Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
NGÀNH KĨ THUẬT VẬT LIỆU NĂNG LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG


BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

MÔN THÍ NGHIỆM ĐIỆN HÓA HỌC

NỘI DUNG THÍ NGHIỆM:

KHẢO SÁT SỰ ĂN MÒN CỦA THÉP TRONG MÔI TRƯỜNG


DUNG DỊCH NƯỚC VÒNG 1 TUẦN

LỚP L01--- NHÓM 3 --- HK 232

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lưu Hoàng Tâm


Sinh viên thực hiện: Hồ Danh Giá MSSV: 2113266

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn TS. Lưu Hoàng Tâm, người đã tận tình hướng
dẫn trong quá trình em thực hiện bài thí nghiệm này.
Cảm ơn bộ môn Kĩ thuật Vật liệu năng lượng và ứng dụng đã tạo điều kiện cơ sở
vật chất cho em cũng như các thành viên trong lớp có thể thực hiện được bài thí nghiệm
này.
Người thực hiện

Hồ Danh Giá

i
MỤC LỤC

ii
1. MÔ TẢ THÍ NGHIỆM
1.1 Bước 1: Chuẩn bị mẫu thí nghiệm

Mẫu kim loại được dùng để tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ăn mòn này là hợp kim
sắt – cacbon thấp (hay gọi là thép cacbon thấp). Sau khi nhận mẫu thì tiến hành xử lý bề
mặt mẫu. Tiến hành xử lý bề mặt mẫu bằng việc chà sạch gỉ bằng giấy nhám toàn bộ bề
mặt ngoài. Mục đích của việc phải xử lý bề mặt của mẫu càng sạch càng tốt là nhằm hạn
chế sự tồn đọng của gỉ sắt cũ bám trên mẫu, những gỉ này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc
mẫu kim loại bị ăn mòn, những mảng bám này sẽ làm cho bề mặt mẫu bị ăn mòn không
đồng đều, chỗ có gỉ bám sẽ hình thành lớp thụ động làm chậm quá trình ăn mòn so với các
điểm khác trên bề mặt từ đó tính toán tốc độ ăn mòn mẫu sẽ bị sai sót.

Hình 1: Mẫu thép thí nghiệm đã được xử lý bề mặt


Mô tả mẫu: Ảnh trên đây là mẫu thép được dùng trong thí nghiệm ăn mòn lần này.
Hình dạng bên ngoài giống như hình hộp chữ nhật có chiều dài và chiều rộng lớn hơn nhiều
lần so với chiều dày (có thể mô tả như tấm phẳng 2D). Hai đầu tấm thép có 2 lỗ tròn dùng
để móc dây vào để treo mẫu.

Thông số mẫu lần lượt là: Chiều dài: 48,25mm, chiều rộng: 14,83mm, chiều dày:
2,58mmm và đường kính 2 lỗ tròn lần lượt là: 2,82 và 2,80mm. Khối lượng mẫu trước khi
ngâm là 14,00g.

1.2 Bước 2: Ngâm mẫu trong dung dịch nước

1
a. Chuẩn bị dung dịch ngâm

Đong vào thùng chứa 24 lít nước bằng từng lần đong nhỏ cộng dồn lại. Vì không đủ công
cụ để đong trực tiếp 24 lít nước từ vòi nước. Nguồn nước được lấy từ nguồn nước máy tại
tòa C4, trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM.

b. Nhiệt độ môi trường ngâm mẫu khoảng 25 độ C, tương ứng với nhiệt độ phòng
thí nghiệm.
c. Treo mẫu vào trong thùng chứa dung dịch

Treo mẫu vào thùng chứa dung dịch ngay ngắn theo từng nhóm, làm dấu mẫu của cá
nhân, tránh sự lẫn lộn những mẫu với nhau. Khoảng cách của từng dãy mẫu của mỗi nhóm
cách nhau khoảng 10cm, khoảng cách từng mẫu của từng thành viên cách nhau 4-5cm.
Khoảng cách từ đầu trên cùng của thanh thép đến bề mặt của mặt nước là khoảng từ 2-
3cm. Các mẫu khác của thành viên trong nhóm nên treo ở cùng độ cao, vì thế sẽ hạn chế
sự chênh lệch về kết quả so với nhau.

Hình 2: Toàn cảnh ngâm mẫu trong nước của lớp. Mẫu dùng
để thực hiện bài báo cáo này được khoanh màu đỏ
1.3 Bước 3: Kiểm tra, xử lý và đo đạc mẫu sau thí nghiệm
a. Lấy mẫu kiểm tra

2
Hình ảnh dưới là mẫu sau khi ngâm 1 tuần.

Hình 3: Mẫu sau khi ngâm 1 tuần


Nhận xét: Bề mặt của mẫu thép xuất hiện những mảng gỉ sắt bám lên đều toàn mẫu.
Nguyên nhân là do phản ứng ăn mòn điện hóa của các điện cực anot và catot trên bề mặt
mẫu và hình hành sản phẩm theo phương trình:

Phản ứng anot:

Phản ứng catot:

Từ ảnh có thể nhìn thấy rõ rằng trong dung dịch ngâm mẫu xuất hiện màu nâu sậm
so với màu trong ban đầu. Nguyên nhân do các gỉ sắt trên bề mặt mẫu bị bong ra và khuếch
tán vào trong môi trường dung dịch.

b. Xử lý gỉ của mẫu

3
Tiến hành xử lý gỉ trên bề mặt thanh kim loại bằng cách: Ngâm mẫu trong dung dịch
acid HCl tỉ lệ 1.1 pha thêm chất ức chế hexamethylene tetramine 3.5g (utrupin) trong 10
phút. Sau đó lấy ra cân lần 1:

Hình 4: Mẫu sau khi tẩy gỉ Hình 5: Mẫu sau khi xử lý bề mặt

Việc ngâm mẫu sau khi lấy ra khỏi dung dịch và ngâm trong dung dịch acid HCl
nhằm mục đích loại bỏ phần sản phẩm của quá trình ăn mòn bám trên bề mặt thanh kim
loại nhờ tính phá hủy mạnh của dung dịch acid HCl nồng độ cao, nhưng nếu ngâm trong
HCl nồng độ cao thì thanh kim loại cũng sẽ bị ăn mòn điện hóa tiếp tục trong quá trình này
và việc đó chúng ta không hề mong muốn. Vì vậy việc bổ sung 3,5g chất ức chế ăn mòn
utrupin vào dung dịch acid HCl nhằm ngăn chặn quá trình ăn mòn xảy ra khi tẩy gỉ.

Khối lượng sau khi tẩy gỉ là 13,91g và sau khi xử lý chà bề mặt là 13,90g.

1.4 Bước 4: Tính toán tốc độ ăn mòn khi ngâm trong dung dịch nước
Bảng 1: Thông số kích thước mẫu (mm)

Chiều dài Chiều rộng Bề dày Đường kính lỗ thứ 1 Đường kính lỗ thứ 2
48,25 14,83 2,58 2,82 2,80

4
Diện tích bề mặt toàn thanh kim loại = diện tích bề mặt toàn phần – diện tích lỗ 1×2 – diện
tích lỗ 2×2 + diện tích xung quanh trụ lỗ 1 + diện tích xung quanh trụ lỗ 2

2,82 2
= (48,25× 14,83 × 2 + 48,25 × 2,58 × 2 + 14,83 × 2,58 × 2)- 𝜋 × ( ) ×2 -𝜋 ×
2
2,80 2
( ) ×2 +𝜋 ×2,82×2,58 + 𝜋 ×2,80×2,58
2

= 1777,33 𝑚𝑚2 = 17,7733 𝑐𝑚2

Bảng 2: Khối lượng mẫu thí nghiệm (gam)

Khối lượng ban đầu (𝑚0 ) Khối lượng sau khi tẩy gỉ (m) Độ giảm khối lượng W
14,00 13,91 14,00-13,91=0,09

Bảng 3: Thời gian ngâm mẫu

Thời gian bỏ vào ngâm Thời gian lấy ra Thời gian mẫu bị ăn mòn (h)
16h ngày 29/2 15h ngày 7/3 7*24 – 1 = 167

Vận tốc ăn mòn:

𝐾.𝑊
𝑣𝑐𝑜𝑟𝑟 =
𝐴.𝑇.𝐷

Trong đó: 𝐷 là khối lượng riêng kim loại. Trong trường hợp này thì lấy sắt là
7,86 g/𝑐𝑚3

A là diện tích bề mặt bị ăn mòn (𝑐𝑚2 )

𝑊 là độ giảm khối lượng mẫu (g)

𝑇 là thời gian kim loại bị ăn mòn (h)

K là hệ số chuyển đổi và bằng 8,76× 104 (đối với đơn vị mm/năm)

5
Áp dụng vào tính tốc độ ăn mòn của mẫu ngâm trong nước trong 7 ngày:
𝐾.𝑊 8,76×104 ×0,09
𝑣𝑐𝑜𝑟𝑟 = = 7,86×167×17,7733 = 0,338 mm/năm
𝐴.𝑇.𝐷

2. KẾT LUẬN
- Quá trình thanh thép bị ăn mòn trong môi trường nước chủ yếu là ăn mòn điện
hóa, ăn mòn hóa học không đáng kể. Nguyên nhân của quá trình ăn mòn là do oxi hòa tan
trong nước làm phản ứng ở các điện cực có thể xảy ra và môi trường nước thuận lợi cho
quá trình hình thành các sản phẩm trên bề mặt.
- Tốc độ ăn mòn thanh thép khảo sát được trong 1 tuần ngâm trong nước là 0,338
mm/năm, con số khá nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn nếu đặt điều kiện làm việc trong
một môi trường đòi hỏi độ tinh khiết cao. Tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào thời gian ăn mòn
và độ giảm khối lượng mẫu trong quá trình bị ăn mòn. Nếu thời gian tăng mà độ giảm khối
lượng mẫu không đổi tức là kim loại bị thụ động bởi chính lớp gỉ hình thành bên ngoài tấm
kim loại.

6
7

You might also like