BCCĐ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO CHỦ ĐỀ

HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG CHATGPT VÀO KINH DOANH

GVHD: TS. TRẦN XUÂN QUỲNH

LỚP: COM3001_ 48K08.3

Nhóm thực hiện: NHÓM 10

Thành viên:

1. Nguyễn Việt Hoàng


2. Trần Anh Thư
3. Phan Đào Trúc Vy
4. Võ Thị Thanh Hằng
5. Hồ Ngọc Khánh Quỳnh

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 02 năm 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................3
I. Giới thiệu chung về ChatGPT................................................................................5
II. Ứng dụng cụ thể của ChatGPT trong các lĩnh vực kinh doanh:...........................5
1. Marketing:.....................................................................................................5
2. Nhân sự:........................................................................................................9
3. Bán hàng:....................................................................................................13
4. Dịch vụ khách hàng:...................................................................................17
III. Phân tích lợi ích và hạn chế của việc ứng dụng ChatGPT trong kinh doanh:...21
1. Lợi ích:........................................................................................................21
2. Hạn chế.......................................................................................................21
IV. Một số ví dụ về việc áp dụng ChatGPT trong quá trình kinh doanh của các
doanh nghiệp...........................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................35

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Phạm vi tương lai của ChatGPT trong các phân khúc khác nhau của lĩnh
vực tiếp thị.................................................................................................................7

Hình 2. ChatGPT thông qua việc tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng để phân
tích và hiểu rõ hành vi của người dùng hơn.............................................................8

Hình 3. Được đào tạo dựa trên dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ChatGPT hỗ trợ
các marketer trong việc sáng tạo nội dung và tối ưu kết quả tìm kiếm đa dạng lĩnh
vực.............................................................................................................................9

Hình 4. Từ một số yêu cầu cho thương hiệu đến hoàn thiện thương hiệu, ChatGPT
đưa ra các gợi ý.......................................................................................................10

Hình 5. ChatGPT có thể giúp sàng lọc ứng viên hiệu quả hơn...............................11

Hình 6. Ứng dụng ChatGPT trong việc tạo bảng câu hỏi tuyển dụng.....................12

Hình 7. Bà Lê Thị Kim Anh - Phó chủ tịch CLB Nhân sự Việt Nam VNHR từng
chia sẻ ràng: “Người làm Tuyển dụng khi sử dụng ChatGPT nên lưu ý vai trò Đối
tác chiến lược, nghĩa là người đó khi yêu cầu sự trợ giúp của ChatGPT, cần phải
đưa yêu cầu tuyển dụng sát với...............................................................................13

Hình 8. ChatGPT và GPT........................................................................................14

Hình 9. Hệ thống tư vấn khách hàng FBT AI..........................................................17

Hình 10. Ứng dụng ChatGPT trong quản lý dịch vụ khách hàng...........................17

Hình 11. Nike ứng dụng thực tế các quy trình vào chiến lược kinh doanh sản
phẩm cá nhân hóa tới GenZ.....................................................................................21

Hình 12. ChatGPT đưa ra câu trả lời sai cho 1 câu hỏi đơn giản............................23

Hình 13. Tỷ lệ phân bổ câu trả lời ChatGPT cho cả 4 tiêu chí: Tính chính xác,
Tính nhất quán, Tính toàn diện và Tính ngắn gọn; trên 3 thuộc tính của câu hỏi:
Mức độ phổ biến, Loại và Thời gian. (Nguồn: Purdue University)........................23

3
Hình 14. Chất lượng câu trả lời của ChatGPT được đánh giá qua 4 tiêu chí.
(Nguồn: Purdue University)....................................................................................24

Hình 15. Whiteside phát hiện thông tin lạ trong bảng chat của mình.....................25

Hình 16. Hơn 101,134 tài khoản ChatGPT với thông tin xác thực bị đánh cắp từ
tháng 6/2022 đến tháng 5/2023 (Nguồn: GROUP-IB)............................................26

Hình 17. Top 10 quốc gia có số lượng tài khoản ChatGPT bị xâm phạm cao nhất
(Nguồn: GROUP-IB)...............................................................................................26

Hình 18. Trên một diễn đàn ngầm, mộ thành viên đã chụp lại ảnh minh họa
ChatGPT có thể thực hiện bất cứ yêu cầu gì. (Nguồn: ArsTechnica)......................27

Hình 19. Top 20 quốc gia có lượt người truy cập AI nhiều nhất)............................29

Hình 20. Top công việc bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo......................................30

Hình 21. 5 ứng dụng của chat gpt trong quản trị nhân sự.......................................31

Hình 22. sự khác nhau giữa ChatGPT và ChatGPT Enterprise..............................32

Hình 23. Toạ đàm của công ty FPT về ChatGPT và quản trị doanh nghiệp...........33

Hình 24. Toạ đàm ứng dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước, các hoạt động phục
vụ người dân và doanh nghiệp................................................................................34

4
I. Giới thiệu chung về ChatGPT.

 ChatGPT, viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer. Là Mô hình


xử lý ngôn ngữ tự nhiên tân tiến nhất được phát triển bởi OpenAI một phòng thí
nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Mỹ.
 Đây là mô hình sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để xử lý ngôn ngữ. Hiểu
đơn giản công cụ này sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và cho phép chúng trò chuyện
như con người.
 Với khả năng tự động hóa các tác vụ thông thường, phân tích dữ liệu theo thời
gian thực, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và cải thiện độ chính xác của dữ liệu, ChatGPT
có thể giúp con người tối ưu hóa tài nguyên đồng thời tiết kiệm thời gian xử lý
nhiều tác vụ.
 Theo các chuyên gia, ChatGPT sẽ mở ra những cơ hội hoàn toàn mới trong kinh
doanh. Một số công việc được sử dụng ChatGPT như viết mã, sáng tạo quảng cáo,
tạo nội dung, hỗ trợ khách hàng và chuẩn bị tóm tắt cuộc họp; viết mô tả công
việc, soạn thảo yêu cầu phỏng vấn và trả lời đơn ứng tuyển. Cụ thể, ChatGPT
giúp doanh nghiệp giảm số lượng lao động thủ công để thực hiện các nhiệm vụ
như nhập dữ liệu, viết email/báo cáo,…ChatGPT có thể giải đáp nhanh chóng các
câu hỏi của khách hàng và cung cấp thông tin chính xác, giúp doanh nghiệp tận
dụng tối đa thời gian của nhân viên hỗ trợ. Do đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi
phí cho việc tuyển dụng, đào tạo và lương cho nhân viên hỗ trợ khách hàng.
5
 Ngoài ra, khả năng phân tích của Chat GGT cho phép công cụ thực hiện các quy
trình phức tạp, bao gồm quản lý chuỗi cung ứng và lập kế hoạch tài chính hoặc đề
xuất để tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
 Một số công việc được sử dụng ChatGPT như viết mã, sáng tạo nội dung, hỗ trợ
giải đáp nhanh chóng các câu hỏi của khách hàng.
 Với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, ChatGPT không chỉ đơn thuần là một công cụ
giao tiếp mà còn là một nguồn tài nguyên thông tin và hỗ trợ quan trọng cho doanh
nghiệp. Bằng cách sử dụng ChatGPT, các doanh nghiệp có thể tận dụng được
nhiều lợi ích quan trọng.
II. Ứng dụng cụ thể của ChatGPT trong các lĩnh vực kinh doanh:
1. Marketing:
Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến đã trở thành một điều cần thiết cho các công ty để
nâng cao trải nghiệm của khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng. Và trong bối cảnh AI thú
vị này, một ngôi sao tỏa sáng đặc biệt rực rỡ: ChatGPT. ChatGPT là công cụ được ứng
dụng rất nhiều trong các lĩnh vực. Marketing không nằm ngoài vòng tròn xu hướng đó.
Một số ứng dụng phổ biến của ChatGPT trong lĩnh vực Marketing có kể thể đến như:
hành vi người tiêu dùng, quảng cáo, xây dựng thương hiệu và bán hàng..

Hình 1. Phạm vi tương lai của ChatGPT trong các phân khúc khác nhau của lĩnh vực tiếp thị.

Hành vi của người tiêu dùng: ChatGPT là một ứng dụng dựa trên người dùng. Đầu ra
mà nó tạo ra chủ yếu phụ thuộc vào các thuộc tính của người dùng. Kết quả do ChatGPT

6
tạo ra có thể dựa trên ngữ cảnh, từ khóa hoặc yêu cầu mà người dùng đã chỉ định hành vi
người tiêu dùng cụ thể như sau:
• ChatGPT có thể giúp hiểu sở thích của người tiêu dùng và tạo phản hồi về sở
thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Các nhà nghiên cứu và
nhà tiếp thị có thể hiểu rõ hơn về yếu tố nào là quan trọng nhất đối với người tiêu
dùng.
• ChatGPT có thể được sử dụng để phân tích các tập dữ liệu lớn về dữ liệu hành vi
của người tiêu dùng nhằm xác định các mẫu và xu hướng để hình thành nhận
thức của người tiêu dùng. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu
tố có thể thúc đẩy các hành vi như quyết định mua hàng hoặc lòng trung thành
với thương hiệu.
• ChatGPT có thể tạo phản hồi về lý do tại sao người tiêu dùng hành xử theo
những cách cụ thể, chẳng hạn như chọn một thương hiệu thay vì một thương hiệu
khác. Điều này cung cấp những hiểu biết có giá trị về các động lực cơ bản thúc
đẩy hành vi của người tiêu dùng.

7
Hình 2. ChatGPT thông qua việc tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng để phân tích và hiểu rõ hành vi của người
dùng hơn

Quảng cáo: ChatGPT có thể hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo, xây dựng chiến lược nội
dung và tối ưu hoá SEO.
Nhờ khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, ChatGPT có khả năng tổng hợp và phân tích
thông tin đa lĩnh vực, hỗ trợ marketer trong việc phát triển chiến lược nội dung và lựa
chọn từ khoá phù hợp để tối ưu hoá SEO. Ngoài ra, một thương hiệu có thể tối ưu hóa
dịch vụ hỗ trợ khách hàng của mình bằng ChatGPT, đưa ra phản hồi kịp thời và cá nhân
hóa dựa trên hiểu biết thông qua các truy vấn cụ thể của khách hàng. Công cụ chatbot này
còn có khả năng điều chỉnh và cải thiện chất lượng nội dung xuyên suốt quá trình thu
thập dữ liệu về các chủ đề mà khách hàng quan tâm.

8
Hình 3. Được đào tạo dựa trên dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ChatGPT hỗ trợ các marketer trong việc sáng tạo
nội dung và tối ưu kết quả tìm kiếm đa dạng lĩnh vực

Nó có thể phân tích dữ liệu khách hàng để tìm các xu hướng và nhóm khách hàng có thể
được sử dụng để phát triển các nỗ lực tiếp thị có mục tiêu. Hiệu quả quảng cáo có thể
tăng lên bằng cách nhắm mục tiêu các nhóm khách hàng dựa trên nhân khẩu học (quá
trình nghiên cứu và thu thập các dữ liệu có liên quan đến đặc điểm về giới tính, chủng tộc
và tuổi tác của mỗi người), sở thích hoặc các giao dịch mua trước đây của khách hàng.
Xây dựng thương hiệu: ChatGPT phân tích phương tiện truyền thông xã hội và dữ liệu
trực tuyến để hiểu rõ hơn về các đặc điểm tính cách mà người tiêu dùng liên kết với một
thương hiệu hoặc sản phẩm, điều này có thể giúp phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về
bản sắc thương hiệu và tinh chỉnh các chiến lược và định vị thương hiệu.

9
Hình 4. Từ một số yêu cầu cho thương hiệu đến hoàn thiện thương hiệu, ChatGPT đưa ra các gợi ý.

ChatGPT giúp phân tích nhận thức về thương hiệu bằng cách phân tích phương tiện
truyền thông xã hội và dữ liệu trực tuyến khác để hiểu rõ hơn về cách người tiêu dùng
cảm nhận về thương hiệu hoặc sản phẩm, có thể được sử dụng để xác định các điểm
mạnh và điểm yếu trong nhận thức về thương hiệu và để phát triển các chiến lược nhằm
nâng cao uy tín thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.
ChatGPT là một công cụ mạnh mẽ với tiềm năng to lớn để cách mạng hóa ngành
Marketing. Việc ứng dụng ChatGPT một cách hiệu quả có thể giúp các doanh nghiệp hiểu
rõ hơn về khách hàng của họ, tạo ra các chiến dịch Marketing hiệu quả hơn và thúc đẩy
tăng trưởng kinh doanh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ChatGPT vẫn đang trong giai đoạn phát triển và nó có một số
hạn chế nhất định. Do đó, việc sử dụng ChatGPT cần được kết hợp với các phương pháp
Marketing truyền thống để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Nhân sự:
Ngành Nhân sự đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ sự ra đời và ứng dụng
của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là công nghệ ChatGPT. ChatGPT, với khả năng xử lý
ngôn ngữ tự nhiên và học máy tiên tiến, mang đến nhiều lợi ích thiết thực, giúp tối ưu hóa
quy trình và nâng cao hiệu quả công việc cho các chuyên viên Nhân sự: Tuyển dụng,
quản lý nhân sự, gắn kết nội bộ.

10
Trong quá trình tuyển dụng, ChatGPT có thể mang đến nhiều lợi ích, giúp nhà tuyển
dụng có thể dễ dàng tìm kiếm ứng viên hơn. Bằng cách sử dụng ChatGPT, nhà tuyển
dụng có thể tiến hành sàng lọc ứng viên ban đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn
bao giờ hết. Thay vì phải mất thời gian đọc qua hàng trăm đơn xin việc, bạn chỉ cần tạo ra
những câu hỏi xác định trước và đánh giá câu trả lời của ứng viên.

Hình 5. ChatGPT có thể giúp sàng lọc ứng viên hiệu quả hơn

Thay vì phải mất ít nhất một ngày cho một nhân sự có kinh nghiệm để tra cứu thông tin,
lấy thông tin từ nhiều người, nhiều nguồn và tổng hợp lại, ChatGPT giúp doanh nghiệp
có thể có các thông tin về một vị trí công việc cụ thể, viết một bản mô tả công việc cho vị
trí đó, và viết một quảng cáo tuyển dụng – tất cả trong chỉ khoảng 5 tới 10 phút.

11
Hình 6. Ứng dụng ChatGPT trong việc tạo bảng câu hỏi tuyển dụng

Tuy vậy, có những tình huống đặc trưng mà ChatGPT sẽ có giới hạn về khả năng mở
rộng khai thác thông tin. Nhà phỏng vấn chuyên nghiệp cần khai thác được thông tin
đằng sau câu trả lời của ứng viên, tức là cần lắng nghe và đặt thêm câu hỏi phát triển tình
huống để yêu cầu ứng viên làm rõ thông tin về bối cảnh, vai trò, mức độ can thiệp, … Vì
hoạt động như một cái máy, dựa vào dữ liệu, những gì học được, ChatGPT không thể hỏi
xoáy, phát triển trên thông tin mà ứng viên đang chia sẻ.

ChatGPT hoạt động theo nguyên tắc lập trình, tổng kết từ cái gì lặp đi lặp lại, on người
mới có khả năng quan sát, linh hoạt và sáng tạo ra những cái khác biệt, đột phá nên cần
đưa ra yêu cầu phù hợp với mô hình tổ chức và văn hoá của công ty.

12
Hình 7. Bà Lê Thị Kim Anh - Phó chủ tịch CLB Nhân sự Việt Nam VNHR từng chia sẻ ràng: “Người làm Tuyển
dụng khi sử dụng ChatGPT nên lưu ý vai trò Đối tác chiến lược, nghĩa là người đó khi yêu cầu sự trợ giúp của
ChatGPT, cần phải đưa yêu cầu tuyển dụng sát với

Dù ứng dụng công cụ nào đi nữa, eHR, iHR, HRTech, hay HR AI, thì cuối cùng đội ngũ
Nhân Sự vẫn là chủ thể chính. AI không thể thay thế hoàn toàn “con người”, mà chỉ hỗ
trợ “con người”. Những chuyên gia trong ngành Nhân Sự có thể sử dụng ChatGPT để
tổng hợp các thông tin, tri thức về ngành, văn hóa tổ chức. Từ những thông tin đó, thông
qua ChatGPT, nhà Tuyển dụng sẽ truy xuất những câu hỏi phỏng vấn phù hợp với công
ty, những mô tả công việc mang tính văn hóa, đặc trưng của công ty.
Tuy nhiên, khi ấy sẽ không còn là bài toán “miễn phí” và có sẵn nữa. Bởi ChatGPT, hay
mô hình GPT ứng dụng trong công cụ này là Công nghệ. Những tri thức ngành, Văn hóa
Tổ chức, dữ liệu và ứng dụng riêng của doanh nghiệp, sẽ cần những đơn vị nghiên cứu,
thu thập, thành thạo Công nghệ để tạo mô hình “học dữ liệu” (data learning) với tiềm
năng mang lại giá trị vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Khi làm chủ được GPT, doanh
nghiệp có thể làm được những chatbot phục vụ cho công việc Tuyển dụng, như tóm tắt
JD (bản mô tả công việc), tóm tắt lý lịch ứng viên, xác định mức độ phù hợp của ứng
viên, xây dựng được kế hoạch hội nhập (onboarding) theo văn hóa và định hướng của
công ty, cũng như tạo được những nội dung mang văn phong, văn hóa, triết lý của công ty
như các đãi ngộ của từng công ty. Tư duy này đã và đang được triển khai bởi các công ty
Công nghệ Nhân sự trên thế giới.

13
Hình 8. ChatGPT và GPT

Nhìn chung, ChatGPT mang đến nhiều lợi ích tiềm năng cho lĩnh vực Nhân sự. Tuy
nhiên, Nó cũng có thể gặp phải các hạn chế và thách thức về khả năng tạo ra các nội dung
chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người dùng, đồng thời bảo vệ
được sự an toàn và bí mật của các thông tin cá nhân hoặc nhạy cảm. Vậy nên các doanh
nghiệp cần sử dụng công nghệ này một cách cẩn trọng, có trách nhiệm và kết hợp với
chiến lược rõ ràng để đạt được hiệu quả tối ưu và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn.

3. Bán hàng:
3.1. Tăng hiệu quả bán hàng:
+ Nắm bắt nhu cầu của khách hàng: Sử dụng ChatGPT để nắm bắt thông tin về
nhu cầu, mong muốn và mối quan tâm của khách hàng thông qua việc tương tác
với họ qua các kênh truyền thông như trang web, email, hoặc chatbot.
+ Tạo nội dung hấp dẫn: Sử dụng ChatGPT để tạo ra nội dung marketing hấp
dẫn và phù hợp với đối tượng khách hàng. Bằng cách này, bạn có thể thu hút sự
chú ý của họ và tạo ra sự quan tâm đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
+ Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Sử dụng ChatGPT để tạo ra các hệ thống
tự động hoặc chatbot để cung cấp hỗ trợ tức thì cho khách hàng. Điều này có thể
giúp cải thiện trải nghiệm của họ và tăng khả năng chuyển đổi.

14
+ Phân tích dữ liệu: Sử dụng ChatGPT để phân tích dữ liệu từ các cuộc trò
chuyện với khách hàng để hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng của họ và tối ưu hóa
chiến lược bán hàng.
+ Tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Sử dụng ChatGPT để tạo ra
các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng để tăng cơ
hội bán hàng và khuyến khích sự quay lại của họ.
+ Đào tạo nhân viên bán hàng: Sử dụng ChatGPT để tạo ra tài liệu hướng dẫn và
tài liệu đào tạo cho nhân viên bán hàng, giúp họ hiểu rõ hơn về sản và dịch vụ để
có thể tư vấn khách hàng một cách hiệu quả hơn.
3.2. Thu thập dữ liệu khách hàng:
ChatGPT có thể thu thập dữ liệu về sở thích và nhu cầu của khách hàng. Dữ liệu
này có thể được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và cải thiện hiệu
quả chiến dịch marketing.
3.3. Cá nhân hóa trong trải nghiệm mua sắm:
+ Về nhu cầu cá nhân hóa hiện nay ngày càng tăng cao:
 Theo một khảo sát của Nielsen Việt Nam năm 2023, 71% người tiêu
dùng Việt Nam cho biết họ thích trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.
 Khảo sát của Criteo năm 2022 cho thấy 80% người tiêu dùng Việt Nam
sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ được cá nhân
hóa.
+ Một số lý do khiến cho họ thích trải nghiệm cá nhân hóa:
 Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam năm 2023 69% người tiêu dùng Việt
Nam cho biết họ có nhiều khả năng mua hàng từ các thương hiệu cung cấp
chương trình khuyến mãi phù hợp với nhu cầu của họ.
 Cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu nhu cầu của bản thân.
 Có trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo hơn.
+ Và ChatGPT có thể giúp bạn cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng
bằng như thế nào?
 Phân tích dữ liệu khách hàng: ChatGPT có thể phân tích dữ liệu từ nhiều
nguồn khác nhau như lịch sử mua hàng, hành vi duyệt web, tương tác trên
mạng xã hội, khảo sát, … để hiểu rõ hơn về sở thích và nhu cầu của khách
hàng.
 Dữ liệu được phân tích bao gồm:
- Lịch sử mua hàng: Sản phẩm đã mua, số lượng, giá cả, thời gian mua,

15
- Hành vi duyệt web: Các trang web đã truy cập, thời gian, sản phẩm đã
xem,...
- Tương tác trên mạng xã hội: Các bài đăng đã thích, chia sẻ, bình
luận,...
- Khảo sát: Phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm
mua sắm,..
 Cá nhân hóa đề xuất sản phẩm: Dựa trên dữ liệu khách hàng được phân
tích, ChatGPT có thể đề xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích
của từng khách hàng.
 Các thuật toán đề xuất sản phẩm được sử dụng bao gồm:
- Lọc theo sở thích: Đề xuất sản phẩm dựa trên các sản phẩm khách hàng
đã mua hoặc xem trước đây.
- Lọc theo hành vi: Đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi duyệt web và
tương tác trên mạng xã hội của khách hàng.
- Machine Learning: Sử dụng các thuật toán học máy để dự đoán các sản
phẩm mà khách hàng có khả năng mua cao nhất.
+ Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm:
 Hỗ trợ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa:
- Tích hợp ChatGPT vào Chatbot: Để cung cấp hỗ trợ tức thì cho khách
hàng. Chatbot có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để hiểu và phản hồi cho các
yêu cầu của khách hàng một cách cá nhân hóa, từ việc giải quyết vấn đề
đến đề xuất sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.
- Phản hồi và tư vấn cá nhân hóa: ChatGPT có thể được sử dụng để thu
thập phản hồi từ khách hàng và cung cấp tư vấn cá nhân hóa dựa trên
thông tin này. Bằng cách hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và phản hồi
của khách hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn và điều
chỉnh chiến lược phục vụ của mình để đáp ứng mục tiêu kinh doanh.

16
Hình 9. Hệ thống tư vấn khách hàng FBT AI

 Hỗ trợ quản lý tác vụ: ChatGPT có thể giúp tự động hóa một số tác vụ
quản lý dịch vụ khách hàng, chẳng hạn như lập lịch hẹn, xử lý yêu cầu hoặc
giải đáp câu hỏi phổ biến. Điều này giúp giảm thời gian và công sức cần
thiết từ phía nhân viên, từ đó tăng cường khả năng phục vụ cá nhân hóa và
hiệu suất.

Hình 10. Ứng dụng ChatGPT trong quản lý dịch vụ khách hàng

17
 Hỗ trợ các hệ thống quản lý trang web hoặc ứng dụng mua sắm cá
nhân hóa giao diện trang web:
- ChatGPT có thể đóng vai trò trong việc cung cấp thông tin và dữ liệu
phản hồi về sở thích và hành vi của khách hàng cho hệ thống quản lý
trang web hoặc ứng dụng mua sắm.
- Dựa trên thông tin này, các hệ thống quản lý trang web có thể sử dụng
các thuật toán máy học và học máy để điều chỉnh giao diện trang web
hoặc ứng dụng, chẳng hạn như hiển thị các sản phẩm hoặc nội dung được
cá nhân hóa dựa trên sở thích của khách hàng.
=> Điều này giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng
cách làm cho trang web hoặc ứng dụng trở nên phù hợp và hấp dẫn
hơn với họ.
4. Dịch vụ khách hàng:
4.1. Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng:
Khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên của ChatGPT là vô cùng tuyệt vời. Bởi công cụ này
có thể hiểu và phản hồi những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng một cách tự nhiên,
không thua kém gì con người. Chính vì thế mà nó cải thiện trải nghiệm khách hàng khi
đang quan tâm đến một sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Bên cạnh đó, ChatGPT có thể xử lý đồng thời một lượng lớn yêu cầu từ phía khách
hàng. Do đó mà các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động chăm sóc khách
hàng mà không cần thiết phải bổ sung thêm nhân sự. Điều này giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí thuê nhân sự, giảm thiểu đáng kể thời gian phản hồi và hiệu quả công việc.
Ngoài ra, ChatGPT cũng có thể thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng để có thể hiểu rõ
hơn về chân dung khách hàng của mình, hiểu về nhu cầu và sở thích của khách hàng để
tư vấn tốt hơn. Chính những dữ liệu được thu thập này sẽ giúp sản phẩm cải thiện, dịch
vụ của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt hơn.
4.2. Tạo nội dung, kịch bản chăm sóc khách hàng:

18
ChatGPT có thể tạo nội dung và kịch bản chăm sóc khách hàng theo các bước sau:
-B1:Nghiên cứu khách hàng. ChatGPT có thể thu thập thông tin về khách hàng từ các
nguồn khác nhau như cuộc trò chuyện, email, bình luận và xã hội. Thông tin này có thể
bao gồm thông tin về nhu cầu, sở thích, tình trạng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, và
những vấn đề họ đang gặp phải.
- B2: Xác định mục tiêu chăm sóc khách hàng. Dựa trên thông tin được thu thập được,
ChatGPT có thể xác định mục tiêu của việc chăm sóc khách hàng, ví dụ như giải quyết
vấn đề của khách hàng, tăng trải nghiệm khách hàng, tạo lòng tin và sự tận tâm.
- B3: Tạo nội dung chăm sóc khách hàng. ChatGPT có thể tạo nội dung khác nhau để
đạt được mục tiêu chăm sóc khách hàng, ví dụ như hướng dẫn sử dụng sản phẩm, cung
cấp giải pháp cho vấn đề của khách hàng, cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm hoặc
dịch vụ, tư vấn về sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
-B4 Tạo kịch bản chăm sóc khách hàng. ChatGPT có thể tạo kịch bản cho việc chăm
sóc khách hàng, ví dụ như quy trình hỗ trợ khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại của
khách hàng, quy trình đặt hàng và giao hàng. Kịch bản này có thể được tạo ra bằng cách
sử dụng các câu hỏi và câu trả lời cho khách hàng.
- B5: Tối ưu hóa nội dung và kịch bản. ChatGPT có thể sử dụng các phương pháp như
phân tích dữ liệu và phản hồi của khách hàng để tối ưu hóa nội dung và kịch bản chăm
sóc khách hàng, giúp nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc khách hàng.
4.3. Tăng hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, marketing:
19
ChatGPT ảnh hưởng tới marketing và quảng cáo cực kỳ nhiều. Để tăng hiệu quả chiến
dịch quảng cáo, ChatGPT có thể thực hiện các hoạt động sau đây:
- Phân tích đối tượng khách hàng: ChatGPT có thể thu thập và phân tích dữ liệu khách
hàng để hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược quảng cáo phù
hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng.
- Đưa ra thông điệp hấp dẫn: ChatGPT có thể sử dụng khả năng tạo nội dung để tạo ra
các thông điệp quảng cáo hấp dẫn, thu hút sự chú ý của khách hàng và kích thích họ thực
hiện hành động mà quảng cáo muốn.
- Lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp: ChatGPT có thể dựa trên đặc điểm của đối tượng
khách hàng để lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp như Facebook, Instagram, Google Ads,
YouTube,... giúp đưa thông điệp đến đúng khách hàng mục tiêu.
- Tối ưu hóa chiến dịch: ChatGPT có thể sử dụng các công cụ và phương pháp như A/B
testing, phân tích dữ liệu và phản hồi khách hàng để đánh giá hiệu quả chiến dịch và tối
ưu hóa các yếu tố quảng cáo như tiêu đề, hình ảnh, đối tượng khách hàng, vị trí quảng
cáo, thời gian đăng quảng cáo.
- Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng: ChatGPT có thể giúp tạo trải nghiệm tốt cho
khách hàng khi đến với trang web hoặc ứng dụng của bạn. Điều này có thể giúp tăng khả
năng khách hàng thực hiện hành động mà quảng cáo muốn, ví dụ như đăng ký, mua sản
phẩm hoặc dịch vụ.
4.4. Xử lý các yêu cầu của khách hàng:
ChatGPT có thể xử lý các yêu cầu của khách hàng bằng cách thực hiện các bước
sau:
- B1: Nhận diện yêu cầu của khách hàng. ChatGPT sử dụng khả năng phân tích ngôn
ngữ tự nhiên để xác định yêu cầu của khách hàng. Điều này có thể được thực hiện thông
qua các hình thức như chat trực tiếp, email, hoặc điện thoại.
- B2: Đưa ra câu trả lời hoặc giải pháp. Sau khi nhận diện yêu cầu của khách hàng,
ChatGPT sử dụng tri thức và thông tin có sẵn để đưa ra câu trả lời hoặc giải pháp cho
khách hàng. ChatGPT có thể sử dụng các tài liệu, thông tin từ trang web, sản phẩm, dịch
vụ hoặc từ các nguồn bên ngoài để cung cấp các giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
- B3: Tương tác và cập nhật khách hàng. ChatGPT có thể tương tác với khách hàng để
xác nhận việc giải quyết yêu cầu của họ đã được thực hiện và hỏi xem họ có cần thêm
thông tin hoặc hỗ trợ gì không. ChatGPT có thể ghi nhận thông tin từ mỗi yêu cầu để
giúp cải thiện quá trình hỗ trợ và phát triển tri thức của mình.

20
- B4: Đưa ra các lời khuyên và gợi ý. ChatGPT có thể sử dụng thông tin mà nó đã thu
thập từ các yêu cầu của khách hàng để đưa ra các lời khuyên và gợi ý cho khách hàng.
Điều này có thể giúp khách hàng có được trải nghiệm tốt hơn với sản phẩm hoặc dịch vụ
của bạn.

Hình 11. Nike ứng dụng thực tế các quy trình vào chiến lược kinh doanh sản phẩm cá nhân hóa tới GenZ

4.5. Hỗ trợ soạn hợp đồng tự động:


ChatGPT có thể hỗ trợ soạn hợp đồng tự động bằng cách sử dụng công nghệ xử lý ngôn
ngữ tự nhiên và máy học. ChatGPT có thể nhận diện các thông tin quan trọng trong hợp

21
đồng như tên, địa chỉ, ngày tháng, điều kiện, cam kết, các quy định pháp lý và tổ chức
chúng vào đúng định dạng. ChatGPT cũng có thể tạo ra các bản mẫu hợp đồng, phù hợp
với các yêu cầu cụ thể của khách hàng và ngành nghề. Quá trình soạn hợp đồng tự động
bằng ChatGPT giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực, đồng thời giảm thiểu các sai sót trong
quá trình soạn thảo và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
III. Phân tích lợi ích và hạn chế của việc ứng dụng ChatGPT trong kinh doanh:
1. Lợi ích:
1.1. Nâng cao hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp:
Hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều các thiết bị máy móc hỗ trợ người lao động trong quá
trình làm việc, tuy nhiên, ChatGPT đã đóng góp thêm khoảng 40% trong hiệu suất làm
việc của các nhân viên doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra hứng khởi làm việc cho các
nhân viên cũng như nâng cao hiệu suất chung của cả doanh nghiệp. Áp dụng ChatGPT
trong kinh doanh có thể tự động hóa nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ đó giúp nhân viên có
thể tập trung vào công việc yêu cầu độ chuyên sâu và phức tạp hơn.
1.2. Tăng cường tương tác và hỗ trợ khách hàng:
ChatGPT có thể được sử dụng để tạo ra các chatbot thông minh có khả năng tương tác
với khách hàng, giúp cải thiện trải nghiệm của họ. Chatbot có thể cung cấp thông tin sản
phẩm, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua hàng và dịch vụ sau bán
hàng.
1.3. Tiết kiệm thời gian và chi phí:
Sử dụng ChatGPT có thể giúp tự động hóa một số nhiệm vụ phổ biến như hỗ trợ khách
hàng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp.
1.4. Hỗ trợ 24/7:
Chatbot có thể hoạt động liên tục, giúp doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ 24/7 cho khách
hàng mà không cần phải có nhân viên làm việc ca đêm hoặc cuối tuần.
1.5. Lượng kiến thức lớn:
ChatGPT có kho thông tin rộng lớn, có thể trả lời nhiều câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, bên cạnh đó còn có thể hỗ trợ người dùng với các ngôn ngữ khác nhau.
2. Hạn chế
2.1. Độ chính xác của ChatGPT:
Mặc dù ChatGPT có khả năng cung cấp các thông tin cần thiết, nhưng đôi khi nó có thể
tạo ra thông tin không chính xác hoặc không phù hợp. Hầu hết các câu trả lời của
ChatGPT đều không dẫn nguồn, dẫn đến việc thông tin mà AI này đưa ra có thể sai lệch,

22
gây nguy hiểm cho người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định quan trọng.Do đó, các
thông tin từ ChatGPT cần phải được kiểm soát cẩn thận.

Hình 12. ChatGPT đưa ra câu trả lời sai cho 1 câu hỏi đơn giản.

2.2. Hiểu sai truy vấn:


ChatGPT đôi khi có thể hiểu sai ý định của người dùng và đưa ra câu trả lời không chính
xác. Một nghiên cứu của Đại học Purdue ở Mỹ đã gây ra làn sóng chú ý khi phân tích các
câu trả lời của ChatGPT cho 517 câu hỏi về lập trình từ Stack Overflow (SO). Kết quả
cho thấy đến 52% trong số các câu trả lời này không được coi là chính xác, và 77% quá
"dài dòng". Điều này chủ yếu xuất phát từ việc chatbot này không hiểu rõ các khái niệm
đằng sau các câu hỏi.

Hình 13. Tỷ lệ phân bổ câu trả lời ChatGPT cho cả 4 tiêu chí: Tính chính xác, Tính nhất quán, Tính toàn diện và
Tính ngắn gọn; trên 3 thuộc tính của câu hỏi: Mức độ phổ biến, Loại và Thời gian. (Nguồn: Purdue University)

23
Hình 14. Chất lượng câu trả lời của ChatGPT được đánh giá qua 4 tiêu chí. (Nguồn: Purdue University)

2.3. Thông tin cập nhật:


Phiên bản ChatGPT-3.5 miễn phí hiện nay chỉ cập nhật dữ liệu đến tháng 1/2022, vì vậy
chatbot này sẽ không thể xử lý bất kỳ nội dung nào phát sinh sau thời điểm này. Để có
được thông tin cập nhật mới nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng phiên bản ChatGPT-4.0
hoặc ChatGPT Enterprise, tuy nhiên sẽ phải đóng 1 mức phí nhất định.
2.4. Hiểu biết hạn chế:
Mặc dù có khả năng học từ dữ liệu, nhưng ChatGPT vẫn có giới hạn về hiểu biết và kiến
thức so với con người. Điều này có thể dẫn đến việc không hiểu hoặc không thể giải
quyết một số yêu cầu phức tạp từ khách hàng.
2.5. Bảo mật thông tin và quyền riêng tư:
Các truy vấn bằng văn bản được gửi đến ChatGPT sẽ không biến mất sau khi người sử
dụng kết thúc một cuộc hội thoại, vì vậy sẽ tồn tại rủi ro về việc rò rỉ thông tin. Các thông
tin này có thể bị khai thác để truy cập dữ liệu nhạy cảm của công ty hoặc thực hiện các
hành động chống phá doanh nghiệp, bên cạnh đó, còn xuất hiện lo ngại AI này có thể đưa
những thông tin bí mật vào ứng dụng chatbot trong tương lai.
Theo Gizmodo, báo cáo từ giới truyền thông Hàn Quốc cho biết, ít nhất ba nhân viên
Samsung làm rò rỉ dữ liệu nhạy cảm qua ChatGPT mà không thể thu hồi, khiến hãng phải
ra lệnh cấm sử dụng Al này.
Ngoài ra, vào tháng 3 năm 2023, OpenAI đã xác nhận một lỗi cho phép một số người
dùng xem tiêu đề trò chuyện trong lịch sử của những người dùng. Dù lỗi này nhanh

24
chóng được khắc phục, tuy nhiên sự cố này đã ảnh hưởng đến 1,2% lượng người dùng
ChatGPT.
Gần đây nhất, vào tháng 1/2024, Chase Whiteside - một trong những người dùng
ChatGPT, hoang mang khi phát hiện thông tin riêng tư như tên đăng nhập và mật khẩu
của người khác xuất hiện tại bảng chat của mình. Những truy vấn bị rò rỉ này dường như
đến từ những người khác nhau, từ các quốc gia khác nhau.

Hình 15. Whiteside phát hiện thông tin lạ trong bảng chat của mình.

Các tập đoàn Apple, Spotify, Samsung, Amazon, Bank of America và nhiều công ty đa
quốc gia khác đã hạn chế tích hợp AI vào quy trình làm việc vì những lo ngại về quyền
riêng tư đối với việc cung cấp dữ liệu bí mật về công nghệ.
2.6. Nguy cơ tài khoản bị xâm phạm:
Bên cạnh lo ngại về các lỗi làm thông tin bị rò rỉ, còn tồn tại nguy cơ về việc tin tặc truy
cập trái phép vào tài khoản ChatGPT của người dùng. Điều này có thể làm lộ các thông
tin bí mật hoặc nhạy cảm của doanh nghiệp, lợi dụng nó cho các cuộc tấn công có chủ
đích nhằm vào các doanh nghiệp và nhân viên của họ, nhất là khi ngày càng có nhiều
nhân viên tận dụng Chatbot để tối ưu hóa công việc của họ.
Vào tháng 6/2023, Group-IB (Singapore) - công ty hàng đầu về an ninh mạng toàn cầu,
cho biết, thông qua Nền tảng Threat Intelligence đã xác định 101.134 tài khoản ChatGPT
bị xâm phạm cùng với thông tin đăng nhập đã được lưu giữ, đang được rao bán trên các
thị trường dark web bất hợp pháp từ tháng 6/2022 đến tháng 5/2023. Trong đó, số lượng
tài khoản ChatGPT bị đánh cắp đã đạt mức cao nhất là 26.802 vào tháng 5 năm 2023.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có số lượng thông tin xác thực ChatGPT bị giao dịch
cao nhất, riêng Ấn Độ chiếm 12.632 thông tin đăng nhập bị đánh cắp.

25
Hình 16. Hơn 101,134 tài khoản ChatGPT với thông tin xác thực bị đánh cắp từ tháng 6/2022 đến tháng 5/2023
(Nguồn: GROUP-IB)

Hình 17. Top 10 quốc gia có số lượng tài khoản ChatGPT bị xâm phạm cao nhất (Nguồn: GROUP-IB)
26
2.7. Nguy cơ lừa đảo:
ChatGPT được thiết kế để từ chối các yêu cầu tạo nội dung bất hợp pháp, ví dụ như yêu
cầu tạo mã độc để đánh cắp dữ liệu hoặc tạo email lừa đảo. Tuy nhiên, gần đây, theo
nghiên cứu của công ty bảo mật Check Point Research, hiện nay tin tặc đã tìm ra một
cách dễ dàng để vượt qua những hạn chế trên - bằng cách sử dụng giao diện lập trình ứng
dụng cho một trong các mô hình GPT-3 của OpenAI có tên là text-davinci-003, và lợi
dụng nó để kinh doanh các dịch vụ bất hợp pháp trên các diễn đàn ngầm.
Việc những hacker có thể tận dụng kẽ hở này của ChatGPT để tạo ra mã độc và email lừa
đảo đã gây nên nhiều nghi ngại, đặc biệt là các mối đe dọa đến hệ thống email doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp và tổ chức sẽ là đối tượng hàng đầu được các hacker nhắm đến
và khai thác. Ngoài các mục đích tài chính, việc có thể dễ dàng tạo ra mã độc, email lừa
đảo thông qua kẽ hở của ChatGPT sẽ có thể gây ra các hệ lụy phổ biến bao gồm mất dữ
liệu và thông tin quan trọng, hệ thống ngừng hoạt động, gây mất hình ảnh và uy tín của
doanh nghiệp,...

Hình 18. Trên một diễn đàn ngầm, mộ thành viên đã chụp lại ảnh minh họa ChatGPT có thể thực hiện bất cứ yêu
cầu gì. (Nguồn: ArsTechnica)

2.8. Thiếu hành lang pháp lý:


Đến giờ nhiều quốc gia vẫn chưa có các điều kiện pháp lý chính xác chi phối việc sử
dụng ChatGPT, chính vì thế các công ty có thể phải đối mặt với những hậu quả pháp lý
nghiêm trọng khi sử dụng chatbot AI cho hoạt động của mình. Các công ty phải hạn chế

27
sử dụng ChatGPT vì lo ngại khả năng vi phạm luật về quyền riêng tư và các quy định cụ
thể của ngành.
2.9. Tạo nên sự phụ thuộc vào AI:
Thực tế cho thấy nhiều nhân viên dựa vào câu trả lời của ChatGPT để tạo nội dung và
thực hiện nhiệm vụ của họ. Điều này tạo ra sự lười biếng trong môi trường làm việc và
kìm hãm sự sáng tạo và đổi mới, cản trở khả năng tư duy phản biện của nhân viên. Nó
cũng có thể gây tổn hại đến uy tín của công ty vì ChatGPT thường cung cấp dữ liệu
không chính xác và không đáng tin cậy
Tóm lại, việc ứng dụng ChatGPT vào kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cũng như hạn
chế. Vì vậy, đòi hỏi sự cân nhắc và quản lý cẩn thận từ doanh nghiệp để tận dụng lợi ích
mà không gặp phải những hậu quả không mong muốn.
IV. Một số ví dụ về việc áp dụng ChatGPT trong quá trình kinh doanh của các
doanh nghiệp.
 Không thể phủ nhận rằng các công cụ chatbot AI như ChatGPT đang thay đổi
hoàn toàn cách chúng ta làm việc. Kể từ khi ứng dụng xử lý ngôn ngữ này ra mắt
vào tháng 11 năm 2022, các cuộc khảo sát cho thấy Mỹ đứng đầu với 5.5 tỷ lượt
truy cập trí tuệ nhân tạo. gần một nửa số công ty Mỹ đã chọn sử dụng ChatGPT và
93% trong số các công ty này đang tìm cách ứng dụng rộng rãi hơn nữa công cụ
này vào hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.

28
Hình 19. Top 20 quốc gia có lượt người truy cập AI nhiều nhất)

 Alice Wi, cộng tác viên quan hệ công chúng (PR) của công ty Mind Meld PR sử
dụng ChatGPT để thay đổi nội dung cho nhiều phương tiện truyền thông khác
nhau bao gồm các bài đăng trên mạng xã hội, bài đăng trên blog và thư điện tử
(email). Với những lợi ích tích cực mà ChatGPT mang lại khiến Alice Wi nói
rằng:“Tôi muốn đề cử công cụ này cho bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào đang có nhu
cầu tạo thêm nội dung cho các website, trang mạng xã hội hoặc hoạt động tiếp thị
của họ. Đó chắc chắn là một sự thay đổi nhanh chóng đối với tài liệu tiếp thị của
chúng ta” - Wi nói.
 Harman Signh, Giám đốc công ty dịch vụ an ninh mạng Cyphere sử dụng
ChatGPT để soạn các bản báo cáo và bài thuyết trình. Theo đó, ChatGPT cho phép
Signh tạo các bài thuyết trình chất lượng cao một cách dễ dàng và nhanh chóng,
điều này tác động đáng kể đến hiệu quả công việc của ông tại công ty.
 Ngoài ra, Signh cũng sử dụng ChatGPT để tạo các báo cáo, phản hồi truy vấn của
khách hàng cũng như các tài liệu tiếp thị. Đây là minh chứng thực sự cho tính linh
hoạt của công cụ này.
 ChatGPT hỗ trợ các doanh nghiệp trong hầu như 80% những công việc thường
ngày liên quan đến những công việc về soạn thảo, tìm kiếm thông tin, làm các nội
29
dung quảng cáo,... dưới đây là một số ngành nghề đang bị ảnh hưởng bởi
ChatGPT

Hình 20. Top công việc bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo

 Nhìn vào hình ảnh cho thấy dịch vụ khách hàng là công việc bị ảnh hưởng nhiều
nhất bởi trí tuệ nhân tạo, điều này cho thấy ChatGPT hỗ trợ đáng kể doanh nghiệp
trong quá trình tìm hiểu nhu cầu, đưa ra các phân tích dự đoán về hành vi của
khách hàng cũng như đề xuất các dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách hợp lý
nhất.
 Trong quản trị nhân sự, ChatGPT hỗ trợ các doanh nghiệp trong các việc hỗ trợ
tuyển dụng, nghiên cứu thị trường người lao động, ứng dụng trong đào tạo, quản
lý hiệu suất bằng cách đưa ra các số liệu phân tích thực tế và những lời khuyên,
phương pháp quản trị nhân sự hiệu quả

30
Hình 21. 5 ứng dụng của chat gpt trong quản trị nhân sự

 Mới đây, khoảng giữa năm 2023. Open AI cho ra mắt ChatGPT Enterprise dành
riêng cho các doanh nghiệp phục vụ quá trình kinh doanh của họ thuận tiện, khai
phá dữ liệu tối ưu, giúp doanh nghiệp tương tác, bảo mật thông tin khách hàng an
toàn hơn.

31
Hình 22. sự khác nhau giữa ChatGPT và ChatGPT Enterprise

 ChatGPT Enterprise dành riêng cho doanh nghiệp với


- 32.000 mã thông báo
- Tính năng bảo mật cấp doanh nghiệp
- Không giới hạn truy cập nguồn dữ liệu khổng lồ, trình thông dịch mã
 Ở Việt Nam, ChatGPT không còn xa lạ với doanh nghiệp. Mới đây Sở Thông tin
và Truyền thông TP.HCM công bố: Khảo sát 1.000 doanh nghiệp có khoảng 48%
số công ty đã ứng dụng ChatGPT vào hỗ trợ giải quyết công việc. Khoảng một
nửa nhóm này nói rằng ChatGPT đang dần thay thế nhân công tại công ty của họ
và giúp tiết kiệm được hàng trăm nghìn USD khi sử dụng công cụ này.

32
Hình 23. Toạ đàm của công ty FPT về ChatGPT và quản trị doanh nghiệp

 Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển sản phẩm trong
lĩnh vực AI, TS.Trần Thế Trung - Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ FPT,
Phó Giám đốc Trung tâm sản phẩm AI (FPT Smart Cloud) - cho biết, ChatGPT có
thế mạnh nổi trội trong một số lĩnh vực về vận hành doanh nghiệp như: marketing
truyền thông, chăm sóc khách hàng, lập trình, quản trị... Với những doanh nghiệp
đã tích hợp ChatGPT trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp góp phần gia
tăng năng suất và chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng, nâng cao hiệu quả
kinh doanh. “ChatGPT đã nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
về việc ứng dụng công nghệ nói chung và AI nói riêng trong quản trị doanh
nghiệp. Rất nhiều lãnh đạo đã được thúc đẩy để thử nghiệm công cụ này. Một cách
cụ thể nhất, ChatGPT có thể hỗ trợ tổng hợp thông tin từ các bản báo cáo, các tài
liệu quan trọng, tiết kiệm thời gian và giúp nhà điều hành ra quyết định nhanh
hơn”, TS. Trần Thế Trung phân tích
 Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mà hiện nay chính phủ cũng đang áp
dụng ChatGPT trong quá trình quản lý nhà nước và các nghiệp vụ liên quan. Đầu
năm 2023, tại TPHCM đã tổ chức toạ đàm ứng dụng ChatGPT trong quản lý nhà
nước

33
Hình 24. Toạ đàm ứng dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước, các hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp.

PGS. TS. Đinh Điền, Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ học máy tính trường Đại học
Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh cho biết, ChatGPT tồn tại dưới dạng ngôn
ngữ nên khi áp dụng vào quản lý nhà nước, nó sẽ hỗ trợ khá nhiều cho các nhà
quản lý, cụ thể là phân loại thông tin và phản ánh thông tin trả lời tự động… Bình
thường, một ngày một cơ quan hành chính có thể nhận tới hàng ngàn thư từ, thông
tin phản ánh từ người dân, doanh nghiệp. Nếu giao cán bộ phân loại sẽ phải mất
vài ngày xử lý, tuy nhiên với ứng dụng ChatGPT, thời gian xử lý sẽ nhanh hơn
tính theo giờ và giúp các nhà quản lý phân loại các phản ánh theo từng nhóm
ngành nghề và chuyển tới các phòng ban xử lý theo đúng chuyên môn.
=> Tổng kết:
 Như vậy có thể nói, ChatGPT đang trở thành một trong những công cụ được sử
dụng phổ biến trong kinh doanh hiện nay. Với nguồn dữ liệu khổng lồ được tích
hợp trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Những tiện ích của ChatGPT cung cấp cho
doanh nghiệp nhiều tính năng và công nghệ tiên tiến, giúp hỗ trợ và tối ưu hóa quá
trình hỗ trợ khách hàng, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa quy trình và hiệu suất kinh
doanh. Nhưng sử dụng ChatGPT như thế nào để phát huy được lợi thế là vấn đề
đang được đặt ra. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng những thông tin
ChatGPT một cách chọn lọc và kiểm tra tính đúng đắn, nhưng mình nghĩ hơn hết
34
ChatGPT cũng chỉ nên là công cụ hỗ trợ để tối ưu hóa công việc một cách nhanh
chóng hơn chứ không thể hoàn toàn thay thế trí tuệ của con người. vì bản chất của
con người chúng ta là sự sáng tạo trên những thông tin đơn thuần, sự kết hợp hài
hoà giữa trí tuệ sáng tạo, năng động, thông minh của con người với tính nhanh
chóng, kịp thời của ChatGPT sẽ giúp doanh nghiệp thành công và tạo được thế
mạnh cho mình.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] L. Price, "Small Business Trends," 1 1 2024. [Online]. Available:


https://smallbiztrends.com/2024/01/best-uses-of-chatgpt.html.
[2] B. Marr, "Forbes," 30 5 2023. [Online]. Available:
https://www.forbes.com/sites/bernardmarr/2023/05/30/10-amazing-real-world-
examples-of-how-companies-are-using-chatgpt-in-2023/?sh=57bc2d9a1441.
[3] V. Toản, "ChatGPT đang được sử dụng thế nào trong các doanh nghiệp?," Nhân Dân,
10 3 2023.
[4] H. Tuyết, 1 3 2023. [Online]. Available: https://baotintuc.vn/khoa-hoc-doi-song/lam-
sao-de-ung-dung-hieu-quachatgpt-trong-quan-ly-nha-nuoc-20230301113341250.htm.
[5] Á. Phương, 2023. [Online]. Available: http://baotnvn.vn/tin-tuc/Kinh-te/22376/Ung-
dung-ChatGPT-trong-doanh-nghiep.
[6] OpenAI, "March 20 ChatGPT outage: Here’s what happened," 24 3 2023. [Online].
Available: https://openai.com/blog/march-20-chatgpt-outage.
[7] P. University, 2023.

36

You might also like