Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 2 - LỚP 11

Câu 1: Viết đồng phân cấu tạo


Ct khung phân tử, ct đầy đủ, ct thu gọn
- alkane: là những hiđrocacbon no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn
CTTQ: CnH2n+2 (n ≥ 1).
Bước 1: Viết đồng phân mạch cacbon không nhánh
Bước 2: Viết đồng phân mạch cacbon phân nhánh
Cắt 1 cacbon trên mạch chính làm mạch nhánh. Đặt nhánh vào các vị trí khác nhau trên mạch chính,
(không đặt nhánh vào vị trí C đầu mạch, vì nó sẽ thành mạch thẳng)
Khi cắt 1 cacbon không còn đồng phân thì cắt đến 2 cacbon, 2 cacbon có thể cùng liên kết 1 C hoặc
2 C trên cùng mạch chính
+ Lần lượt cắt tiếp cacbon khác cho đến khi không cắt được thì dừng lại.
+ Đảm bảo quy tắc hóa trị liên kết
- alkene: là những hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử chứa một liên kết đôi.
CTTQ: CnH2n(n ≥ 2).
Bước 1: Viết tất cả các đồng phân cấu tạo
1. Đồng phân mạch không nhánh: Đặt liên kết đôi đầu mạch, di chuyển liên kết đôi đến lần lượt các
vị trí không trùng nhau.
2. Đồng phân mạch phân nhánh
• Cố định vị trí liên kết đôi, di chuyển nhánh.
• Cố định nhánh, di chuyển vị trí liên kết đôi.
Bước 2: Viết tất cả các đồng phân hình học
1. Viết tất cả các đồng phân Cis (2 nhóm giống nhau cùng phía)
2. Viết tất cả các đồng phân Trans ( 2 nhóm giống nhau ngược phía)
- alkyne:
Alkyne là những hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử chứa một liên kết ba.
CTTQ: CnH2n-2 (n ≥ 2).
Bước 1: Viết tất cả các đồng phân cấu tạo
1. Đồng phân mạch không nhánh: Đặt liên kết ba đầu mạch, di chuyển liên kết ba đến lần lượt các
vị trí không trùng nhau.
2. Đồng phân mạch phân nhánh
• Cố định vị trí liên kết ba, di chuyển nhánh.
• Cố định nhánh, di chuyển vị trí liên kết ba.
- Alkylbenzene (C8H10)

ethylbenzen

Câu 2: Gọi tên các chất với ctct cho sẵn và viết lại ctct từ tên gọi
- Allkane:
+ Không phân nhánh = tiền tố ứng với số nguyên tử carbon mạch chính + ane
+ Phân nhánh = số chỉ vị trí nhánh-tên nhánh + tiền tố ứng với số carbon mạch chính + ane
* Tên thường:
+ Nếu có một nhánh CH3 ở C số 2: iso + tiền tố chỉ tổng số C + ane
+ Nếu có 2 nhánh CH3 ở C số 2: neo + tiền tố chỉ tổng số C + ane
- Alkene:
+ Không phân nhánh = tiền tố ứng với số C-số chỉ vị trí liên kết đôi (nếu C ≥4) - ene
+ Phân nhánh = số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh - tiền tố ứng với số C của mạch chính - số chỉ vị trí
liên kết đôi ( nếu C ≥4) - ene
- Alkyne:
+ Không phân nhánh = tiền tố ứng với số C - số chỉ vị trí liên kết đôi (nếu C ≥4) - yne
+ Phân nhánh = số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh - tiền tố ứng với số C của mạch chính - số chỉ vị trí
liên kết ba ( nếu C ≥4) - yne

Câu 3: Viết phương trình hóa học theo yêu cầu đề bài/ hoàn thành chuỗi phản ứng dưới dạng
CTCT liên quan đến alkane, alkene, alkyne, arene (bám sát các phương trình có trong SGK)
Câu 4: Mô tả hiện tượng và viết PTHH để minh họa
1. Thí nghiệm 1: pứ thế bromine vào hexane
Bước 1: Lấy 2 ống nghiệm, dùng ống hút nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 2 mL nước
bromine.
Bước 2: Dùng ống hút nhỏ giọt nhỏ tiếp khoảng 2 mL hexane vào cả hai ống nghiệm, lắc đều. Sau
đó đưa một ống nghiệm ra nơi có ánh sáng mặt trời (hoặc ngâm trong cốc nước nóng khoảng 50°C).
Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm.
Hiện tượng:Ban đầu các ống nghiệm có hai lớp, lớp dưới là bromine màu vàng, lớp trên là hexane
không màu.Sau khi lắc đều:
+ Ống nghiệm để nơi có ánh sáng mặt trời (hoặc ngâm trong cốc nước nóng) nhạt màu dần đến mất
màu
+ Ống nghiệm không để ở nơi có ánh sáng mặt trời tách thành hai lớp; lớp trên là hỗn hợp bromine
và hexane còn lớp dưới là nước.
- Giải thích:
+ Khi có mặt của ánh sáng khuếch tán hoặc khi đun nóng, các alkane tham gia phản ứng thế với
halogen (chlorine, bromine).
+ Với ống nghiệm không để ngoài ánh sáng không xảy ra phản ứng thế, chỉ có sự hoà tan vật lí
bromine vào hexane.

C6H14 + Br2 askt



C6H13 + HBr

2. Thí nghiệm 2: đốt cháy hexane


Tiến hành: Cho khoảng 1 mL hexane vào vào chén chén sứ. Dùng que đóm dài, cẩn thận châm lửa
đốt hexane.
Hiện tượng:Hexane bốc cháy cho ngọn lửa màu vàng.

Phương trình hoá học của phản ứng: C6H14 + 19/2 O2t→° 6CO2 + 7H2O

3. Thí nghiệm 3. Tìm hiểu khả năng phản ứng của hexane với dung dịch KMnO4
Tiến hành:
Bước 1: Dùng ống hút nhỏ giọt cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 2 mL dung dịch KMnO 4
0,01 M.
Bước 2: Nhỏ khoảng 2 mL hexane vào cả 2 ống nghiệm, lắc đều. Ngâm ống nghiệm (1) vào nước
nóng khoảng 60°C trong 2 phút. Ống nghiệm (2) dùng để đối chứng. Quan sát hiện tượng xảy ra ở
mỗi ống nghiệm.
Hiện tượng: Dung dịch thuốc tím trong cả hai ống nghiệm đều không bị mất màu vì alkane không
pứ với KMnO4
4. Thí nghiệm 4: điều chế và thử tính chất của ethylene C2H4
Tiến hành:
Bước 1: Cho vào bình cầu khoảng 10 mL cồn 90°, thêm tiếp khoảng 5 mL dung dịch H 2SO4 đậm
đặc và một ít đá bọt, lắc đều.
Bước 2: Chuẩn bị 3 ống nghiệm, cho khoảng 5 mL dung dịch NaOH đặc vào ống (1) và khoảng 2
mL nước bromine vào mỗi ống nghiệm còn lại.
Bước 3: Lắp dụng cụ như Hình 13.5. Dùng đèn cồn đun nóng đều bình cầu. Quan sát màu của nước
bromine trong quá trình thí nghiệm.

Hiện tượng: nước Bromine bị nhạt dần đến mất màu


Dẫn khí đi qua ống nghiệm đựng NaOH vì khi đun cồn 90o với sulfuric acid đặc sinh ra khí
ethylene (có lẫn tạp chất như CO2, SO2…). Dẫn khí đi qua ống nghiệm có nhánh đựng dung dịch
NaOH để loại bỏ các tạp chất, thu ethylene tinh khiết hơn, theo pthh sau:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O;
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.
Các phương trình hoá học xảy ra:

- Điều chế ethylene: C2H5OH H 2 SO



4 , t ° CH = CH + H O
2 2 2

- Thử tính chất ethylene: CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br


5. Thí nghiệm 5. Điều chế và thử tính chất của acetylene C2H2
Bước 1: Cho một lượng nhỏ calcium carbide vào bình cầu có nhánh. Nút bình cầu bằng nút cao su
có gắn ống hút nhỏ giọt chứa sẵn khoảng 2 mL nước.
Bước 2: Lắp dụng cụ như Hình 13.6, trong đó ống thuỷ tinh uốn cong được dẫn vào ống nghiệm
chứa khoảng 3 mL nước bromine.
Bước 3: Nhỏ từ từ nước xuống đất đèn. Quan sát màu của nước bromine trong quá trình thí nghiệm.
hiện tượng: nước Bromine từ màu cam đậm dần nhạt dần rồi mất màu
Phản ứng của acetylene và các alkyne với bromine cũng xảy ra qua 2 giai đoạn.
6. Thí nghiệm 6: oxi hóa ethylene

Bước 1: Cho vào bình cầu khoảng 10 mL cồn 90°, thêm tiếp khoảng 15 mL dung dịch H ₂SO 4, đậm
đặc và một ít đá bọt, lắc đều.
Bước 2: Chuẩn bị 2 ống nghiệm, cho khoảng 5 ml dung dịch NaOH đặc vào ống (1) và khoảng 2
mL dung dịch KMnO4, 0,01 M vào ống nghiệm còn lại.
Bước 3: Lắp dụng cụ như Hình 13.5. Dùng đèn cồn đun nóng đều bình cầu. Quan sát màu của dung
dịch KMnO4, trong quá trình thí nghiệm.
Bước 4: Thay ống thuỷ tinh chữ L bằng ống thuỷ tinh vuốt nhọn. Châm lửa đốt khí thoát ra ở đầu
ống.
Thí nghiệm 7: oxy hóa acetylene
Bước 1: Cho một lượng nhỏ đất đèn vào bình cầu có nhánh. Nút bình cầu bằng nút cao su có gắn
ống hút nhỏ giọt chứa sẵn khoảng 2 mL nước.
Bước 2: Lắp dụng cụ như Hình 13.6, trong đó ống thuỷ tinh uốn cong được dẫn vào ống nghiệm
chứa khoảng 3 mL dung dịch KMnO4.
Bước 3: Nhỏ từ từ nước xuống đất đèn. Quan sát màu của dung dịch KMnO 4, trong quá trình thí
nghiệm.
Bước 4: Thay ống thuỷ tinh chữ L bằng ống thuỷ tinh vuốt nhọn. Châm lửa đốt khí thoát ra ở đầu
ống.
Hiện tượng của 2 thí nghiệm trên:
- Cả hai thí nghiệm dung dịch thuốc tím đều nhạt màu dần đến mất màu.
- Cả hai ống nghiệm đều không thu được dung dịch trong suốt sau thí nghiệm vì đều sinh ra vẩn
đục MnO2.
Phương trình hoá học:
3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2↓ + 2KOH
3C2H2 + 8KMnO4 → 3KOOC-COOK + 8MnO2↓ + 2KOH + 2H2O
7. Thí nghiệm 8: nitro hóa benzen
Bước 1: Cho vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch HNO 3 đặc, sau đó thêm từ từ khoảng 4 ml
dung dịch H2SO4 đặc. Lắc đều.
Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm khoảng 2 mL benzene. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều trong 1
phút. Sau đó ngâm ống nghiệm vào cốc nước nóng ở khoảng 60 °C trong 5 phút.
Bước 3: Rót hỗn hợp sau phản ứng vào cốc nước lạnh, để yên cốc khoảng 2 phút.
Hiện tượng: tạo ra chất lỏng màu vàng, sánh như dầu.

8. Thí nghiệm 9: tìm hiểu pứ cộng của benzen


Bước 1: Cho khoảng 2 mL benzene vào nhánh thứ nhất. Chú ý khẽ nghiêng và xoay tròn nhánh sao
cho benzene được tráng khắp thành của nhánh.
Bước 2: Dùng máng giấy cho vào nhánh còn lại vài mẩu tinh thể KMnO 4, nhỏ tiếp khoảng 2 mL
dung dịch HCl đặc vào nhánh chứa KMnO4. Nút ống.
Bước 3: Đưa ống nghiệm ra ngoài nắng.
- Hiện tượng:
+ Ở nhánh chứa KMnO4 và HCl sinh ra khí màu vàng lục.
+ Khí màu vàng lục khuếch tán sang nhánh thứ nhất, thấy trong nhánh thứ nhất xuất hiện khói
trắng và trên thành ống nghiệm thấy xuất hiện một lớp bột màu trắng.
- Giải thích:
+KMnO4 phản ứng với HCl sinh ra chlorine.
+Sau đó, benzene phản ứng với chlorine (điều kiện: ánh sáng), tạo thành lớp bột màu trắng là
1,2,3,4,5,6 – hexachlorocyclohexane (C6H6Cl6). Phản ứng này là phản ứng cộng, theo phương trình
hoá học sau:
+Vai trò của KMnO4 và HCl là để điều chế chlorine:
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
9. Thí nghiệm 10: khảo sát khả năng oxi hóa benzen và toluene bằng dd KMnO4
Bước 1: Cho khoảng 2 mL benzene vào ống nghiệm thứ nhất và khoảng 2 mL toluene vào ống
nghiệm thứ hai.
Bước 2: Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch KMnO4, 0,01 M và 2 mL dung dịch
H₂SO₄ 0,1 M. Lắc đều mỗi ống trong 2 phút. Nhận xét.
Bước 3: Ngâm các ống nghiệm vào cốc nước nóng khoảng 80 °C, lắc nhẹ. Sau một thời gian, lấy
các ống nghiệm ra quan sát.
Nhận xét:
Benzene và toluene đều không tác dụng với dung dịch KMnO4, ở điều kiện thường. Khi đun nóng
nhẹ hay ngâm vào nước nóng, toluene tác dụng được với dung dịch KMnO4, trong môi trường acid
theo phương trình hoá học:
5C6H5CH3 + 6KMnO4 + 9H2SO4 → 5CH3COOH + 3K₂SO₄ + 6MnSO4 + 14H₂O

Câu 5: Bài tập nhận biết


Axetilen là C2H2, ethylene là C2H4
Chất cần nhận biết Thuốc thử Hiện tượng
Alkane Khí Clo, ánh sáng Mất màu vàng lục của khí Clo
Alkene Dd Bromine Nhạt màu nước Bromine
Ankyne Dd Bromine Nhạt màu nước Bromine
Alk-1-yne AgNO3/NH3 Kết tủa vàng nhạt
Bài tập:
1. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt axetilen và metan?
2. Cho 4 lọ đựng chất khí bị mất nhãn: C3H8, C2H2, SO2, CO2.
3. Cho 4 lọ đựng chất khí bị mất nhãn: CH4, C2H2, C2H4, CO2.
4. Hãy phân biệt but-1-yne và but-2-yne và butane?

Câu 6: Bài tập điều chế


Câu 7: Câu hỏi vận dụng thực tế liên quan đến tính chất vật lí, ứng dụng của các chất.
Alkane:
- tính chất vật lí: alkane từ C1 đến C4 ở thể khí, các alkane nhiều C hơn ở thể lỏng hoặc rắn; alkane
nhẹ hơn nước, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng của số C; alkane không
phân cực nên không tan trong nước, tan được trong các dung môi không phân cực
- ứng dụng: làm nhiên liệu, dung môi, dầu nhờn,... và nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ khác
Alkene và alkyne:
-tính chất vật lí: alkene và alkyne từ C2 đến C4 ở thể khí (trừ but-2-ene ở thể lỏng), các alkene và
alkyne các C lớn hơn ở thể lỏng hoặc rắn; nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng tăng
dần theo chiều tăng số C; nhẹ hơn nước, không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong các dm không
phân cực
- ứng dụng: alkene và alkyne dùng để tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác; acetylene làm nguyên
liệu trong hàn, cắt kim loại
Arene, hidrocarbon thơm
- tính chất vật lí: ở điều kiện thường, các chất sau đều ở thể lỏng , không màu, có mùi đặc trưng (trừ
naphthalene ở thể rắn màu trắng; không tan trong nước, tan nhiều trong dm hữu cơ; hầu hết đều độc

-ứng dụng: là nguyên liệu rất quan trọng


Bài tập
1. Khi số nguyên tử carbon tăng, thể của các phân tử alkane chuyển từ khí sang lỏng, rồi rắn. Giải
thích?
+ Khối lượng phân tử alkane tăng dần theo chiều tăng của số nguyên tử carbon;
+ Tương tác van der Waals giữa các phân tử alkane tăng.
2. Vì sao methane được gọi là khí ao hồ?
Vì được tìm thấy trong sự phân hủy kị khí ở các ao hồ đầm lầy...
3. Vì sao người ta thường dùng xăng để rửa sạch các vết bẩn dầu mỡ?
Xăng chủ yếu chứa các alkane ở thể lỏng. Do các phân tử alkane trong xăng không phân cực nên
có thể hoà tan tốt dầu mỡ (là các chất kém phân cực).
4. Nguyên nhân nào đã làm ra tăng khói thải và các hạt bụi mịn vào không khí?
+ Khí thải do các phương tiện giao thông hoạt động thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.
+ Khí thải do đốt cháy các nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, khu công nghiệp …
5. Em hãy đề xuất một số giải pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay.
- Sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân.
- Giảm bớt lượng chì (lead) có trong nhiên liệu.
- Tăng hiệu suất đốt cháy nhiên liệu động cơ.
- Đưa thêm chất xúc tác vào ống xả động cơ nhằm tiếp tục chuyển hoá alkane trong khí thải động
cơ thành carbon dioxide và nước.
- Trồng nhiều cây xanh….
6. Biết rằng thành phần chủ yếu của xăng dầu là hydrocarbon. Hãy giải thích vì sao:
a) phải chứa xăng, dầu trong các thùng chứa chuyên dụng và bảo quản ở những kho riêng.
b) các sự cố tràn dầu trên biển thường gây ra thảm hoạ cho một vùng biển rất rộng.
c) khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập đám cháy.
a) Do xăng, dầu dễ bắt lửa, dễ cháy và khi cháy toả ra lượng nhiệt lớn nên phải chứa xăng, dầu
trong các thùng chứa chuyên dụng và bảo quản ở những kho riêng.
b) Do xăng, dầu nhẹ hơn nước, không tan trong nước nên nổi trên mặt nước do tác động sóng biển
và thủy triều các váng xăng, dầu lan rộng làm các sinh vật biển nhiễm độc hoặc chết hàng loạt
… Do đó các sự cố tràn dầu trên biển thường gây ra thảm hoạ cho một vùng biển rất rộng.
c) Không được dùng nước để dập đám cháy gây ra do xăng dầu. Bởi vì xăng dầu nhẹ hơn nước,
nếu ta dập đám cháy gây ra bởi xăng dầu bằng nước thì nước lan tỏa đến đâu xăng dầu lan tỏa đến
đó khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn.
7. Vì sao nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các alkene, alkyne tăng dần khi số nguyên tử
carbon trong phân tử tăng?
Khi số nguyên tử carbon tăng, tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng, dẫn đến nhiệt độ
nóng chảy và nhiệt độ sôi của các alkene, alkyne nói chung cũng tăng.
8. Vì sao không được dùng nước dập tắt đám cháy có mặt đất đèn (có thành phần chính là CaC 2)?
Do CaC2 (thành phần chính trong đất đèn) có thể tác dụng được với nước sinh ra C 2H2 là chất khí,
dễ cháy, khi cháy toả nhiệt mạnh càng làm cho đám cháy trở nên dữ dội và nguy hiểm hơn.
9. Dữ kiện nào trong Bảng 14.1 cho thấy naphthalene ở thể rắn trong điều kiện thường?
Nhiệt độ sôi 218oC.
Câu 8: BT xác định CTPT, CTCT alkane
1. Một alkane có tỉ khối hơi so với hidro là 29. xác định CTPT và viết đồng phân?
2. Một alkene có tỉ khối hơi so với O2 là 2,1875. Xác định CTPT và viết đồng phân, gọi tên?
3. Một alkyne có %klg Carbon là 88,89%. Xác định CTPT alkyne đó và gọi tên?
4. Cho 5,6g một alkene tác dụng vừa đủ với 200ml dd Br2 0,5M. Xác định CTPT của alkene đó?
5. Cho 2g propyne tác dụng với 500ml dd AgNO3 trong môi trường NH3, thu được m gam kết tủa,
tính m?
6. Đốt cháy hoàn toàn 1,68 g một hiđrocacbon X có M = 84 đvc cho ta 5,28g CO2. tìm X?
7. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxH4 rồi hấp thu hoàn toàn sản phẩm tạo ra vào 200ml dung dịch
Ba(OH)2 1M thì thu được 19,7 gam kết tủa. Công thức của hiđrôcacbon là?
8. Cho 4g propenyle tác dụng hết với dd Bromine dư. Cho biết sản phẩm thu được và tính khối
lượng sản phẩm thu được?
9. Cho 0,3g ethane tác dụng với Cl2 khan dư có ánh sáng khuếch tán. Viết các pthh xảy ra và tính
khôí lượng sản phẩm tạo thành?
10. Cho 7,8g benzen tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc dư trong môi trường H2SO4 đặc tạo ra
nitrobenzene. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành?
11. Phân tích thành phần nguyên tố của hợp chất hữu cơ (X) thu được kết quả %C và %H (theo khối
lượng) lần lượt là 84,21% và 15,79%. Phân tử khối của hợp chất (X) này được xác định thông qua
kết quả phổ khối lượng) như hình bên dưới với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất.

Xác định công thức phân tử của (X).

12. Trong phản ứng thế của propane với chlorine ở nhiệt độ phòng khi có ánh sáng, tỉ lệ khả năng
phản ứng tương đối của nguyên tử hydrogen gắn ở nguyên tử carbon bậc I và nguyên tử carbon bậc
II tương ứng là 1:4. Xác định tỉ lệ phần trăm các sản phẩm thế monochloro thu được trong phản ứng
thế trên.

13. Hỗn hợp khí A chứa eylene và H2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xúc tác
Ni nung nóng thu được hh khí B có tỉ khối đối với hiđro là 9,0. Hiệu suất phản ứng cộng hiđro của
eylene là bao nhiêu?

14. Một bình gas (khí hoá lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ số mol 1:2. Xác định nhiệt
lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn.

Cho biết các phản ứng:


C3H8(g) + 5O2(g) ⟶ 3CO2(g) + 4H2O(1) ΔrHo298 = –2 220 kJ

C4H10(g) + O2(g) ⟶ 4CO2(g) + 5H2O (1) ΔrHo298 = –2 874 kJ

Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10 000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt
là 80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?

15. Khi cho 2-methylpropane tác dụng với bromine ở 127°C thu được hỗn hợp 2 sản phẩm thế
monobromo là 1-bromo-2-methylpropane (0,56%) và 2-bromo-2-methylpropane (99,44%). Xác
định tỉ lệ khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử hydrogen gắn ở nguyên tử carbon bậc I và
nguyên tử carbon bậc III trong phản ứng.

You might also like