Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

EE5205

Chất lượng Điện năng

Giảng viên: TS. Nguyễn Quang Nam


2022 – 2023, HK1

nqnam@hcmut.edu.vn

Bài giảng 1 1
Nội dung

Chương 1: Chất lượng điện năng (1 tuần)


Chương 2: Sụt điện áp và mất điện áp (1 tuần)
Chương 3: Quá điện áp quá độ (2 tuần)
Chương 4: Họa tần (1 tuần)
Chương 5: Phân tích – đánh giá – giảm thiểu ảnh hưởng họa tần (2
tuần)
Chương 6: Thay đổi điện áp thời gian dài (1 tuần)
Chương 7: Chất lượng điện năng trong lưới điện phân tán, lưới điện
thông minh (1 tuần)
Chương 8: Giám sát chất lượng điện năng (1 tuần)

Bài giảng 1 2
Ch. 1: Chất lượng điện năng

Ø Chất lượng điện năng là vấn đề mang tính thời sự từ


khoảng 2 thập niên qua, và ngày càng được quan tâm đến.
Ø Vấn đề thực ra không phải là mới mẻ, mà đã tồn tại ngay
từ buổi khởi thủy của ngành điện.
Ø Vấn đề trở nên mới, thời sự là do cách đặt vấn đề hiện
nay mang tính hệ thống hóa, toàn cục, chứ không phải đề
cập đến từng vấn đề, từng hiện tượng một cách riêng rẽ như
trước đây.
Ø Vấn đề được đặc biệt quan tâm đến, không chỉ trên
phương diện nhà cung cấp (sản xuất, truyền tải và phân
phối điện năng), mà còn trên phương diện khách hàng
(người sử dụng).
Bài giảng 1 3
Bốn lý do để quan tâm đến CLĐN

1. Khác với các thiết bị thuộc thế hệ cũ, các thiết bị thuộc thế hệ
mới (sử dụng phổ biến linh kiện điện tử) hiện nay nhạy cảm hơn
nhiều đối với các thay đổi của nguồn điện.
2. Xu hướng ngày càng nâng cao hiệu quả, hiệu suất của quá trình
sản xuất khiến việc sử dụng thiết bị mới (biến tần, mạch lọc tích
cực) càng trở nên phổ biến. Điều này khiến mức họa tần trên
lưới tăng cao hơn nhiều.
3. Mối quan tâm cũng như hiểu biết của khách hàng về vấn đề chất
lượng điện cũng cao hơn so với trước đây. Do đó, yêu cầu của
khách hàng đối với chất lượng điện cũng khắt khe hơn.
4. Việc nối mạng, liên kết các thiết bị trở nên phổ biến trong quá
trình sản xuất. Điều này có nghĩa là một phần tử gặp sự cố sẽ
gây ảnh hưởng lớn hơn.
Bài giảng 1 4
Chất lượng điện năng là gì?

Ø Định nghĩa về chất lượng điện có thể rất khác nhau, tùy quan
điểm (quan điểm của điện lực thường nghiêng về độ tin cậy
trong cung cấp điện, còn nhà sản xuất thiết bị lại thiên về các
thông số của nguồn điện sao cho thiết bị có thể làm việc tốt).
Ø Chất lượng điện năng là vấn đề có liên quan nhiều đến người
sử dụng. Do đó, quan điểm của người sử dụng phải được quan
tâm đến nhiều hơn.
Ø Định nghĩa sau thường được chấp nhận trong các tài liệu về
chất lượng điện:
Chất lượng điện là bất cứ vấn đề nào liên quan đến điện áp,
dòng điện, tần số khiến cho các thiết bị của người sử dụng điện
không làm việc bình thường hay thậm chí hư hỏng.

Bài giảng 1 5
Các nhìn nhận khác nhau:

Ø Hai biểu đồ dưới đây cho thấy mối quan tâm đối với cùng vấn đề
chất lượng điện năng là khác nhau, tùy từ quan điểm của khách
hàng hay của điện lực:

Khách hàng Điện lực

Bài giảng 1 6
Chất lượng điện = Chất lượng điện áp

Ø Xét trên phương diện kỹ thuật, điện lực chỉ có thể kiểm soát
được chất lượng điện áp cung cấp, và không thể kiểm soát dòng
điện mà một tải nào đó tiêu thụ.
Ø Vì lý do trên, các tiêu chuẩn cho chất lượng điện thực ra được
xây dựng trên cơ sở đảm bảo điện áp trong một mức quy định.
Ø Chất lượng điện được thể hiện qua biên độ, tần số, hình sin của
điện áp cung cấp. Bất cứ sai lệch nào của các yếu tố trên đều có
liên quan đến vấn đề chất lượng điện.
Ø Tất nhiên, giữa áp và dòng luôn có mối quan hệ mật thiết. Điện
áp do các máy phát ra hầu như luôn có hình sin, nhưng dòng
điện qua các tải khác nhau sẽ khác nhau, và điều này lại có ảnh
hưởng ngược lại đối với điện áp cung cấp.

Bài giảng 1 7
Chất lượng điện = Chất lượng điện áp

Ø Ví dụ một số trường hợp:


- Dòng ngắn mạch làm cho điện áp sụt giảm, hoặc bằng 0.
- Dòng do xung sét tạo nên xung điện áp rất cao gây phóng điện
bề mặt, và có thể dẫn đến hiện tượng ngắn mạch.
- Các dòng điện bị méo dạng do các tải phi tuyến sẽ làm méo dạng
điện áp. Điện áp này lại ảnh hưởng đến các hộ tiêu thụ khác.
Ø Vì thế, tuy điện áp là đại lượng sau cùng được quan tâm đến,
trong thực tế cần phải quan tâm đến dòng điện khi đề cập đến
các vấn đề của chất lượng điện năng.

Bài giảng 1 8
Vì sao cần quan tâm đến chất lượng điện

Ø Chất lượng điện có ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sản
xuất hiện đại, với mức độ tự động hóa, tin học hóa ngày càng
cao, với các thiết bị nhạy cảm hơn nhiều đối với chất lượng điện,
so với các thế hệ thiết bị điện cơ trước đây.
Ø Một ví dụ cho thấy, chỉ cần một tác động của máy ngắt cung cấp
điện cho một KCN trung bình, có thể dẫn đến thiệt hại khoảng
10000 USD vì cần có 4 giờ để khởi động lại tiến trình sản xuất.
Ø Các điện lực hiện nay trong tiến trình phi độc quyền, càng ý thức
rõ hơn vấn đề trên. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các điện lực,
yêu cầu cung cấp cho khách hàng chất lượng điện cao nhất là
mục tiêu của các điện lực.
Ø Mối quan tâm của xã hội đến chất lượng điện ngày càng được
nâng cao.
Bài giảng 1 9
Vì sao cần quan tâm đến chất lượng điện

Ø Các nhà sản xuất thiết bị ngày càng quan tâm đến vấn đề, vì
cần thiết kế, chế tạo các thiết bị ngày càng tinh vi hơn, nhiều
chức năng hơn, nhưng giá thành phải ngày càng rẻ hơn.
Ø Tóm lại, vấn đề chất lượng điện là của mọi bên, từ các
điện lực, khách hàng, cho đến các nhà sản xuất, chế tạo
thiết bị, và của xã hội.

Bài giảng 1 10
Các tiêu chuẩn liên quan

Ø IEEE (The Institute of Electrical and Electronics Engineers), IEC


(The International Electrotechnical Commission), CIGRE
(Congrès International des Grands Réseaux Électriques à Haute
Tension) có nhiều định nghĩa, tiêu chuẩn về chất lượng điện.
Ø Tiêu chuẩn IEEE P1159
Ø Bảng sau liệt kê các hiện tượng, cũng như các đặc tính liên
quan, theo cách phân loại của IEC.

Bài giảng 1 11
Các hiện tượng gây rối loạn điện từ (theo IEC)

Ø Hiện tượng tần số thấp, do dẫn điện


Họa tần, liên họa tần
Hệ thống thông tin (tải ba)
Chập chờn điện áp (flicker)
Võng điện áp và gián đoạn điện áp
Mất cân bằng điện áp
Dao động tần số
Cảm ứng điện áp tần số thấp
DC trong mạng AC
Ø Hiện tượng tần số thấp, do bức xạ
Từ trường
Điện trường

Bài giảng 1 12
Các hiện tượng gây rối loạn điện từ (theo IEC)

Ø Hiện tượng tần số cao, do dẫn điện


Điện áp/dòng điện cảm ứng dạng sóng liên tục
Quá độ theo một hướng
Quá độ dao động
Ø Hiện tượng tần số cao, do bức xạ
Từ trường
Điện trường
Điện từ trường
Sóng liên tục
Quá độ
Ø Hiện tượng phóng tĩnh điện (ESD)
Ø Xung điện từ hạt nhân (NEMP)

Bài giảng 1 13
Các hiện tượng quá độ

Ø Các hiện tượng quá độ xảy ra trong hệ thống điện có thể được
phân loại thành quá độ xung (impulsive) và quá độ dao động
(oscillatory).
Ø Quá độ xung: các thay đổi đột ngột của điện áp, dòng điện, ở
tần số khác với tần số công nghiệp, có cực tính dương hoặc âm.

Bài giảng 1 14
Các hiện tượng quá độ

Ø Quá độ dao động: các thay đổi đột ngột của điện áp, dòng điện,
ở tần số khác với tần số công nghiệp, có cực tính dương và âm.
Ví dụ dưới đây là quá độ dao động khi đóng trạm tụ bù.

Bài giảng 1 15
Các thay đổi điện áp kéo dài

Ø ANSI C84.1 quy định thay đổi điện áp là kéo dài khi khoảng thời
gian tồn tại là lớn hơn 1 phút. Các thay đổi có thể là quá điện áp
hay thấp điện áp.
Ø Nguyên nhân thường là thay đổi tải hay thao tác đóng/ngắt.
Ø Quá điện áp: khi điện áp tăng đến hơn 110%, và kéo dài hơn 1
phút. Ví dụ, ngắt một tải công suất lớn ra khỏi lưới; đóng điện
vào trạm tụ bù.
Ø Thấp điện áp: khi điện áp giảm còn dưới 90%, và kéo dài hơn 1
phút. Ví dụ, đóng điện một tải công suất lớn; ngắt điện trạm tụ
bù.
Ø Mất điện kéo dài: khi điện áp bằng 0 trong khoảng thời gian hơn
1 phút.
Bài giảng 1 16
Các thay đổi điện áp trong thời gian ngắn

Ø Theo bảng 2, các thay đổi điện áp trong thời gian ngắn được
phân loại theo thời gian tồn tại: tức thời, khoảnh khắc, và ngắn
hạn (tạm thời).
Ø Nguyên nhân thường là sự cố, khởi động của tải lớn.
Ø Mất điện áp (interruption): khi điện áp giảm còn dưới 0,1 pu, và
kéo dài không quá 1 phút. Ví dụ, sự cố đường dây.
Ø Sụt điện áp (sag): khi điện áp còn 0,1 – 0,9 pu, và kéo dài không
quá 1 phút. Ví dụ, sự cố 1 pha chạm đất hay mở máy động cơ
công suất lớn.
Ø Vượt điện áp (swell): khi điện áp bằng 1,1 – 1,8 pu, trong thời
gian không quá 1 phút. Ví dụ, sự cố 1 pha chạm đất, ngắt điện
tải lớn, hay đóng điện vào trạm tụ bù.
Bài giảng 1 17
Điện áp mất cân bằng

Ø Điện áp mất cân bằng xảy ra khi mức lệch điện áp khỏi giá
trị điện áp trung bình vượt quá mức quy định.
Ø Có thể biểu diễn mức mất cân bằng điện áp qua % của
thành phần thứ tự nghịch hay thành phần thứ tự không. Ví
dụ mức mất cân bằng được biểu diễn qua tỷ số U0/U1 và
U2/U1 của một phát tuyến trong 1 tuần.
Ø Nguyên nhân của việc mất cân bằng điện áp có thể do sự
có mặt của các tải 1 pha trên lưới điện (dưới 2%). Điện áp
cũng có thể bị mất cân bằng do nổ chì 1 pha của dàn tụ bù
3 pha.

Bài giảng 1 18
Méo dạng điện áp

Ø Méo dạng điện áp xảy


ra khi dạng điện áp lệch
khỏi hình sin trong trạng
thái xác lập, do có mặt
các họa tần bậc cao.
Ø Có 5 loại méo dạng
điện áp chính:
Phân cực DC
Họa tần
Liên họa tần
Khấc điện áp
Nhiễu

Bài giảng 1 19
Phân cực DC

Ø Phân cực một chiều là hiện tượng có sự hiện diện


của điện áp hay dòng điện một chiều trong lưới điện.
Ø Nguyên nhân có thể do các biến đổi từ học của trái
đất hay do nguồn chỉnh lưu bán sóng.
Ø Sự hiện diện của thành phần một chiều trong lưới
điện gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sự hoạt động
của các thiết bị: mạch từ máy biến áp bị bão hòa, và
làm tăng tổn hao thép cũng như làm giảm tuổi thọ của
máy; sự ăn mòn điện hóa của các mối nối tiếp địa.

Bài giảng 1 20
Họa tần

Ø Họa tần là các điện áp hay dòng điện hình sin có tần số là
bội số của tần số công nghiệp (tần số cơ bản), do sự hiện
diện của các tải phi tuyến trong lưới điện.
Ø Mức độ méo dạng họa tần có thể biểu diễn bằng phổ các
biên độ và góc pha của các thành phần họa tần. Độ méo
dạng tổng THD đánh giá mức độ méo dạng.
Ø Dòng điện tiêu thụ của bộ biến tần là một ví dụ.
Ø IEEE 519-1992 quy định các mức độ cho phép của méo
dạng điện áp và dòng điện trong lưới truyền tải và phân
phối, và định nghĩa thêm độ méo dạng tiêu thụ TDD nhằm
đánh giá mức độ méo dạng theo phần trăm dòng điện định
mức, còn THD được tính theo % của biên độ cơ bản.
Bài giảng 1 21
Liên họa tần

Ø Thành phần họa tần có tần số không phải là bội số của tần
số công nghiệp (tần số cơ bản), được gọi là liên họa tần.
Các liên họa tần có thể ở dạng các tần số rời rạc hoặc là
một dải rộng các tần số.
Ø Nguồn sinh ra các liên họa tần là các bộ biến đổi tần số,
các động cơ đồng bộ, các lò cảm ứng và các lò hồ quang.
Thông tin tải ba cũng có thể được coi là liên họa tần.

Bài giảng 1 22
Khấc điện áp

Ø Hiện tượng xảy ra khi tải điện tử công suất chuyển dòng
điện từ pha này sang pha khác.
Ø Họa tần xuất hiện có thể có bậc rất cao. Ví dụ minh họa
một bộ chỉnh lưu 3 pha, khi có hiện tượng trùng dẫn.

Bài giảng 1 23
Nhiễu

Ø Nhiễu được định nghĩa là tín hiệu không mong muốn có


phổ dưới 200 kHz, xuất hiện trên điện áp hoặc dòng điện.
Ø Nguyên nhân sinh nhiễu có thể là các thiết bị điện tử công
suất, mạch điều khiển, thiết bị tạo hồ quang, tải chỉnh lưu
bán dẫn, và nguồn chuyển mạch.

Bài giảng 1 24
Chập chờn điện áp

Ø ANSI C84.1-1982 định nghĩa chập chờn điện áp khi đường


bao của biên độ điện áp thay đổi trong khoảng từ 0,9 đến
1,1 pu.

Ø Nguyên nhân có thể


do ảnh hưởng của lò
hồ quang. Con
người có thể cảm
nhận sự chập chờn
với biên độ 0,5% nếu
tần số là 6 – 8 Hz.

Bài giảng 1 25
Đường cong CBEMA

Ø Theo ANSI 446, là đường cong thường được dùng để đánh


giá chất lượng điện. Đường cong được thành lập nhằm
đánh giá hoạt động của các máy tính lớn theo biên độ điện
áp và thời gian thay đổi điện áp.
Ø Tuy rằng các máy tính thế hệ mới có dung sai làm việc khác
so với đường cong này, nó vẫn còn được dùng làm tiêu
chuẩn để đánh giá các thiết bị nhạy cảm với chất lượng điện.
Ø Các điểm hoạt động nằm dưới đường bao dưới thể hiện
thiết bị làm việc trong tình trạng không đủ công suất. Các
điểm làm việc nằm trên đường bao trên thể hiện thiết bị làm
việc trong tình trạng hỏng cách điện, quá điện áp, bão hòa
mạch từ.

Bài giảng 1 26
Đường cong CBEMA

Bài giảng 1 27
Đường cong ITI (2000)

Bài giảng 1 28

You might also like