Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

CHƯƠNG 1

Câu 1: (CLO 2.2) Nội dung bài thuyết trình có 3 phần, Người thuyết trình quá tập trung vào
phần 1, thiếu thời gian cho 2 phần còn lại, đây thuộc lỗi:
a. Thiếu nội dung bài thuyết trình
b. Thiếu chuẩn bị và không tự tin khi bài thuyết trình
c. Thiếu nội dung trọng tâm
d. Thiếu thời gian để trình bày 2 phần còn lại
Câu 2: (CLO1.1) Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào
đó nhằm:
a. Cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến khán thính giả
b. Để người nghe có thể chia sẻ
c. Lắng nghe thông đến từ khán, thính giả
d. Gây ảnh hưởng đến khán, thính giả
Câu 3: (CLO1.1) Một nhân viên bán hàng thuyết trình thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
trong một buổi hội thảo, một trưởng phòng marketing thuyết phục ban lãnh đạo công ty về chiến
dịch marketing cho công ty, được coi là:
a. Thuyết trình thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe
b. Nói chuyện với người nghe
c. Tâm sự với người nghe
d. Cập nhật thông tin với người nghe.
Câu 4: (CLO1.1) Lãnh đạo công ty nói với nhân viên về một chủ đề nào đó nhằm kích thích tinh
thần làm việc, được coi là:
a. Thuyết trình gây cảm hứng
b. Cập nhật thông tin
c. Truyền đạt các ý tưởng và các thông tin
d. Truyền đạt các thông tin
Câu 5: (CLO1.1) Một giảng viên không nói trước đám đông hấp dẫn thì:
a. Không làm cho học sinh hiểu bài
b. Làm cho học sinh hiểu bài nhiều
c. Làm cho học sinh vui
d. Làm cho học sinh thích thú
Câu 6: (CLO1.1) Một vị giám đốc giỏi:
a. Là người có tầm nhìn chiến lược, ý tưởng kinh doanh sáng tạo và có khả năng thuyết trình tốt,
là một nhà lãnh đạo có có thể làm cho nhân viên hiểu và làm theo những chiến lược và định
hướng mà ông ta đề ra
b. Là người có tầm nhìn chiến lược,
c. Là người có nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo
d. Là một người ít có khả năng thuyết trình tốt
Câu 7: (CLO1.1) Kỹ năng thuyết trình chính là một bước không thể thiếu:
a. Trên con đường thành công
b. Trên con đường kiếm tiền
c. Trên con đường lập nghiệp
d. Trên con đường học nghề
Câu 8: (CLO1.1) Những nhà thuyết trình tài ba, họ đều là những người lãnh đạo thế giới, chẳng
hạn như:
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh
b. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
c. Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 9: (CLO1.1) Một bài thuyết trình hay là sự kết hợp nhuần nhuyễn của yếu tố:
a. Ngôn từ, giọng điệu (lời nói) và ngôn ngữ cơ thể.
b. Ngôn từ
c. Giọng điệu (lời nói)
d. Ngôn ngữ cơ thể
Câu 10: (CLO1.1) Ngôn ngữ cơ thể chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc tạo nên sự lôi
cuốn của:
a. Bài thuyết trình b. Người thuyết trình
c. Buổi thuyết trình d. Khán thính giả
Câu 11: (CLO1.1) Hầu hết những bài thuyết trình thành công:
a. Được chuẩn bị một cách chu đáo
b. Được chuẩn bị chưa chu đáo
c. Được chuẩn bị tương đối chu đáo
d. Được chuẩn bị một cách sơ sài
Câu 12: (CLO2.1) Những bài thuyết trình của Brian Tracy- diễn giả người Canada, ông là diễn
giả hàng đầu của thế giới về:
a. Lĩnh vực bán hàng b. Lĩnh vực điện ảnh
c. Lĩnh vực y tế d. Lĩnh vực giáo dục
Câu 13: (CLO2.1) Jack Ma, diễn giả người Trung Quốc. Ngoài là vị tỷ phú được mọi người
kính trọng, ông cũng là diễn giả nổi tiếng của thế giới trong lĩnh vực:
a. Kinh doanh thành công b. Giáo dục
c. Xã hội học d. Y tế

CHƯƠNG 2:
Câu 1: (CLO 2.1) Sau lần đầu tiên tham gia thuyết trình thì sinh viên:
a. Sẵn sàng hơn để đặt câu hỏi b. Kém tự tin hơn
c. Cảm thấy sợ thuyết trình d. ít năng động hơn
Câu 2: (CLO 2.1)Sau vài lần tham gia thuyết trình thì sinh viên
a. Mạnh dạn trả lời câu hỏi
b. Tổ chức việc thuyết trình tốt hơn
c. Trình bày bài thuyết trình hiệu quả hơn
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 3: (CLO 2.1) Cấu trúc bài thuyết trình gồm mấy phần
a. 3 b. 4
c. 5 d. 6
Câu 4: (CLO 2.1) Chữ cái “B” trong công thức BIKER có nghĩa là
a. Body b. Bang
c. Bom d. Basic
Câu 5: (CLO 2.1) Chữ cái “I” trong công thức BIKER có nghĩa là
a. Intelligent b. Intermediate
c. Introduction d. International
Câu 6: (CLO 2.1) Chữ cái “K” trong công thức BIKER có nghĩa là
a. Keep b. Keyboard
c. Keyword d. Keypoint
Câu 7: (CLO 2.1) Chữ cái “E” trong công thức BIKER có nghĩa là
a. Examples b. Exit
c. Escape d. Enter
Câu 8: (CLO 2.1) Chữ cái “R” trong công thức BIKER có nghĩa là
a. Recap b. Record
c. Read d. Right
Câu 9: (CLO 2.2) Khi chuẩn bị xây dựng cấu trúc của bài thuyết trình, công cụ có thể dùng để
xác định nhu cầu của thính giả:
a. 5W1H b. S.M.A.R.T.
c. SWOT d. MindMap
Câu 10: (CLO 2.2) Khi xây dựng cấu trúc của bài thuyết trình, công thức có thể áp dụng là:
a. 5W1H b. S.M.A.R.T.
c. SWOT d. BIKER
Câu 11: (CLO 2.2) Theo công thức BIKER, bài thuyết trình gồm mấy thành phần?
a. 3 b. 5
c. 7 d. 9
Câu 12: (CLO 2.1) Chữ “B-E” trong công thức BIKER là chữ viết tắt của từ
a. Bang- Examples b. Begin- Empty
c. Bang- Edit d. Benefit-Employee
Câu 13: (CLO 2.1) Chữ “B” trong công thức BIKER có nghĩa là:
a. Mở màn bài thuyết trình ấn tượng b. Bắt đầu bài thuyết trình
c. Trước khi thuyết trình d. Tự tin khi thuyết trình
Câu 14: (CLO 2.1) Chữ “I-R” trong công thức BIKER là chữ viết tắt của từ
a. Introduction- Recap b. Information- Recap
c. Introduction- Repeat d. Interrelation- Repeat
Câu 15: (CLO 2.2) Thính giả thường được chia làm mấy nhóm?
a. 3 b. 4
c. 5 d. 6
Câu 16: (CLO 1.2) Trường hợp nào dễ xảy ra tranh cãi khi thuyết trình?
a. Thính giả biết ít – Diễn giả biết ít
b. Thính giả biết ít – Diễn giả biết nhiều
c. Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết ít
d. Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết nhiều
Câu 17: (CLO 1.2) Tình huống nào kích thích đưa ra ý tưởng mới khi thuyết trình?
a. Thính giả biết ít – Diễn giả biết ít
b. Thính giả biết ít – Diễn giả biết nhiều
c. Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết ít
d. Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết nhiều
Câu 18: (CLO 2.1)Tình huống nào không nên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm khi thuyết
trình?
a. Thính giả biết ít – Diễn giả biết ít
b. Thính giả biết ít – Diễn giả biết nhiều
c. Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết ít
d. Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết nhiều
Câu 19: (CLO 2.2) Người trình bày cần làm gì khi biết thính giả là những người có quan điểm
cứng rắn?
a. Chỉ nêu lên những vấn đề còn tranh cãi khi trong tay đã có những chứng cứ, lập luận tốt
b. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
c. Phỏng vấn để khai thác thêm thông tin từ thính giả
d. Kích thích tạo ý tưởng từ thính giả
Câu 20: (CLO 2.2) Chọn câu trả lời hợp lý về việc thể hiện sự hài hước khi thuyết trình:
a. Sự hài hước không đúng lúc đôi khi cũng gây phản cảm
b. Giảm sự căng thẳng cho thính giả, tạo thiện cảm giữa diễn giả và thính giả
c. Tăng khả năng tiếp nhận thông tin của thính giả
d. Tất cả các câu trên đúng
Câu 21: (CLO 2.1) Cấu trúc mỗi ý chính trong bài thuyết trình nên được trình bày như thế nào?
a. Nêu và diễn giải chi tiết từng từ khóa của ý chính
b. Nêu câu chủ đề và giải thích từng ý nhỏ
c. Nêu ý chính và các ý phụ (nếu có), giải thích và đưa ra ví dụ minh họa
d. Nêu chủ đề và thuyết minh chi tiết chủ đề
Câu 22: (CLO 2.1) Yêu cầu về các ví dụ minh họa sử dụng trong bài thuyết trình như thế nào?
a. Phù hợp với mục tiêu của bài thuyết trình
b. Phù hợp với chủ đề thuyết trình
c. Phù hợp với ý chính cần làm rõ
d. Phù hợp với đối tượng thính giả
Câu 23: (CLO 2.1) Mục đích của việc sử dụng các ví dụ minh họa trong bài thuyết trình:
a. Cung cấp thêm thông tin cho bài thuyết trình
b. Chi tiết các thông tin khi thuyết trình
c. Làm rõ vấn đề khi trình bày
d. Tạo sự hứng thú cho thính giả
Câu 24: (CLO 2.1) Những điều cần tránh khi mở đầu bài thuyết trình:
a. Mở đầu bằng lời xin lỗi
b. Kể một câu chuyện hài hước
c. Nêu một con số gây sốc
d. Trang phục quá sắc sảo
Câu 25: (CLO 1.1) Ý nghĩa của từ “How” trong công thức 5W1H là:
a. Nội dung cần trình bày theo đối tượng thính giả
b. Những công cụ, thiết bị cần chuẩn bị cho bài thuyết trình
c. Phương pháp thuyết trình
d. Môi trường thuyết trình
Câu 26: (CLO 1.1) Chọn câu trả lời đúng nhất. Để cải thiện giọng nói nhỏ bạn cần
a. Đọc nhẩm nhiều lần nội dung bạn cần trình bày
b. Tham gia thảo luận với các nhóm nhỏ, thậm chí chỉ nói một vài từ
c. Có thành viên trong nhóm nhỏ hỗ trợ sự tự tin khi nghe bạn nói
d. Câu b và c đúng
Câu 27: (CLO 1.1) Chọn câu trả lời đúng nhất. Những người có giọng nói nhỏ nên
a. Chỉ cần tham gia những seminar nhỏ, không cần đặt câu hỏi
b. Tham gia seminar nhỏ và cố gắng đặt câu hỏi
c. Tham gia nhóm và không cần vai trò gì
d. Tham gia seminar nhóm lớn
Câu 28: (CLO 1.2) Chọn câu trả lời đúng nhất. Những người có giọng nói nhỏ nên
a. Chỉ cần tham gia những seminar nhỏ, không cần đặt câu hỏi
b. Luôn khen ngợi bản thân về bất kỳ thành tích nào dù là nhỏ nhất
c. Khuyến khích bạn bè chúc mừng bạn
d. Câu b và c đúng
Câu 29: (CLO 1.2) Chọn câu trả lời đúng nhất. Những người có giọng nói nhỏ nên
a. Tập hít thở nhẹ nhàng
b. Tập hít thở thật sâu
c. Tập hít thở đều
d. Cả 3 câu trên đều đúng
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 30: (CLO 2.2) Để kiểm soát về thời gian thuyết trình bạn cần
a. Tìm hiểu sâu về các nội dung
b. Tự tìm thêm câu chuyện bên lề
c. Tự điều chỉnh tốc độ
d. Tập luyện và phân bổ thời gian cho từng slide trong từng phần
Câu 31: (CLO 2.1) Người thuyết trình có cần chuẩn bị phương án B dự phòng trong quá trình
chuẩn bị bài thuyết trình không?
a. Không cần thiết
b. Không cần thiết vì mọi thứ đã lên kế hoạch
c. Không cần vì rất tốn thời gian
d. Cần thiết

CHƯƠNG 3

Câu 1: (CLO 1.1) Khi nhận được ý kiến phản hồi tiêu cực, bạn sẽ
a. Nổi giận và bảo vệ quan điển của mình
b. Phủ nhận vấn đề, xin lỗi hoặc biện hộ cho sự thiếu hiểu biết của mình
c. Ghi nhận và tìm cách giải quyết vấn đề
d. Phớt lờ ý kiến của người đó và tiếp tục thuyết trình
Câu 2: (CLO 1.1) Những hạn chế trong thuyết trình là gì?
a. Ăn mặc luộm thuộm b. Lạm dụng slide trình chiếu
c. Nói giông dài, thiếu luyện tập d. Tất cả 3 ý trên
Câu 3: (CLO 2.2) Theo bạn tóm tắt lại nội dung khi đã thuyết trình cho người nghe có thật sự
cần thiết?
a. Có lúc cần có lúc không
b. Nhớ thì làm không thì thôi
c. Thật sự không cần thiết
d. Luôn dành thời gian cho phần tổng kết này
Câu 4: (CLO 1.1) Đâu không phải là nguyên nhân gây ra sự lo lắng trong thuyết trình?
a. Chuẩn bị không tốt bài thuyết trình
b. Kiến thức về chủ đề thuyết trình bị hạn chế
c. Người nghe tập trung chú ý
d. Thể chất và tinh thần không tốt
Câu 5: (CLO 1.2) Chúng ta cần áp dụng những phương pháp gì để nâng cao kỹ năng thuyết trình
của bản thân?
a. Tham gia các lớp về đào tạo kỹ năng thuyết trình
b. Luyện tập thói quen giữ bình tĩnh, kiểm soát sự lo lắng
c. Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ hình thể trong lúc thuyết trình
d. Tất cả các phương pháp trên
Câu 6: (CLO 2.1) Phương pháp nào sau đây KHÔNG phải là một phương pháp hay để thực hiện
một bài thuyết trình bằng cách:
a. Diễn giải những gì có trên tài liệu thuyết trình
b. Xây dựng từng gạch đầu dòng trên các tài liệu thuyết trình
c. Đọc từng dòng toàn bộ bản trình bày
d. Đề cập đến những điểm nổi bật của những gì trên màn hình
Câu 7: (CLO 2.1) Dàn ý của một bài thuyết trình là:
a. Danh sách các yêu cầu và mục đích của bài thuyết trình
b. Danh sách các công nghệ sẽ được sử dụng để cung cấp bài thuyết trình
c. Danh sách các nguồn bên ngoài được sử dụng trong bài thuyết trình
d. Danh sách các đề mục hoặc chủ đề chính được đề cập trong bài thuyết trình
Câu 8: (CLO 2.1) Khi sử dụng nội dung các nguồn tài liệu bên ngoài trong bài thuyết trình thì
a. Từ chối trách nhiệm về bản quyền d. Lời cảm ơn
c. Logo nhãn hiệu d. Trích dẫn và tham khảo
Câu 9: (CLO 1.1) Khi diễn tập một bài thuyết trình, điều hữu ích là nhận ra và ngăn chặn:
a. Các cử chỉ có thể có b. Chỉ trích từ bạn bè trong phòng
c. Các từ đệm như ùm và à d. Các câu hỏi có thể có từ khán giả
Câu 10: (CLO 2.2) Yêu cầu nào sau đây mà người thuyết trình cần biết để chuẩn bị cho một bài
thuyết trình hiệu quả?
a. Số lượng dấu đầu dòng cho phép trên mỗi trang trình bày
b. Trang phục có sẵn
c. Thực phẩm mà người thuyết trình có thể ăn trong buổi thuyết trình
d. Thời lượng thuyết trình
Câu 11: (CLO 1.2) Kích thước phông chữ của các gạch đầu dòng trên tài liệu trình bày phải đủ
lớn:
a. Để khán giả trong vài hàng đầu tiên có thể xem rõ ràng
b. Để các thành viên trong nhóm của bạn có thể xem bản trình bày rõ ràng
c. Để khán giả ở hàng cuối cùng của phòng có thể xem rõ ràng
d. Để bạn có thể đọc từ màn hình trong khi trình bày
Câu 12: (CLO 1.1) Đâu là một chiến lược tốt nếu bạn không thể trả lời câu hỏi từ khán giả trong
khi trình bày?
a. Thừa nhận rằng bạn không biết câu trả lời và sẽ suy nghĩ và quay lại với người hỏi
b. Đề nghị khán giả hẹn gặp bạn sau buổi thuyết trình để bạn có thể hiểu câu hỏi tốt hơn và trả
lời câu hỏi đó
c. Hỏi những người khác trong khán giả xem họ có thể trả lời câu hỏi không
d. Thừa nhận rằng bạn không biết câu trả lời và nói rằng câu hỏi không liên quan đến chủ đề của
bài thuyết trình
Câu 13: (CLO 1.1) Trong việc lựa chọn công nghệ trình chiếu, điều quan trọng là phải chọn
công nghệ:
a. Công nghệ trình chiếu hiện đại nhất
b. Có sẵn miễn phí để tải xuống và sử dụng
c. Thường được sử dụng bởi những người thuyết trình
d. Có sẵn và có thể được sử dụng tại vị trí trình chiếu
Câu 14: (CLO 2.1) Để ngăn một biểu đồ hoặc đồ thị hiển thị xu hướng sai lệch trên tài liệu trình
bày, điều quan trọng là:
a. Sử dụng đồ thị hoặc biểu đồ xếp chồng lên nhau
b. Sử dụng màu sắc cho đồ thị và biểu đồ
c. Sử dụng biểu đồ hoặc đồ thị 3-D
d. Sử dụng tỷ lệ hoàn chỉnh cho các trục thay vì tỷ lệ từng phần
Câu 15: (CLO 1.2) Những lưu ý quan trọng khi diễn tập một bài thuyết trình là:
a. Thức ăn và đồ uống b. Khán giả
c. Trang phục d. Thời gian và tốc độ
Câu 16: (CLO 2.1) Giao tiếp bằng mắt thích hợp với khán giả khi thuyết trình bao gồm
a. Nhìn lướt qua khán giả từ trái sang phải ở hàng ghế đầu của căn phòng
b. Nhìn trên đầu của khán giả
c. Nhìn lướt qua khán giả từ trái sang phải và từ trước ra sau phòng
d. Nhìn chằm chằm vào từng thành viên khán giả
Câu 17: (CLO 2.2) Để dễ đọc hơn, tốt hơn hết là các gạch đầu dòng:
a. Hoàn thành đoạn văn
b. Câu dài
c. Trang văn bản
d. Các cụm từ ngắn hoặc một phần câu có cùng thời lượng để trình bày phần của chúng
Câu 18: (CLO 1.2) Để dễ đọc hơn, số lượng dấu đầu dòng trên trang chiếu phải là:
a. Hơn 7 b. Bất kỳ số nào
c. Dưới 7 d. 7 đến 10
Câu 19: (CLO 1.2) Dàn ý của một bài thuyết trình nên bao gồm:
a. Các câu hỏi có thể có từ khán giả
b. Sự nhìn nhận
c. Người giới thiệu
d. Phần đầu, phần giữa và phần cuối của bài thuyết trình
Câu 20: (CLO 1.2) Khi một khán giả không có micrô trong một buổi thuyết trình lớn, khán giả
đặt câu hỏi trong hoặc sau bài thuyết trình của bạn, điều quan trọng là người thuyết trình phải:
a. Trả lời câu hỏi ngay lập tức
b. Yêu cầu những người khác trong khán giả trả lời câu hỏi
c. Yêu cầu khán giả đến trước phòng và đặt câu hỏi
d. Lặp lại câu hỏi vì lợi ích của những người khác trong khán giả có thể chưa nghe được
Câu 21: (CLO 2.2) Khi bạn thuyết trình điều nào sau đây là quan trọng nhất
a. Các slide trình bày b. Nội dung bạn nói
c. Kỹ thuật thuyết trình d. Giao tiếp bằng ánh mắt
Câu 22: (CLO 2.1) Hình ảnh quan trọng nhất trong một bài thuyết trình là gì?
a. Ngôn ngữ cơ thể b. Kỹ thuật thuyết trình
c. Người thuyết trình d. Kết thúc thuyết trình
Câu 54: (CLO 1.2) Theo bạn khi thuyết trình, thời gian mà người thuyết trình cần nhìn vào
khán giả là bao nhiêu phần trăm
a. 100% b. 50%
c. 95% d. 75%
Câu 23: (CLO 1.1) Điều nào sau đây để mất kết nối giữa người thuyết trình và khán giả là:
a. Ngôn ngữ cơ thể kém b. Nói quá nhẹ nhàng
c. Không giao tiếp bằng mắt d. Chuẩn bị không tốt
Câu 56: (CLO 2.1) Có nên dùng cử chỉ của tay khi trình bày?
a. Không cần thiết b. Cần thiết
c. Thỉnh thoảng d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 24: (CLO 1.1) Khi thuyết trình trước một nhóm lớn, các cử chỉ đến từ cổ tay và khuỷu tay.
a. Rất hiệu quả
b. Không hiệu quả
c. Ít hiệu quả
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 25: (CLO 2.1) Nét mặt của bạn có hỗ trợ những gì bạn đang nói?
a. Hỗ trợ rất tốt
b. Không hỗ trợ gì
c. Ít hỗ trợ
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 26: (CLO 1.2) Bao nhiêu phần trăm ấn tượng của chúng ta (cảm giác hoặc ý kiến) đến từ lời
nói của một cuộc giao tiếp?
a. 25% b. 100%
c. 50% d. 17%
Câu 27: (CLO 1.1) Khi thuyết trình trước một nhóm lớn, bạn nên chọn ra bao nhiêu người để
giao tiếp bằng mắt ?
a. 3-7 b. 1
c. Tất cả d. 5
Câu 28: (CLO 2.2) Kỹ thuật thuyết trình mà bạn có thể sử dụng để làm chậm tốc độ của mình
nhằm làm cho các câu của bạn trình bày dễ hiểu và hiệu quả hơn là gì?
a. Tạm dừng b. Tăng cường
c. Cụm từ d. Các mối liên hệ
Câu 29: (CLO 2.1) Bạn nên tìm ai đó thuyết trình tốt và làm theo họ 100%
a. Không nên b. Rất cần thiết
c. ít cần thiết d. Tất cả ý trên đều sai
Câu 30: (CLO 2.1) Khi không ra hiệu, hai tay nên đặt ở hai bên của người thuyết trình. Điều này
được gọi là:
a. Vị trí mở đầu b. Vị trí Zero
c. Vị trí bình thường d. Vị trí trang trọng
Câu 31: (CLO 1.2) Khi thuyết trình, người thuyết trình phải ngắt nhịp ở đâu
a. Cuối câu b. Ở giữa các cụm từ là có nghĩa đầy đủ
c. Giữa câu d. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 32: (CLO 2.2) 3 điểm chính của lời khuyên chung cho các kỹ thuật thuyết trình là gì?
a. Liên kết, nói nhanh, nhấn mạnh
b. Liên kết, tạm dừng, cụm từ
c. Nói ngắn gọn, viết ngắn gọn câu, kiểm tra lỗi chính tả của những từ khó
d. Nối âm, kiểm tra chính tả các từ khó, nói lớn
Câu 33: (CLO 2.2) Khi thuyết trình đến các nội dung quan trọng bạn nên:
a. Nói lớn lên một chút b. Nhắc lại một lần
c. Trình bày chậm lại d. Tất cả 3 câu trên đều đúng
Câu 34: (CLO 1.2) Phần kết luận trong bài thuyết trình bạn nên được chuẩn bị:
a. Ngay khi bắt đầu trình bày b. Trong khi trình bày
c. Trước khi trình bày d. Sau khi trình bày
Câu 35: (CLO 2.1) Lựa chọn 5 công đoạn đúng trong cấu trúc của phần kết luận bài thuyết trình.
a. Báo hiệu kết thúc, tóm tắt, kết luận, kết quả, nguồn
b. Giới thiệu, dàn bài, thân bài, kết bài, mời đặt câu hỏi/thảo luận
c. Báo hiệu kết thúc, tóm tắt, kết luận, kết thúc, mời đặt câu hỏi/thảo luận
d. Báo hiệu kết thúc, điểm chính, trình bày lại vấn đề, giải pháp, mời đặt câu hỏi/thảo luận
Câu 36: (CLO 2.1) Số ý chính của phần tóm tắt trong bài thuyết trình
a. Báo hiệu kết thúc, tóm tắt, kết luận, kết quả, nguồn
b. Giới thiệu, dàn bài, thân bài, kết bài, mời đặt câu hỏi/thảo luận
c. Báo hiệu kết thúc, tóm tắt, kết luận, kết thúc, mời đặt câu hỏi/thảo luận
d. Báo hiệu kết thúc, điểm chính, trình bày lại vấn đề, giải pháp, mời đặt câu hỏi/thảo luận

You might also like