Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

GIẢI PHẪU MỘT SỐ TUYẾN NỘI TIẾT

Mục tiêu học tập


Mô tả hình thể ngoài và liên quan của các tuyến nội tiết (tuyến giáp, tuyến
thượng thận, tuyến yên).
Đại cương
Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến không có ống tiết mà chỉ có các tế bào tiết
ra các chất hóa học gọi là các nội tết tố (hormones). Những chất đó không qua các
ống tiết mà đổ trực tiếp vào máu và lan tỏa trong cơ thể.
Ở người có 8 tuyến nội tiết chính: vùng hạ nội đồi, tuyến yên, tuyến tùng, tuyến
giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy nội và các tuyến sinh dục (buồng
trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam).
Tuyến hạ nội đồi chỉ là những đám tế bào ở trong não, tiết ra các hormone kiểm
soát việc tiết các hormone ở tuyến yên, đặc biệt tuyến yên trước. Tụy là tuyến vừa
có chức năng nội tiết, do các tiểu đảo tụy tiết ra các hormone, vừa có chức năng
ngoại tiết, tiết ra các men tiêu hóa. Tuyến sinh dục cũng vậy, vừa là tuyến ngoại tiết,
sinh ra trứng hoặc tinh trùng, vừa có chức năng nội tiết, tiết ra các hormone sinh dục.
Ngoài ra, còn có những cơ quan khác của cơ thể cũng sản sinh và tiết ra các nội
tiết tố như: tim, gan, thận, tuyến ức, da, rau thai...

TUYẾN YÊN
Tuyến yên có hình quả táo, đường kính khoảng 1 – 1,5cm, nằm ở hố yên trên
xương bướm và dính vào vùng hạ đồi bởi một cuống gọi là phễu. Tuyến yên có hai
phần khác nhau về giải phẫu, chức năng và nguồn gốc phát triển phôi thai.
Tuyến yên trước gọi là tuyến yên tuyến hay thùy trước tuyến yên, chiếm 75%
trọng lượng của tuyến.
Tuyến yên sau, gọi là tuyến yên thần kinh hay thùy sau tuyến yên.
Một phần thứ ba của tuyến gọi là phần trung gian đã teo đi trong quá trình phát
triển phôi thai và ngừng tồn tại như một thùy riêng ở người lớn.
Thiết đồ cắt đứng dọc qua sọ não
(nguồn: Netter FH, Atlas Giải Phẫu người)

Tuyến yên
(nguồn: Netter FH, Atlas Giải Phẫu người)
TUYẾN GIÁP
1. Vị trí, hình thể ngoài
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, nằm ở trước cổ, áp sát vào các vòng
sụn khí quản, hai bên thanh quản, ngang mức với các đốt sống cổ 5, 6, 7 và đốt sống
ngực 1. Tuyến giáp có màu nâu đỏ, nặng khoảng 25g, tuy nhiên rất thay đổi, tuyến
giáp của phụ nữ thường lớn hơn của nam giới, và to lên trong thời kỳ kinh nguyệt
và thai nghén.
Tuyến giáp có hai thùy phải và trái, hai thùy nối với nhau bởi eo tuyến giáp,
thường ở ngang mức sụn khí quản thứ 2 và 3. Mỗi thùy bên tuyến giáp dài 5 – 8cm,
rộng 2- 4cm, dày 1,25cm. Đôi khi có một phần tuyến giáp hình tam giác kéo dài từ
bờ trên eo tuyến giáp.

(nguồn: Netter FH, Atlas Giải Phẫu người)


2. Liên quan
Phía trước eo tuyến giáp từ nông vào sâu là da, các mạc cổ và các cơ dưới
móng, vòng sụn khí quản nằm ngay sau eo tuyến giáp.
Mặt trong mỗi thùy tiếp xúc với sụn giáp, cơ nhẫn giáp, sụn nhẫn, phần ngoài
các sụn khí quản, cơ khít hầu dưới, thực quản, thần kinh thanh quản quặt ngược và
nhánh ngoài thần kinh thanh quản trên.
Phía trước ngoài tuyến giáp là cơ ức giáp, cơ vai móng và cơ ức móng. Phía
trước dưới là phần trước trong của cơ ức đòn chũm.
Phía sau ngoài của tuyến giáp là bao cảnh và các thành phần đựng trong của
bao cảnh, thần kinh thanh quản quặt ngược và các tuyến cận giáp.
Tuyến giáp được bao bọc bởi bao sợi xơ, gắn vào mạc tạng bằng một lớp lỏng
lẻo, rất dễ bóc tách, có mạch máu và thần kinh đi bên trong. Tuyến giáp được cố
định vào các sụn kế cận bằng các dây chằng, dây chằng giữa đi từ mặt trước sụn giáp
đến mặt sau eo tuyến giáp. Dây chằng bên đi từ mặt trong mỗi thùy tuyến giáp đến
khí quản và sụn nhẫn. Tuyến giáp được bao bọc bởi mạc trước khí quản mà mạc này
dính vào sụn thanh quản nên tuyến giáp sẽ di động khi thanh quản di động.
Tuyến giáp di động khi nuốt là do cơ khít hầu dưới bám vào sụn giáp và sụn
nhẫn, vì vậy khi nuốt cơ này co sẽ kéo sụn giáp và sụn nhẫn di chuyển lên trên và
tuyến giáp di động theo.
3. Mạch máu và thần kinh
3.1. Động mạch
Tuyến giáp được cấp máu rất phong phú, chủ yếu bởi hai động mạch giáp trên và
giáp dưới:
- Động mạch giáp trên xuất phát từ động mạch cảnh ngoài, đến cực trên mỗi
thùy chia thành 2 nhánh: nhánh trước và nhánh sau. Nhánh trước chạy dọc
theo bờ trên của tuyến giáp và nối với nhánh trước bên đối diện. Nhánh sau
chạy ra bờ sau của tuyến giáp và nối với động mạch giáp dưới cùng bên.
- Động mạch giáp dưới là nhánh của động mạch thân giáp cổ tách ra từ động
mạch dưới đòn sau đó chia thành hai nhánh. Một nhánh đi vào bờ dưới mỗi
thùy và sau eo tuyến giáp, một nhánh đi vào phần sau trong của mỗi thùy bên
tuyến giáp. Cả hai nhánh đều có thể nối nhau ở đường giữa. Thần kinh quặt
ngược thanh quản có thể ở giữa, trước hoặc ở phía sau hai nhánh này.
- Đôi khi tuyến giáp còn được cấp máu bởi động mạch giáp dưới cùng từ thân
cánh tay đầu hoặc cừ cung động mạch chủ.
3.2. Tĩnh mạch
Các tĩnh mạch của tuyến giáp tạo nên đám rối ở trên mặt tuyến và phía trước
khí quản, các đám rối này đổ vào các tĩnh mạch giáp trên, giáp dưới và cả tĩnh mạch
giáp giữa. Tĩnh mạch giáp trên đi theo động mạch giáp trên, tĩnh mạch giáp giữa từ
mặt bên của tuyến gần cực dưới, chạy ngang ra ngoài, cả hai tĩnh mạch này đều đổ
vào tĩnh mạch cảnh trong. Còn tĩnh mạch giáp dưới đi xuống ở trước khí quản và đổ
vào các tĩnh mạch cánh tay đầu.
3.3. Thần kinh
Tuyến giáp nhận những nhánh thần kinh từ hạch giao cảm cổ trên, giữa và dưới.
Các thần kinh này có tác dụng vận mạch chứ không điều khiển sự bài tiết của tuyến.
Sự bài tiết của tuyến giáp được điều khiển bởi tuyến yên.

TUYẾN CẬN GIÁP


Tuyến cận giáp là hai cặp tuyến màu vàng nâu, nhỏ bằng hạt thóc nằm ở mặt
sau thùy bên tuyến giáp, trong lớp mô lỏng lẻo giữa bao xơ và mạc tạng.
Tuyến cận giáp trên nằm ngang mức bờ dưới sụn nhẫn, ở chỗ nối 1/3 giữa và
1/3 trên mỗi thùy bên. Tuyến cận giáp dưới nằm cách cực dưới của thùy bên khoảng
1,5cm về phía trên. Khi tuyến giáp ở vị trí bình thường, một nhánh nối giữa động
mạch giáp trên và động mạch giáp dưới ở phía sau mỗi thùy tuyến giáp là mốc để
tìm tuyến cận giáp.
Các tuyến cận giáp được cấp máu chủ yếu bởi động mạch giáp dưới.
Thần kinh chi phối tuyến cận giáp gồm những nhánh đi từ các hạch giao cảm
cổ trên và giữa.

TUYẾN THƯỢNG THẬN


1. Vị trí, hình thể ngoài
Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nhỏ màu vàng nhạt, dẹt theo chiều trước sau,
nằm áp sát lên mặt trước trong cực trên mỗi thận. Tuyến thượng thận được bao quanh
bởi mỡ quanh thận và nằm trong mạc thận và được ngăn cách với thận bởi một chẽ
mỏng mạc thận.
Tuyến thượng thận có hình gần giống một tam giác, có ba mặt là mặt trước,
mặt sau và mặt thận, có hai bờ là bờ trên và bờ trong. Đầu của tuyến nằm ở gần
cuống thận, đuôi thì ôm lấy cực trên của thận. Tuyến cao 3 – 5cm, rộng 2- 3 cm, dày
1cm, nặng khoảng 3-5g, kích thước và trọng lượng của tuyến rất thay đổi theo các
thời kỳ phát triển của cơ thể.

2. Liên quan
2.1. Tuyến thượng thận phải
Mặt trước hướng ra ngoài, có một diện hẹp thẳng đứng hướng vào trong nằm
sau tĩnh mạch chủ dưới và một diện ngoài hình tam giác giáp với gan, phần trên áp
trực tiếp vào vùng trần của gan, phần dưới có phúc mạc phủ lật xuống từ lá dưới dây
chằng vành. Giữa diện trong và diện ngoài có rốn tuyến, từ đó thoát ra tĩnh mạch
thượng thận phải đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.
Mặt sau có một nếp cong chia làm hai phần, phần trên hơi lồi áp sát vào cơ
hoành, phần dưới hẹp, lõm áp vào cực trên và một phần mặt trước thận phải.
Mặt thận hẹp, úp lên cực trên và một phần mặt trước thận phải.
Bờ trong mỏng, liên quan với tĩnh mạch chủ dưới và hạch bụng phải.
Bờ trên áp sát vào vùng trần của gan và liên quan với động mạch hoành dưới
phải.
2.2. Tuyến thượng thận trái
Tuyến thượng thận trái có hình bán nguyệt.
Mặt trước có hai diện: diện trên được phủ bởi phúc mạc của túi mạc nối, ngăn
cách nó với đầu tâm vị dạ dày; diện dưới không có phúc mạc phủ mà liên quan trực
tiếp với tụy và động mạch lách. Rốn tuyến quay về phía trước dưới, từ đó thoát ra
tĩnh mạch thượng thận trái đổ vào tĩnh mạch thận trái.
Mặt sau giáp với trụ trái cơ hoành
Mặt thận lõm úp vào bờ trong cực trên thận trái.
Bờ trong lồi liên quan với hạch bụng trái
Bờ trên là một đường cong liên tiếp với bờ trong, liên quan ở trên với các động
mạch hoành dưới trái và động mạch vị trái.
3. Cấu tạo
Nếu cắt ngang tuyến, nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy tuyến gồm
một phần ngoài gọi là vỏ, màu vàng, tạo nên khối chính của tuyến, và một phần ở
trong mỏng gọi là tủy, chỉ gồm 1/10 của toàn tuyến, màu đỏ sẫm hoặc xám tùy theo
lượng máu chứa bên trong. Tủy được hoàn toàn bọc bởi vỏ tuyến trừ rốn tuyến.
Tuyến được bọc trong một bao sợi keo dày, từ đó có những bè ăn sâu vào trong vỏ
ở độ dày thay đổi, bao chứa một đám rối động mạch phòng phú phân nhánh vào
trong tuyến.
4. Mạch và thần kinh
4.1. Động mạch
Các tuyến thượng thận là những tuyến nội tiết nên được cấp máu rất phong phú. Cấp
máu cho tuyến có nhiều biến đổi giải phẫu, có loại động mạch cấp máu cho tuyến:
- Các động mạch thượng thận trên: gồm 6 – 8 nhánh, tách ra từ động mạch
hoành dưới, chủ yếu từ các ngành sau của nó. Các nhánh này có thể đi thẳng
xuống bờ trên tuyến như hình răng lược, một số có thể tiếp tục phân nhánh
trước khi chui vào tuyến, một hoặc một vài nhánh ở ngoài cùng tận hết ở mỡ
cạnh thận.
- Động mạch thượng thận giữa: gồm một hoặc vài nhánh, tách từ động mạch
chủ bụng ở trên mức hay ngang mức động mạch thận, chạy ngang tới phía
trong tuyến chia thành nhiều nhánh tới mặt trước trong tuyến và nối tiếp với
các động mạch thượng thận trên và dưới.
- Động mạch thượng thận dưới tách ra từ động mạch thận, đi lên trên và ra ngoài
dọc bờ thận của tuyến và cho nhiều nhánh chui vào mặt dưới tuyến.
Động mạch thượng thận phải và trái
(nguồn: Gray anatomy)

Ba động mạch trên cho nhiều nhánh vào tuyến, trong đó động mạch thượng
thận trên cấp máu chính cho tuyến, nó tương đương với sự đóng góp phối hợp của
cả hai động mạch thượng thận giữa và dưới. Ngoài ra còn cho nhiều nhánh nhỏ vào
bao mỡ quanh thận, đám rối thần kinh và hạch quanh thận.
Thường có một vòng mạch quanh thận – thượng thận, tạo nên bởi sự tiếp nối
giữa các nhánh bên của động mạch thượng thận ở trên với động amchj thận, gian
sườn, thắt lưng và các động mạch khác ở dưới.
4.2. Tĩnh mạch
Tĩnh mạch thượng thận nhỏ,tương ứng với các động mạch đi theo động mạch
tới tuyến.
Dẫn lưu tĩnh mạch chính là do tĩnh mạch thượng thận lớn nhất gọi là tĩnh mạch
trung tâm thoát ra từ rốn tuyến ở mặt trước tuyến. Ở bên trái nó thường hợp với tĩnh
mạch hoành dưới để đổ vào tĩnh mạch thận, còn ở bên phải nó thường đổ vào tĩnh
mạch chủ dưới.
4.3. Thần kinh
Tuyến thượng thận được chi phối bởi nhiều nhánh thần kinh nhỏ đi từ đám rối
bụng và từ dây thần kinh tạng lớn.

You might also like