Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH : XUẤT KHẨU TƯ BẢN Ở VIỆT NAM


I. KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN, HÌNH THỨC CỦA XUẤT KHẨU TƯ BẢN
1. Khái niệm của xuất khẩu tư bản :
 Xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục
đích thu được giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước
nhập khẩu tư bản.
 {Ngoài ra, xuất khẩu tư bản chính là quá trình ăn bám bình phương, vì tư
bản được xem như là công cụ bóc lột công nhân bản địa (chính quốc) nay
được xuất khẩu ra nước ngoài theo hình thức cho vay hoặc đầu tư nên bóc
lột luôn cả công nhân nước ngoài (thuộc địa)} (Thông tin thêm)
 Phân biệt xuất khẩu tư bản với xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu hàng hoá Xuất khẩu tư bản
xuất khẩu giá trị chứa giá trị thặng xuất khẩu giá trị chưa chứa giá trị
dư dưới hình thái hàng hóa sang thặng dư nhằm mục đích chiếm
các nước nhập khẩu để thực hiện đoạt giá trị thặng dư ở các nước
giá trị và giá trị thặng dư. nhập khẩu tư bản đó.

2. Nguyên nhân của xuất khẩu tư bản:


 Cuối thế kỷ 19, một số nước đã tích luỹ được một số lượng lớn tư bản và
có một số “tư bản thừa” tương đối nên cần tìm nơi đầu tư có lợi nhuận cao
hơn so với đầu tư trong nước.. (thừa ở đây không phải thừa so với nhu cầu
phát triển sản xuất của đất nước, mà thừa về nhu cầu đầu tư để có lợi
nhuận độc quyền ngang)
 Nhiều nước lạc hậu thì có nhiều công nhân rẻ giàu tài nguyên,… nhưng lại
thiếu tư bả, kỹ thuật, ở các nước này, giá đất tương đối thấp, giá lao động
thấp, nguyên liệu đầu vào rẻ nên tỷ suất lợi nhuận cao rất thích hợp để đầu
tư.
 Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế - xã hội ngày càng
gay gắt. Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp giảm mức gay gắt đó.
3. Bản chất của xuất khẩu tư bản:
 Xuất khẩu tư bản là hình thức bóc lột nhiều tầng của chủ nghĩa tư bản.
 Tư bản mà các nhà tư bản xuất khẩu ra nước ngoài vốn là một bộ phận giá
trị thặng dư, lao động quá khứ của người công dân chính quốc bị nhà tư
bản bóc lột được biến thành phương tiện để tiếp tục bóc lột giai cấp công
nhân ở các nước nhập khẩu tư bản.
 Khi tiếp nhận đầu tư, các quốc gia nhập khẩu tư bản phải tạo môi trường
đầu tư thuận lợi với nhiều ưu đãi về thuế, sử dụng đất, mua công nghệ,
chuyển lợi nhuận và hồi hướng vốn.
 Tuy nhiên, dòng xuất khẩu tư bản chứa đựng nhiều yếu tố tố tiền đề cần
thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân như vốn,
công nghệ, kinh nghiệm quản lý sản xuất,... Hầu hết các quốc gia đang
phát triển chấp nhận bóc lột của xuất khẩu tư bản.
4. Hình thức xuất khẩu tư bản:
 Xuất khẩu tư bản hoạt động ( đầu tư trực tiếp) là hình thức xuất khẩu tư
bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang
hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh công ty mẹ ở
chính quốc.
Ví dụ:
o vốn đầu tư FDI là một trong những hình thức cơ bản của đầu tư trực
tiếp.
o Các dự án có Đầu tư trực tiDp như dự án Hồ Tràm của Canada 4,2 tỉ
USD năm 2008, dự án công ty Samsung Bắc Ninh 1 tỷ USD năm
2015.
 Xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp) được thực hiện dưới hình thức
cho vay thu lợi tức.
Ví dụ:
o Quỹ đầu tư IMF, WB,…
o Ngày nay, hình thức này còn được thực hiện bằng việc mua trái
khoán hay cổ phiếu của các công ty ở nước nhập khẩu tư bản.
II. CHỦ THỂ, ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU TƯ BẢN
1. Chủ thể của xuất khẩu tư bản:
 Xuất khẩu tư bản nhà nước: là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn
từ ngân quỹ của mình để đầu tư vào các nước nhập khẩu tư bản; hoặc viện
trợ có hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế
chính trị và quân sự.
 {Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành
thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận cho đầu tư tư bản tư nhân.}
 {Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm cứu vãn chế độ chính trị
thân cận đang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lâu dài.}
 {Về quân sự, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm lôi kéo các nước phụ
thuộc vào các khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải đa quân
tham chiến chống nước khác, cho nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên
lãnh thổ của mình hoặc đơn thuần để bán vũ khí.}
 Có thể nói phần này hoặc không (nếu không hiểu)
 Xuất khẩu tư bản tư nhân: là hình thức xuất khẩu tư bản do tư nhân thực
hiện, thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng quay tư bản
ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức các hoạt động
cắm nhánh của các công ty đa quốc gia.
 Xuất khẩu tư bản tư nhân có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong
tổng tư bản xuất khẩu. Nếu những năm 70 của thế kỷ XX, xuất khẩu tư
bản tư nhân đạt trên 50% thì đến những năm 80 của thế kỷ này nó đã đạt
tỷ lệ 70% trong tổng tư bản xuất khẩu.
Ví dụ:
 Những dự án của Việt Nam ở nước ngoài: Dự án trồng cây cao su ở
Campuchia năm 2018 đóng góp cho Hội chữ Thập Đỏ Campuchia.
2. Ảnh hưởng của Xuất khẩu tư bản:
2.1. Đối với nước nhập khẩu tư bản:
 Xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kDt quả 2 mặt:
 Một mặt (tích cực), xuất khẩu tư bản làm cho quan hệ tư bản chủ nghĩa
được phát triển và lan rộng khắp thế giới, góp phần đẩy mạnh quá trình
phân công lao động, hội nhập về kinh tế của nhiều quốc gia, là nhân tố
quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước
nhập khẩu tư bản.
 Mặt khác (Tiêu cực), xuất khẩu tư bản cũng để lại ở quốc gia nhập khẩu tư
bản những hậu quả khá nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và
lệ thuộc, nợ nần chồng chất do bị bóc lột nặng nề.
 Vì vậy, các nước nhập khẩu tư bản cần phải biết vận dụng linh hoạt,
mềm dẻo nguyên tắc cùng có lợi, tận dụng được hết mặt tích cực của
xuất khẩu tư bản, lựa chọn nhà đầu tư uy tín để có thể khai thác nguồn
lực quốc tế có hiệu quả
2.2. Đối với các nước xuất khẩu tư bản
 Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra
nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô
dịch của tư bản tài chính trên phạm vị toàn quốc.

You might also like