Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING

LỚP HỌC PHẦN: 2411101099102


MÔN: KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI

DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
DOANH NGHIỆP VIETNA VÀ SẢN PHẨM
ĐƯỜNG NA

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Duy Quyên

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 03 năm 2024


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Danh mục chữ viết tắc. ..................................................................................... ii
Bảng 2: Đánh giá mức độ hoàn thành công việc ........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3: Kế hoạch thực hiện dự án ................................................................................ vi
Bảng 4: Phân tích SWOT ................................................................................................3
Bảng 5: Giá đường Viên Na nguyên chất. .....................................................................21
Bảng 6: Chi phí cố định .................................................................................................24
Bảng 7: Thời gian hòa vốn dự kiến. ..............................................................................25
Bảng 8: Kế hoạch truyền thông trong 6 tháng đầu ........................................................26
Bảng 9: Kế hoạch truyền thông từ tháng 7 đến tháng 24 ..............................................27

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Logo thương hiệu VIETNA .............................................................................15
Hình 2: Hình ảnh minh họa kiểu dáng đường na. .........................................................15
Hình 3: Thiết kế trên bao bì đường na. ..........................................................................16
Hình 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý. ......................................................................28

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa

KHTS Khấu hao tài sản

TVC Television Video Commercials

KPI Key Performance Indicator

SEO Search Engine Optimization

PR Public Relations

Bảng 1: Danh mục chữ viết tắc.

ii
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... i

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... ii

MỤC LỤC .................................................................................................................... iii

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC.. Error! Bookmark not
defined.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................................................................... vi

1. TÓM TẮT ĐIỀU HÀNH ..........................................................................................1


1.1. Bối cảnh hình thành doanh nghiệp. .......................................................................1
1.2. Sứ mệnh .................................................................................................................1
1.3. Tầm nhìn ................................................................................................................2
1.4. Triết lý kinh doanh.................................................................................................2
1.5. SWOT ....................................................................................................................2
1.5.1. Phân tích SWOT ........................................................................................................ 2
1.5.2. Đề xuất chiến lược ..................................................................................................... 3

2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ...................................................................................4


2.1. Bối cảnh thị trường ................................................................................................4
2.1.1. Phân tích vĩ mô .......................................................................................................... 4
2.1.2. Phân tích vi mô .......................................................................................................... 5
2.2. Xác định cơ hội thị trường.....................................................................................7

3. SÁNG TẠO Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ................................................................9


3.1. Khởi nguồn của ý tưởng ........................................................................................9
3.2. Đóng góp của ý tưởng .........................................................................................10
3.3. Hành trình khởi nghiệp ........................................................................................ 11
3.4. Mô tả sản phẩm ...................................................................................................14
3.4.1. Sản phẩm cốt lõi ...................................................................................................... 14

iii
3.4.2. Sản phẩm cụ thể: ...................................................................................................... 14

4. TÍNH KHẢ THI ......................................................................................................17


4.1. Sản phẩm .............................................................................................................17
4.2. Thị trường ............................................................................................................18
4.3. Đối thủ cạnh tranh ...............................................................................................18
4.4. Tổ chức ................................................................................................................19
4.5. Tài chính: .............................................................................................................19

5. MÔ HINH KINH DOANH CỦA DỰ ÁN – MÔ HÌNH CANVAS .....................19


5.1. Phân khúc khách hàng .........................................................................................19
5.2. Tuyên bố giá trị ....................................................................................................20
5.3. Dòng doanh thu ...................................................................................................20
5.4. Kênh phân phối....................................................................................................21
5.5. Quan hệ với khách hàng ......................................................................................21
5.6. Nguồn lực chính ..................................................................................................21
5.6.1. Nguồn cơ sở về vật chất ........................................................................................... 21
5.6.2. Đăng ký bản quyền thương hiệu .............................................................................. 22
5.6.3. Nguồn nhân lực ........................................................................................................ 22
5.7. Các hoạt động chính ............................................................................................23
5.8. Các đối tác chính .................................................................................................23
5.9. Cơ cấu giá thành/cấu trúc chi phí ........................................................................24

6. KẾ HOẠCH KINH DOANH ..................................................................................25


6.1. Kế hoạch Marketing ............................................................................................25
6.1.1. Chiêu thị ................................................................................................................... 25
6.1.2. Chiến lược truyền thông: ......................................................................................... 25
6.2. Kế hoạch tổ chức và quản lý ...............................................................................27
6.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý ................................................................................27
6.2.2. Căn cứ vào cách thiết kế công việc có thể phân chia nhân sự như sau: .................. 28
6.2.3. Mức lương, đào tạo, khen thưởng: ........................................................................... 30

iv
6.3. Kế hoạch tài chính ...............................................................................................31
6.4. Dự phòng rủi ro và tình huống bất ngờ ...............................................................32

7. XÚC TIẾN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ......................................................33


7.1. Hình thức kinh doanh ..........................................................................................33
7.2. Mối quan hệ .........................................................................................................34

8. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ...................................................................................34

9. MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG TRONG 10 NĂM TỚI ........................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40

v
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Giai đoạn Hoạt động

Triển khai ý tưởng khởi nghiệp, phân chia nhiệm vụ cho các
Ngày 07/04/2024
thành viên và xây dựng dàn bài.

Ngày 07/04/2024 Làm nội dung (tổng hợp thông tin, nghiên cứu, phân tích tổng
đến 15/04/2024 hợp dự án trên dàn bài đã xây dựng).

Ngày 16/03/2024 Hoàn thiện sơ bộ về thiết kế bao bì.

Tổng hợp nội dung đưa vào báo cáo và tóm tắt ý chính đưa
Ngày 17/03/2024
vào Powerpoint.

Ngày 20/04/2024 Hoàn thiện dự án khởi nghiệp cả về nội dung lẫn hình thức.

Bảng 2: Kế hoạch thực hiện dự án

vi
1. TÓM TẮT ĐIỀU HÀNH
1.1. Bối cảnh hình thành doanh nghiệp.
Cuộc sống hiện đại đi kèm với nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh tật. Người dân Việt
Nam ngày càng nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe. Theo đó, họ cân
nhắc chuyển sang chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và tăng cường sức
đề kháng. Đồ ăn Healthy Food đã trở thành lựa chọn phổ biến. Đặc biệt, sau đại dịch
Covid-19 từ năm 2019 đến nay, khi việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe trở nên cực kỳ
quan trọng. Theo báo cáo của Metric về thị trường Healthy Food trên các sàn thương
mại điện tử doanh thu trong vòng 12 tháng so với quý gần nhất đã tăng hơn 370%. Qua
đó, thấy được sự phát triển mạnh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này. (Clever Group,
https://cleverads.vn/blog/thi-truong-healthy-food/) Đồng thời, hiện nay người tiêu dùng
đang có xu hướng giảm lượng đường trong bữa ăn hàng ngày. Theo tạp chí y học thuộc
nhà xuất bản học thuật Elsevier (có trụ sở chính tại Hà Lan), chế độ ăn giảm đường đã
xuất hiện từ lâu, cho đến nay vẫn được khẳng định là một phương pháp hiệu quả trong
chăm sóc cho sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, lượng đường tiêu
thụ của mỗi người mỗi ngày nên ở mức dưới 25 gram, bằng khoảng 10% tổng năng
lượng dung nạp hàng ngày để giảm nguy cơ thừa cân, béo phì và phòng ngừa một số
bệnh mãn tính, đồng thời đảm bảo không bị hạ đường huyết (nếu ăn ít đường quá). Theo
ghi nhận của WHO năm 2018, trung bình một người Việt ăn 46,5 g đường mỗi ngày,
cao gấp đôi khuyến cáo. Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, để hình thành thói quen
giảm đường, nên đọc kỹ thành phần trên bao bì để kiểm tra hàm lượng đường có trong
sản phẩm, ưu tiên chọn những sản phẩm có lượng đường thấp hơn. Và họ khuyên rằng
có thể thay thế đường bằng các nguyên liệu tự nhiên như hoa quả tươi, hoặc gia vị như
vani để thêm hương vị ngọt vào món ăn mà không cần dùng đường. (Lê Nga, 2023,
https://vnexpress.net/nguoi-viet-an-duong-nhieu-gap-doi-khuyen-cao-4582690.html)
Thấu hiểu được điều đó, chúng tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra
được giải pháp hỗ trợ những người tiêu dùng mong muốn tận hưởng vị ngọt thanh trong
bữa ăn mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Nhóm chúng tôi với 4 thành viên đã quyết định thành
lập công ty TNHH VIETNA chuyên cung cấp đường na-chiết xuất 100% từ quả na tươi,
không chất hóa học, không chất bảo quản. Mặc dù, chúng tôi chỉ mới thành lập năm
2024 nhưng chúng tôi tin rằng với sự thấu hiểu và nhiệt huyết không chỉ hướng đến mục
đích kinh doanh mà còn hướng đến việc bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, mang lại
những lợi ích cho cộng đồng. VIETNA sẽ là một sự lựa chọn đáng tin cậy cho hàng triệu
thức uống và bữa ăn của những gia đình Việt Nam.
1.2. Sứ mệnh
“ Sản phẩm chất lượng cao”, “ An toàn, hấp dẫn” chính là sứ mệnh mà VIETNA
muốn mang đến cho người tiêu dùng. Những quả na chín mọng, tươi ngon không chất
1
phụ gia độc hại được chế biến tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, để đảm bảo
sản phẩm cuối cùng có hương vị tự nhiên và dinh dưỡng tốt.
“Gia tăng giá trị cho người nông dân”, VIETNA muốn tạo ra cơ hội việc làm và
phát triển cho người lao động địa phương, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác và phát triển
bền vững, góp một phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần của họ.
1.3. Tầm nhìn
VIETNA sẽ là công ty sản xuất hàng đầu về đường viên từ quả na.
VIETNA sẽ là biểu tượng chất lượng trong ngành sản xuất đường viên nói chung
và đường viên từ quả na nói riêng. Trở thành điểm đến đáng tin cậy cho người tiêu dùng,
nơi có thể tìm thấy sản phẩm chất lượng.
VIETNA không chỉ là đối tác mà còn là người đồng hành cùng nông dân, tạo ra cơ
hội việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
1.4. Triết lý kinh doanh
Luôn đặt chất lượng lên hàng đầu,VIETNA cam kết chỉ sản xuất và cung cấp sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao cho khách hàng.
Luôn khuyến khích sáng tạo và đầu tư phát triển sản phẩm, chỉ không ngừng ở
đường viên na mà còn phát triển nhiều sản phẩm làm từ na.
VIETNA không chỉ coi trọng lợi ích kinh doanh mà còn đặt lên hàng đầu việc tạo
giá trị xã hội bằng cách thực hiện đóng góp và bảo vệ môi trường trong quá trình sản
xuất và kinh doanh.
Triết lý kinh doanh “ Chất lượng tạo nên niềm tin, trách nhiệm xây dựng uy tín”
1.5. SWOT
1.5.1. Phân tích SWOT

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

2
S1: Sản phẩm độc đáo, tiên tiến. W1: Doanh nghiệp mới thành lập,
S2: Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh thương hiệu chưa được người tiêu dùng
vực sản xuất đường Na. biết đến.

S3: Công nghệ sản xuất hiện đại, thân W2: Nguồn cung nguyên liệu theo thời
thiện với môi trường: vụ.

S4: Đội ngũ nhân viên trẻ, được đào tạo W3: Chi phí máy móc thiết bị sản xuất
chuyên môn cao, thấu hiểu tâm lý người cao.
tiêu dùng Việt Nam.

CƠ HỘI THÁCH THỨC

O1: Tiềm năng thị trường lớn. T1: Cạnh tranh từ các công ty sản
O2: Xu hướng ăn uống “health” ngày xuất đường mía, thốt nốt,..
càng tăng. T2: Biến động giá nguyên liệu na,
O3: Các nghiên cứu, chuyên gia chỉ nguồn cung nguyên liệu sẽ bị ảnh hưởng
ra rằng nên giảm lượng đường trong bữa ăn bởi biến đổi khí hậu.
hoặc thay thế đường bằng các loại trái cây
có vị ngọt. (Lê Nga, 2023,
https://vnexpress.net/nguoi-viet-an-duong-
nhieu-gap-doi-khuyen-cao-4582690.html)
O4: Chính phủ có các chính sách ưu
tiên và hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi
nghiệp. (Viện CL&CSTC, 2016,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/
pages_r/l/chi-tiet-tin-
ttpltc?dDocName=MOFUCM088372)
O5: Các sự án hợp tác xã trồng na
ngày càng được mở rộng.
O6. Na được phổ biến tại nhiều tỉnh
như: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Sơn La, các tỉnh miền Tây Nam
Bộ,…

Bảng 3: Phân tích SWOT


1.5.2. Đề xuất chiến lược

3
S1+W1: Tuy doanh ngiệp mới thành lập, người tiêu dùng chưa điết đến thương
hiệu của chúng tôi. Nhưng với một sản phẩm độc đáo, mang đến nhiều giá trị và đáp
ứng được nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng thì chúng tôi sẽ xây dựng các chuyến
dịch quản bá thương hiệu, truyền tải giá trị mà doanh ngiệp mang đến cho khách hàng.
O6+W2: Nguồn cung nguyên liệu Na theo mùa nhưng chúng ta có thể tận dụng
việc Na được trồng phổ biến, trải dài cả nước để giải quyết vấn đề này. Na vào thời vụ
dựa theo khí hậu của khu vực đó. Bên cạnh việc thu mua na ở các tỉnh miền Tây thì
doanh nghiệp còn ở rộng nguồn cung ở các tỉnh phía Nam và Bắc.
O4+W3: Để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm thì doanh nghiệp cần một số vốn đầu tư cho máy móc, thiết
bị sản xuất rất lớn. Chúng tối sẽ sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp và tận dụng các
chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp của chính phủ để góp phần
tối ưu chi phí của các máy móc, thiết bị.
S2+T1: Là một doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường thị sự cạnh tranh từ ccas
công ty sản xuất trong cùng ngành hàng là điều không tránh khỏi. Nhưng chúng tôi sẽ
cố gắng tận dụng tối đa các ưu điểm mà sản phẩm đường Na mang lại, kết hợp với việc
tiên phong trong sản phẩm mới này xây dựng nên thương hiệu đi đầu, dẫn dắt thị trường.
Sẽ tạo ra các chiến dịch truyền tải thông điệp và những giá trị mà doanh nghiệp mang
lại.
O5+S2: Dù giá cả na tăng lên ở những tháng trái vụ nhưng doanh nghiệp sẽ tận
dụng các hợp tác xã trồng na ngày càng mở rộng để liên kết hợp tác lâu dài cung cấp
nguồn na quanh năm với một mức giá bình ổn, vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi
cho hợp tác xã nông nghiệp. Đồng thời, cũng xây dựng các chính sách về nguồn cung
dự trữ nhằm tránh tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất.
Có thể thấy, công ty cũng gặp phải một số điểm yếu và thách thức nhưng nhờ tận
dụng được điểm mạnh và các cơ hội của mình trong tương lai thì công ty TNHH
VIETNA cũng đã đề xuất được các biện pháp khắc phục gần như là toàn bộ.
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.1. Bối cảnh thị trường
2.1.1. Phân tích vĩ mô
• Kinh tế:
Từ quý IV/2022, những bất ổn của kinh tế thế giới, các nền kinh tế lớn rơi vào suy
thoái, lạm phát gia tăng, Chính phủ Mỹ và nhiều nước phải áp dụng chính sách "siết
chặt tiền tệ"…, đã ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Mặc dù có nhiều thách thức, nền
kinh tế Việt Nam đã nỗ lực vượt qua "cơn gió ngược" với nhiều điểm sáng.
4
Nông nghiệp tăng trưởng ổn định, tiếp tục là "điểm sáng" của nền kinh tế. Ngành
nông nghiệp trong năm 2023 đạt mức tăng trưởng cao, ở mức 3,83% (chỉ tiêu 3 - 3,5%),
đóng góp 8,84% vào mức tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế, giữ vững vai trò "bệ
đỡ" và là "trụ chính" của nền kinh tế. (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, 2024,
https://backan.gov.vn/pages/kinh-te-viet-nam-nam-2024-8-dong-luc-cho-tang-truong-
69ca.aspx\)
• Khoa học – công nghệ:
Nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, giảm áp lực về thời vụ thu hoạch cũng
như thị trường tiêu thụ, người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa
để rải vụ thu hoạch, tạo quả trái vụ để nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
Ông Trần Đức Hương (xã An Sinh, TX Đông Triều) cho biết: Theo cách trồng
truyền thống thì na chỉ cho thu hoạch một vụ/năm. Thế nhưng, từ khi tăng cường áp
dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là phương pháp thụ phấn chủ động thì cây na có thể
cho thu hoạch 2 vụ/năm. Thời điểm thu hoạch na chính vụ từ cuối tháng 7 đến giữa
tháng 8, còn na gối vụ cho thu hoạch từ cuối tháng 10 đến hết tháng 12. Với khoảng 2ha
sản xuất na trái vụ đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình vì giá bán thường cao
hơn na chính vụ 20-30% và thị trường tiêu thụ cũng ổn định hơn. (Hoàng Nga, 2024,
https://quangninh.gov.vn/chuyen-
de/chuyendoiso/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=132279)
2.1.2. Phân tích vi mô
• Khách hàng
Sản xuất và tiêu dùng thực phẩm hữu cơ ngày càng được quan tâm không chỉ ở
các quốc gia phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam, cùng với việc
tiếp nhận thông tin về các lối sống lành mạnh và khoa học dễ dàng hơn khiến người dân
ngày càng có ý thức quan tâm đến sức khỏe.
Tiêu thụ sản phẩm hữu cơ là một xu thế tiêu dùng tất yếu. Sự phát triển của Việt
Nam, gia tăng dân số nhanh chóng, nhóm tuổi từ 15 – 40 ngày càng mở rộng (khoảng
40 triệu người) đang ngày càng nhạy cảm với các sản phẩm tốt cho sức khỏe và sẵn sàng
chi tiêu để có được những sản phẩm này.
Tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 25 triệu người vào năm 2025
(chiếm 25% dân số). Tầng lớp này có thể hiểu và cảm thấy việc tiêu thụ những sản phẩm
hữu cơ để sử dụng hàng ngày là một nhu cầu quan trọng, sẵn sàng trả nhiều hơn cho
thực phẩm hữu cơ) đang tăng lên. (Trung Quân,
https://khuyennong.lamdong.gov.vn/chuong-trinh-nganh-nong-nghiep/nong-nghiep-
huu-co/3582-%E2%80%9C%C4%91%C3%B3n-l%C3%B5ng%E2%80%9D-xu-

5
h%C6%B0%E1%BB%9Bng-ti%C3%AAu-d%C3%B9ng-n%C3%B4ng-
s%E1%BA%A3n-h%E1%BB%AFu-c%C6%A1)
• Sản phẩm thay thế
Đường là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn. Trên thị trường hiện nay
có rất nhiều loại đường cho người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn mà khi sử dụng vẫn
đảm bảo cho sức khỏe gia đình.
+ Đường thốt nốt:
Đường thốt nốt được chế biến từ dịch của nhị hoa cây thốt nốt. Vị ngọt dễ chịu, có
vị thơm và khi uống vào có cảm giác thanh mát hơn đường mía và đường củ cải. Đường
được làm từ thốt nốt có chứa nhiều sắt, trung bình 100g có thể chứa khoảng 11mg sắt.
Do đó, khi bổ sung loại đường này vào chế độ ăn hàng ngày, bạn đã có thể bổ sung cho
cơ thể một lượng sắt đáng kể, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Đường từ cây thốt
nốt có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa một
số bệnh ung thư, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ. Vì
thế, nhiều người đã sử dụng thay cho đường trắng.
Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng, ăn quá nhiều hoặc là đối tượng không phù hợp với
loại đường này, bạn có thể gặp phải một số rủi ro sức khỏe nhất định. Nếu bạn sử dụng
quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường và một số bệnh lý mạn tính khác. Đối với những người bị bệnh tiểu đường, việc
tiêu thụ quá nhiều đường cũng có ảnh hưởng nhất định đến lượng insulin trong máu
giống như những loại đường khác.Tuy có những giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng loại
đường này cũng vẫn có thể làm tăng nguy cơ béo phì giống như những loại đường khác.
Chính vì thế, bạn chỉ nên ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để tránh dẫn đến tình
trạng thừa cân, béo phì. Đặc biệt đường thốt nốt được chế biến thủ công có nguy cơ
mang theo vi khuẩn và khi sử dụng có thể tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe đường ruột và
thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Do đó, hãy lựa chọn loại đường được chế biến theo quy
trình đạt chuẩn để hạn chế nguy cơ gây ra các bệnh đường ruột. (Medlatec, 2021,
https://medlatec.vn/tin-tuc/duong-thot-not-la-gi-va-mang-lai-loi-ich-suc-khoe-ra-sao-
s51-n26540)
+ Đường từ củ cải đường:
Đường củ cải là một loại đường có nguồn gốc từ cây củ cải đường (Beta vulgaris),
một loại rau củ thuộc cùng họ với củ cải đường và lá củ cải đường. Cây củ cải đường
thường được trồng và khai thác vì nhiều phần khác nhau của nó có thể được sử dụng
trong sản xuất đường.
Tuy nhiên, phần lớn thông tin về nguồn gốc của đường củ cải thường không được
công bố trên nhãn thông tin dinh dưỡng và sản phẩm thực phẩm. Điều này làm cho việc
6
xác định chính xác hàm lượng đường từ đường củ cải trong các sản phẩm thực phẩm trở
nên khó khăn. Khi tiêu dùng các sản phẩm chứa đường, người tiêu dùng cần đọc kỹ nhãn
thông tin và cân nhắc việc tiêu thụ đường một cách hợp lý để duy trì một chế độ ăn uống
lành mạnh. (Vinmec, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-
duong/duong-mia-va-duong-cu-cai-su-lua-chon-nao-tot-nhat-cho-suc-khoe/).
+ Đường dừa nước.
Đường dừa nước được tạo thành bởi quá trình chiết xuất nhựa từ các chồi hoa dừa
sau đó sấy khô. Chủ yếu là đường sucrose, ngoài ra còn một số chất dinh dưỡng khác
như kẽm, canxi, kali, một số axit béo chuỗi ngắn, polyphenol và chất chống oxy hóa.
Đường dừa có chỉ số GI là 35, là một chỉ số thấp. Đường dừa là một chất làm ngọt phổ
biến trong nhiều chế độ ăn thuần chay vì nó có nguồn gốc thực vật và chế biến tối thiểu.
Với vị ngọt thanh nhẹ, đường dừa là lựa chọn tốt hơn các đường thông thường khi bạn
quan tâm tới vấn đề đường huyết. Đường dừa nước còn có chứa chất xơ inulin, làm
chậm sự hấp thụ glucose, vì vậy có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường thông
thường. Nó đã trở thành thực phẩm tốt cho sức khỏe thay thế cho đường tinh luyện, bao
gồm cả đường trắng và nâu. Đường dừa có nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng chỉ chứa
nhiều calo. Tuy nhiên, bạn cần ăn một lượng lớn đường dừa để đáp ứng được nhu cầu
cần các chất dinh dưỡng của cơ thể. (Mai Kiều Liên, https://gtnfoods.com.vn/duong-
dua-nuoc-hay-duong-thot-not-bi-kip-bao-ve-suc-khoe-a21294.html)
+ Một số loại đường hữu cơ khác: đường dừa , đường cỏ ngọt , đường nho,
đường mật ong,...
• Nhà cung cấp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, quả na được trồng và thu hoạch tại nhiều tỉnh thành
với nguồn sản lượng thu được rất lớn. Ông Phùng Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND
huyện Chi Lăng cho biết: Năm 2023, trên địa bàn huyện có trên 4.000 hộ trồng na, với
tổng diện tích hơn 2.300 ha, dự ước sản lượng thu hoạch được hơn 23.000 tấn. (Báo
Lạng Sơn điện tử, 2023, https://baolangson.vn/vu-na-nam-2023-tang-quang-ba-va-tieu-
thu-san-pham-1603203.html). Cây na là một trong những cây nông nghiệp chủ lực của
huyện Võ Nhai, với tổng diện tích khoảng 450ha, trong đó có 100ha đạt tiêu chuẩn
VietGAP; sản lượng na hàng năm đạt 4.500 tấn. (Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái
Nguyên, 2023, https://thainguyen.gov.vn/bai-viet-ve-thai-nguyen/-
/asset_publisher/L0n17VJXU23O/content/thai-nguyen-ket-noi-tieu-thu-san-pham-
na/20181).
2.2. Xác định cơ hội thị trường
• Các cơ hội từ thị trường:

7
+ Ngành nông nghiệp đang có sự tăng trưởng ổn định, nguồn cung nguyên liệu na
dồi dào và da dạng khu vực với thời vụ khác nhau.
+ Các quy trình chăm sóc và thu hoạch na cho đến sản xuất ngành hàng thực phẩm
đều được áp dụng các công nghệ, máy móc tiên tiến đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.
+ Khách hàng có nhu cầu cao đối với các thực phẩm hữu cơ.
+ Các đối thủ trong lĩnh vực này chưa có sản phẩm đường được làm từ trái cây.
+ Các hợp tác xã liên minh nông dân ngày càng mở rộng đem đến sự ổn định cho
nguồn cung nguyên liệu nông sản.
• Dự án khởi nghiệp sản xuất đường từ quả na có thể được phân tích
và nhận diện cơ hội thông qua bốn khía cạnh sau:
➢ Hấp dẫn:
Sản phẩm mới: Sản xuất đường từ quả na là một sáng kiến mới và độc đáo trong
ngành công nghiệp đường.
Thực phẩm sạch: Quả na là nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng hóa chất hoặc
chất bảo quản,được sản xuất và xử lý mà không sử dụng các chất phụ gia hay hóa chất
.Điều này có thể thu hút người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm sạch và an toàn.
Hương vị độc đáo: Đường từ quả na có thể mang lại hương vị đặc biệt và phong
phú, thu hút sự chú ý từ thị trường đang tìm kiếm sự đa dạng trong sản phẩm đường.
➢ Đúng thời điểm:
Xu hướng sức khỏe và thực phẩm tự nhiên: Trong thời đại ngày càng tăng của xu
hướng sức khỏe và thực phẩm tự nhiên, người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm
an toàn và lành mạnh hơn. Đường từ quả na có thể khai thác được xu hướng này.
Sự chú ý vào sản phẩm địa phương: Đánh giá cao sản phẩm địa phương và sự bền
vững, dự án này có thể hưởng lợi từ sự quan tâm ngày càng tăng của khách hàng đối với
các nông sản địa phương.
➢ Tính lâu dài:
Nguồn nguyên liệu ổn định: Quả na thường được sản xuất ở các vùng nhiệt đới và
cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho quá trình sản xuất đường, giúp đảm bảo sự liên
tục của dự án. Các vùng trồng Na nổi tiếng : Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Phòng ,...
Nhu cầu ổn định: Sản phẩm đường là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều công
thức nấu ăn và nước giải khát, do đó, nhu cầu cho đường cơ bản là ổn định, đảm bảo sự
tồn tại lâu dài của dự án.

8
➢ Gắn với sản phẩm hoặc giá trị xã hội:
Sản xuất đường từ quả na có thể tạo ra cơ hội cho các nông dân và cộng đồng địa
phương, giúp tăng cường kinh tế địa phương và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, sử
dụng quả na làm nguyên liệu cho đường có thể giảm lượng rác thải, đóng góp vào nỗ
lực giảm thiểu tác động của ngành công nghiệp lên môi trường, cụ thể như: Trong quá
trình sản xuất đường từ quả na, các phụ phẩm như vỏ và cành cây có thể được tận dụng
và tái sử dụng. Chẳng hạn, vỏ quả na có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc
làm chất liệu cho việc sản xuất giấy, thay vì bị bỏ phí và gây ra ô nhiễm môi trường.Quá
trình sản xuất đường từ quả na có thể được thiết kế sao cho giảm thiểu việc sử dụng hóa
chất và chất phụ gia độc hại, giúp giảm bớt lượng chất cặn và chất ô nhiễm trong quá
trình sản xuất và xử lý, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.
3. SÁNG TẠO Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
3.1. Khởi nguồn của ý tưởng
• Xuất phát từ xu hướng ăn uống "healthy", tốt cho sức khỏe hiện nay:
+ Nhu cầu sử dụng các sản phẩm tự nhiên, tốt cho sức khỏe ngày càng tăng cao
trong xã hội hiện đại.
+ Đường Na là một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho đường tinh luyện thông thường
bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và vị ngọt thanh tự nhiên.
• Từ những trăn trở và nổi niềm của các nông dân vùng Lạng Sơn:
+ Vào mùa vụ na, sản lượng tăng cao dẫn đến tình trạng rớt giá, thậm chí ế ẩm,
dẫn đến tình trạng tồn đọng nông sản, gây thiệt hại cho người nông dân.
+ Giá trị của quả na chưa được khai thác triệt để, chủ yếu bán tươi với giá rẻ, thiếu
sự đa dạng trong chế biến.
• Từ những lợi ích mà quả Na mang lại:
Quả Na có các thớ thịt mềm, thơm ngon, ngọt khi chín. Đồng thời, trong khoảng
120g thịt na (1/2 quả vừa) cung cấp: Vitamin C, Magie, Sắt, Vitamin B6,…rất tốt cho
sức khỏe. Nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào, quả na mang nhiều tác dụng có ích cho
sức khoẻ như:
+ Nguồn dinh dưỡng dồi dào: na không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp
dồi dào vitamin C, vitamin B6, magie, kali và chất xơ.
+ Tăng cường sức khỏe: Vitamin C trong na giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống
oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, ngăn
ngừa táo bón. Kali giúp điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch.

9
+ Hỗ trợ giảm cân: Na có hàm lượng calo thấp hơn so với nhiều loại trái cây khác.
Chất xơ tạo cảm giác no lâu, giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
+ Chăm sóc da hiệu quả: Hàm lượng vitamin C trong na giúp kích thích sản sinh
collagen, làm sáng da, mờ thâm nám và giảm nếp nhăn.
3.2. Đóng góp của ý tưởng
• Đóng góp cá nhân:
Tăng nguồn thu nhập, lợi nhuận cho các thành viên trong công ty: Dự án sẽ
giúp các thành viên có thêm thu nhập từ việc sản xuất và bán đường Na. Lợi nhuận thu
được sẽ giúp cải thiện đời sống và đảm bảo sự ổn định tài chính cho các thành viên.
Tạo cơ hội cho cả nhóm biết và được trải nghiệm trong việc tự khởi nghiệp,
kinh doanh: Tham gia dự án này giúp các thành viên có cơ hội học hỏi và trải nghiệm
thực tế về quá trình khởi nghiệp và kinh doanh. Đây là một kinh nghiệm quý báu cho
các thành viên trong tương lai.
• Đóng góp xã hội
Cải thiện dinh dưỡng: Dự án cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm đường Na
tốt cho sức khỏe, góp phần cải thiện dinh dưỡng cộng đồng. Đường Na là một loại đường
tự nhiên, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Bảo vệ môi trường: Dự án sử dụng nguyên liệu tự nhiên và hạn chế sử dụng hóa
chất trong sản xuất. Điều này góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cho
người sử dụng.
Giữ gìn bản sắc văn hóa: Dự án giúp quảng bá thương hiệu na Tây Nguyên, góp
phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Na là một loại trái cây đặc trưng của Tây
Nguyên, và việc sản xuất đường Na sẽ giúp quảng bá thương hiệu và văn hóa của vùng
đất này.
Nâng cao giá trị quả Na: Dự án sẽ giúp tiêu thụ lượng na lớn, ổn định giá cả, tăng
thu nhập cho người nông dân Lạng Sơn. Hiện nay, giá trị quả na còn thấp do thị trường
tiêu thụ chưa lớn. Dự án này sẽ giúp tăng giá trị quả na, mang lại lợi ích cho người nông
dân.
Tạo việc làm: Quá trình sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm sẽ tạo ra nhiều
việc làm cho người dân địa phương. Dự án này sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm
cho người dân, đặc biệt là ở khu vực Lạng Sơn.
Thúc đẩy kinh tế địa phương: Phát triển ngành sản xuất đường Na sẽ góp phần
thúc đẩy kinh tế Lạng Sơn phát triển, nâng cao đời sống người dân. Dự án này sẽ tạo ra

10
một ngành công nghiệp mới cho khu vực Tây Ninh góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương
phát triển.
3.3. Hành trình khởi nghiệp
Để hiện thực hóa một ý tưởng mơ hồ được ấp ủ một thời gian dài trở thành một dự
án thực tế và có mặt trên thị trường phải trải qua nhiều quá trình / giai đoạn khác nhau,
chúng tôi sẽ chia ra các giai đoạn tiến hành tổ chức và hoàn thiện như sau:
• Giai đoạn 1: “Chuẩn bị”- Giai đoạn trước khi công ty bắt đầu hoạt
động.
➢ Sau khi có ý tưởng cụ thể, các thành viên công ty tiến hành tìm hiểu thị
trường:
+ Thu thập thông tin về thị trường đường cô đặc từ quả na: quy mô thị trường, tốc
độ tăng trưởng, xu hướng thị trường, thị phần của các đối thủ cạnh tranh.
+ Phân tích nhu cầu thị trường: nhu cầu về các loại đường cô đặc, sở thích của
người tiêu dùng, khả năng chi trả.
+ Đánh giá đối thủ cạnh tranh: sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, chiến lược
marketing.
 Từ kết quả trên, xác định các phân khúc thị trường tiềm năng, đánh giá tiềm
năng thành công của dự án và đưa ra các điều chỉnh cho phù hợp với thị trường mục
tiêu.
➢ Tìm kiếm nhà cung cấp và thiết lập cơ sở vật chất:
✓ Nhà cung cấp nguyên liệu cần đảm bảo:
+ Chất lượng quả na: tươi ngon, chín đều, không bị dập nát.
+ Uy tín của nhà cung cấp: có kinh nghiệm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất
thực phẩm, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Giá cả cạnh tranh: đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
✓ Thiết lập cơ sở vật chất đáp ứng các nhu cầu:
+ Diện tích phù hợp với quy mô sản xuất.
+ Bố trí hợp lý các khu vực sản xuất, kho bãi, văn phòng.
+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: hệ thống thông gió, xử lý nước thải, khử
trùng.

11
+ Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho sản xuất ( máy nghiền quả
na, máy nấu cô đặc, máy chiết rót, máy đóng gói, các thiết bị phụ trợ: nồi hơi, máy lọc
nước, máy sáy,…)
Lưu ý: cần lựa chọn các loại máy móc, thiết bị có chất lượng tốt, phù hợp với quy
mô sản xuất và đảm bảo an toàn lao động.
➢ Xây dựng quy trình và sản xuất đường Na hoàn chỉnh:
+ Hoàn thiện quy trình sản xuất: Dựa trên quy công thức sản xuất đường Na đã
xây dựng, công ty cần tiến hành sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình sản
xuất, đảm bảo hiệu quả, an toàn và đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Tổ chức sản xuất: Xác định nhu cầu sản xuất, kết hợp máy móc, trang thiết bị,
tuyển dụng nhân lực và tổ chức sản xuất theo quy trình đã được hoàn thiện.
+ Kiểm soát chất lượng: Thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để
đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra.
➢ Hoàn thiện thủ tục pháp lý cần thiết để bắt đầu hoạt động như:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở
đủ an toàn vệ sinh thực phẩm; Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực
phẩm,…
• Giai đoạn 2: “Khởi động” – Công ty giới thiệu sản phẩm trong một
vài thị trường tiềm năng và thử nghiệm với khách hàng mục tiêu:
Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng thành công
của sản phẩm mới. Việc thực hiện tốt thử nghiệm với khách hàng sẽ giúp công ty có
được những thông tin quý giá để cải tiến sản phẩm, hoàn thiện chiến lược marketing và
tìm kiếm khách hàng trung thành.
➢ Về thử nghiệm với khách hàng:
+ Xác định khách hàng mục tiêu: Xác định nhóm khách hàng tiềm năng có nhu
cầu sử dụng sản phẩm.
+ Thử nghiệm sản phẩm: Phân phối sản phẩm miễn phí hoặc với giá ưu đãi cho
khách hàng mục tiêu để thu thập phản hồi.
+ Thu thập phản hồi: Phân tích phản hồi của khách hàng về chất lượng, hương vị,
giá cả, bao bì… để đánh giá hiệu quả của sản phẩm và cải tiến sản phẩm phù hợp với
nhu cầu thị trường.
➢ Lập kế hoạch kinh doanh:
+ Xác định mục tiêu kinh doanh cụ thể: doanh thu, lợi nhuận, thị phần.
12
+ Phát triển chiến lược marketing và phân phối: xây dựng thương hiệu, quảng bá
sản phẩm, lựa chọn kênh phân phối phù hợp.
+ Dự toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
+ Lập kế hoạch tài chính và huy động vốn.
• Giai đoạn 3: “Chính thức”-Công ty ra mắt sản phẩm trên toàn thị
trường.
Ở giai đoạn này công ty sẽ bắt đầu thực hiện các bước tiếp cận, thu hút khách hàng,
phổ biến thương hiệu rộng rãi đến người tiêu dùng bằng các chiến lược marketing như
sau: xây dựng nội dung thu hút trên các web chính thức của công ty và các trang truyền
thông đại chúng, chạy các chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng và khuyến mãi
với các kết phân phối, đồng thời kết hợp với các chiến lược phổ biến nhằm xây dựng
hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Bằng cách thực hiện hiệu quả các chiến lược trên, doanh nghiệp có thể tiếp cận và
thu hút khách hàng tiềm năng, phổ biến thương hiệu đến rộng rãi người tiêu dùng và tạo
dựng uy tín, hình ảnh tốt đẹp trên thị trường.
• Giai đoạn 4: “Phát triển”-Công ty
Sau thời gian tiếp cận và thu hút khách hàng, công ty đã thu về doanh thu nhất
định, cùng với lượng khách hàng cũ và mới tăng lên, mục tiêu trong giai đoạn này là
tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới.
+ Khám phá và áp dụng các kênh tiếp cận mới như mạng xã hội, marketing nội
dung, influencer marketing.
+ Tối ưu hóa website và ứng dụng di động để thu hút khách hàng tiềm năng.
+ Cung cấp dịch vụ khách hàng chu đáo và chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt đẹp.
Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, công ty cũng cần chú trọng duy trì và
phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có:
+ Cung cấp chương trình tri ân và ưu đãi cho khách hàng trung thành.
+ Duy trì liên lạc thường xuyên và cập nhật thông tin mới cho khách hàng.
+ Tổ chức các sự kiện và hoạt động dành riêng cho khách hàng.
 Bằng cách kết hợp hiệu quả các chiến lược tìm kiếm khách hàng mới và duy trì
khách hàng hiện có, công ty có thể đảm bảo tăng trưởng doanh thu bền vững và tạo nền
vững để mở rộng thị trường.

13
• Giai đoạn 5: “Mở rộng” – Công ty bắt đầu tìm kiếm và mở rộng sang
thị trường tiềm năng.
Thời điểm này khách hàng đã quen thuộc với các sản phẩm của doanh nghiệp, thay
đổi chính là cốt lõi của giai đoạn này.Tiếp tục các hoạt động mở rộng thêm thị trường,
giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Bên cạnh đó, công ty có thể hướng
tới nhóm đối tượng mới, tung ra các sản phẩm mới thực ngành thực phẩm hoặc lấn sang
các lĩnh vực khác,… Đồng thời, tổng kết các hoạt động kinh doanh trong giai đoạn trước,
kết hợp kiểm tra và rút kết kinh nghiệm nhằm khắc phục kịp thời những sai phạm nếu
có.
Kiểm tra lại toàn bộ cơ sở vật chất cũng như rà soát lại các vấn đề còn tồn động
của công ty.
Đề ra mục tiêu và kế hoạch cho năm hoạt động tiếp theo.
Tiếp tục các hoạt động mở rộng thêm thị trường, giữ chân khách hàng cũ và thu
hút khách hàng mới.
3.4. Mô tả sản phẩm
Sản phẩm của nhóm là đường ăn từ quả na, dành cho những khách hàng yêu thích
lối sống "healthy" và mong muốn trải nghiệm hương vị ngọt thanh tự nhiên. Trải qua
các quá trình họn lựa khắt khe từ các nhà vườn, những quả na tươi, chín đều đầy mọng
nước được đưa đi sơ chế và tiến hành sản xuất với các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo
an toàn thực phẩm từ đó đưa ra thành phẩm là những khối đường Vị ngọt thanh tự nhiên,
thơm dịu đặc trưng của quả na.
3.4.1. Sản phẩm cốt lõi
Sản phẩm có vị ngọt thanh, không sử dụng chất hóa học hay chất bảo quản, mang
hương thơm dịu nhẹ, đặc trưng của quả na. Với loại đường này còn giúp người dùng bổ
sung các dưỡng chất như: vitamin C, vitamin B6, magie, sắt,..
3.4.2. Sản phẩm cụ thể:

14
• Nhãn hiệu: Sử dụng chung với logo của công ty VIETNA.

Hình 1: Logo thương hiệu VIETNA


• Kiểu dạng: dạng viên/khối

Hình 2: Hình ảnh minh họa kiểu dáng đường na.


• Chất lượng: Sản phẩm được sản xuất từ quả na tươi, không chứa các
chất hóa học, chất bảo quản. Với phương pháp sản xuất bằng các trang thiết
bị hiện đại, đường được làm từ 100% vẫn đảm bảo giữa nguyên các hàm
lượng chất dinh dưỡng vitamin và các khoán chất dồi dào từ quả na như:
vitamin C, vitamin B6, magie, sắt,….
• Bao bì:

15
Do sản phẩm đến từ thiên nhiên nên công ty cũng lựa chọn bao bì đóng gói của
sản phẩm là các loại hộp giấy chống thấm tự phân hủy nhằm góp phần bảo vệ môi
trường. Các sản phẩm đã được đóng hộp sẽ được cho vào thùng giấy để dễ dàng vận
chuyển. Hình ảnh được thiết kế trên bao bì như sau:

Hình 3: Thiết kế trên bao bì đường na.


• Công dụng:
➢ Thay thế đường tinh luyện an toàn và hiệu quả:
Đường ăn na được làm từ 100% quả na tươi, không chứa hóa chất hay chất bảo
quản, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
So với đường tinh luyện, đường ăn na có hàm lượng calo thấp hơn, giúp kiểm soát
cân nặng hiệu quả.
Thích hợp cho người đái tháo đường, người ăn kiêng hoặc muốn hạn chế lượng
đường nạp vào cơ thể.
Đường ăn na mang đến vị ngọt thanh tự nhiên, không gây gắt cổ hay khát nước
như đường tinh luyện, thơm dịu đặc trưng của quả na, tạo nên hương vị độc đáo cho các
món ăn và thức uống.
➢ Bổ sung vitamin và khoáng chất:

16
Quả na vốn dĩ giàu vitamin C, vitamin B6, magie và kali, những dưỡng chất
thiết yếu cho cơ thể.
Đường ăn na giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng này, giúp bổ sung
vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
➢ Hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe:
Chất xơ trong quả na giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón.
Đường ăn na cũng giúp điều hòa lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh
tim mạch và tiểu đường.
Góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn
dịch.
• Đối tượng sử dụng:
Đường ăn na phù hợp cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em, người lớn đến người cao tuổi.
Đặc biệt thích hợp cho người theo đuổi chế độ ăn uống "healthy", người đái tháo
đường, người ăn kiêng hoặc muốn hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể.
Hạn sử dụng: Do được tinh chế và cô đặc từ quả na nên sản phẩm chỉ có hạn sử
dụng khoảng 6 tháng kể từ ngày sản xuất.
4. TÍNH KHẢ THI
4.1. Sản phẩm
• Sản phẩm tự nhiên và không chứa chất phụ gia hóa học, mang tính
chất bền vững “ xanh” và “sạch”:
Người tiêu dùng ngày nay đang ngày càng quan tâm đến sức khỏe và an toàn thực
phẩm. Họ tìm kiếm các sản phẩm tự nhiên, không chứa các chất phụ gia hóa học như
các chất tạo màu, chất bảo quản và đường tinh khiết được tạo ra từ quá trình hóa
học.Theo thống kê của một công ty nghiên cứu về thị trường, có tới khoảng 80% người
tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm
bảo thân thiện với môi trường, có thương hiệu “xanh” và “sạch”.Xu hướng ăn uống thân
thiện với môi trường được kỳ vọng sẽ gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu ngày
càng lan rộng đồng thời người tiêu dùng mong đợi các nhà sản xuất thực phẩm cung cấp
các sản phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa bền vững. Những cải tiến thực phẩm mang tính
đột phá có thể đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ trong việc cung cấp các sản phẩm không chỉ
ngon mà còn tiết kiệm tài nguyên
• Giá trị dinh dưỡng từ quả na:

17
Quả na là một loại trái cây không thể quen thuộc hơn với người Việt với hương vị
thơm ngon, ngọt, dễ ăn nên được rất nhiều người yêu thích. Ngoài ra, trong quả na còn
chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, mang lại rất nhiều ích lợi cho sức khỏe trong
khoảng 120g thịt na (1/2 quả vừa) cung cấp: Vitamin C, Magie, Sắt, Vitamin B6,…rất
tốt cho sức khỏe. Khách hàng hiểu rằng sử dụng đường từ quả na có thể cung cấp cho
họ không chỉ lượng đường cần thiết mà còn các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như
tăng cường sức đề kháng, tốt cho tim mạch, tốt cho đường ruột, cải thiện hoạt động não
bộ, chống chống bệnh ung thư,...
• Tính độc đáo và nổi bật trên thị trường:
Sản phẩm đường từ quả na sẽ nổi bật trên thị trường so với các sản phẩm đường
thông thường được sản xuất từ mía đường hoặc cần mía.Việc sử dụng quả na làm nguồn
nguyên liệu chính có thể tạo ra một đặc điểm độc đáo và thu hút sự chú ý của khách
hàng quan tâm đến sự đa dạng và sức khỏe.
4.2. Thị trường
Thị trường tiềm năng: Nhu cầu về đường là không thể phủ nhận trong cuộc sống
hàng ngày, đặc biệt trong ngành thực phẩm và đồ uống.Việc đánh giá nhu cầu cục bộ và
quốc gia về các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ đang gia tăng, do người tiêu
dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và nguồn gốc của thực phẩm.Với xu hướng tăng
cường nhận thức về lợi ích của sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, sản phẩm đường từ quả na
có thể thu hút một phần của thị trường đang phát triển này.Ngành công nghiệp đường
hiện tại: Ngành công nghiệp đường tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với nhiều
nhà máy sản xuất đường lớn và nhỏ hoạt động trên khắp đất nước.
4.3. Đối thủ cạnh tranh
• Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Nhà sản xuất đường từ cây mía: Đây cũng là đối thủ trực tiếp, nhưng họ sử dụng
nguyên liệu khác, là mía đường. Họ có thể tận dụng hạ tầng và kinh nghiệm đã có để
cạnh tranh. Ví dụ: Các nhà máy sản xuất đường từ mía đường khác nhau trên khắp Việt
Nam.
• Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
Đường thường:Mặc dù không phải là sản phẩm tự nhiên, nhưng đường truyền
thống vẫn là một đối thủ cạnh tranh đáng kể. Đối với một số khách hàng, giá cả có thể
là yếu tố quan trọng, và họ có thể chọn đường truyền thống thay vì đường từ quả na. Ví
dụ: Đường trắng, đường nâu, đường hồng.
• Đối thủ cạnh tranh trong tương lai:

18
Các startup mới về đường tự nhiên: Ví dụ: Các công ty khởi nghiệp mới với ý
tưởng sản xuất đường từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên khác nhau.
Các công ty lớn mở rộng sản phẩm: Ví dụ: Các công ty thực phẩm lớn mở rộng
danh mục sản phẩm của họ bằng cách thêm vào đường từ quả na.
4.4. Tổ chức
Chuyên môn quản lí: Chuyên môn quản lí là yếu tố quan trọng để đảm bảo dự án
được triển khai và quản lý hiệu quả. Cần phải có một đội ngũ quản lý có kinh nghiệm
và kiến thức về ngành công nghiệp sản xuất đường, cũng như về sản xuất từ quả na.Nắm
vững quy trình sản xuất, quản lý nguồn nguyên liệu và quản lý chi phí là rất quan trọng
để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Năng lực sản xuất: Để thực hiện dự án sản xuất đường từ quả na, cần phải đảm bảo
có đủ năng lực sản xuất để sản xuất ra sản phẩm chất lượng. Năng lực sản xuất bao gồm
các khía cạnh như quy trình chế biến, kỹ thuật sản xuất, và kiểm soát chất lượng. Cần
phải xác định và đánh giá khả năng sản xuất của đội ngũ và trang thiết bị, cũng như nhu
cầu đầu tư vào cải tiến công nghệ sản xuất.
4.5. Tài chính:
Tài nguyên là yếu tố quyết định để thực hiện dự án sản xuất đường từ quả na.Bao
gồm nguồn vốn đầu tư ban đầu để xây dựng nhà máy chế biến, mua trang thiết bị sản
xuất, và tiến hành các hoạt động tiếp thị và phân phối. Ngoài ra, cần đảm bảo có nguồn
nguyên liệu ổn định và bền vững từ quả na để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Phân tích chi phí và lợi nhuận: Cần phải tiến hành phân tích chi phí đầu tư ban đầu
và chi phí hoạt động hàng năm để đảm bảo tính khả thi tài chính của dự án. Phải xác
định được chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí tiếp thị và phân phối, và chi phí hoạt
động khác. Sau đó, cần phải ước tính doanh thu dự kiến và lợi nhuận sau khi trừ đi các
chi phí.
Đánh giá rủi ro và cơ hội: Cần phải đánh giá các rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự
án như biến động giá nguyên liệu, cạnh tranh từ các sản phẩm đường khác. Cũng cần
phải nhận diện và tận dụng các cơ hội như mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới,
hoặc cải thiện quy trình sản xuất để tối ưu hóa hiệu suất và lợi nhuận.
5. MÔ HINH KINH DOANH CỦA DỰ ÁN – MÔ HÌNH CANVAS
5.1. Phân khúc khách hàng
• Phân khúc theo nhân khẩu học:
+ Độ tuổi: nhiều lứa tuổi đặc biệt là người trung niên trở lên.

19
+ Lối sống: lành mạnh; bảo vệ môi trường; tiêu dùng sản phẩm sạch, hữu cơ.
+ Sở thích: chăm. sóc gia đình và bản thân, luôn tìm đến các sản phẩm thiên nhiên
tốt cho da và sức khỏe
+ Thu nhập: thu nhập trung bình trở lên.
• Phân khúc theo khu vực địa lý:
Sản phẩm sẽ được phân bố rộng rãi tại các tỉnh thành phố lớn ở cả nước, vì đây là
những khu vực tập trung đông dân cư, dễ dàng thu hút khách hàng sử dụng, và sau đó
sẽ được đưa về các khu vực nông thôn, miền núi giúp khách hàng những nơi này có cơ
hội biết được hình ảnh, thông tin sản phẩm để từ đó sử dụng sản phẩm.
• Phân khúc theo tâm lí học
Đường là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, bên
cạnh công dụng chính là gia vị thì đường còn bổ sung năng lượng lớn cho cơ thể gây ra
tình trạng tăng cân. Do đó nhu cầu tìm kiếm loại đường có nguồn gốc thiên nhiên, giàu
vitamin, không gây tăng cân ngày càng tăng. Với sản phẩm đường na của VIETNA hoàn
toàn đáp ứng được các yếu tố về tâm lý tiêu dùng của khách hàng thông qua các chiến
lược của nhóm.
5.2. Tuyên bố giá trị
Cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, được làm từ nguyên liệu tự
nhiên và không chất bảo quản.
Mang lại sự độc đáo và hương vị đặc biệt từ quả na cho khách hàng.
Xây dựng một phong cách sống lành mạnh và ẩm thực sáng tạo.
5.3. Dòng doanh thu
Bảng giá đường viên Na nguyên chất - Đường Na Lạng Sơn

STT Danh mục Giá bán

01 Đường viên Na - 200g ( 7 viên/gói) 20.500đ / 1 gói

02 Đường viên Na - 500g ( 15 viên/gói) 39.500đ / 1 gói

03 Đường viên Na - 1000g ( 25 viên/gói) 60.000đ / gói

20
Bảng 4: Giá đường Viên Na nguyên chất.
+ Doanh thu từ kênh gián tiếp ( các cửa hàng, siêu thị, trực tuyến)
+ Doanh thu từ hợp đồng cung cấp cho các doanh nghiệp thực phẩm.
+ Doanh thu từ cung cấp cho các tổ chức sự kiện ( hội chợ,...)

5.4. Kênh phân phối


• Kênh phân phối trực tiếp:
Công ty TNHH thực phẩm VIETNA quyết định chọn thị trường tại TP. Hồ Chí
Minh ra mắt chính thức và là địa điểm đặc trụ sở công ty. Trụ sở của công ty sẽ là nơi
sơ chế, sản xuất đóng gói sản phẩm và cung cấp sản phẩm, tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc
khách hàng, nhà cung ứng, tọa lạc tại 7/6 Phước Long B, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
Công ty sẽ thành lập Website, trang fanpage Facebook chính thức nhằm hỗ trợ
khách hàng không thể đến trực tiếp cơ sở.
• Kênh phân phối gián tiếp:
Sản phẩm được phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất về thực phẩm, cửa hàng
thực phẩm tự nhiên, siêu thị.
5.5. Quan hệ với khách hàng
Xây dựng thương hiệu và lòng trung thành: Đăng tải các video sơ chế, sản xuất và
đóng gói đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, thông qua hành động
này không chỉ nâng cao lòng tin khách hàng mà còn tăng nhận diện thương hiệu.
Đào tạo kỹ lưỡng đội ngũ nhân viên bán hàng, tư vấn và hỗ trợ khách hàng.
Thường xuyên tương tác, giữ liên lạc để duy trì khách hàng cũ và tăng sự trung
thành của khách hàng, hoạt động này có thể giúp công ty tăng thêm danh tiếng và thêm
nhiều khách hàng mới.
Thường xuyên thu thập các ý kiến đóng góp từ khách hàng và đối tác để phát triển
sản phẩm tốt hơn, phù hợp với nhu cầu.
Tổ chức các sự kiện, chương trình khuyến mãi định kỳ đối với các đối tác và các
nhà cung cấp.
5.6. Nguồn lực chính
5.6.1. Nguồn cơ sở về vật chất
• Chi phí đầu tư ban đầu: 1.000.000.000đ.
• Nhà máy sản xuất và văn phòng làm việc (400m2)

21
Tiền thuê mặt bằng: 50.000.000đ/tháng.
Sửa chữa lại mặt bằng: 150.000.000đ/ tháng
Trang trí văn phòng làm việc: 300.000.000đ.
• Máy móc và thiết bị chuyên dụng:
Máy nghiền: 50.000.00đ/cái.
Thiết bị lọc và tách nước: 70.000.000đ/cái.
Bình đun nước: 30.000.000đ/cái.
Máy kiểm tra trọng lượng: 60.000.000đ/cái.
Máy dò kim loại: 120.000.000đ/cái.
Máy kiểm tra tạp chất: 70.000.000đ/cái.
Máy làm nguội: 15.000.000đ/cái.
Máy tạo khuôn: 10.000.000đ/cái.
Máy đóng gói: 7.000.000đ/cái.
Camera giám sát: 10.000.000đ / 8 cái.
Tổng máy móc và thiết bị: 442.000.000.
Hệ thống xử lý rác thải ( 50-70 m3/ngđ): 300.000.000đ.
 Tổng chi phí: 2.242.000.000đ
5.6.2. Đăng ký bản quyền thương hiệu
➢ Chi phí dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Phí tra cứu nhãn hiệu: 600.000 VNĐ.
+ Lệ phí nộp đơn đăng ký thương hiệu cho cơ quan nhà nước: 1.000.000 VNĐ.
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu nộp cho cơ quan nhà nước:
360.000 VNĐ.
5.6.3. Nguồn nhân lực
• Ban lãnh đạo:
+ Giám đốc điều hành
+ Phó giám đốc điều hành·
• Các phòng ban chức năng:

22
➢ Phòng kinh doanh - marketing:
+ Giám đốc kinh doanh
+ Trưởng phòng marketing
➢ Phòng sản xuất - chất lượng:
+ Giám đốc sản xuất
+ Kỹ thuật viên
➢ Phòng tài chính – nhân sự:
+ Giám đốc tài chính
+ Trưởng phòng nhân sự
+ Kế toán
• Phòng kỹ thuật (IT - kỹ thuật viên bảo trì)
• Đội ngũ nhân viên (công nhân - an ninh - vệ sinh)
5.7. Các hoạt động chính
Hoạt động chính của VIETNA là sản xuất và cung cấp đường viên từ quả na.
+ Đối với quy trình hoạt động sản xuất: Tiến hành lựa chọn nguyên liệu từ nhà
cung cấp đảm bảo chất lượng, sau đó tiến hành chế biến để tạo đường viên. Sau khi sản
xuất xong, tiếp tục đóng gói bao bì sản phẩm, vận chuyển bảo quản trong kho.
+ Đối với quy trình hoạt động bán hàng tại cơ sở: Tạo không gian trưng bày trước
cơ sở kinh doanh để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Thêm vào đó sẽ có một đội ngũ tư
vấn bán hàng, sẽ thông tin đầy đủ cách sử dụng và lợi ích của sản phẩm đến khách hàng.
+ Đối với quy trình hoạt động bán hàng online: Trên website của doanh nghiệp
thông tin về sản phẩm, công ty, chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng. Thiết lập
hệ thống giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy.
5.8. Các đối tác chính
Các nhà cung cấp bao bì đựng thực phẩm: Công ty CP SX – TM bao bì Ánh Sáng,
Công ty CP – TM – SX Bao bì Nam Tiến, Công ty TNHH SX Bao bì Phạm Gia,...
Nhà cung cấp nguyên liệu: Na Đồng Bành – Lạng Sơn, Na Mai Sơn – Lạng Sơn,
Na Bồ Lý – Tam Đảo, Na Chi Lăng – Lạng Sơn
Các đối tác vận chuyển, giao hàng: EMS Việt Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao
Hàng Nhanh, Nhất Tín Express, J&T Express,..

23
Các đối tác bán lẻ và bán buôn: Bách Hóa Xanh, CoopMart,...
5.9. Cơ cấu giá thành/cấu trúc chi phí

Chi phí cố định Tháng Năm

Thuê mặt bằng 50.000.000đ 600.000.000đ

Điện, nước 40.000.000đ 480.000.000đ

Internet 3.000.000đ 36.000.000đ

Lương nhân viên 200.000.000đ 2.400.000.000đ

Nguyên, vật liệu 300.000.000đ 3.600.000.000

Khác 10.000.000đ 120.000.000đ

KHTS- 442.000.000đ ( 10%/năm) 3.683.000đ 44.200.000đ

Tổng 606.683.000 7.280.196.000đ

Chi phí cố định dự kiến tăng 6%/năm

Bảng 5: Chi phí cố định

Thời gian 1 tháng 1 năm

Doanh thu dự kiến 850.000.000 10.200.000.000

Chi phí cố định 606.683.000 7.280.196.000

Lợi nhuận dự kiến (Doanh thu - Chi phí) 243.317.000 2.910.804.000

24
Thời gian hòa vốn dự kiến
2.242.000.000/243.317.000 = 9,21 tháng
(Vốn đầu tư/ lợi nhuận)

Bảng 6: Thời gian hòa vốn dự kiến.


6. KẾ HOẠCH KINH DOANH
6.1. Kế hoạch Marketing
6.1.1. Chiêu thị
Với mục đích giúp cho khách hàng nhận biết được thương hiệu của sản phẩm
VIETNA, cũng như để lại được sự ấn tượng đậm sâu trong tâm trí khách hàng qua chiến
dịch truyền thông cho sản phẩm. Ngoài ra cũng giúp cho sản phẩm có được khả năng
phủ sóng cao khi vừa được tung ra nên nhóm sử dụng các công cụ chiêu thị sau:
• Samling:
Tặng hàng mẫu (Sampling) cho khách hàng dùng thử tại các khu vực tập trung dân
cư như siêu thị, chợ,… bằng cách sử dụng những viên đường nhỏ, khách hàng có thể
nếm trực tiếp hoặc pha với nước uống theo tỉ lệ tùy ý. Từ đó ghi nhận các đóng góp ý
kiến của khách hàng về mùi hương, vị ngọt và độ hòa tan của sản phẩm. Cũng là cách
để khách hàng nhận biết được thương hiệu của sản phẩm.
• Quảng cáo:
Sáng tạo viral clip trên nền tảng tiktok – nền tảng xã hội tiếp cận và dễ lan truyền
tới phần lớn dân số hiện nay nhằm lan truyền, tạo ấn tượng mạnh về thương hiệu
VIETNA và đường na – một sản phẩm chưa từng có trước đây.
Tạo các bài viết, nội dung chia sẻ về hàm lượng dinh dưỡng, công dụng và lợi ích
lâu dài của đường na trên các các nền tảng xã hội như Facebook, Instargram, Youtube...
Quảng cáo bằng các Poster tại các điểm bán như bách hóa xanh, siêu thị nhằm
đánh vào thị giác nhười tiêu dùng khi họ có nhu cầu mua gia vị.
• Khuyến mãi:
Gói dùng thử: khi mua Đường viên Na 500g ( 15 viên/ gói) được tặng kèm tặng 1
gói trà thảo mộc thành phần chính từ na.
Mua combo 2 sản phẩm cùng loại ( áp dụng cho loại 2 và loại 3) sẽ được tặng 1 hũ
gia có nắp bằng gốm với thiết kế hình quả na độc quyền thương hiệu VIETNA.
6.1.2. Chiến lược truyền thông:

25
• Kế hoạch truyền thông trong 6 tháng đầu:

Thời gian
Công việc Thông điệp Mô tả
(6 tháng đầu)

Trang trí kệ trưng bày SP tại các siêu


Trang trí kệ
thị, cửa hàng bách hóa,... kết hợp âm
trưng bày
thanh của thương hiệu VIETNA để
sản phẩm và
khách hàng chú ý đến sản phẩm. Dán
1/4/2023 tung ra các
poster tại các điểm cửa hàng và tung
poster có
ra các poster cỡ lớn tại các địa điểm
hình ảnh sản
được thuê để thu hút sự chú ý của
phẩm.
người đi đường.

Sampling sản phẩm tại các siêu


Cho khách thị, cửa hàng bách hóa,... cho khách
VIETNA – hàng nếm thử để cảm nhận mùi
hàng dùng
01/05/2023 vị ngon phải hương và chất lượng của sản phẩm.
thử sản
thử
phẩm. Thu thập các ý kiến từ người dùng thử
để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn.

Tung TVC nói về các lợi ích, mùi


Tung TVC VIETNA bổ hương, công dụng của sản phẩm,
01/07/2023
lên fanpage thiệt nha nhằm thu hút các khách hàng tiềm
năng trên mạng xã hội.

Bảng 7: Kế hoạch truyền thông trong 6 tháng đầu


• Kế hoạch truyền thông từ tháng 7 đến tháng 24:

Câu chuyện thương “VIETNA" - một thương hiệu đường na, không chỉ là sản
hiệu phẩm mà còn là một câu chuyện về sự quan tâm, tình yêu
và tâm huyết của nhóm F4. Mỗi viên đường mang trong
26
mình một phần của những nỗ lực, niềm vui và ước mơ của
những người làm ra nó. Từ quy trình chăm sóc mía đến
đóng gói sản phẩm, mọi bước đều được thực hiện với sự tỉ
mỉ và yêu thương. Khi mở hộp đường "VIETNA", bạn
không chỉ mua được một sản phẩm, mà còn là một phần của
một câu chuyện đích thực về tình yêu và hạnh phúc.

Sản phẩm kinh doanh Đường hữu cơ sản xuất từ quả na.

Tình hình doanh Sau khi ra mắt sản phẩm và có mặt trên thị trường trong
nghiệp vòng 1 năm.

An toàn.
Định vị thương hiệu Hữu cơ.
Tốt cho sức khỏe.

Tài trợ phát sóng chương trình “ Tiktok Master ” nhằm đưa
sản phẩm và thương hiệu VIETNA vào đề tài một số vòng
Chiến dịch quảng bá thi. Thông qua sự sáng tạo và cách làm viral clip giúp
thương hiệu VIETNA tiếp cận được rộng rãi đến công
chúng.

Thời gian – Ngân Thời gian: 01/08 – 01/09.


sách Ngân sách: 300 triệu.

Mở rộng thị phần.


Mục tiêu Xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi với người tiêu
dùng.

Tăng 30% lượt tiếp cận.


KPI Tăng 50% doanh thu.
Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

Bảng 8: Kế hoạch truyền thông từ tháng 7 đến tháng 24


6.2. Kế hoạch tổ chức và quản lý
6.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý

27
Hình 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý.
6.2.2. Căn cứ vào cách thiết kế công việc có thể phân chia nhân sự như
sau:
• Ban lãnh đạo:
Giám đốc điều hành: Chịu trách nhiệm tổng thể về sự điều hành của doanh
nghiệp. Lập chiến lược và hướng đi cho doanh nghiệp, quản lý quan hệ cấp trên và cấp
dưới, quản lý rủi ro tài chính, đại diện doanh nghiệp.
Số lượng người: 1
Phó giám đốc điều hành: Quản lý hoạt động sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý
chuỗi cung ứng, thực hiện các dự án và chiến dịch.
Số lượng người: 1
• Phòng kinh doanh - marketing:
Giám đốc kinh doanh: Đóng vai trò then chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng.
Ngoài trách nhiệm chủ yếu lãnh đạo nhân viên bán hàng, họ còn là đại diện của công ty
đối với khách hàng. Họ là người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc khách hàng và đối thủ cạnh
tranh. Có nhiệm vụ quyết định hoạt động kinh doanh, xây dựng và quản lý cơ cấu doanh
nghiệp và xây dựng, duy trì các mối quan hệ hợp tác.
Số lượng người: 1

28
Trưởng phòng marketing: Lập và triển khai chiến lược marketing tổng thể, cập
nhật tình hình hàng hóa, giá cả thị trường, phân tích doanh số và khả năng tiêu thụ hàng
hóa, sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, sẽ quản lý theo dõi các chiến dịch quảng bá, chương
trình khuyến mại.
Số lượng người: 1
Nhân viên phòng kinh doanh: tìm kiếm khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với
khách hàng hiện tại và tăng doanh số bán hàng. Chức năng chính của họ bao gồm tìm
kiếm cơ hội kinh doanh, xây dựng mối quan hệ khách hàng, tư vấn và giải pháp kinh
doanh, thực hiện quá trình bán hàng và theo dõi hiệu suất bán hàng thông qua việc theo
dõi và báo cáo.
Số lượng người: 5
Nhân viên phòng marketing: Chức năng chính của họ bao gồm tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, xây dựng mối quan hệ khách hàng, tư vấn và giải pháp kinh doanh, thực
hiện quá trình bán hàng và theo dõi hiệu suất bán hàng thông qua việc theo dõi và báo
cáo.
Số lượng người: 3
Nhân viên bán hàng tại các chi nhánh: bán hàng và đạt được mục tiêu doanh số
bằng cách tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo cáo hiệu suất bán hàng
Số lượng người: 2
• Phòng sản xuất - chất lượng:
Giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất theo
đúng quy trình công nghệ, đơn đặt hàng và kế hoạch được giao. Cải thiện hệ thống chất
lượng nhằm giảm tỷ lệ sai sót, hỏng sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng máy móc, vật tư,
nhân lực.
Số lượng người: 1
Kỹ thuật viên: Là người đảm bảo quá trình chế biến được thực hiện đúng quy
trình, tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
Số lượng người: 30
Quản lí kho bãi: tổ chức và quản lí kho, tiếp nhận, kiểm tra, xuất nhập hàng hóa,
bảo quản và bảo dưỡng hàng hóa, thực hiện kiểm kê, quản lí nhân viên kho, và báo cáo
và phân tích hiệu suất kho bãi.
Số lượng người: 1

29
Quản lí chẩt lượng: thiết lập và duy trì hệ thống quản lí chất lượng, kiểm soát
chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn, xử lý sự
cố chất lượng, đào tạo nhân viên, thu thập và phân tích dữ liệu.
Số lượng người: 1
• Phòng tài chính – nhân sự:
Giám đốc tài chính: Có nhiệm vụ đề xuất xây dựng cơ cấu tổ chức, trình ban giám
đốc phê duyệt nhằm hoàn thành các mục tiêu được giao phó. Ban hành quy chế, quy
định về văn hóa doanh nghiệp. Đề xuất với ban giám đốc ứng dụng công nghệ mới, biện
pháp quản lý hiệu quả phù hợp với tổ chức
Số lượng người: 1
Trưởng phòng nhân sự: Hoạch định chiến lược, định hướng cho việc tuyển dụng,
tổ chức kế hoạch và hỗ trợ đào tạo, phát triển để nâng cao năng lực của nhân viên.
Số lượng người: 1
Kế toán: Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ nộp, thanh toán
nợ, kiểm tra quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Thu thập, xử lý thông
tin, số liệu kế toán, các bảng báo cáo tài chính.
Số lượng người: 2
• Phòng kỹ thuật (IT - kỹ thuật viên bảo trì): Phụ trách công nghệ của
công ty và bảo dưỡng, sửa chữa vận hành các thiết bị sản xuất.
Số lượng người: 1
• Đội ngũ nhân viên:
An ninh: bảo vệ tài sản và nhân viên, giám sát hoạt động, xử lý sự cố an ninh, hỗ
trợ khẩn cấp, liên lạc và hợp tác với các bộ phận khác trong tổ chức, cùng việc lập báo
cáo về các sự kiện và hoạt động an ninh.
Số lượng người: 2
Vệ sinh: dọn dẹp và vệ sinh các khu vực trong tổ chức, bảo dưỡng vật liệu và trang
thiết bị dùng trong quá trình làm sạch, kiểm tra và báo cáo về các vấn đề cần sửa chữa,
loại bỏ chất thải theo quy định, hỗ trợ các công việc khác trong tổ chức, đảm bảo an toàn
trong quá trình làm việc và đáp ứng các yêu cầu đặc biệt từ khách hàng hoặc quản lý.
Số lượng người: 2
6.2.3. Mức lương, đào tạo, khen thưởng:
Mức lương:

30
+ Giám đốc: 20 – 30 triệu/ tháng
+ Phó giám đốc: 15- 20 triệu / tháng
+ Quản lý / Trưởng phòng:10 – 15 triệu/tháng.
+ Nhân viên các phòng: 5 – 12tr/ tháng
+ Kỹ thuật viên : 4 – 6 triệu/tháng.
+ Kế toán : 6 – 8 triệu/tháng
+ Vệ sinh: 3,5 – 4,5 triệu/tháng
+ An ninh: 5 – 6 triệu/tháng
Tùy vào thời gian tăng ca của từng người mà mỗi giờ tăng ca sẽ bằng số tiền lương
làm trong 1 giờ * số giờ tăng ca * 150%
Khen thưởng: Công ty có chính sách khen thưởng và phụ cấp cho nhân viên khi
ngày lễ, tết; làm thêm vào ngày nghỉ; dựa trên tỷ lệ đóng góp khác nhau sẽ có chế độ
thưởng khác nhau.
6.3. Kế hoạch tài chính
Bản cập nhật với các mức chi phí dao động ước tính cho từng hoạt động trong kế
hoạch tài chính:
• Ngân sách Tiếp thị và Quảng cáo:
➢ Sampling (Chiêu thị):
Tổ chức chiến dịch tặng mẫu đường na: 50 triệu - 100 triệu VND.
Chi phí sản xuất mẫu sản phẩm: 20 triệu - 30 triệu VND.
Chi phí vận chuyển và lắp đặt: 10 triệu - 20 triệu VND.
Quảng cáo:
Sản xuất viral clip trên TikTok: 50 triệu - 100 triệu VND.
Tạo nội dung và quảng bá trên các nền tảng xã hội: 20 triệu - 50 triệu VND.
In ấn và phân phối poster: 10 triệu - 20 triệu VND.
➢ Khuyến mãi:
Chi phí sản xuất gói dùng thử và combo sản phẩm: 30 triệu - 50 triệu VND.
Chi phí vận chuyển và quản lý quà tặng: 10 triệu - 20 triệu VND.
• Ngân sách Truyền thông:

31
➢ Trang trí kệ trưng bày:
Chi phí trang trí kệ: 10 triệu - 20 triệu VND.
Sampling và Thu thập ý kiến
Chi phí tổ chức hoạt động sampling: 30 triệu - 50 triệu VND.
Chi phí thu thập ý kiến: 10 triệu - 20 triệu VND.
➢ TVC trên Facebook và Instagram:
Chi phí sản xuất TVC: 50 triệu - 100 triệu VND.
Phí đăng quảng cáo: 20 triệu - 50 triệu VND.
• Đầu tư vào Cơ sở Hạ tầng:
Chi phí cải thiện hoặc mở rộng cơ sở sản xuất: 100 triệu - 200 triệu VND.
Đầu tư vào công nghệ sản xuất và máy móc: 200 triệu - 500 triệu VND.
6.4. Dự phòng rủi ro và tình huống bất ngờ
• Rủi ro và tình huống bất ngờ trong sản xuất:
Rủi ro: Sự cố về nguyên vật liệu đầu vào (quả Na), có thể do mất mùa vụ, thất
thoát trong quá trình vận chuyển, hoặc sự cố về chất lượng.
Giải pháp: Diversify nguồn cung ứng bằng cách thiết lập mối quan hệ với nhiều
nhà cung cấp. Xây dựng kho dự trữ nguyên vật liệu để đối phó với các tình huống bất
ngờ.
• Rủi ro và tình huống bất ngờ trong tiếp thị và quảng cáo:
Rủi ro: Chi phí quảng cáo cao hơn dự kiến do hiệu suất quảng cáo không đạt được
mong đợi.
Giải pháp: Theo dõi và đánh giá hiệu suất quảng cáo thường xuyên để điều chỉnh
chiến lược và ngân sách một cách linh hoạt. Tìm kiếm các phương thức tiết kiệm chi phí
như tối ưu hóa SEO, sử dụng nền tảng truyền thông xã hội mạnh mẽ.
• Rủi ro và tình huống bất ngờ trong quản lý và hành chính:
Rủi ro: Sự cố trong quản lý nhân sự như mất nhân viên chủ chốt hoặc xung đột
lao động.
Giải pháp: Đầu tư vào chính sách lợi ích hấp dẫn và môi trường làm việc tích cực
để giữ chân nhân viên. Xây dựng một nhóm nhân sự dự phòng hoặc kế hoạch đào tạo
để đảm bảo sự liên tục trong hoạt động kinh doanh.

32
• Rủi ro và tình huống bất ngờ trong tài chính vận hành:
Rủi ro: Chi phí vận hành cao hơn dự kiến do tăng giá của dịch vụ cơ sở hạ tầng
hoặc thiếu kế hoạch dự trữ.
Giải pháp: Xây dựng một dự trữ tài chính đủ lớn để đối phó với các biến động giá
và các chi phí bất ngờ. Nghiên cứu và lập kế hoạch chi tiết cho chi phí vận hành hàng
ngày để tránh bất kỳ sự ngạc nhiên nào.
• Rủi ro và tình huống bất ngờ trong đầu tư và mở rộng:
Rủi ro: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ có thể gặp trở ngại về pháp lý
hoặc kỹ thuật.
Giải pháp: Tìm kiếm sự tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia trong lĩnh vực để
đảm bảo tính khả thi và tuân thủ quy định pháp luật. Lập kế hoạch dự trữ tài chính cho
các dự án đầu tư dài hạn để giảm thiểu rủi ro tài chính.
• Rủi ro và tình huống bất ngờ trong sản xuất và chất lượng:
Rủi ro: Sự cố về chất lượng sản phẩm có thể dẫn đến sự mất lòng tin từ phía khách
hàng.
Giải pháp: Thực hiện kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ quá trình sản xuất đến
sản phẩm cuối cùng. Phát triển một hệ thống phản hồi khách hàng chuyên nghiệp để xử
lý mọi phản ánh và cải thiện sản phẩm.
7. XÚC TIẾN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
7.1. Hình thức kinh doanh
Theo mục 2 Chương 2 Luật doanh nghiệp 2020 quy định từ Điều 74 đến Điều 87,
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp:
+ Công ty TNHH là một pháp nhân độc lập, tư cách pháp lý này quyết định chế
độ trách nhiệm của công ty.
+ Công ty TNHH tối đa không quá năm mươi thành viên.
+ Vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau
và bắt buộc phải góp đủ khi công ty thành lập. Với số vốn ban đầu là 5 tỷ vnđ.
Công ty chúng tôi được thành lập gồm 4 thành viên là một nhóm bạn cùng nhau
góp vốn và kinh doanh. Không cần phải bỏ ra với số vốn ngang nhau, mỗi người có thể
bỏ vốn nhiều hoặc ít tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân. Vì vậy mà mỗi người sẽ chịu trách
nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn có góp vào công ty, hạn chế
việc gây rủi ro cho người góp vốn. Các thành viên của công ty sẽ dựa trên số vốn góp
vào của mình mà công ty tiến hành phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm. Số vốn góp
33
của thành viên càng nhiều thì phần lợi nhuận nhận được sẽ nhiều hơn so với các thành
viên góp vốn ít hơn. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp
rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì
chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
7.2. Mối quan hệ
• Nhà cung cấp nguyên liệu: cần thiết lập mối quan hệ với các nhà cung
cấp nguyên liệu chính là quả na. Quan hệ này cần được xây dựng trên cơ sở
đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng cao của nguyên liệu.
• Khách hàng: Đây là mối quan hệ quan trọng nhất đối với doanh
nghiệp, bao gồm cả các đại lý, nhà phân phối và người tiêu dùng cuối cùng.
Quan hệ này cần được xây dựng trên nền tảng cung cấp sản phẩm chất lượng,
dịch vụ hậu mãi tốt và mối liên kết bền vững.
• Đối thủ cạnh tranh: Quan hệ với các đối thủ cạnh tranh trong ngành
cần được quản lý một cách cẩn thận, đồng thời cần có chiến lược cạnh tranh
để giữ vững và phát triển thị phần của doanh nghiệp.
• Cơ quan quản lý và tổ chức ngành: Mối quan hệ với các cơ quan quản
lý và tổ chức ngành là quan trọng để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý,
các tiêu chuẩn chất lượng và các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
• Đối tác và liên kết chiến lược: Doanh nghiệp có thể hợp tác với các đối
tác và thiết lập các liên kết chiến lược trong và ngoài ngành để tận dụng các
cơ hội mới, mở rộng thị trường và tăng cường năng lực cạnh tranh.
• Cộng đồng địa phương và xã hội: Mối quan hệ với cộng đồng địa
phương và xã hội cũng quan trọng để doanh nghiệp xây dựng uy tín và hình
ảnh tích cực, đồng thời đóng góp vào phát triển bền vững của cộng đồng.
8. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
• Giai đoạn “Khởi động” :
Thời gian: trong vòng 6 tháng
➢ Mục tiêu:
+ Hoàn thiện sản phẩm và quy trình sản xuất.
+ Xây dựng thương hiệu và nhận thức ban đầu về sản phẩm.
34
+ Thiết lập kênh phân phối nội địa.
➢ Hoạt động chính:
+ Sản xuất: Hoàn thiện quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn quốc tế.
+ Marketing: Xây dựng thương hiệu VIETNA, giới thiệu sản phẩm đường Na đến
thị trường nội địa.
+ Phân phối: Thiết lập mạng lưới phân phối tại các thành phố lớn, khu vực tiềm
năng.
+ Tài chính: Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ban đầu, đảm bảo hoạt động cho giai
đoạn tiếp theo.
➢ Kết quả kỳ vọng:

+ Hoàn thiện sản phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.


+ Tạo dựng nhận thức ban đầu về thương hiệu VIETNA.
+ Thiết lập kênh phân phối nội địa với 10 đại lý.
• Giai đoạn “Tăng trưởng”:
Thời gian: 3 tháng
➢ Mục tiêu:
+ Mở rộng thị trường nội địa.
+ Nâng cao năng lực sản xuất.
+ Nâng cao năng lực quản lý và vận hành.
➢ Hoạt động chính:
+ Marketing:
Mở rộng chiến dịch marketing, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm.
+ Phân phối:
Mở rộng mạng lưới phân phối đến các tỉnh thành trên cả nước.
Phát triển kênh bán hàng trực tuyến.
+ Sản xuất:

35
Nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường gia tăng.
Áp dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quy trình sản xuất.
+ Quản lý:
Nâng cao năng lực quản lý, vận hành doanh nghiệp hiệu quả.
Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
➢ Kết quả kỳ vọng:
+ Tăng thị phần nội địa lên 10%.
+ Nâng cao năng lực sản xuất 15%.
+ Nâng cao năng lực quản lý và vận hành doanh nghiệp.
• Giai đoạn “Trưởng thành”
Thời gian: 6 tháng
➢ Mục tiêu:
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.
+ Củng cố vị thế thương hiệu.
+ Nâng cao lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh.
➢ Hoạt động chính:
+ Xuất khẩu:
Tìm kiếm đối tác, hoàn thiện thủ tục và xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường
quốc tế.
Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại.
+ Marketing:
Xây dựng chiến lược marketing bài bản, củng cố vị thế thương hiệu.
Tăng cường hoạt động PR và quảng cáo.
+ Sản xuất:
Mở rộng nhà máy, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
+ Nhân lực:
Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp.

36
Nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên.
➢ Kết quả kỳ vọng:
+ Tăng thị phần nội địa lên 15%.
+ Xuất khẩu sang 3 thị trường quốc tế.
+ Nâng cao lợi nhuận 20%.
• Giai đoạn “Đổi mới” :
• Thời gian: 6 tháng
➢ Mục tiêu:
Vượt qua giai đoạn suy thoái một cách hiệu quả.
Nắm bắt cơ hội và đổi mới để phát triển mạnh mẽ hơn sau giai đoạn khó khăn.
➢ Hoạt động chính
+ Tối ưu hóa hoạt động:
✓ Kiểm soát chi phí:
Cắt giảm chi phí hoạt động một cách hợp lý, tập trung vào các khoản chi phí thiết
yếu.
Tìm kiếm giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, phân phối và quản lý.
✓ Tăng hiệu quả hoạt động:
Nâng cao năng suất lao động thông qua đào tạo và áp dụng công nghệ mới.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý để giảm thiểu lãng phí.
➢ Nắm bắt cơ hội và đổi mới:
+ Mở rộng thị trường:
Tìm kiếm thị trường mới tiềm năng để bù đắp cho sự sụt giảm tại thị trường truyền
thống.
Phát triển kênh bán hàng trực tuyến và tiếp cận khách hàng tiềm năng trên các nền
tảng mạng xã hội.
+ Nắm bắt nhu cầu của khách hàng: Mở rộng danh mục sản phẩm đáp ứng nhu
cầu, phát triển sản phẩm mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng và thị hiếu khách hàng.
➢ Kết quả kỳ vọng:
Vượt qua giai đoạn suy thoái một cách hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho doanh
nghiệp.
37
Nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế trên thị trường.
Nắm bắt cơ hội và đổi mới để phát triển các sản phẩm mới từ quả na như trà từ hạt
na, mứt na, trà thanh nhiệt na,...
9. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG DỰ KIẾN SAU 36 THÁNG.
9.1. Chiến lược mở rộng và tăng trưởng
❖ Mở rộng hệ thống kênh phân phối (Bắt đầu năm 2027)
Sau 3 năm xây dựng, phát triển và ổn định tại các kênh phân phối gián tiếp là chuỗi
siêu thị Co.opmart và WinMart. Công ty TNHH VIETNA tiếp tục mở rộng hệ thống
kênh phân phối tại hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng WinMart & WinMart+ và các
siêu thị emart để doanh nghiệp có thể tăng khả năng mở rộng phạm vi tiếp cận với người
tiêu dùng hơn. Ra đời từ năm 2014 cho đến nay, hệ thống WinMart & WinMart+ không
ngừng phát triển vươn lên, ra mắt với hơn 131 siêu thị WinMart và gần 3000 cửa hàng
WinMart+ phủ rộng khắp Việt Nam (WinMart, https://winmart.vn/info/about). Còn đối
với các siêu thị emart, tính đến nay, công ty này đã đưa vào hoạt động 3 trung tâm thương
mại tại TP.HCM. Doanh thu hoạt động thương mại dịch vụ và bán lẻ của hệ thống siêu
thị Emart trong năm 2023 ước đạt 3.000 tỷ đồng, tương đương hơn 8,2 tỷ đồng/ngày
(Thanh Thương, 2023, https://znews.vn/chuoi-sieu-thi-emart-cua-thaco-thu-hon-8-ty-
dongngay-post1450815.html). Có thể thấy, đây là 2 hệ thống phân phối khá tiềm năng
để có thể mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng tại thị trường trong nước.
❖ Chiến lược phát triển sản phẩm (Bắt đầu từ năm 2028)
Hiện nay tiêu dùng thực phẩm bền vững đang đã và đang là xu thế phát triển tương
lai. Theo Báo cáo của Cimigo về nhu cầu và xu hướng ăn uống lành mạnh, người tiêu
dùng Việt Nam sẵn sàng chi nhiều hơn cho thực phẩm hữu cơ và tự nhiên với 5/10 người
tiêu dùng nhận biết được các tiêu chuẩn thực phẩm và tìm kiếm chúng khi lựa chọn sản
phẩm; 72% những người có nhận biết các tiêu chuẩn thực phẩm cho rằng, họ sẽ sẵn sàng
trả thêm 10% để mua các sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. (Minh Nguyệt, 2024,
https://vneconomy.vn/bung-no-xu-huong-tieu-dung-thuc-pham-ben-vung.htm) Những
người tiêu dùng ngày càng chú trọng hơn trong việc lựa chọn các thực phẩm cho bữa ăn
gia đình, xu hướng này ngày càng được nhiều người hưởng ứng và mức độ nhu cầu ngày
càng nâng cao. Nhận thấy được điều này, công ty TNHH VIETNA quyết định phát triển
các sản phẩm đồ ăn, thức uống health chiết xuất từ na thiên nhiên. Công ty vẫn giữ lại
sản phẩm cốt lõi là đường na và phát triển thêm sản phẩm mới như: na sấy, trà na thanh
nhiệt, ngũ cốc hạt trái cây sấy.
• Na sấy, ngũ cốc trái cây: Nguyên liệu được sử dụng cho hai sản phẩm mới này là
từ quả na và các lại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như: dâu, thơm, xoài,…,
kết hợp với các hạt dinh dưỡng óc chó, mắc ca, hạnh nhân và yến mạnh. Vừa dùng làm
38
bữa ăn nhẹ hoặc đồ ăn vặt vừa cung cấp, bổ sung nhiều chất vitamin, khoáng chất và
các chất dinh dưỡng khác.
• Trà na thanh nhiệt: được sản xuất dưới 2 dạng: bột pha liền và thức uống đóng
chai. Công ty sẽ tận dụng máy ép đã có sẵn và kết hợp với nguồn cung nguyên liệu trà
từ vùng Tây Nguyên tạo ra sản phẩm trà na thanh nhiệt cung cấp đầy đủ các dưỡng chất
có trong quả na kết hợp với các công dụng từ lá trà xanh mang đến một sản phẩm tốt
cho sức khỏe, giúp người tiêu dùng giải nhiệt và bổ sung một số dưỡng chất cần thiết
cho cơ thể.
9.2. Tiềm lực mở rộng và tăng trưởng.
• Doanh thu:
Doanh thu
Từ năm 2024 đến năm 2025, doanh thu tăng 8,43 tỷ đồng.
Từ năm 2025 đến năm 2026, doanh thu tăng 9.57 tỷ đồng.
• Lợi nhuận từng năm
Bảng: Lợi nhuận từng năm

Năm 2024 2025 2026

Lợi nhuận 22.978.311.000 24.052.642.928 26.302.829.764


(VNĐ)

+ Lợi nhuận tăng qua từng năm:


Từ năm 2024 đến năm 2025, lợi nhuận tăng 1.074.331.928 VNĐ.
Từ năm 2025 đến năm 2026, lợi nhuận tăng 2.250.186.836 VNĐ.
+ Chi phí:
Từ năm 2024 đến năm 2025, chi phí tăng 7.355.668.072 VNĐ.
Từ năm 2025 đến năm 2026, chi phí tăng 7.319.813.164 VNĐ.
=> Như vậy, có thể thấy sau 2,5 đến 3 năm thì công ty TNHH VIETNA đang ở giai
đoạn tăng trưởng. Có mức độ doanh thu và lợi nhuận tăng hơn qua từng năm, dù chi phí
có sự biến động. Bắt đầu từ năm 2026, công ty có thể mở rộng hệ thống phân phối của
mình tại hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng WinMart & WinMart+ và các siêu thị emart.
Bắt đầu từ năm 2027, công ty TNHH VIETNA nghiên cứu và phát triển sản phẩm na
sấy, ngũ cốc trái cây và trà na thanh nhiệt.
9.3. Đề xuất kế hoạch tăng trưởng

39
9.3.1. Cải thiện sản phẩm hiện tại và phát triển sản phẩm mới
Với môi trường kinh doanh khốc liệt và phát triển không ngừng như hiện nay, cải
tiến sản phẩm hiện có là điều tất yếu mà không một không nghệp nào có thể lơ là. Đó là
yếu tố quan trọng quyết định một doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển và giữ vững vị
thế hiện tại trên thị trường. Việc cải thiện, thay đổi để phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng là cơ hội để doanh nghiệp có thể thuận lợi tiếp cận, mở rộng tệp khách hàng và
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Nâng cáo chất lượng sản phẩm được xem là
nền tảng tốt nhất để công ty phát triển các sản phẩm mới và mở rộng sang thị trường
quốc tế.
Tại Công Ty TNHH VIETNA, chúng tôi luôn không ngừng nghiên cứu cải tiến
nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đem đến cho các khách hàng những sản phẩm chất
lượng hàng đầu, đáp ứng tiêu chuẩn tiêu dùng hiện nay. Bên cạnh việc chú trọng vào
khâu kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, chúng tôi cũng ưu tiên việc kiểm tra nguồn
gốc, các chỉ số an toàn của nguyên liệu na đàu vào và đặc biệt đầu tư nâng cấp cải tiến
quy trình sản xuất với các tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm trong môi trường
kín. Các nguồn liệu đầu vào luôn được được sơ chế và bảo quản với các thiết bị hiện tại
nhất để giữ được vị nguyên vẹn các chât dinh dưỡng có trong quả na và một vài loại quả
khác trong các sản phẩm mới mang đến một sản phẩm an toàn, cung cấp, bổ sung vitamin
và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể khách hàng. Không chỉ cải tiến về sản phẩm mà
VIETNA cò chú trọng đầu tư và phát triển các kênh phân phối, kênh giao tiến với khách
hàng nhằm xây dựng lòng trung thành từ các khách hàng.
Bên cạnh việc sản xuất đường na, công ty TNHH VIETNA sẽ tiến hành mở rộng
quy mô sản xuất với việc sản xuẩt một vài sản phẩm mới vẫn phục phụ trong ngành
hàng thực phẩm. Công ty TNHH VIETNA sẽ tiến hành bổ sung thêm một số máy móc,
thiết bị hiện đại phục vụ cho chiến lược phát triển sản phẩm mới. Đồng thời, tuyển dụng
và đào tạo thêm một số nhân viên vào các vị trí sản xuất và kinh doanh chuyên về các
sản phẩm mới của công ty.
9.3.2. Tăng khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm mang thương hiệu
VIETNA.
Tận dụng nguồn năng lực hiện có của công công kết hợp với những nhân sự mới
tuyển dụng mở rộng cho các sản phẩm mới tiếp tục thực hiện các công tác hoạt động
markerting như:
Tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu, tăng độ nhận diện trên các nền
tảng kỹ thuật số.

40
Kích thích sức mua của khách hàng kèm theo đó là giới thiệu các sản phẩm mới
của thương hiệu VIETNA thông qua các hoạt động mời khách hàng dùng thử và các
thương trình khuyến mãi mua đường Na tặng kèm sản phẩm mới dùng thử.
Mở rộng hệ thống kênh phân phối tại hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng WinMart
& WinMart+ và các siêu thị emart với chiến dịch tri ân khách hàng (năm 2027) và ra
mắt sản phẩm mới: na sấy, ngũ cốc trái cây và trà na thanh nhiệt (năm 2028) để tăng khả
năng tiếp cận khách hàng, tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt giúp
thương hiệu VIETNA tăng độ nhận diện trong tâm trí người tiêu dùng.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Nga (2023). Người Việt ăn đường nhiều gấp đôi khuyến cáo. VNEXPRESS.
https://vnexpress.net/nguoi-viet-an-duong-nhieu-gap-doi-khuyen-cao-4582690.html
Viện CL&CSTC (2016). Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Cổng thông tin điện tử bộ tài chính Thông tin pháp luật tài chính.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-
ttpltc?dDocName=MOFUCM088372
(2023). Mô hình canvas là gì? Cách thiết lập mô hình canvas cho doanh nghiệp.
Gosell.https://www.gosell.vn/blog/mo-hinh-canvas-la-gi-cach-lap-ke-hoach-kinh-
doanh-theo-mo-hinh-canvas-cho-doanh-nghiep/
(2017). Những vùng đất sản sinh ra loại na ngon tại Việt Nam. Báo ảnh dân tộc và
miền núi. https://dantocmiennui.vn/nhung-vung-dat-san-sinh-ra-loai-na-ngon-tai-viet-
nam-post152280.html

42

You might also like