dữ liệu một cách tối ưu.
 Các nghiệp vụ về Thuế cũng được giảm phần nào áp lực do hệ thống các
phần mềm giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện kê khai thuế từ xa, các
Kiểm toán viên có thể kiểm tra theo thời gian thực một cách nhanh chóng,
dễ dàng. Hơn thể, điều này còn giúp bộ phận kế toán nâng cao hiệu suất
làm việc.
 Một số nghiệp vụ kế toán sẽ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, khi áp dụng các công nghệ này còn giúp các doanh nghiệp tiết
kiệm nguồn nhân lực, giảm chi phí và tăng doanh thu.
 Nhiều phần mềm được đưa vào sử dụng như: hóa đơn điện tử, kế toán điện
tử, bán hàng điện tử,... Nó giúp cho các quy trình, chức năng và phương
pháp của Kế toán – Kiểm toán phù hợp với chuẩn của báo cáo tài chính
quốc tế IFRS, giúp ngành Kế - Kiểm Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc
tế.
 Với mục tiêu nâng cao hiệu suất làm việc của các Kế toán viên, Kiểm toán
viên, Softdreams đã nghiên cứu và phát triển bộ giải pháp phần mềm như:
Hạch toán với EasyBooks; Khai thuế, ký kết hợp đồng bảo mật với
EasyCA; Xuất và lưu trữ hoá đơn điện tử với EasyInvoice. Các phần mềm
này giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng, hiệu quả và độ bảo mật
quốc tế FIPS PUB 140-2.
- Chuyển đổi số có tác động rất lớn với ngành Kế toán – Kiểm toán. Nó mang lại rất
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế của quốc gia. Bên cạnh đó, theo
TS. Nguyễn Thu Hoài - Khoa Kế toán, Học viện Tài chính, Hà Nội cho rằng:
“Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trong quá trình này các doanh nghiệp có nguy cơ
giảm thị phần do các doanh nghiệp lớn có nguồn lực về công nghệ thâu tóm khách
hàng cũng như sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm
toán xuyên quốc gia. Đồng thời, vấn đề về bảo mật, an toàn dữ liệu, sự phát triển
ngày càng tinh vi của công nghệ số sẽ làm tăng những lỗ hổng bảo mật, tạo điều
kiện cho tội phạm công nghệ cao hoạt động…” Từ đó có thể thấy, việc chuyển đổi
số từ Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra tác động, cơ hội cho ngành Kế toán –
Kiểm toán nhưng bên cạnh đó cũng không ít những thách thức đi kèm phía sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Đức Việt (2020), Nghề Kế toán – Kiểm toán trước những thách thức mới, ngày truy
cập: 14/12/2022, https://tapchitaichinh.vn/nghe-ke-toan-kiem-toan-truoc-nhung-
thach-thuc-doi-moi.html .

2. EsyCa (2021), Bộ phận Kế toán thực hiện chuyển đổi số như thế nào?, ngày truy
cập: 12/12/2022, https://easyca.vn/chuyen-doi-so-bo-phan-ke-toan/ .

3. MISA AMIS (2022), Thực trạng chuyển đổi số hiện nay: Doanh nghiệp đã có lộ
trình phù hợp?, ngày truy cập: 12/12/2022, https://amis.misa.vn/64961/thuc-trang-
chuyen-doi-so/ .

4. Cục tin học hoá - Bộ Thông tin và Truyền thông (2022), Chuyển đổi số là gì?, ngày
truy cập?: 14/12/2022,
https://thanhtra.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2022-1-19/Chuyen-doi-so-la-gi-Xu-
huong-tat-yeu-trong-cach-mar35nyt.aspx .

You might also like