Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

(Syllabus)

1. Tên học phần (tên tiếng Việt và tên tiếng Anh – Course name in Vietnamese and
English): Kỹ năng soạn thảo văn bản pháp lý/Drafting legal documents skill

2. Bộ môn phụ trách giảng dạy (Teaching Department): Luật và Phát triển/Law and
Development

3. Số tín chỉ (Credits): 02

4. Phân bổ thời gian (Time allocation): (giờ tín chỉ đối với các hoạt động)
+ Lên lớp (lý thuyết) (theories): 15
+ Làm việc nhóm, thực hành, thảo luận (group works, practice, discussion,): 15
+ Tự học, tự nghiên cứu (self-study): 90

5. Điều kiện tiên quyết (prequisite courses): Luật Hành chính, Luật Hiến pháp

6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần (Course description): Kỹ năng soạn thảo văn bản pháp
lý là môn khoa học pháp lý chuyên ngành cung cấp cho người học hệ thống văn bản trong
thực tiễn hành nghề luật, trong đó tập trung vào hai mảng bao gồm: (i) hệ thống văn bản
pháp quy và (ii) hệ thống văn bản hành chính mang tính chất quản lý, điều hành cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người học được cung cấp những kỹ năng liên
quan đến nhận diện cấu trúc, yêu cầu về ngôn ngữ, văn phong của từng loại văn bản; kỹ năng
thu thập thông tin dữ liệu cần thiết cho việc soạn thảo văn bản phù hợp với yêu cầu về nội
dung của từng loại văn bản.

7. Chuẩn đầu ra của học phần – Chuẩn đầu ra cấp 3 (Course Learning Outcomes -
CLOs):
Sinh viên sau khi hoàn thành học phần Kỹ năng soạn thảo văn bản pháp lý sẽ đạt được các
chuẩn đầu ra sau:
7.1 Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)
Sau khi học xong học phần, sinh viên có được các chuẩn kiến thức đầu ra sau đây:
- CLO1.1: Có kiến thức cơ bản về văn bản, vai trò của văn bản trong quản lý, điều hành cơ
quan, tổ chức, đơn vị, phân loại được văn bản.
- CLO1.2: Có hiểu biết cơ bản về đặc thù, yêu cầu về nội dung và thể thức của từng loại văn
bản.
- CLO1.3: Nắm được yêu cầu về thể thức văn bản và thể hiện được yêu cầu này vào thực tiễn
soạn thảo văn bản.
- CLO1.4: Xây dựng được nội dung văn bản đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công việc.
- CLO1.5: Lựa chọn được loại văn bản phù hợp với yêu cầu công việc.
7.2 Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)
- CLO2.1: Biết cách tìm, đọc, hiểu và biết cách khai thác những văn quản lý điều hành đã
được ban hành của cơ quan, tổ chức từ đó vận dụng được vào thực tiễn công việc soạn thảo
văn bản.
- CLO2.2: Đưa ra chính kiến, nhận xét của cá nhân về thể thức, nội dung của từng loại văn
bản.
- CLO2.3: Phát triển và vận dụng tốt một số kỹ năng bổ trợ cho việc học tập như: cộng tác,
làm việc nhóm; có tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi; trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và
tự đánh giá; bình luận, thuyết phục, phản biện trước cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về nội
dung văn bản; rèn luyện và thực hành kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lí, điều khiển, theo
dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.
7.3. Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Resposibility)
- CLO3.1: Có ý thức tôn trọng quy trình, thủ tục soạn thảo văn bản của từng cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp.
- CLO3.2: Thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung văn bản do người khác soạn thảo.
- CLO3.3: Có ý thức vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn công tác soạn thảo văn
bản

8. Tài liệu học tập (Learning materials):


8.1 Tài liệu bắt buộc (Text books): (từ 1 đến 3 tài liệu)
Tài liệu 1: Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật 2015 (sửa đổi 2020)
Tài liệu 2: Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Tài liệu 3: Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ về công tác
văn thư.
8.2 Tài liệu tham khảo (Referrences):
Tài liệu 1: Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Kỹ thuật Soạn thảo Văn bản, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM, 2019
Tài liệu 2: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Kỹ thuật Soạn thảo Văn bản,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Tài liệu 4: Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về
chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Tài liệu 5: Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử
trong cơ quan nhà nước
Tài liệu 6: Thông tư 04/2013/TT-BNV hướng dẫn xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu
trữ của các cơ quan, tổ chức
8.3 Khác (Others)
Các văn bản hành chính theo mẫu được giảng viên cung cấp nhằm đối chiếu, so sánh với các
nội dung đã học.

9. Kế hoạch giảng dạy học phần (Course teaching plan):


Buổi Nội dung giảng dạy (Content)
Day (tên chương, phần)
(chapter, section)
Buổi 1 Khái quát soạn thảo văn bản pháp lý
Buổi 2 Quy trình và những yêu cầu của quá trình soạn thảo văn bản pháp lý
Buổi 3 Yêu cầu về thể thức, kỹ thuật trong quá trình soạn thảo văn bản pháp lý
Buổi 4 Yêu cầu về ngôn ngữ trong quá trình soạn thảo văn bản pháp lý
Buổi 5 Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính
Viết và sửa đơn theo yêu cầu của GV
Buổi 6 Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính (tiếp theo)
Viết và sửa đơn theo yêu cầu của GV

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên (Student assessment system):
- Làm bài tập cuối buổi: 25 %
- Viết, sửa và trình bày: 25 %
- Thi tự luận kết thúc học phần: 50 %

You might also like