Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

HÀ NỘI Năm học 2018 - 2019


Nội dung
HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm
CHÍNHTHỨC Môn thi : SINH HỌC - (Gồm 04 trang)

Câu
I. 1. * Cấu trúc của prôtêin: theo nguyên tắc đa phân, đơn phân cấu tạo nên prôtêin là các 0.25
(3.0đ) (1.5đ) axit amin.
- Bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit hình thành nên chuỗi 0.25
polipeptit, đầu chuỗi là nhóm amin, cuối chuỗi là nhóm cacboxyl. Cấu trúc bậc 1 của
protein là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
- Bậc 2: là cấu hình của mạch pôlipeptit trong không gian được giữ vững nhờ các liên 0.25
kết hiđro. Cấu trúc bậc hai có dạng xoắn anpha hoặc gấp nếp bêta.
- Bậc 3: là dạng không gian ba chiều do cấu trúc bậc hai cuộn xếp tạo thành kiểu đặc 0.25
trưng cho từng loại prôtêin, hình thành các liên kết đisunphua, liên kết hiđro.
- Bậc 4: là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit cùng 0.25
loại hay khác loại kết hợp với nhau.
* Chức năng của prôtêin: Là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hòa các
quá trình trao đổi chất (enzim và hoocmôn), bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận chuyển, 0.25
cung cấp năng lượng...→ liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện
thành các tính trạng của cơ thể.
2. Dựa vào kết quả giải trình tự đầu N, đầu C và các sản phẩm phân giải peptit và vị trí
(1.0đ) cắt đặc hiệu của CNBr, tripxin và kimotripxin, có thể sắp xếp trình tự các sản phẩm 0.25
phân giải octapeptit gối chồng lên nhau như sau:
Đầu N: (N)Ala
Kimotripxin - đoạn (1): (N) Ala-Tyr (C)
CNBr - đoạn (2): (N) Ala-Tyr-Leu-Met (C) 0.25
Tripxin - đoạn (2): (N) Ala-Tyr-Leu-Met-Thr-Lys (C)
Đầu C: Ala (C)
Tripxin - đoạn (1): Val-Ala (C) 0.25
Vậy trình tự của pôlipeptit là: (N) Ala-Tyr-Leu-Met-Thr-Lys-Val-Ala (C) 0.25
3. - Không. 0.25
(0.5đ) Vì: Liên kết peptit có tính phân cực từ đầu N đến đầu C; hai chuỗi pôlipeptit dù có
trình tự giống nhau nhưng ngược chiều sẽ có các gốc R hướng về các phía khác nhau 0.25
và vì vậy sẽ có cấu trúc bậc 2, 3 và 4 hoàn toàn khác nhau, dẫn đến hoạt tính của
prôtêin nhiều khả năng bị thay đổi hoặc mất đi.
II. 1. Chức năng của chất nền ngoại bào ở tế bào động vật
(3.0đ) (1.0đ) - Giúp các tế bào kết nối với nhau tạo nên các mô. Tạo nên các đặc tính vật lý của mô, 0.25
ví dụ sự vững chắc của mô xương, mềm dẻo, đàn hồi của da...
- Tham gia vào quá trình lọc các chất 0.25
- Có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu cơ học hoặc hóa học từ môi trường 0.25
bên ngoài vào bên trong tế bào;
- Định hướng sự di chuyển của các tế bào trong quá trình phát triển của phôi. 0.25
2. - Ưu điểm của hệ thống phân loại 3 lãnh giới:
(1.25đ) Phân loại được chính xác và thể hiện được nguồn gốc tiến hóa giữa các nhóm phân 0.25

Trang 1/4
loại. Đã tách sinh vật nhân sơ thành 2 nhóm: vi khuẩn và vi sinh vật cổ khác nhau về
nhiều đặc điểm.
- Vi khuẩn lam không được xếp vào giới nguyên sinh cùng với tảo, không được xếp
vào giới thực vật vì: 0.25
+ Vi khuẩn lam là sinh vật nhân sơ, tảo là sinh vật nhân thực, thực vật là sinh
vật nhân thực, đa bào phân hoá phức tạp..
+ Thành tế bào vi khuẩn lam là murêin, thành tế bào tảo là xenlulôzơ, thành tế
bào thực vật là xenlulôzơ.

- Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, vi sinh vật cổ và vi khuẩn cùng thuộc một nhóm
tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp theo 2 lãnh giới khác nhau vì chúng có những
đặc điểm khác nhau:
Đặc điểm Vi khuẩn VK cổ
Thành tế bào Chứa peptiđôglycan Pseuđômurêin 0.25
murêin)
Hệ gen Không chứa intron (gen Chứa intron (gen phân
không phân mảnh) mảnh) 0.25
Khả năng chống chịu môi Thấp Cao
trường khắc nghiệt 0.25

3. - Đó là Timin 0.25
(0.75đ) - Nguyên lý của phương pháp :
+ Ở pha G1 và G2 (trước và sau pha S của gian kỳ, tế bào sinh trưởng mạnh, ADN thực hiện 0.25
phiên mã thường xuyên, A,U,G,X được sử dụng nhiều nhưng không dùng đến T. Pha S là
giai đoạn ADN tự nhân đôi cần A,T,G,X, nucleotit loại T chỉ được dùng ở pha này.
+ Khoảng thời gian tế bào hấp thụ Timin ứng với độ dài pha S. 0.25

III. 1. - Đường cong (1) là lô số (II). Đường cong (2) là lô số (I). 0.25
(3.0đ) (0.5đ) - Giải thích: khi trồng nhiều cây/ chậu  nước thiếu  các cây cạnh tranh nhau  rễ
phát triển để tăng hút nước  rễ/chồi cao hơn so với khi trồng 1 cây/chậu. 0.25
2. - Cây loài A là thực vật C4 0.25
(1.0đ) - Số liệu ở bảng cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/sinh khối khô tích lũy ở cây 0.25
loài A thấp hơn (loài A có nhu cầu nước thấp hơn).
- Mặt khác trong cùng một thời gian, hiệu suất tích lũy chất khô của các cây loài A 0.25
cao hơn cây loài B.
- Để các cây loài B có thể tiến hành quang hợp, tích lũy chất hữu cơ thì nồng độ
CO2 trong lá của các cây trong nhóm này phải cao hơn điểm bù CO 2. Do điểm bù 0.25
CO2 của cây loài B (thực vật C3) cao hơn nhiều so với điểm bù CO2 của cây loài A
(thực vật C4) nên khí khổng ở cây loài B phải mở nhiều hơn (kể cả số lượng và thời
gian) để lấy CO2, kéo theo hơi nước từ trong lá thoát ra càng nhiều khiến cho cây
loài B cần hấp thụ nhiều nước hơn.
3. - Cây thanh long là cây ngày dài. Thắp đèn ban đêm để chia đêm dài thành 2 đêm ngắn 0.25
(1.5đ) → ra hoa, tạo quả vào mùa đông.
- Hoa cúc là cây ngày ngắn cần đêm dài. Mùa thu đêm dài hoa cúc sẽ nở, cuống ngắn
lại có rất nhiều hoa, không thu được giá trị kinh tế cao. Thắp đèn ban đêm vào mùa thu 0.25

Trang 2/4
để ức chế sự ra hoa → mùa đông mới ra hoa, hoa đẹp, giá trị kinh tế cao hơn.
- Cây mía là cây ngày ngắn, ra hoa khi đêm dài. Ban đêm mùa đông- đêm dài, bắn pháo
hoa hay thắp đèn sẽ ức chế mía ra hoa, lượng đường không bị giảm, mía ngọt. 0.25

- Tác dụng của các loại ánh sáng: 0.25


+ Ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra
hoa của cây ngày ngắn. 0.25
+ Nếu sử dụng ánh sáng đỏ : thanh long ra hoa, cúc không ra hoa, mía không ra hoa. 0.25
+ Nếu sử dụng ánh sáng đỏ xa: thanh long không ra hoa, cúc ra hoa, mía ra hoa.
IV. 1. - Cấu trúc 1 là tế bào thịt lá. (TB mô giậu) 0.25
(2.5đ) (1.0đ) - Cấu trúc 2 là tế bào bao bó mạch. 0.25
- Hình B là tiêu bản lát cắt ngang của lá thực vật C4. 0.25
Do thực vật C4 có TB bao bó mạch lớn hơn; lục lạp ở tế bào bao bó mạch với số lượng 0.25
lớn, thể hiện màu đậm. trên hình, còn thực vật C3 không có đặc điểm này.
2. - Cây có xử lý axit indol axetic (AIA) không mọc chồi nách. 0.25
(0.5đ) -Vì:AIA được sinh ra chủ yếu ở đỉnh, có vai trò duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sinh trưởng
chồi nách. Khi cắt chồi đỉnh sẽ làm mất AIA. Cây được xử lý bằng AIA sẽ ức chế chồi 0.25
nách, còn cây không xử lý AIA sẽmất ưu thế đỉnh, mọc nhiều chồi bên, chồi nách.
3. - Lá có màu vàng là do Chlorophil bị phân hủy và không được tổng hợp → trong lá chỉ 0.25
(1.0đ) còn carôtenôit.
- Chlorophil được bảo vệ bởi hoocmôn cytokinin, hooc môn này được tổng hợp ở rễ rồi 0.25
đưa lên ngọn và lá có vai trò trẻ hóa, ngăn chặn sự hóa già.
- Khi lúa chín cytôkinin được tổng hợp ít → cả bông và lá đều vàng 0.25
- Khi cắt bông, cytôkinin tập trung vào lá mà không phải đưa lên bông → chậm phân 0.25
giải chlorophyl → lá lúa vẫn xanh.
V. 1. - Inteferon là loại protein đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, 0.25
(3.0đ) (1.5đ) chống lại tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
- Các tính chất cơ bản:
+ Có bản chất là protein, khối lượng phân tử lớn. 0.25
+ Bền vững trước nhiều loại enzim (trừ proteaza), chịu được pH axit, nhiệt độ cao. 0.25
+ Có tác dụng không đặc hiệu với virut. 0.25
+ Có tính đặc hiệu loài. 0.25
- Inteferon được coi là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống virut và
tế bào ung thư vì nó làm tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách kích thích tăng số lượng 0.25
một loạt tế bào miễn dịch: Đại thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào limphô.
2. Khác nhau:
(1.0đ) Vi khuẩn E. coli Vi khuẩn lam
- Đơn bào. - Đơn bào, tập đoàn đơn bào và đa bào dạng sợi. 0.25
- Không có sắc tố quang hợp. - Có sắc tố quang hợp. 0.25
- Không có không bào khí. - Có không bào khí. 0.25
- Dinh dưỡng: Dị dưỡng kí sinh. - Hầu hết sống tự dưỡng bằng quang tổng hợp. 0.25

3.

Trang 3/4
(0.5đ) * Giải thích :Cả hai chủng này đều là vi khuẩn khuyết dưỡng và 0.25
- TH1 : Chủng 1 sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho chủng 2 và ngược lại. 0.25
- TH2 : Chủng 1 tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng 2 tổng hợp
thành phần còn lại của nhân tố sinh trưởng. Cả 2 thành phần này cùng tham gia hình
thành nhân tố sinh trưởng cần thiết cho cả hai chủng.

1. - Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hoá vật chất nhanh. 0.25
VI. (1.5đ) - Hệ gen là ADN vòng trần, đơn bội→ dễ phát sinh và biểu hiện đột biến 0.25
(3.0đ) - Có thành tế bào bảo vệ tế bào, giúp tế bào không bị nổ trong môi trường nhược 0.25
trương.
- Một số vi khuẩn có khả năng hình thành nội bào tử hạn chế tác động của điều kiện 0.25
bất lợi ; Một số vi khuẩn có plasmid mang một số gen quy định khả năng đặc biệt:
chống chịu, kháng thuốc...
- Gần một nửa VK có khả năng chuyển động có hướng : tránh tác nhân độc hại và tìm 0.25
nguồn sống.
- Thời gian thế hệ ngắn, sinh sản rất nhanh khi môi trường thuận lợi. 0.25
2. - Tầng bao bọc bên ngoài nốt sần của rễ cây được lignin hoá khiến hạn chế sự khuếch 0.25
(0.75đ) tán của ôxi vào bên trong nốt sần.Lượng ôxi trong nốt sần được hạn chế sao cho đủ đối
với tế bào rễ cây và vi khuẩn hô hấp nhưng không ức chế enzym nitrogenase.
- Vi khuẩn Rhizobium khi vào trong tế bào được bao bọc trong túi màng để hạn chế 0.25
tiếp xúc với ôxi tạo điều kiện cho enzym nitrogenase cố định nitơ.
- Tế bào rễ cây có một loại protein leghemoglobin liên kết với oxi làm giảm lượng ôxi 0.25
tự do trong nốt sần, tạo điều kiện kị khí nhưng lại vận chuyển oxi và điều tiết lượng ôxi
cho các tế bào vi khuẩn để hô hấp tổng hợp ATP cho quá trình cố định nitơ.
3. * Nhận biết các chủng đột biến
(0.75đ) Nuôi cấy chúng trong các loại môi trường:
- Môi trường 1:đầy đủ chất dinh dưỡng và các nhân tố sinh trưởng để đảm bảotất cả các 0.25
dạng đều sinh trưởng, phát triển được.
- Môi trường 2: Môi trường đặc biệt mà chỉ những vi khuẩn kiểu dại mới sinh trưởng, 0.25
phát triển được. Nhận biết được các chủng có ĐB.
* Phân biệt các chủng đột biến khác nhau:
- Nuôi các chủng ĐB trong các môi trường chọn lọc khác nhau (chứa các thành phần 0.25
giúp phân biệt các thể đột biến- ví dụ chứa chất kháng sinh hoặc môi trường khuyết
dưỡng) sẽ giúp xác định và phân lập được các chủngđột biến khác nhau.
VII 1. - Ở trạng thái đồng hợp lặn. 0.25
(2.5đ) (1.25đ) - Chỉ có 1 alen (thể khuyết nhiễm) trong tế bào lưỡng bội. 0.25
- Thể đơn bội. 0.25
- Chỉ có một alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY (hoặc XO) 0.25
- Chỉ có một alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn mang alen trội tương ứng. 0.25
2. - Ở con đực : tỷ lệ giao tử (n+1) = tỷ lệ loại giao tử thừa 1 NST số 1= 5% 1.0
(1.25đ) - Ở con cái: tỷ lệ giao tử (n +1) = tỷ lệ giao tử thừa 1 NST số 2 + tỷ lệ giao tử thừa 1
NST số 3 = 10% + 15% = 25%.
- Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể tam nhiễm kép (2n +1 +1)có bộ NST gồm:
+ (3 NST số 1 ; 3 NST số 2 ; 2 NST các cặp còn lại)
+ Hoặc ( 3 NST số 1 ;3 NST số 3 ; 2 NST các cặp còn lại)
- Tỷ lệ hợp tử có bộ NST tam nhiễm kép là 5%.25% = 1,25%
0.25

Trang 4/4
( Học sinh có cách làm khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

------------- HẾT-----------------

Trang 5/4

You might also like