Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 121

PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI

VÀ VẬN TẢI HÀNG HÓA


QUỐC TẾ

2024
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NGUYÊN TÁC CƠ
BẢN CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA QUỐC TẾ

2.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc


2.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng
2.5. Nguyên tắc minh bạch
2.6. Một số nguyên tắc khác
2.7. Cơ chế thông qua quyết định của WTO
May 7, 2024 2
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NGUYÊN TÁC CƠ
BẢN CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
2.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most
favoured nation -MFN)
MFN là nguyên tắc quan trọng nhất trong pháp
luật WTO và nếu thiếu nó thì hệ thống thương
mại đa phương không thể tồn tại.
Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước
dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu
đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu
đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác.
May 7, 2024 3
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NGUYÊN TÁC CƠ
BẢN CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
2.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
Cơ sở pháp lý:
- Điều I Hiệp định chung về thuế quan và thương
mại (GATT)
- Điều II Hiệp định chung về Thương mại và dịch
vụ (GATS)
- Điều IV Hiệp định về các khía cạnh thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
May 7, 2024 4
- Mục đích chính của nghĩa vụ đối xử MFN là
đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia, cấm
sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành
viên.

May 7, 2024 5
2.1.2. Các ngoại lệ
-Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất
áp dụng tuyệt đối:
+ Mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất
cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một
nước thành viên khác (Trường hợp Mỹ tuyên bố
không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba
là thành viên sáng lập GATT và WTO).

May 7, 2024 6
+ Một số ngoại lệ:
* Ðiều XXIV của GATT quy định các nước thành
viên trong các hiệp định thương mại khu vực có
thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính
chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với
nguyên tắc MFN. Ví dụ: Những ưu đãi, thuận lợi
trong liên minh thuế quan (Liên minh thuế quan
giữa Bỉ và Lucxambua năm 1921, Hiệp định
chung về Mậu dịch và Thuế quan GATT năm
1948, Liên hiệp hải quan các nước Trung Mỹ
(ADEANPACT), Liên minh thuế quan Nga-
Belarus-Kazakstan,…);
May 7, 2024 7
* Những điều kiện đãi ngộ đặc biệt với nước
láng giềng (mậu dịch biên giới);

* Những ưu đãi thuận lợi dành cho quốc gia


không có biển (quá cảnh hàng hóa,…);

* Những hạn chế hoặc cấm đoán được quốc gia


đưa ra vì lý do an ninh, trật tự công cộng, y tế,
bảo vệ động thực vật, các tài sản nghệ thuật, lịch
sử và khảo cổ…

May 7, 2024 8
* Một số miễn trừ (waiver) đối với các nước đang
phát triển. Ví dụ như GATT 1947 có hai miễn trừ
về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước
đang phát triển.
- Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25/6/1947
của Ðại hội đồng GATT về việc thiết lập ''Hệ
thống ưu đãi phổ cập'' (GSP) chỉ áp dụng cho
hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển
và chậm phát triển.
(ưu đãi một chiều do các nước phát triển dành cho
các nước đang và chậm phát triển).
May 7, 2024 9
Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể
thiết lập một số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế
quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ
các nước đang phát triển và chậm phát triển và
không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế
quan ưu đãi đó cho các nước phát triển khác theo
nguyên tắc MFN.

May 7, 2024 10
- Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày
26/11/1971của Ðại hội đồng GATT về ''Ðàm
phán thương mại giữa các nước đang phát
triển'', cho phép các nước này có quyền đàm
phán, ký kết những hiệp định thương mại dành
cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và
không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá
đến từ các nước phát triển, trên cơ sở Quyết
định này, Hiệp định về “Hệ thống ưu đãi
thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát
triển- GSPT) đã được ký năm 1989.
(ưu đãi các nước đang và chậm phát triển dành
cho nhau)
May 7, 2024 11
PHÁP LỆNH CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI SỐ 41/2002/PL-UBTVQH10
NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2002 VỀ ĐỐI XỬ
TỐI HUỆ QUỐC VÀ ĐỐI XỬ QUỐC GIA
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

May 7, 2024 12
Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia được
áp dụng đối với:
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và hàng
hoá xuất khẩu từ Việt Nam;
2. Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài;
3. Đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài;
4. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là tổ chức, cá
nhân nước ngoài.
"Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng
hoá" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử
mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có
xuất xứ từ một nước so với hàng hoá tương tự
nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng
hoá xuất khẩu đến một nước so với hàng hoá
tương tự xuất khẩu đến nước thứ ba.
"Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch
vụ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử
mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp
dịch vụ của một nước so với dịch vụ và nhà cung
cấp dịch vụ tương tự của nước thứ ba.

"Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư" là đối xử


không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam
dành cho đầu tư và nhà đầu tư của một nước so
với đầu tư và nhà đầu tư của nước thứ ba trong
những điều kiện tương tự.
"Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí
tuệ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử
mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và
thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích
có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân
của một nước so với tổ chức, cá nhân của nước
thứ ba.
Ngoại lệ chung
1. Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong
trường hợp cần thiết để bảo đảm lợi ích quốc
phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn
hoá, tinh thần của dân tộc, bảo vệ sức khoẻ con
người, bảo vệ động vật, thực vật và môi trường,
ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.
2. Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với
những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành
các hoạt động chống lại độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong
thương mại hàng hoá
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá
không áp dụng đối với:
1. Các ưu đãi dành cho các thành viên của thoả thuận
về liên kết kinh tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập;
2. Các ưu đãi dành cho nước có chung biên giới với
Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng
hoá biên giới trên cơ sở hiệp định song phương;
3. Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và
các nước kém phát triển;
Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong
thương mại hàng hoá
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá
không áp dụng đối với:

4. Các ưu đãi theo các hiệp định quá cảnh hàng hoá
mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;

5. Đấu thầu mua sắm hàng hóa đối với các dự án sử


dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc
của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của
Chính phủ.
Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong
thương mại dịch vụ
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ không
áp dụng đối với:
1. Các ngoại lệ về đối xử tối huệ quốc đối với các
ngành dịch vụ được quy định trong hiệp định song
phương hoặc đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập;
2. Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch
vụ của nước có chung biên giới nhằm thúc đẩy hoạt
động thương mại dịch vụ giữa Việt Nam với nước
này;
Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong
thương mại dịch vụ
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ không
áp dụng đối với:
3. Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài được quy định trong các hiệp định
kinh tế khu vực, hiệp định về khu vực thương mại tự
do và các thoả thuận tương tự khác mà Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập;
4. Đấu thầu cung cấp dịch vụ đối với các dự án sử
dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc
của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của
Chính phủ;
Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư
Việc áp dụng các ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc cho
đầu tư và nhà đầu tư của một nước phù hợp với pháp
luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập.
Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc đối với
quyền sở hữu trí tuệ
Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ
không áp dụng đối với:
1. Các ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc được quy định
trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập;
2. Các quy định pháp luật hoặc các biện pháp thực tế
cần thiết để bảo đảm thực thi pháp luật về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có các yêu cầu về đại
diện và địa chỉ giao dịch tại Việt Nam của các chủ
thể nước ngoài liên quan đến thủ tục hành chính và
thủ tục xét xử.
2.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
2.2.1. Nội dung
Cơ sở pháp lý:
- Điều III Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (GATT)
- Điều XVIII Hiệp định chung về Thương mại
và dịch vụ (GATS)
- Điều III Hiệp định về các khía cạnh thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
NT còn có hai đặc điểm có tính chất chung khác:
Thứ nhất, giống như Điều I, Điều III cũng áp
dụng đối với cả phân biệt đối xử ‘theo pháp luật’
lẫn phân biệt đối xử ‘trên thực tế’.
Thứ hai, Điều III chỉ áp dụng đối với những biện
pháp trong nội địa, không phải là các biện pháp
tại cửa khẩu.
Mục đích:
- Đảm bảo cơ hội cạnh tranh bình đẳng giữa
hàng nội địa và hàng nhập khẩu.

- Chỉ áp dụng khi hàng xuất khẩu vào nội địa,


qua cửa khẩu hải quan (các khoản thuế nội địa,
quy định nội địa.)
“Không được phép áp dụng các khoản thuế và
khoản thu nội địa, cũng như pháp luật, hay quy
tắc hay yêu cầu gây tác động tới việc bán hàng,
chào hàng, mua hàng, vận tải, phân phối hay sử
dụng sản phẩm trong nội địa, cùng với các quy
tắc định lượng trong nước theo đó yêu cầu phải
pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với
một khối lượng hoặc tỉ trọng xác định, đối với
các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu nhằm bảo
hộ sản xuất nội địa”.
2.2.1. Các ngoại lệ
Các nước, về nguyên tắc, không được áp dụng
những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất
khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng
trong các hiệp định của WTO, cụ thể đó là các
trường hợp:
- Mất cân đối cán cân thanh toán; nhằm mục
đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong
nước (Ðiều XII và XVIII.b);
2.2.1. Các ngoại lệ
- Bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại
sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để đối
phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị
trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều(Ðiều
XVIII.c);
- Vì lý do sức khoẻ và vệ sinh (Ðiều XX);
- Vì lý do an ninh quốc gia (Ðiều XXI).
2.2.1. Các ngoại lệ
Ngoại lệ về Đối xử quốc gia theo PL Việt Nam:
Đối xử quốc gia không áp dụng đối với:
1. Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm
mục đích tiêu dùng của Chính phủ;
2. Các khoản trợ cấp dành cho nhà sản xuất trong
nước, các chương trình trợ cấp thực hiện dưới
hình thức Chính phủ Việt Nam mua lại hàng hóa
sản xuất trong nước;
2.2.1. Các ngoại lệ
Ngoại lệ về Đối xử quốc gia theo PL Việt
Nam:
Đối xử quốc gia không áp dụng đối với:
3. Các quy định hạn chế thời lượng phim ảnh
trình chiếu;
4. Các khoản phí vận tải trong nước được tính
trên cơ sở các hoạt động mang tính kinh tế của
phương tiện vận tải.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1. Nội dung
Nguyên tắc tiếp cận thị trường (market access)
- MA) là nguyên tắc cốt lõi của luật WTO.
Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi
tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa
thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với
việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu
mở cửa.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1. Nội dung
Hai loại rào cản đối với thương mại quốc tế là
thuế quan và “rào cản phi thuế
quan”(NTBs).
Việc giảm đáng kể thuế quan và các rào cản
khác đối với thương mại là một trong hai biện
pháp để đạt được các mục tiêu của WTO về
mức sống cao hơn, có đầy đủ việc làm, tăng
trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1. Nội dung
Về mặt chính trị, ''tiếp cận thị trường'' thể hiện
nguyên tắc tự do hóa thương mại của WTO. Về
mặt pháp lý “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa
vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam
kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp
thuận khi đàm phán gia nhập WTO.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.1. Đàm phán giảm thuế quan đối với
thương mại hàng hóa
- Thuế hải quan, hay thuế quan là rào cản được
sử dụng phổ biến nhất đối với việc tiếp cận thị
trường của hàng hóa. Về nguyên tắc, các thành
viên WTO được tự do áp đặt thuế đối với sản
phẩm nhập khẩu. GATT không ngăn cấm việc
áp thuế nhập khẩu nhưng thừa nhận rằng thuế
nhập khẩu là rào cản đối với thương mại quốc tế
và cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc đàm
phán giảm thuế quan (Điều XXVIIbis).
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.1. Đàm phán giảm thuế quan đối với
thương mại hàng hóa
- Trong thời kì GATT 1947, việc giảm thuế quan
luôn là một vấn đề quan trọng trong chương
trình nghị sự của 8 vòng đàm phán nhưng dù 8
vòng đàm phán có đạt được thành công nhất
định, thuế quan vẫn là một trong những rào cản
quan trọng đối với thương mại quốc tế. Vì vậy,
trong thời kì WTO việc đàm phán để tiếp tục
giảm thuế quan vẫn luôn cần thiết.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.1. Đàm phán giảm thuế quan đối với
thương mại hàng hóa
+ “Có đi có lại và cùng có lợi” là nguyên tắc cơ
bản đầu tiên của việc đàm phán giảm thuế quan.
Theo nguyên tắc này, khi một thành viên yêu
cầu một thành viên khác giảm thuế quan đối với
một số sản phẩm, thành viên đó cũng phải sẵn
sàng giảm thuế quan của chính mình đối với một
số sản phẩm theo yêu cầu của thành viên kia.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.1. Đàm phán giảm thuế quan đối với
thương mại hàng hóa
Không có biện pháp cụ thể nào để xác định tính
có đi có lại. Thay vào đó, mỗi thành viên tự xác
định cho mình xem liệu giá trị kinh tế của việc
giảm thuế quan nhận được, cũng như của việc
giảm thuế quan cam kết cho thành viên khác, có
tương đương nhau không.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.1. Đàm phán giảm thuế quan đối với thương
mại hàng hóa
+ Ngoại lệ của nguyên tắc “có đi có lại và cùng có
lợi”: Ngoại lệ nảy sinh trong trường hợp đàm phán
về thuế quan giữa một bên là thành viên DCs và
bên kia là thành viên phát triển.
Khoản 8 Điều XXXVI của Phần IV (Thương mại
và phát triển) của GATT quy định: “Các thành viên
phát triển không chờ đợi sự đối xử có đi có lại khi
cam kết trong đàm phán thương mại, bằng việc
giảm hay loại bỏ thuế quan và các rào cản khác đối
với thương mại của các thành viên kém phát triển
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.1. Đàm phán giảm thuế quan đối với thương
mại hàng hóa
Khoản 5 của Điều khoản cho phép được thông qua
tại Vòng Tô-ky-ô năm 1979, quy định: “Các thành
viên phát triển không được đòi hỏi... và các thành
viên đang phát triển không phải đưa ra các nhượng
bộ không phù hợp với nhu cầu phát triển, tài chính
và thương mại của các thành viên đang phát triển”.
Khoản 6 của Điều khoản cho phép yêu cầu các
thành viên phát triển phải kiềm chế tối đa trong
việc tìm cách đạt được những nhượng bộ về cam
kết từ các thành viên LDCs.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.2. Các rào cản phi thuế quan (‘NTBs’)
NTBs bao gồm các biện pháp hạn chế số lượng
(ví dụ: hạn ngạch) và các NTBs khác.
- Cấm hạn chế số lượng:
GATT đặt ra nghĩa vụ chung là cấm áp dụng các
biện pháp hạn chế số lượng đối với cả xuất khẩu
lẫn nhập khẩu
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.2. Các rào cản phi thuế quan (‘NTBs’)
Không một biện pháp cấm hay hạn chế nào
khác, trừ thuế quan và các khoản thu khác, dù
dưới hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu
hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác, sẽ được
bất cứ một thành viên nào định ra hay duy trì,
nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kì
thành viên nào khác, hay nhằm vào việc xuất
khẩu hay bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ
của bất kì thành viên nào khác.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.2. Các rào cản phi thuế quan (‘NTBs’)
- Các NTBs khác: Đây là loại rào cản đa dạng
nhất và có số lượng lớn nhất trong số các NTBs.
Pháp luật WTO có một số quy định để xử lí vấn
đề NTBs (cụ thể là sự thiếu minh bạch trong quy
định về thương mại, việc áp dụng không công
bằng và tùy tiện các quy định về thương mại, thủ
tục hải quan, các rào cản kĩ thuật đối với thương
mại và hoạt động mua sắm chính phủ).
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.2. Các rào cản phi thuế quan (‘NTBs’)
+ Để loại bỏ sự thiếu minh bạch trong các quy định
về thương mại, khoản 1 Điều X GATT yêu cầu các
thành viên phải công bố nhanh chóng các luật, quy
định, các quyết định của tòa án, các quy tắc hành
chính có tính chất áp dụng chung và các thoả thuận
quốc tế liên quan đến các vấn đề thương mại. Tuy
nhiên, khoản 1 Điều X không quy định cụ thể việc
này sẽ được làm như thế nào, mà chỉ nêu chung
chung rằng những văn bản này phải được công bố
theo cách cho phép chính phủ và các thương nhân
làm quen được với chúng.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.2. Các rào cản phi thuế quan (‘NTBs’)
+ Đối với các áp dụng không công bằng và tùy
tiện các biện pháp thương mại, đây là điều đi
ngược lại với việc áp dụng công bằng và đúng
đắn các biện pháp thương mại. Khoản 3(a) Điều
X GATT quy định rằng mỗi thành viên sẽ quản
lí các luật, quy tắc, các quyết định hay quy chế
đã nêu tại khoản 1 của điều khoản này một cách
thống nhất, vô tư và hợp lí.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.2. Các rào cản phi thuế quan (‘NTBs’)
+ Đối với các thủ tục và trình tự hải quan, khoản
1(c) Điều VIII GATT quy định chung rằng: Các
thành viên… thừa nhận nhu cầu hạn chế tối
thiểu các tác động cũng như tính phức tạp của
các thủ tục về xuất nhập khẩu và nhu cầu giảm
bớt và đơn giản hóa yêu cầu về chứng từ thủ tục
xuất nhập khẩu.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.2. Các rào cản phi thuế quan (‘NTBs’)
+ Đối với rào cản kĩ thuật, pháp luật WTO đặt ra
các quy tắc cụ thể trong hai hiệp định riêng biệt,
đó là Hiệp định về rào cản kĩ thuật đối với
thương mại (viết tắt là Hiệp định TBT, điều
chỉnh về các rào cản kĩ thuật đối với thương mại
nói chung) và Hiệp định về áp dụng các biện
pháp kiểm dịch động thực vật (viết tắt là Hiệp
định SPS, điều chỉnh về một loại rào cản riêng
biệt, đó là các biện pháp kiểm dịch động thực
vật).
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.2. Các rào cản phi thuế quan (‘NTBs’)
Các hiệp định TBT và SPS không cấm việc áp
dụng các rào cản kĩ thuật đối với thương mại mà
chúng đặt ra các điều kiện cho việc áp dụng các
rào cản đó. Hai hiệp định này đã đi vượt quá
nghĩa vụ của GATT về việc không phân biệt đối
xử giữa các sản phẩm nhập khẩu hoặc chống lại
các sản phẩm nhập khẩu. Hai hiệp định này thúc
đẩy việc làm hài hòa các quy tắc quốc gia trên
cơ sở tiêu chuẩn quốc tế.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.1.2. Các rào cản phi thuế quan (‘NTBs’)
+ Đối với việc thuận lợi hóa thương mại: Tại Hội
nghị bộ trưởng Đô-ha năm 2001, các thành viên đã
thống nhất tổ chức đàm phán về ‘thuận lợi hóa
thương mại’ sau phiên họp thứ năm của Hội nghị
bộ trưởng năm 2003. Tuy nhiên, tại phiên họp thứ
năm, các thành viên đã không thống nhất được về
cách thức tiến hành đàm phán về bất kì vấn đề nào
đã được nêu tại Hội nghị Xinh-ga-po. Năm 2004,
các thành viên thống nhất rằng vấn đề thuận lợi hóa
thương mại được đưa vào chương trình nghị sự của
Vòng đàm phán phát triển Đô-ha.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.2. Các ngoại lệ
- Ngoài các ngoại lệ chung và ngoại lệ về an ninh
nêu tại Điều XX và Điều XXI GATT, Khoản 2 Điều
XI quy định Các quy định của khoản 1 trong điều
khoản này sẽ không được áp dụng với các trường
hợp dưới đây:
+ Cấm hay hạn chế xuất khẩu tạm thời áp dụng
nhằm ngăn ngừa hay khắc phục sự khan hiếm trầm
trọng về lương thực hay các sản phẩm khác mang
tính trọng yếu đối với với Bên ký kết đang xuất
khẩu;
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.2. Các ngoại lệ
+ Cấm hay hạn chế xuất khẩu cần thiết để áp dụng
các tiêu chuẩn hay quy chế về phân loại, xếp hạng
hay tiếp thị các sản phẩm trên thị trường quốc tế;
+ Hạn chế nhập khẩu nông sản hay thủy sản nhằm
triển khai các biện pháp của chính phủ.
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.2. Các ngoại lệ
- Để hạn chế ảnh hưởng của những ngoại lệ này,
Điều XIII của GATT đặt ra ba quy tắc về việc giám
sát các biện pháp hạn chế số lượng. đó là:
+ Quy tắc không phân biệt đối xử (nếu một thành
viên đặt ra một biện pháp hạn chế số lượng đối với
sản phẩm đến hay tới từ một thành viên khác, thì
biện pháp hạn chế số lượng đó cũng sẽ được áp
dụng đối với các sản phẩm đến hoặc tới tất cả các
thành viên khác);
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.2. Các ngoại lệ
+ Quy tắc về phân bổ thương mại (Khi áp dụng
biện pháp hạn chế nhập khẩu một sản phẩm nào
đó, các thành viên sẽ cố gắng đạt đến sự phân bổ
về thương mại sản phẩm đó gần nhất với tỉ lệ mà
các thành viên khác nhau có thể có được trong
hoàn cảnh không có các hạn chế đó);
2.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA)
2.3.2. Các ngoại lệ
+ Quy tắc về thủ tục cấp phép (khi các biện pháp
hạn chế số lượng được áp dụng dưới hình thức hạn
ngạch hay hạn ngạch thuế quan, chúng sẽ được
giám sát thông qua thủ tục cấp phép). Một thương
nhân muốn nhập khẩu một sản phẩm chịu hạn
ngạch hay hạn ngạch thuế quan, sẽ phải nộp đơn
xin giấy phép nhập khẩu. Việc cấp giấy phép nhập
khẩu sẽ phụ thuộc vào việc hạn ngạch đã được sử
dụng hết hay chưa. Các quy tắc về thủ tục cấp phép
nhập khẩu sẽ được áp dụng theo cách trung lập và
được quản lí theo phương thức công bằng và bình
đẳng.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1. Nội dung
Thương mại công bằng (Fair trade) được hiểu là
thương mại quốc tế được tiến hành trong điều kiện
cạnh tranh bình đẳng như nhau.
Cơ sở pháp lý : Điều VI của GATT 1947, Điều XVI
GATT 1994;
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1. Nội dung
Hai hình thức phổ biến về thương mại không công
bằng là bán phá giá và trợ cấp. Pháp luật WTO đặt
ra các quy tắc tương đối chi tiết đối với việc bán
phá giá và điều chỉnh một số loại trợ cấp. Bên cạnh
các quy định cụ thể trong GATT, cả hai loại hình
thương mại không công bằng này đều được điều
chỉnh bởi các hiệp định riêng, đó là Hiệp định
chống bán phá giá - viết tắt là ADA và Hiệp định về
trợ cấp và các biện pháp đối kháng – viết tắt là
SCM.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
- Điều VI GATT và khoản 1 Điều 2 ADA định
nghĩa sản phẩm bán phá giá là một sản phẩm được
đưa vào thị trường của một thành viên khác với giá
thấp hơn giá trị thông thường (NV).
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng
(nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp
chống bán phá giá
- Pháp luật WTO không quy định cấm hành vi
bán phá giá, nhưng áp đặt nghĩa vụ cho các
thành viên WTO và điều chỉnh hành vi bán phá
giá của các thành viên WTO. Do việc bán phá
giá có thể gây thiệt hại cho ngành kinh tế nội địa
của nước nhập khẩu, nên hành vi đó bị lên án.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng
(nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp
chống bán phá giá
Điều VI GATT và ADA đều đưa ra các quy tắc
về nội dung và thủ tục điều chỉnh hành động của
một thành viên khi họ phải chống lại hoặc khắc
phục thiệt hại từ việc bán phá giá bằng cách áp
đặt các biện pháp chống bán phá giá (viết tắt là
AD). Các biện pháp AD không phải là bắt buộc,
mà là một lựa chọn về chính sách của thành viên
WTO.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
Thành viên WTO có quyền áp đặt các biện pháp
AD, nếu sau khi tiến hành điều tra phù hợp với
ADA và trên cơ sở pháp luật hiện hành đã được
thông báo cho WTO, đã xác định được rằng:
+ Có việc bán phá giá;
+ Có thiệt hại đối với ngành kinh tế nội địa sản xuất
sản phẩm tương tự; và
+ Có mối liên hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và
sự thiệt hại.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
- Về việc xác định hành vi bán phá giá
+ Do bán phá giá là việc đưa một sản phẩm vào tiêu
thụ tại nước khác với giá thấp hơn NV, nên việc
xác định hành vi bán phá giá bắt đầu từ việc xác
định NV. Khoản 1 Điều 2 ADA định nghĩa NV của
sản phẩm là giá trị tương ứng, trong giao dịch
thương mại bình thường của sản phẩm tương tự, khi
được đưa đến tiêu thụ ở nước xuất khẩu.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
Những điều kiện này là:
(1) Việc bán hàng phải diễn ra ‘trong quá trình
thương mại bình thường;
(2) Hàng được bán phải là sản phẩm tương tự;
(3) Sản phẩm phải được tiêu thụ tại nước xuất khẩu;

(4) Giá cả phải so sánh được.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
+ Tuy nhiên, cũng có trường hợp không có sản
phẩm tương tự được bán trong giao dịch thương
mại thông thường tại nước xuất khẩu, hoặc do điều
kiện thị trường cụ thể, hoặc do khối lượng bán hàng
tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu thấp, nên
không cho phép so sánh chính xác các giao dịch
bán hàng.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
Trong trường hợp này, khoản 2 Điều 2 ADA đưa ra
hai cách tính thay thế nhau theo đó biên độ phá giá
có thể được xác định, đó là thông qua việc so sánh
với giá tương ứng của sản phẩm tương tự khi được
xuất khẩu sang nước thứ ba phù hợp hoặc thông
qua việc áp đặt giá trị thông thường.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
Việc áp đặt giá trị thông thường được tính toán trên
cơ sở chi phí sản xuất tại nước xuất xứ cộng với chi
phí hợp lí về hành chính, bán hàng và chi phí chung
cũng như lợi nhuận.
+ Sau khi xác định được NV, giá xuất khẩu (viết tắt
là EP) được so sánh với NV để xác định xem có
việc bán phá giá hay không. Việc so sánh này cần
phải là công bằng như quy định tại khoản 4 Điều 2
ADA.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
- Về việc xác định thiệt hại
+ Việc thứ hai cần xác định là có thiệt hại do bán
phá giá hay không? Vấn đề này được quy định tại
Điều 3 ADA với tiêu đề Xác định thiệt hại. Việc xác
định thiệt hại nhằm thực hiện Điều VI GATT 1994
phải được tiến hành dựa trên bằng chứng xác thực
và thông qua điều tra khách quan cả về hai khía
cạnh:
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
(1) Khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá
giá và ảnh hưởng của hàng hóa được bán phá giá
đến giá trên thị trường nội địa của các sản phẩm
tương tự; và
(2) Hậu quả của hàng nhập khẩu này đối với các
nhà sản xuất các sản phẩm trên ở trong nước.
+ Thuật ngữ thiệt hại trong ADA được dùng để chỉ
không những thiệt hại đáng kể, mà cả những đe dọa
sẽ xảy ra thiệt hại đáng kể.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
- Về chứng minh mối liên hệ nhân quả giữa sự bán
phá giá hàng nhập khẩu và thiệt hại gây ra cho
ngành kinh tế nội địa.
Sau khi xác định được thiệt hại, bước cuối cùng cần
phải làm, đó là chứng minh mối liên hệ nhân quả.
Khoản 5 Điều 3 ADA quy định rằng việc chứng
minh mối quan hệ nhân quả giữa sự bán phá giá
hàng nhập khẩu và thiệt hại gây ra cho ngành kinh
tế nội địa phải dựa trên việc xem xét tất cả các bằng
chứng liên quan.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
- Khi thỏa mãn được ba điều kiện trên, Hiệp định
cho phép thành viên WTO được phép áp dụng biện
pháp chống bán phá giá với mặt hàng nhập khẩu bị
điều tra. Các biện pháp này thường là áp thêm một
khoản thuế nhập khẩu đối với sản phẩm bị coi là
bán phá giá nhằm đưa mức giá của sản phẩm đó
xấp xỉ với "giá trị thông thường" của nó hoặc để
khắc phục thiệt hại đối với ngành sản xuất của nước
nhập khẩu.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng
(nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp
chống bán phá giá
Tuy nhiên, biện pháp chống bán phá giá chỉ
mang tính tạm thời nhằm loại trừ ảnh hưởng tiêu
cực của hàng hóa nhập khẩu phá giá trên thị
trường quốc gia nhập khẩu vì vậy các quốc gia
chỉ được phép áp dụng thuế chống bán phá giá
đối với hàng hóa nhập khẩu thời hạn nhất định -
tối đa là 5 năm.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
2.4.1.1. Bán phá giá và các biện pháp chống
bán phá giá
- Điều tra chống bán phá giá sẽ kết thúc ngay lập
tức mà không đưa ra biện pháp chống bán phá giá
nào nếu cơ quan chức năng xác định rằng biên độ
phá giá không đáng kể (nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu).
Điều tra cũng chấm dứt nếu khối lượng hàng bán
phá giá là không đáng kể (khối lượng hàng phá giá
từ một nước bị điều tra nhỏ hơn 3% tổng nhập
khẩu, đồng thời tổng khối lượng hàng phá giá từ tất
cả các nước bị điều tra nhỏ hơn 7% tổng nhập
khẩu).
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về
các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của
tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu
cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan
điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong
nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng
(nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh)
Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy
định về Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ
vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức
thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt
quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng
(nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh)
Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định
về Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp
dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực.
Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu
hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ
Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống
bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017:
2. Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện
như sau:
a) Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều
tra, nhà SX, XK hàng hóa bị điều tra có thể đưa ra
cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều
chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số
lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam;
b) Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp
nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên
cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho
ngành sản xuất trong nước.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017:
3. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực
hiện như sau:
a) Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại
khoản 2 Điều này, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan
điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung
điều tra quy định tại Điều 80 của Luật này. Kết luận
cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính
để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo
bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan
trong vụ việc điều tra;
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên tắc
cạnh tranh lành mạnh)
Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017:
3. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện
như sau:
b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay
không áp dụng thuế chống bán phá giá;
c) Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên
độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng;
d) Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không
quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống
bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo
quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
Tại Việt Nam, vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên
được thực hiện bởi Công ty TNHH Posco VST và
Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình.
Đầu tháng 5/2013, 2 doanh nghiệp này nộp đơn lên
Cục Quản lí cạnh tranh (Bộ Công Thương) kiện
chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ cán
nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia,
Indonesia và Đài Loan. Kết quả điều tra của Cục
Quản lý cạnh tranh cho thấy, giá thép không gỉ
nhập khẩu thấp hơn 12% so với giá nội địa, gây
thiệt hại đối với sản xuất trong nước.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
Ngày 5/9/2014, Bộ Công Thương đã có Quyết định
số 7896/QĐ-BC áp dụng biện pháp chống bán phá
giá với mức thuế từ 3,07% - 37,29% đối với một số
sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc,
Indonesia, Malaysia, Đài Loan. Cụ thể, thép không
gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ chịu mức
thuế chống bán phá giá từ 4,64 đến 6,87%; từ
Malaysia là 10,71%; nhập từ Đài Loan từ 13,79 đến
37,29%, từ Indonesia là 3,07%.
2.4. Nguyên tắc thương mại công bằng (nguyên
tắc cạnh tranh lành mạnh)
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành điều tra và
áp thuế chống bán phá giá kể từ năm 2004, khi
pháp luật của Việt Nam có các quy định về chống
bán phá giá. Tính từ khi khởi xướng điều tra đến
lúc kết thúc mất tới 14 tháng. Thành công đầu tiên
trong vụ điều tra chống bán phá giá thép không gỉ
là bài học hữu ích cho doanh nghiệp Việt Nam sử
dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ chính
mình.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
- Pháp luật WTO có các quy tắc về việc trợ cấp,
coi đây như là hành vi thương mại không công
bằng.
- Các quy tắc về trợ cấp được quy định tại Điều
XVI của GATT và Hiệp định về trợ cấp và các
biện pháp đối kháng (SCM). Khoản 1 Điều 1
Hiệp định SCM định nghĩa trợ cấp là hành vi
đóng góp tài chính của chính phủ hoặc cơ quan
của nhà nước mà việc đóng góp đó tạo ra lợi
nhuận.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
- Pháp luật WTO phân thành ba loại trợ cấp, bao
gồm:
Trợ cấp có thể bị kiện (trợ cấp đèn vàng);
Trợ cấp không thể bị kiện (trợ cấp đèn xanh -
chấm dứt năm 2000);
Trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ).
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
+ Trợ cấp có thể bị kiện được quy định tại Điều 5
Hiệp định: trợ cấp có thể bị kiện là hình thức trợ
cấp cụ thể của chính phủ cho các ngành nông
nghiệp hay công nghiệp.
Có ba căn cứ để phản đối một sự trợ cấp có thể bị
kiện, đó là:
(1) Việc trợ cấp gây thiệt hại cho ngành kinh tế nội
địa của một thành viên khác (Điều 5a);
(2) Việc trợ cấp làm vô hiệu hay phương hại đến lợi
nhuận của thành viên khác (Điều 5b); hoặc
(3) Việc trợ cấp gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi
ích của thành viên khác (Điều 5c).
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
+ Trợ cấp bị cấm: Trừ khi có quy định khác tại Hiệp
định nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây bị cấm:
(1) Trợ cấp căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu (trợ
cấp xuất khẩu), bao gồm những khoản trợ cấp minh họa
tại Phụ lục I (ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên
liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn
mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được
hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất
khẩu…)
(2) Trợ cấp căn cứ vào việc ưu tiên sử dụng hàng nội
địa hơn hàng nhập khẩu, dù là một điều kiện riêng biệt
hay kèm theo những điều kiện khác (trợ cấp thay thế
nhập khẩu).
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
- Trợ cấp có thể bị kiện (trợ cấp đèn vàng) và trợ
cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ). Hai loại trợ cấp này
gây tác động đến thương mại và có nhiều khả
năng gây tác động bất lợi cho các thành viên
khác. Đối với hai loại trợ cấp này, một thành
viên có thể áp dụng một trong hai cách thức để
phản ứng lại việc hàng hóa được trợ cấp, đó là:
đưa vấn đề ra cơ quan giải quyết tranh chấp
hoặc áp đặt thuế đối kháng để bù trừ vào việc trợ
cấp.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
+ Một thành viên sẽ yêu cầu tham vấn với một
thành viên khác liên quan đến việc trợ cấp bị
cấm hay trợ cấp có thể bị kiện của thành viên
khác đó. Nếu việc tham vấn không thành công,
vấn đề sẽ được đưa ra trước Cơ quan giải quyết
tranh chấp để giải quyết. Cơ quan giải quyết
tranh chấp của WTO có quyền buộc một thành
viên khác rút lại biện pháp trợ cấp mà họ đang
áp dụng, hoặc có những phương thức khắc phục
ảnh hưởng tiêu cực của biện pháp trợ cấp đó.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
+ Một thành viên phản đối một trợ cấp bị cấm
hay trợ cấp có thể bị kiện được phép áp dụng
biện pháp đối kháng để bù đắp. Việc áp dụng
các biện pháp đối kháng (chủ yếu là thuế đối
kháng) chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm
quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành
điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự
tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
Hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ
trợ cấp - tức là trị giá phần trợ cấp trên trị giá
hàng hóa liên quan - không thấp hơn 1%);
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước
nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ
thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung
là yếu tố “thiệt hại”);
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập
khẩu được trợ cấp và thiệt hại.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
- Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu
không được tiến hành điều tra (và không được
áp thuế đối kháng) nếu nước xuất khẩu là nước
đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm
liên quan ít hơn 4% tổng nhập khẩu hàng hoá
tương tự vào nước nhập khẩu đó (Việt Nam
được hưởng quy chế này). Tuy nhiên, quy định
này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập
khẩu từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh
tương tự chiếm trên 9% tổng lượng nhập khẩu
hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
Giả sử Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và
Campuchia (là các nước đang phát triển) cùng
với nhiều nước khác cùng nhập khẩu mặt hàng
áo sơ mi vào Mỹ. Trong đó:
Hàng Trung Quốc chiếm 10% tổng lượng nhập
khẩu hàng áo sơ mi vào Mỹ;
Các nước Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia mỗi
nước chiếm 3,5% tổng lượng nhập khẩu hàng áo
sơ mi vào Mỹ;
79,5% tổng lượng nhập khẩu hàng áo sơ mi vào
Mỹ đến từ các nước khác.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
Nếu ngành sản xuất mặt hàng áo sơ mi của Mỹ
định kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng áo sơ
mi chỉ của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ thì đơn
kiện sẽ bị bác hoặc nếu vụ kiện đã khởi xướng
thì cũng sẽ bị đình chỉ do Việt Nam là nước
đang phát triển và có lượng nhập khẩu mặt hàng
áo sơ mi vào nước Mỹ ít hơn 4% tổng nhập khẩu
hàng áo sơ mi từ tất cả các nguồn vào Mỹ.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
Nếu vụ kiện chống lại Việt Nam và Trung Quốc thì
cũng theo tiêu chí này, vụ việc có thể sẽ tiếp tục với
hàng Trung Quốc nhưng phải chấm dứt với hàng
Việt Nam.
Tuy nhiên nếu vụ kiện tiến hành chống lại cả Việt
Nam, Campuchia, Ấn Độ và Trung Quốc thì vụ
kiện sẽ được tiến hành bình thường với tất cả 4
nước này vì tổng lượng nhập khẩu hàng áo sơ mi
vào nước Mỹ từ 3 nước Việt Nam, Ấn Độ,
Campuchia (các nước đang phát triển có lượng
nhập trong tổng lượng nhập hàng áo sơ mi vào Mỹ
dưới 4%) là 10,5% (cao hơn mức 9% theo quy
định).
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
2.4.2. Các ngoại lệ
- ADA: Khoản 2 điều 18 quy định: Các nước không
được có các bảo lưu đối với các quy định của Hiệp
định này nếu không được sự đồng ý chấp thuận của
các Thành viên khác.
- SCM: Điều 27 quy định về đối xử đặc biệt và
khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển.
Quy định cấm trợ cấp theo khối lượng tại điểm1 (a)
Điều 3 sẽ không áp dụng đối với các Thành viên
chậm phát triển (LDCs), không áp dụng với các
Thành viên đang phát triển trong thời gian tám năm
kể từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU VÀO VIỆT NAM
Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương quy định:
1. Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống
trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường
hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt
Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra
thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước
hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất
trong nước.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU VÀO VIỆT NAM
Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương quy định:
2. Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống trợ cấp;
b) Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính
phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện
chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều
chỉnh giá xuất khẩu;
c) Các biện pháp chống trợ cấp khác.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU VÀO VIỆT NAM
Điều 85 Luật Quản lý ngoại thương quy định:
Các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp
chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác:
1. Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;
2. Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa
sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU VÀO VIỆT NAM
Điều 85 Luật Quản lý ngoại thương quy định:
Các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp
chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác:
3. Các trợ cấp quy định tại Điều 84 của Luật này
làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi
mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng
theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương quy định về Áp
dụng biện pháp chống trợ cấp:
1. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời do Bộ
trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết
luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống
trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp
trong kết luận sơ bộ.
Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là
không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng
thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực. Bộ trưởng
Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế
chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương quy định về Áp
dụng biện pháp chống trợ cấp:
2. Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện:
a) Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều
tra, tổ chức, cá nhân SX, XK hàng hóa bị điều tra hoặc
Chính phủ nước trợ cấp hàng hóa có thể đưa ra cam kết
với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp,
giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc
áp dụng các biện pháp thích hợp khác;
b) Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận
hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy
ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất
trong nước.
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương quy định về Áp
dụng biện pháp chống trợ cấp:
3. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như
sau:
a) Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại
khoản 2 Điều này, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan
điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều
tra quy định tại Điều 88 của Luật này. Kết luận cuối
cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban
hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng
phương thức thích hợp cho các bên liên quan;
2.4.1.2. Trợ cấp và thuế đối kháng
Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương quy định về Áp
dụng biện pháp chống trợ cấp:
3. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như
sau:
b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay
không áp dụng thuế chống trợ cấp;
c) Mức thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ
cấp trong kết luận cuối cùng;
d) Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là không quá 05
năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp
có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định
tại khoản 2 Điều 90 của Luật này.
2.5. Nguyên tắc minh bạch (nguyên tắc nâng cao
tính có thể dự đoán trong thương mại quốc tế)
2.5.1. Nội dung
- Theo Điều X GATT: Các thành viên phải công bố
kịp thời để các thành viên khác và doanh nhân biết
các quy định pháp luật, biện pháp, chỉ đạo hành
chính về thương mại quốc tế, công bố các cam kết
của WTO;
Không được thực thi pháp luật về thương mại quốc
tế trước khi công bố, duy trì hoặc thiết lập các cơ
quan giải quyết tranh chấp về hành vi hành chính
trong lĩnh vực hải quan.
2.5. Nguyên tắc minh bạch (nguyên tắc nâng cao
tính có thể dự đoán trong thương mại quốc tế)
- Cơ chế báo cáo chính sách thương mại của các
thành viên WTO:
+ Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc
hành chính có hiệu lực chung phải công khai ngay
lập tức theo cách để cho các Chính phủ và thương
nhân làm quen với pháp luật (Điều X:1).
+ Yêu cầu nước thành viên chỉ có thể thi hành pháp
luật sau khi chúng đã được đăng chính thức.
+ Việc áp dụng và quản lý pháp luật thống nhất, vô
tư và hợp lý; mỗi bên ký kết sẽ duy trì hay thiết lập,
sớm nhất có thể, các cơ quan xét xử độc lập.
2.5. Nguyên tắc minh bạch (nguyên tắc nâng cao
tính có thể dự đoán trong thương mại quốc tế)
- Cơ chế rà soát chính sách thương mại của các
thành viên WTO: WTO thực hiện cơ chế giám sát
thường xuyên và định kỳ các chính sách thương
mại quốc gia của các thành viên thông qua Cơ chế
rà soát chính sách thương mại (Trade Policy
Review Mechanism) để đảm bảo minh bạch hóa
chính sách và tuân thủ.
+ Cơ quan rà soát chính sách thương mại (Trade
Policy Review Body –TPRB) bao gồm đại diện của
tất cả các thành viên của Đại hội đồng.
2.5. Nguyên tắc minh bạch (nguyên tắc nâng
cao tính có thể dự đoán trong thương mại
quốc tế)
+ TPRB sẽ rà soát dựa vào hai báo cáo: Một
báo cáo của thành viên đang được rà soát và một
báo cáo do các nhà kinh tế học của Ban thư ký
chuẩn bị.
+ Thời gian thực hiện rà soát: thường kỳ và định
kỳ. Theo quy định, các thành viên sẽ tiến hành
rà soát chính sách thương mại và hành vi thương
mại định kỳ dựa theo tỷ trọng của nước đó trong
thương mại thế giới,
2.5. Nguyên tắc minh bạch (nguyên tắc nâng cao
tính có thể dự đoán trong thương mại quốc tế)
Nhóm 4 nước và khu vực có tỷ trọng thương mại
lớn nhất (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc) sẽ có tần
suất rà soát 2 năm 1 lần;
Nhóm 16 nước tiếp theo sẽ có tần suất 4 năm 1 lần;
Các thành viên khác có tần suất 6 năm 1 lần. Việt
Nam được xếp vào nhóm các thành viên có tần suất
rà soát 6 năm 1 lần;
Các thành viên kém phát triển nhất (LCDs) có thể
áp dụng một giai đoạn rà soát dài hơn.
Trung b́ình một năm có khoảng 20 nước phải kiểm
điểm chính sách thương mại.
2.5. Nguyên tắc minh bạch (nguyên tắc nâng cao
tính có thể dự đoán trong thương mại quốc tế)
TPRM đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ
thống thương mại đa phương. TPRM được coi là
diễn đàn duy nhất, nơi tất cả các thành viên phải
định kỳ ''tự kiểm điểm'' về chính sách và thực tiễn
thương mại của mình trước tất cả các thành viên
khác. TPRM cũng là cơ hội để các nước thành viên,
đặc biệt là các nước đang phát triển nhận sự trợ
giúp kỹ thuật của Ban Thư ký WTO, tìm hiểu về
các chính sách thương mại của các thành viên khác.
2.5. Nguyên tắc minh bạch (nguyên tắc nâng
cao tính có thể dự đoán trong thương mại
quốc tế)
TPRM cũng giúp các thành viên thúc đẩy các
cải cách thương mại cần thiết nhân dịp kiểm
điểm việc thực hiện những cam kết thương mại.
Dù vậy, Hiệp định về TPRM cũng nói rõ “minh
bạch hoá” là vấn đề chính trị nội bộ của mỗi
nước và phải được thực hiện trên cơ sở tự
nguyện, có tính đến sự khác biệt về hệ thống
chính trị và luật pháp của từng nước thành viên.
2.5. Nguyên tắc minh bạch (nguyên tắc nâng cao tính
có thể dự đoán trong thương mại quốc tế)
- Mục đích: Giúp các chủ thể trong thương mại quốc tế có
khả năng:
+ Dự đoán trước về hệ thống pháp lý và chính sách về
thương mại quốc tế của các thành viên;
+ Phát hiện sớm các hành vi vi vi phạm quy định của
WTO;
+ Hạn chế những rủi ro, tranh chấp có thể phát sinh do
các quy định của pháp luật không được cung cấp một
cách chính xác và kịp thời;
+ Bảo đảm môi trường chính sách ổn định và có thể dự
đoán được nhờ đó khuyến khích đầu tư, tạo việc làm,
thúc đẩy tự do cạnh tranh;
+ Bảo đảm điều kiện thuận lợi cho tự do hóa thương mại
2.5. Nguyên tắc minh bạch (nguyên tắc nâng cao
tính có thể dự đoán trong thương mại quốc tế)
2.5.2. Các ngoại lệ
- Khi báo cáo chính sách thương mại: Các thành viên
WTO không phải tiết lộ thông tin mật.
2.6. Các ngoại lệ khác
Các hiệp định của WTO quy định về các ngoại
lệ trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên có thể gộp
chúng lại thành sáu nhóm chính, đó là:
Các ngoại lệ chung;
Các ngoại lệ về an ninh;
Các ngoại lệ về các biện pháp kinh tế khẩn cấp;
Các ngoại lệ về hội nhập khu vực;
Các ngoại lệ về cán cân thanh toán;
Các ngoại lệ về phát triển kinh tế.
2.7. Cơ chế ra quyết định của WTO
- Theo điều XVI, khoản 1 của Hiệp định về
WTO, cơ chế ra quyết định của WTO tiếp tục
cách làm của GATT 1947, WTO tiếp tục áp
dụng nguyên tắc đồng thuận (consensus) trong
việc ra quyết định, có nghĩa là chỉ khi không
một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định
hay quy định mới được xem là “được thông
qua”.
2.7. Cơ chế ra quyết định của WTO
- Để tránh trường hợp việc thông qua quyết định có
thể bị phong tỏa hoặc trì hoãn, Hiệp định về WTO
quy định một số trường hợp bỏ phiếu như sau:
+ Giải thích các điều khoản của các Hiệp định:
Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
+ Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành
viên: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
+ Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều
khoản về quy chế tối huệ quốc trong GATT, GATS
và TRIPS phải theo nguyên tắc đồng thuận): Được
thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.
BÀI TẬP
1. Cho ví dụ (tóm tắt) một loại hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam bị nước ngoài áp dụng biện
pháp chống bán phá giá/ chống trợ cấp
2. Cho ví dụ (tóm tắt) một loại hàng hóa nhập
khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam bị Bộ Công
thương áp dụng biện pháp chống bán phá
giá/chống trợ cấp
BÀI TẬP
3. Chính phủ nước A điều tra chống bán phá giá
đối với cao su tự nhiên nhập khẩu. Kết quả điều
tra cho thấy khối lượng hàng bán phá giá là không
đáng kể (khối lượng hàng phá giá từ nước B
chiếm 2% tổng khối lượng nhập khẩu, từ nước C
chiếm 2,99% và từ nước D chiếm 1,8%. Chính
phủ nước A sẽ làm gì sau kết quả điều tra nêu
trên?
2. Nêu 1 số ví dụ về bán phá giá và trợ cấp
2.1. Tháng 5/2021, DOC có thông báo chính thức
khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản
phẩm mật ong có xuất xứ từ một số nước, trong đó
có Việt Nam.
Cuối năm 2021, DOC công bố mức thuế chống bán
phá giá sơ bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường này là 412,49%. Đây là
mức thuế cao gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội
các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ đề xuất ban đầu
là 207%. Cùng với Việt Nam, 4 nước khác gồm
Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina cũng nằm trong
danh sách các nước bị áp thuế xuất khẩu mật ong
lần này.
Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình điều tra
vụ việc cơ quan này đã phối hợp với các bộ,
ngành nhiều lần bày tỏ quan điểm, đề nghị Hoa
Kỳ đánh giá khách quan, công bằng, tuân thủ
đúng các quy định của WTO.
Tháng 4/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC)
ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ
việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) mật ong
nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt
Nam. Theo đó, thuế CBPG dành cho các doanh
nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức
410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống
còn 58,74% - 61,27%.
Như vậy, so với kết luận sơ bộ, biên độ phá giá
cho các doanh nghiệp Việt Nam ở kết luận cuối
cùng giảm gần 7 lần, giúp ngành mật ong có thể
nỗ lực tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
2.2. Tháng 8/2022, Bộ Công Thương đã ban hành
Quyết định số 1624/QĐ-BCT áp dụng thuế chống
bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm
vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Vương quốc
Thái Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tháng 8/2022, Bộ Công Thương đã ban hành
Quyết định số 1624/QĐ-BCT áp dụng thuế chống
bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm
vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Vương quốc
Thái Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Theo quyết định, Việt Nam sẽ áp thuế chống bán
phá giá từ 11,43% đến 36,56% trong 5 năm đối
với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ
Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.
Thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá từ ngày
20/8/2022.
Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá
chính thức bao gồm:

- Que hàn inox 308 có bọc thuốc được phân loại


theo mã HS 8311.10.90, 8311.30.99, 8311.90.00.

- Dây hàn thép đặc không lõi thuốc được phân loại
theo các mã HS 7217.10.10, 7217.30.19,
7217.90.10, 7229.20.00, 7229.90.20, 7229.90.99,
8311.10.10, 8311.10.90, 8311.10.90, 8311.30.91,
8311.30.99, 8311.90.00.

You might also like