Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Trường Đại học Y Hà Nội.

Ban Đổi mới CTĐTBSYK


Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021
<THĂM DÒ CHỨC NĂNG XƯƠNG>
MÃ BÀI GIẢNG: SEM2.S2.4. MD

- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 2
- Số lượng: 50 sinh viên
- Thời lượng: 02 tiết (100 phút)
- Địa điểm: Phòng giảng SEM
- Giảng viên biên soạn: Nguyễn Thị Thanh Hương ntthanhhuong@hmu.edu.vn,
huong.nguyen@dthim.org.vn
- Mục tiêu học tập
1. Trình bày được nguyên lý, quy trình, đọc và nhận định kết quả đo mật độ xương bằng phương pháp
DXA
2. Trình bày được chu chuyển xương và các dấu ấn của chu chuyển xương ứng dụng trong lâm sàng
3. Trình bày được hai công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương là FRAX (của WHO) và NGUYEN (của
Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan) và ứng dụng được trên lâm sàng
4. Áp dụng các kiến thức cơ bản để giải quyết tình huống cụ thể của bệnh nhân

1. Chủ đề/tình huống/vấn đề


1.1. Chủ đề/tình huống/vấn đề 1
Bà Nguyễn Thị S đã mãn kinh được 5 năm nay, đến khám vì lý do đau vùng thắt lưng. Ngày 15 tháng
6 năm nay là kỷ niệm sinh nhật bà tròn 52 tuổi. Cách đây 3 năm bà đã từng bị gẫy cổ xương đùi và được
được điều trị ổn định đi lại được bình thường, nhưng khi trở trời thì còn đau. Khi đó Bác sỹ đã chỉ định cho
Bà đo mật độ xương ở cột sống và cổ xương đùi, kết quả là loãng xương (hiện nay bà không giữ kết quả).
Khi ra viện, Bác sỹ có kê đơn thuốc điều trị loãng xương và dặn dò phải uống hàng tuần, nhưng Bà chỉ
uống được vài tháng thì Bà tự ý bỏ thuốc vì thấy đã đi lại được. Bà cứ băn khoăn là bà không hút thuốc,
không uống rượu, không uống cà phê, gia đình bà cũng không có ai bị gẫy xương mà tại sao Bà lại bị gẫy
xương dù chỉ ngã rất nhẹ cách đây 3 năm. Khám hiện tại Bà S tỉnh táo, tiếp xúc tốt, chỉ có đau vùng thắt
lưng, các bộ phận khác đều không phát hiện bất thường. Cho đo mật độ xương thì có kết quả như Hình 1.
Bà S đã được đánh giá nguy cơ gãy bằng mô hình FRAX và được giải thích về nguy cơ gẫy xương của lần
tiếp theo nếu không tuân thủ điều trị. Bà S đã được chỉ định dùng thuốc Aclasta truyền 1 lần mỗi năm.
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021

Hình 1. Kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân

- Câu hỏi mở
1. Trình bày nguyên lý, quy trình đo, tiêu chuẩn phải đạt của một kết quả đo mật độ xương, đọc
và nhận định kết quả
2. Trình bày chu chuyển xương và một số dấu ấn của chu chuyển xương ứng dụng trong lâm
sàng
3. Trình bày hai công cụ đánh giá nguy cơ gẫy xương là FRAX (của WHO) và NGUYEN (của
Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan) và nhận xét về sự khác biệt và tương đồng của hai công
cụ này
4. Hãy đọc và nhận định kết quả đo mật độ xương của Bà S. Chỉ định truyền Aclasta trong
trường hợp của Bà S có phải là chỉ định tối ưu không? Theo dõi kết quả điều trị của Bà S
nên dùng dấu ấn chu chuyển xương nào và tại sao?
5. Hãy tính chỉ số FRAX và NGUYEN của bà S để ước tính nguy cơ gãy xương tiếp theo của
Bà S và giải thích kết quả tính toán được

1.2. Chủ đề/ tình huống/vấn đề 2


Bà Pham Thị N đã mãn kinh được 8 năm, đến khám vì lý do đau vùng thắt lưng. Bà sẽ được gia đình
tổ chức mừng thọ tròn 56 tuổi vào ngày 30 tháng 8 năm nay. Bà có tiền sử hen từ nhỏ, nên mỗi khi chuyển
mùa là bà phải dùng thuốc xịt và dùng corticoid liều thấp. Bà đã có tiền sử gẫy xương hai lần, lần đầu tiên
cách đây 4 năm bị ngã rất nhẹ đã gẫy xương cổ xương đùi trái, lần thứ 2 là năm ngoái bà cũng chỉ ngồi trên
trượt chiếc ghế thấp ở trong bếp đã gẫy xương cổ xương đùi bên phải. Bà và gia đình không có ai nghiên
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021
thuốc lá, nghiện rượu và cà phê. Trong năm vừa qua bà không bị ngã thêm lần nào. Khám hiện tại, bà tỉnh
táo tiếp xúc tốt, bà đã được đo mật độ xương và có kết quả như Hình 1. Bà được đánh giá nguy cơ gẫy
xương và được giải thích về nguy cơ ngã của lần tiếp theo nếu không tuân thủ điều trị. Bà S đã được chỉ
định dùng thuốc Aclasta truyền 1 lần mỗi năm

Hình 1. Kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân

- Câu hỏi
1. Trình bày nguyên lý, quy trình đo, tiêu chuẩn phải đạt của một kết quả đo mật độ xương, đọc
và nhận định kết quả
2. Trình bày chu chuyển xương và một số dấu ấn của chu chuyển xương ứng dụng trong lâm
sàng
3. Trình bày hai công cụ đánh giá nguy cơ gẫy xương là FRAX (của WHO) và NGUYEN (của
Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan) và nhận xét về sự khác biệt và tương đồng của hai công
cụ này
4. Hãy đọc và nhận định kết quả đo mật độ xương của Bà N. Chỉ định truyền Aclasta trong
trường hợp của Bà N có phải là chỉ định tối ưu không? Theo dõi kết quả điều trị của Bà N
nên dùng dấu ấn chu chuyển xương nào và tại sao?
5. Hãy tính chỉ số FRAX và NGUYEN của bà S để ước tính nguy cơ gãy xương tiếp theo của
Bà N và giải thích kết quả tính toán được
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021
1.3. Chủ đề/ tình huống/vấn đề 3
Ông Nguyễn Văn A, 64 tuổi, được chỉ định đến đo mật độ xương vì ngã gẫy xương cẳng chân do va
phải ô tô cách đây 6 tháng, chỗ gẫy đã liền can và đi lại được bình thường. Đây là lần gẫy xương đầu tiên
trong đời ông. Một năm qua, ông cũng vấp ngã khoảng 7 lần do uống rượu say. Cuối tháng này, gia đình
ông sẽ tổ chức sinh nhật ông tròn 64 tuổi. Ông hút thuốc lá 10 năm nay, mỗi ngày khoảng 1 bao thuốc;
uống rượu mỗi ngày khoảng 1 cốc liên xô (300 ml) rượu gạo tự nấu. Khám hiện tại ông tỉnh táo, tiếp xúc
tốt, các bộ phận khác đều không phát hiện bất thường. Kết quả đo mật độ xương thì có kết quả như Hình
1.

Hình 1. Kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân


- Câu hỏi
1. Trình bày nguyên lý, quy trình đo, tiêu chuẩn phải đạt của một kết quả đo mật độ xương, đọc
và nhận định kết quả
2. Trình bày chu chuyển xương và một số dấu ấn của chu chuyển xương ứng dụng trong lâm
sàng
3. Trình bày hai công cụ đánh giá nguy cơ gẫy xương là FRAX (của WHO) và NGUYEN (của
Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan) và nhận xét về sự khác biệt và tương đồng của hai công
cụ này
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021
4. Hãy đọc và nhận định kết quả đo mật độ xương của Ông A. Trong trường hợp của Ông A, đã
cần dùng thuốc điều trị loãng xương đặc hiệu chưa? Tại sao. Có nên sử dụng dấu ấn chu
chuyển xương để theo dõi cho Ông Đ không? Tại sao
5. Hãy tính chỉ số FRAX và NGUYEN của Ông A để ước tính nguy cơ gẫy xương tiếp theo của
Ông A và giải thích kết quả tính toán được

1.4. Chủ đề/ tình huống/vấn đề 4


Ông Phạm Tuấn Đ, 64 tuổi, được chỉ định đến đo mật độ xương vì ngã gẫy cổ xương đùi do vấp
ngã cách đây 6 tháng, chỗ gẫy đã liền can và đi lại được bình thường. Đây là lần gẫy xương đầu tiên trong
đời ông. Một năm qua, ông cũng vấp ngã khoảng 2 lần do dây điện trong sân lúc trời tối. Cuối tháng này,
gia đình ông sẽ tổ chức sinh nhật ông tròn 64 tuổi. Ông không hút thuốc lá, không nghiện rượu (thi thoảng
vui thì uống 1-2 chén hạt mít, nhưng không thường xuyên). Khám hiện tại ông tỉnh táo, tiếp xúc tốt, các bộ
phận khác đều không phát hiện bất thường. Kết quả đo mật độ xương thì có kết quả như Hình 1.

Hình 1. Kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021

Hình 2. Kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân

- Câu hỏi
1. Trình bày nguyên lý, quy trình đo, tiêu chuẩn phải đạt của một kết quả đo mật độ xương, đọc
và nhận định kết quả
2. Trình bày chu chuyển xương và một số dấu ấn của chu chuyển xương ứng dụng trong lâm
sàng
3. Trình bày hai công cụ đánh giá nguy cơ gẫy xương là FRAX (của WHO) và NGUYEN (của
Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan) và nhận xét về sự khác biệt và tương đồng của hai công
cụ này
4. Hãy đọc và nhận định kết quả đo mật độ xương của Ông Đ. Trong trường hợp của Ông Đ, đã
cần dùng thuốc điều trị loãng xương đặc hiệu chưa? Tại sao. Có nên sử dụng dấu ấn chu
chuyển xương để theo dõi cho Ông Đ không? Tại sao
5. Hãy tính chỉ số FRAX và NGUYEN của Ông Đ để ước tính nguy cơ gẫy xương tiếp theo của
Ông A và giải thích kết quả tính toán được
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021
1.5. Chủ đề/ tình huống/vấn đề 5
Chị Trần Thị T, được vừa chẩn đoán ung thư vú. Ngày 15 tháng 6 năm nay là kỷ niệm sinh nhật chị
tròn 42 tuổi. Do phải điều trị hóa chất, nên chị đã được gửi đến phòng đo mật độ xương để đánh giá tình
trạng xương trước khi bắt đầu điều trị hóa chất. Chị và gia đình không có tiền sử gãy xương, chị vẫn đi lại
bình thường, năm ngoái không bị vấp ngã lần nào, chị cũng không hút thuốc, uống rượu hay nghiện cà phê.
Bản thân cũng không bị mắc các bệnh mạn tính gì khác ngoài chẩn đoán ung thư vú vừa mới phát hiện.
Khám hiện tại chị tỉnh táo, tiếp xúc tốt, các bộ phận khác đều không phát hiện bất thường. Cho đo mật độ
xương thì có kết quả như Hình 1 và Hình 2

Hình 1. Kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân

Hình 2. Kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021
- Câu hỏi
1. Trình bày nguyên lý, quy trình đo, tiêu chuẩn phải đạt của một kết quả đo mật độ xương, đọc
và nhận định kết quả
2. Trình bày chu chuyển xương và một số dấu ấn của chu chuyển xương ứng dụng trong lâm
sàng
3. Trình bày hai công cụ đánh giá nguy cơ gẫy xương là FRAX (của WHO) và NGUYEN (của
Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan) và nhận xét về sự khác biệt và tương đồng của hai công
cụ này
4. Hãy đọc và nhận định kết quả đo mật độ xương của Chị T. Trong trường hợp của Chị T, nên
theo dõi diễn biến của xương bằng đo mật độ xương hay bằng dấu ấn chu chuyển xương?
Tại sao
5. Hãy tính chỉ số FRAX và NGUYEN của Chị T để ước tính nguy cơ gẫy xương Chị T và giải
thích kết quả tính toán được

2. Yêu cầu về sản phẩm trình bày của nhóm sinh viên
- Sinh viên nghiên cứu tài liệu về tất cả các chủ đề/tình huống/vấn đề và các câu hỏi trên
- Mỗi nhóm sinh viên chọn 1 chủ đề/tình huống/vấn đề để thảo luận và trình bày (5 nhóm trình bày
đủ 5 chủ đề/tình huống/vấn đề)
- Sản phẩm nhóm được trình bày trong file ppt. Thời gian trình bày: 8 phút
- Sản phẩm nhóm phải được nộp online đúng quy định trước 24 giờ trước khi dự giảng bài SEM

3. Tài liệu học tập (cho sinh viên)


- handout bài giảng
- https://www.garvan.org.au/promotions/bone-fracture-risk/calculator/
- https://www.sheffield.ac.uk/FRAX/tool.aspx?country=9

4. Tài liệu tham khảo (chọn 2-3 TLTK dành cho sinh viên)
- https://cme.lww.com/files/BoneMineralMeasurements-1435608591603.pdf
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5105571/pdf/IJEM-20-846.pdf

You might also like