VỢ NHẶT 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

VỢ NHẶT

I.Tác giả, tác phẩm

1.Tác giả KL

-KL là nhà văn lớn của nền VHVN hiện đại, đời văn KL là minh chứng sống động
cho câu nói bất hủ của người xưa “quí hồ tinh bất quí hồ đa”. KL sáng tác ko nhiều
nhưng ở mỗi giai đoạn trong đời văn, ông đều để lại những kiệt tác đỉnh cao được
N Khải gọi là “thần bút, do thần mượn tay người mà viết nên, chứ người thường ko
thể viết nổi”. Truyện KL luôn in đậm dấu ấn PC độc đáo:

+Có biệt tài về truyện ngắn, truyện KL luôn có tình huống bất ngờ trớ trêu.

+Đề tài sở trường là CS ở nông thôn, mệnh danh là “nhà văn của nông thôn VN” vì
KL đã viết về nông thôn bằng “tấm lòng của một người là con đẻ của đồng ruộng,
một lòng đi về với người với đất, với thuần hậu nguyên thủy của CS nông thôn”
(Nguyên Hồng). KL đã chấm ngòi bút vào nghiên mực đậm đặc vốn sống, cảm xúc
và trải nghiệm chân thực của 1 người trong cuộc.

+ Có biệt tài khám phá chiều sâu nội tâm của nhân vật

+Truyện KL thường lối kể giản dị, tự nhiên với ngôn ngữ sinh động và biểu cảm.
KL có giọng văn hóm hỉnh như thấp thoáng ẩn sau những trang văn là ánh nhìn
trìu mến, đôn hậu.

2. Tác phẩm VN

-Xuất xứ từ tập “CCXX”

-HCST: có tiền thân là tiểu thuyết XNC, được KL viết ngay sau CMT8 nhưng còn
dang dở rồi bị lạc mất bản thảo trong những ngày đầu KC bùng nổ. Gần 10 năm
sau, khi KCCP thành công, hòa bình lập …dựa vào 1 phần cốt truyện cũ để viết
truyện ngắn.

->Độ lùi thời gian, KL nhìn lại HT thực cũ bằng qua lăng kính mới, ánh sáng tư
tưởng mới.

-Vị trí: kiệt tác đỉnh cao, thần bút

II.VẤN ĐỀ CƠ BẢN

1.Nhân vật Tràng


MB: Pauxtopxki ví TPNT như bông hồng vàng có thể mang lại hạnh phúc cho bất
kì ai nhìn thấy ánh sáng lấp lánh của nó. Gorki suốt những năm tuổi thơ đã nhiều
lần đem soi những trang truyện dưới ánh nắng mặt trời để tìm kiếm phép màu ẩn
giấu sau những câu chữ, cái phép màu kì diệu đã khiến cậu bé G khi ấy quên hết
những cay đắng tủi nhục của kiếp mồ côi. Vậy điều gì tạo nên quyền năng ấy của
TPNT? Phải chăng …

TB:

-GT tác giả, tác phẩm

-Nhận xét về đề tài nông dân:

Nông dân là đề tài quen thuộc của VHVN, nền VH của 1 đất nước thuần
nông suốt trường kì lịch sử. VHHT đã để lại những điển hình bất hủ về số phận bi
thảm của người nông dân trong xã hội cũ như LH, CP…Nhưng NT là lĩnh vực của
sự độc đáo, tối kị sự song sinh đạo nhái, lặp lại trong NT đồng nghĩa với tự sát.
Nên với nhân vật Tràng, dù vẫn tiếp …nhưng KL đã khơi những nguồn …. Tràng
là điển hình cho số phận của người nông dân trong “cơn trở dạ của lịch sử”, trong
đêm trước của bình minh cách mạng.

-PT các đặc điểm của Tràng

+Số phận bất hạnh (dân ngụ cư + nạn đói)

Cũng như CP, LH …Tràng cũng là người nông dân có số phận bất hạnh,
một nạn đau khổ của XH cũ. Tràng là dân ngụ cư, thân phận thấp hèn ở tận đáy
cùng XH cũ. Người nông dân VN xưa suốt cuộc đời chỉ quanh quẩn trong lũy
trong tre làng, chỉ khi bị dồn đẩy vào bước đường cùng họ mới lưu lạc tha thương
để cầu thực. CP ngay cả khi bị làng VĐ chối bỏ, cự tuyệt vẫn chưa từng có ý nghĩ
rời xa làng, sống kiếp ngụ cư. Dân ngụ cư thường kiếm sống qua ngày bằng làm
thuê những việc nặng nhọc với tiền công rẻ mạt, lại còn bị người làng coi thường.
Tràng làm nghề kéo xe thuê, lao lực khổ ải nhưng cũng chỉ đủ cho 2 mẹ con rau
cháo cầm hơi. Tràng và cụ Tứ sống trong căn lều rách nát giữa mảnh vườn hoang
đầy cỏ dại ở rìa làng. Họ đang sống cực khổ lay lắt thì nạn đói bất ngờ ập đến như
1 cơn ác mộng khủng khiếp kinh hoàng. Người chết đói nhiều ngả rạ ngoài đồng,
sáng nào người làng cũng thấy vài ba cái thây nằm còng queo lẫn vào rác rưởi bên
vệ đường. Không khí nồng nặc mùi gây của xác người. Trên cây gạo đầu làng,
tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết, dưới gốc gạo là những người đói xanh xám, đi
lại dật dờ những bóng ma. Ranh giới giữa sự sống và cái chết quá đỗi mong manh.
Trên phông nền hiện thực tối tăm ấy, nhà văn đã phác họa nổi bật ngoại hình
xấu xí của Tràng. Tràng có thân hình cao lớn thô kệch, cái đầu trọc nhẵn trông dị
hợm như CP lúc mới ra tù về làng VĐ. Mặt hắn to bè có lại có những nét bặm trợn
rất khó coi, tương phản với 2 hai quàm bạnh ra là 2 con mắt nhỏ tí như gà gật đắm
vào bóng chiều. Mỗi chiều tàn, Tràng trở về xóm ngụ với dáng đi mỏi mệt, cái áo
rách nát vắt hờ một bên vai, cái đầu trọc nhẵn lao chúi về phía trước. Dấu ấn gánh
nặng của cuộc mưu sinh đói khổ hằn in lên từng nét ngoại hình của người dân ngụ
cư ấy.

Nhưng ẩn sau ngoại hình xấu xí là một tâm hồn trong sáng, thuần phác.
Tràng nghèo khổ nhưng rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Vẻ đẹp tâm hồn ấy
được nhà văn tô đậm trong một cảnh ngộ vô cùng nghiệt ngã. Nạn đói khủng khiếp
dễ khiến con người trở nên hẹp hòi ích kỉ, ngoảnh mặt làm ngơ trước những mảnh
đời đói khổ và chỉ nghe thấy tiếng gào réo của cái dạ dày trống rỗng. Nam Cao
từng chiêm nghiệm và đúc rút nên một qui luật sinh tồn tàn nhẫn mà chân thực:
trong cuộc đấu tranh giữa bộ ba trái tim, khối óc và dạ dày thì dạ dày luôn giành
phần thắng. Vậy mà chính những ngày khủng khiếp nhất của nạn đói, Tràng đã đãi
1 người đàn bà xa lạ, chưa từng quen biết 4 bát bánh đúc liền. Mà nào phải vì thị
xinh đẹp mê hoặc khiến Tràng trúng tiếng sét ái tình từ ánh nhìn đầu tiên. Khi thấy
thị mặt xám xịt, mắt trũng hoáy, Tràng hiểu thị đang mấp mé bên vực thẳm chết
chóc, chỉ nay mai sẽ thành cái xác nằm còng queo bên vệ đường, làm mồi cho quạ
rỉa. Tràng là nơi bấu víu duy nhất, là niềm hi vọng cuối cùng của con người khốn
khổ ấy. Thị bám lấy câu hò chơi có “cơm trắng mấy giò” của Tràng như người sắp
chết đuối níu chặt cái phao cứu sinh. Thân phận bi thảm ấy khiến Tràng động lòng
xót thương, ko nỡ ngoảnh mặt làm ngơ, anh đãi người đàn bà tội nghiệp ấy 4 bát
bánh đúc để cứu vớt trước lưỡi hái tử thần đang cận kề.

Nhìn con người bằng đôi mắt tình thương bằng tấm lòng cố tìm mà hiểu, KL
thấy trong sâu thẳm tâm hồn người dân ngụ cư ấy luôn cháy bỏng niềm khát khao
cuộc sống gia đình. Gia đình là bến cảng bình yên trong giông bão để neo đậu kiếp
sống lạc trôi phiêu dạt của dân ngụ cư. Vợ chồng sớm hôm nương tựa vào nhau,
chia sẻ những cay đắng buồn tủi trong cuộc đời. Nhưng con người nghèo khổ thô
kệch ấy tự biết với thân phận mình thì cưới vợ là giấc mơ khó trở thành hiện thực.
Giấc mơ ấy càng xa vời vô vọng trong những đói kinh hoàng. Nên Tràng cố ghìm
nén vùi lấp, chưa từng thổ lộ bởi nói ra khác nào tự xát muối vào lòng. Nhưng nỗi
khát khao như ngọn lửa thầm lặng âm ỉ ấy bỗng cháy bùng khi Tràng tình cờ gặp
thị, 1 kiếp người bơ vơ đang chới với giữa dòng đời thác lũ. Tràng hiểu đó là cơ
hội duy nhất để niềm khát khao hằng ấp ủ bấy lâu thành hiện thực, anh quyết
không bỏ lỡ. “Làm đếch gì có vợ….nếu về cùng tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi ta
cùng về”. Ẩn sau câu đùa có vẻ suồng sã bất cần ấy là niềm khát khao tha thiết
cháy bỏng về CS gia đình.

Khi niềm khát khao hằng ấp ủ bấy lâu thành hiện thực, Tràng vỡ òa hạnh
phúc, lòng lâng lâng tràn ngập niềm vui. Buổi chiều hôm ấy, khi đi bên người đàn
bà rách nát tiều tụy như ma đói trở về xóm ngụ cư, Tràng bỗng quên hết những cay
đắng tủi nhục từng trải qua và cả những ngày đói khát cùng quẫn sắp tới, lòng anh
chỉ còn tình nghĩa với thị. Trên suốt quãng dài về xóm dù bóng tối nhá nhem, nụ
cười vẫn luôn bừng nở trên mặt Tràng. Mặt Tràng rạng rỡ với vẻ phớn phở khác
thường, 2 mắt sáng lấp lánh. Khi thấy người trong xóm chỉ trỏ, bán tán xôn xao
“hay là vợ anh cu Tràng?”, Tràng vênh mặt lên thích chí. Thậm chí lúc bọn trẻ con
gân cổ gào “chông vợ hài” , Tràng ko hề tức giận. Hạnh phúc dâng trào, Tràng sẵn
lòng bỏ qua mọi trò đùa tinh quái của bọn trẻ, anh còn quay lại cười và mắng yêu
chúng.

Tuy vụng về nhưng Tràng rất ân cần yêu thương thị, anh trân quí, nâng niu
vun đắp cho CS gia đình. Dù nhặt được vợ dễ dàng đến bất ngờ như nhặt cái rác
cọng rơm bị vứt bỏ nơi đầu đường xó chợ nhưng Tràng ko hề coi thường hắt hủi
thị. Trong sâu thẳm, Tràng còn thầm biết ơn vì thị đã ko nề hà, đã gạt bỏ mọi lễ
nghi để theo không về chung sống cùng anh trong túp lều rách nát. Tràng trìu mến
ân cần dõi theo từng cảm xúc thoáng qua trên khuôn mặt thị. Khi thấy thị ngồi
mớm ở mép giường, mặt bần thần, tay ôm khư khư cái thúng con, Tràng cứ băn
khoăn thầm hỏi lòng “Quái, sao nó lại buồn thế nhỉ…Ồ, sao lại buồn thế nhỉ!”. Nỗi
băn khoăn cho thấy Tràng thật lòng yêu thương người vợ nhặt, anh đã tìm được
chân ái của đời mình. Từ sâu thẳm, Tràng khát khao được đem yêu thương bù đắp
cho những đau khổ thiệt thòi mà thị từng trải qua. Anh muốn được làm một bờ vai
vững chắc cho thị nương dựa và họ sẽ cùng nhau vượt qua mọi sóng gió cuộc đời.
Không phải ngẫu nhiên mà KL tả buổi sáng đầu tiên trong CS gia đình của Tràng
là 1 buổi sáng mùa hè đầy nắng. Đó ánh nắng rực rỡ của mùa hè hay là ánh sáng
hạnh phúc đã chiếu rọi vào cuộc đời Tràng. Đó là lần đầu tiên Tràng thấy căn lều
che mưa nắng tạm bợ của dân ngụ cư là tổ ấm, nơi đó anh và thị sẽ chung sống yêu
thương và sinh con đẻ cái. Buổi sáng ấy, Tràng thức giấc anh thấy vợ đang lúi húi
quét sân. Khung cảnh bình dị đơn sơ ấy khiến Tràng xúc động rưng rưng, lòng tràn
ngập hạnh phúc, anh ngỡ như mình đang lơ lửng trong giấc mơ. Khi nhận ra đó
hạnh phúc giản đơn và chân thực của đời mình, Tràng chạy vội ra sân, chung tay
góp sức cùng thị để sửa soạn căn lều thật ấm cúng ngăn nắp.
Dù bị đầy vào đường cùng, bị sự đói khát rượt đuổi mấp mé bên vực thẳm
chết chóc, nhưng người dân ngụ cư nghèo khổ ấy vẫn luôn lạc quan, tràn đầy niềm
tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng. Nhà văn N Tuân từng có lời bình rất độc
đáo và ấn tượng về chị Dậu “Dù NNT kết thúc TĐ …Nhưng với cái căn cốt lành
mạnh khỏe khoắn ấy, chị Dậu nhất định sẽ nhập vào đoàn người đói đi phá kho
thóc Nhật”. Từ lời bình đó, ta càng thấu hiểu và có niềm tin vào sự lạc quan của
Tràng. Truyện VN có kết thuc mở, KL để ngỏ, dành khoảng trống cho sự đồng
sáng tạo của độc giả. Truyện K thúc = lá cờ đỏ phấp phới bay lượn trong ý nghĩ
của Tràng. Trước đây khi thấy đoàn người đói đi trên đê sau lá cờ đỏ rực, Tràng ko
biết họ đi đâu nên anh sợ hãi né tránh, kéo xe thóc đi vòng qua cánh đồng. Bây giờ
khi hiểu họ là V Minh đi phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, Tràng bỗng thấy
tiếc rẻ. Truyện kết thúc vẫn với tiếng quạ gào thê thiết, tiếng khóc…Tràng đang
nghẹn bứ với bã cám chát xít trong cổ họng. Hiện thực đen tối chết chóc vẫn bao
trùm khắp XNC. Nhưng lá cờ đỏ vẫn bay phấp phới trong ý nghĩ của Tràng như
thôi thúc vẫy gọi. Ta tin rằng Tràng đi theo sự vẫy gọi của lá cờ, sẽ nhập đoàn…sẽ
đến với cách mạng để được phục sinh đổi đời. CS hạnh phúc tươi đẹp mà Tràng
khát khao ước vẫn chưa đến, nhưng Tràng biết CS ấy đang đến rất gần, anh đã nhìn
thấy ánh sáng của cuộc đời ấy bừng lên từ phía chân trời với lá cờ đỏ rực. Tràng
nghèo khổ vô sản, trắng tay nhưng có được điều quan trọng, thiêng liêng và trân
quí nhất là niềm tin, niềm hi vọng vào những tốt đẹp, tươi sáng của cuộc đời. Một
triết gia từng nói “Người nghèo nhất ko phải là người…”.

NX về NT: Dẫn =LLVH; nêu NT mà nhà văn dùng: NT chung của tr ngắn
(tình huống, chi tiết, ngôn ngữ giọng điệu)+ NT riêng chỉ có ở truyện này; chốt

VH là nhân học…Câu chuyện bi thảm cuộc đời của Tràng được KL kể với
ngôn từ mộc mạc mà trong sáng và vô cùng sinh động, với giọng hóm hỉnh đôn
hậu như thấp thoáng …Điểm sáng nghệ thuật của truyện là tình huống Tràng nhặt
vợ. Tình huống bất ngờ trớ trêu ấy như “qua một giọt…” (X Diệu) đã làm nổi bật
những vẻ đẹp khuất lấp…Hình tượng Tràng để lại dấu ấn khó phai mờ bởi đc nhà
văn khắc họa với nhiều.chi tiết đắt …Ta ko thể quên khuôn mặt bừng sáng rạng
ngời khi Tràng đi cùng thị trong bóng tối nhá nhem để về XNC. Càng ko thể quên
hình ảnh Tràng ngồi ăn cháo….KL có biệt tài dựng những mẩu đối thoại ngắn mà
chân thực, tự nhiên như lời nói trong CS thường ngày “Rich bố cu hở…Làm đếch
gì có vợ…”. NHững NT độc đáo của nhà văn khiến đọc thiên truyện, ta cứ ngỡ
Tràng là một con người có thật, bằng xương thịt, có thể rời trang sách bước ra sống
giữa cuộc đời.

KB: Dẫn = LLVH+ nêu t tưởng n văn + nêu s sống TP


VH là tấm gương….Hiện thực CS khi vào tác phẩm đã khúc xạ qua lăng
kính tư tưởng của nhà văn. Qua nhân vật Tràng, KL gửi gắm tư tưởng nhân đạo
sâu sắc và tiến bộ. Thiên truyện viết về số phận bi thảm của con người trong nạn
đói khủng khiếp kinh hoàng. Nạn đói tưởng sẽ nhấn chìm những người nghèo khổ
như Tràng xuống tận đáy cùng của nỗi tuyệt vọng và sự bọt bèo rẻ rúng. Nhưng
trong cảnh ngộ khốn cùng ấy, Tràng ko gục ngã, anh vẫn vươn lên để sống, để kiêu
hãnh làm người, để yêu thương và hi vọng. Tư tưởng của nhà văn đã biến câu
chuyện viết về sự đói khát chết chóc trở thành bài ca sự sống, tôn vinh vẻ đẹp của
tình người. KL gợi ta nhớ những chiêm nghiệm đậm màu sắc triết lý “Sự sống nảy
sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những mất mát đau thương. Ở đời ko
có con đường cùng mà chỉ có ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để
vượt qua những ranh giới”. Tình yêu thương và niềm tin, niềm hi vọng là phép
màu kì diệu có thật của cuộc đời đã tiếp cho Tràng nguồn sức mạnh tinh thần để
anh ko bao giờ bỏ cuộc và luôn vững bước trong hành trình “đi từ thung lũng đau
thương đến cánh đồng vui”. Vợ nhặt phản ánh HT đen tối trước CMT8 nhưng KL
lại nhìn cuộc đời đầy lạc quan tươi sáng, khác với sự bế tắc bi quan của NTT,
NCao.. Bởi KL viết VN lúc kháng chiến đã thành công, hòa bình lập lại ở miền
Bắc. Với độ lùi thời gian 10 năm, nhà văn đã nhìn HT xã hội cũ bằng cái nhìn mới
lấp lánh ánh sáng của niềm tin.

2. THỊ

I.MB

II.TB

*Số phận: Thị là 1 thân phận đau khổ, 1 nạn nhân của sự đói khát khốn cùng. Nạn
đói bất ngờ ập đến như 1 cơn ác mộng khủng khiếp kinh hoàng. Người chết đói
nhiều ngả rạ ngoài đồng, sáng nào người làng cũng thấy vài ba cái thây nằm còng
queo lẫn vào rác rưởi bên vệ đường. Không khí nồng nặc mùi gây của xác người.
Trên cây gạo đầu làng, tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết, dưới gốc gạo là những
người đói xanh xám, đi lại dật dờ những bóng ma. Ranh giới giữa sự sống và cái
chết quá đỗi mong manh. Cái chết đã cướp đi những người thân yêu của thị, họ lần
lượt gục ngã trên dặm đường mờ mịt tha phương cầu thực. Chỉ còn 1 mình thị sống
sót, cái đói ném thị vào cảnh khốn cùng, vất vưởng bên rìa lề cuộc sống ở nơi đất
khách.

*Ngoại hình: Trên phông nền hiện thực đen tối, KL đã phác họa nổi bật hình tượng
người vợ nhặt. Một nữ chính vô cùng độc đáo, ấn tượng. Vũ nương, Thúy Kiều,
Mị…những nữ chính trong văn học xưa nay đều tài sắc vẹn toàn. Còn thị chỉ là 1
con số 0 trống rỗng: ko gia đình, ko người thân, ko tên gọi, ko nhan sắc…KL đã
chấm phá ngoại hình của thị với những đường nét rất khó coi. Khuôn mặt lưỡi cày
xám xịt, hai con mắt trũng hoáy, thân hình gầy lép lọt thỏm trong mớ áo quần rách
nát tả tơi như tổ đỉa. Ngoại hình như cái xác khô héo ấy đã cho thấy sức tàn phá
khủng khiếp của cái đói. Nhưng đáng sợ hơn, cái đói ko chỉ tàn phá nhân hình mà
còn hủy hoại cả nhân tính. Nó khiến thị mất hết sự ý tứ, tự trọng tối thiểu của 1
người con gái, thị trở nên táo tợn, liều lĩnh đến trơ trẽn.

*Tính cách: 2 giai đoạn là trước và sau khi theo về chung sống cùng Tràng

Trước khi theo về chung sống cùng Tràng

-Tính cách táo tợn, liều lĩnh ấy được nhà văn tô đậm qua 2 lần thị gặp Tràng. Lần
đầu tiên là khi thị đang ngồi vêu ở cửa kho chờ nhặt hạt rơi hạt vãi thì bất chợt
nghe Tràng hò chơi 1 câu cho đỡ nhọc “Muốn ăn cơm trắng mấy giò/Lại đây mà
đẩy xe bò với anh”. Nghe đến cái ăn, 2 con mắt trũng hoáy của thị sáng bừng lên,
hi vọng sống cháy rực từ đáy sâu đôi mắt. Với khao khát bám víu lấy sự sống, thị
đã nghe câu hò chơi thành lời hứa về 1 bữa no có “cơm trắng mấy giò”. Thị vội
buông lời chọc ghẹo, gọi người đàn ông bặm trợn thô kệch, chưa từng quen biết ấy
là “nhà tôi ơi” đầy âu yếm ngọt ngào. Rồi thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại vừa
đầy xe vừa liếc mắt nhìn Tràng cười tít khiến Tràng ngỡ ngàng bởi từ thưở cha
sinh mẹ đẻ đến giờ chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.

Tính cách ấy càng được nhà văn khắc họa rõ nét hơn trong lần thứ 2 thị gặp
Tràng. Sau mấy ngày đói khát, thị gầy sọp đi, rách nát tiều tụy như ma đói khiến
Tràng ko nhận ra. Vậy mà vừa thoáng thấy bóng Tràng từ xa, thị đã ở đâu sầm sập
chạy lại, đứng trước mặt anh mà tức tối, xỉa xói ngoa ngoắt “Điêu! Người thế mà
điêu, hôm nọ leo lẻo cái mồm…”. Tràng qua cơn sửng sốt, bỗng sực nhớ lại cô gái
hôm nào đã giúp anh đẩy xe. Anh bèn mời ăn trầu, nhưng thị vội gạt phắt lễ nghĩa
“miếng trầu là đầu câu chuyện” để gạ gẫm vòi ăn. Rồi thị cắm đầu ăn một chặp 4
bát bánh đúc liền. Ăn ngấu nghiến vội vàng, ăn ko kịp nhai, ko hề ngẩng đầu lên
chuyện trò bởi thị vừa ăn vừa nơm nớp lo sợ Tràng bất ngờ đổi ý. Ăn xong thị mới
thở phào, rồi lấy đũa quẹt ngang miệng.

“Tính cách là con đẻ của hoàn cảnh” (Ban dăc). Dù táo tợn đến trơ trẽn
nhưng thị vẫn đáng thương hơn là đáng trách, thị là một nạn nhân của cái đói
khủng khiếp. Đoạn văn KL tả thị ăn bánh đúc gợi ta nhớ đến Nam Cao, nhà văn có
trang viết chân thực và cảm động về miếng ăn và cái đói. Khi khám phá ra qui luật
là trong cuộc đấu tranh giữa bộ ba …thắng, Nam Cao đã chua xót kêu lên “mỗi
miếng ăn là 1 miếng nhục”. Hiểu qui luật sinh tồn nghiệt ngã ấy, ta càng thấu cảm
với tính cách trơ trẽn của thị. Bị sự đói khát rượt đuổi đến mấp mé bên vực thẳm
chết chóc, chính thị đã tận mắt thấy những người ruột thịt lần lượt gục ngã thành
những cái xác còng queo, làm mồi cho quạ rỉa. Từ trải nghiệm kinh hoàng ấy, thị
đã gạt bỏ chút ý tứ tự trọng tối thiểu để bám víu lấy sự sống bằng mọi giá. Một nhà
văn từng chiêm nghiệm “Cái quí nhất trên đời là sự sống, đời người chỉ sống có 1
lần”. Phải chăng ẩn sau sự táo tợn trơ trẽn ấy là 1 khát vọng sống mãnh liệt, 1
niềm yêu đời yêu sống tha thiết, 1 bản lĩnh mạnh mẽ kiên cường. Nên dù bị dồn
chân tường cuộc đời, thị vẫn ko xuôi ko từ bỏ, thị bám lấy câu hò chơi của Tràng
như người sắp chết đuối níu chặt cái phao cứu sinh.

Sau khi theo về chung sống cùng Tràng

Tính cách táo tợn đến trơ trẽn chỉ là vỏ bọc bề ngoài mà thị đã phô ra lúc
phải 1 mình đơn độc chống chọi với cái đói khủng khiếp. Tính cách thật, con người
thật sẽ dần hé lộ khi theo về chung sống cùng Tràng. Thị như lột xác, trở thành một
người khác hẳn khiến Tràng ngỡ ngàng. Thị ý tứ, hiền hậu, cư xử đúng mực. Thì ra
ẩn sau người đàn bà rách nát tiều tụy như ma đói ấy là những phẩm chất trân quí,
vẻ đẹp truyền thống muôn đời của thiên tính nữ.

Dù vợ nhặt là một đám cưới ko có giấy giá thú, ko một lễ nghi tối thiểu,
nhưng thị vẫn bẽn lẽn thẹn thùng như 1 cô dâu mới về nhà chồng. Khi cùng Tràng
về xóm ngụ cư lúc chiều tối, thấy ánh mắt đổ dồn với những lời xôn xao bàn tán
của người trong xóm, thị thẹn đến nỗi chân nọ bước díu cả vào chân kia, thị
nghiêng cái nón rách che khuất mặt rồi xốc lại tà áo. Thị cố lấy dáng vẻ tươm tất
để Tràng được đắc chí với xóm ngụ cư. Vẻ thẹn thùng e ngại đó khiến mọi người
đều nhận ra họ là một đôi mới cưới dù Tràng ko hề cất lời. Họ nói với nhau “Hay
là vợ anh cu Tràng, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để”. Ngay cả bọn trẻ con,
thường ngày vẫn ùa ra trêu chọc Tràng, chiều hôm ấy chúng chỉ đứng từ xa, gân cổ
gào “chông vợ hài”.

Con người tiều tụy xác xơ ấy ko chỉ có khát vọng mãnh liệt, mà còn ẩn giấu
nỗi khát khao cháy bỏng về 1 cuộc sống gia đình. Thị thầm thía đến tận cùng nỗi
đau của kiếp sống lạc trôi khi 1 mình đơn độc vất vưởng nơi đầu đường xó chợ.
Gia đình sẽ cho thị 1 bến cảng bình yên giữa bao sóng gió cuộc đời. Vợ chồng sớm
hôm nương tựa vào nhau, chia sẻ những đói khổ tủi nhục. Niềm khát khao thầm
lặng mà cháy bỏng đã được nhà văn khắc họa qua 1 chi tiết đắt như hạt bụi vàng
lấp lánh tỏa sáng trên trang văn. Khi theo Tràng về, thấy căn lều cũ nát rúm ró giữa
mảnh vườn hoang đầy cỏ dại, bộ ngực gầy lép của thị nhô hẳn lên, cố nén 1 tiếng
thở dài. Đó là chi tiết đắt, là hạt bụi vàng tạc nên bông hồng bất tử mà Pautopxki
từng nói. Thị thở dài thì vô cùng thất vọng trước gia cảnh nghèo kiết xác ko “rích
bố cu” như Tràng từng nói. Nhưng thị đã cố kìm nén ko buông tiếng thở dài để
Tràng ko nghe thấy, ko chạnh lòng tổn thương. Chính lúc nhìn căn lều tồi tàn, thị
đã thấy ở Tràng nghèo khổ tấm lòng nhân hậu, giàu yêu thương. Dù đói nghèo
khốn cùng Tràng vẫn rộng lòng đùm bọc cưu mang thị. Giữa những ngày đói
khủng khiếp, người xóm ngụ cư gọi thị là “một miệng ăn”, là “của nợ đời”, thị
càng trân quí tấm lòng của Tràng. Thị hiểu Tràng sẽ người chồng tốt ấy sẽ là một
chỗ dựa vững chắc, xứng đáng để thị trao gửi cả cuộc đời. Vì thế dù thất vọng
trước gia cảnh của Tràng, thị đã tự nguyện ở lại, chung sống cùng Tràng trong căn
lều rách nát.

Bởi cháy bỏng nỗi khát khao cuộc sống gia đình nên thị rất biết trân quí,
nâng niu vun đắp cho tổ ấm nhỏ vừa có được. Thị siêng năng, tảo tần thương khó.
Chỉ mới buổi sáng đầu tiên trong cuộc đời làm vợ, thị đã khiến căn lều và mảnh
vườn đổi khác. Đống rác tung bành chắn ngang lối đi đã được dọn sạch, mớ quần
áo vắt mươi niên ở xó nhà đã được hong nắng, mấy cái ang nứt nẻ khô cong ở góc
vườn đã đựng đầy nước…Mỗi sự đổi khác đều in dấu bàn tay hay lam hay làm của
thị. Sự vun vén ấy đã khiến căn lều che mưa nắng tạm bợ của dân ngụ cư trở nên
sạch sẽ, tinh tươm. Nên khi Tràng thức giấc nhìn thấy, anh cứ ngỡ mình như đang
lơ lửng trong một giấc mơ. KL luôn tâm niệm “Người phụ nữ dù ở trong cảnh ngộ
nào cũng vẫn giữ được thiên tính nữ, vẫn vun đắp chăm lo cho cuộc sống gia
đình”.

Một vẻ đẹp khuất lấp, ẩn giấu trong sâu thẳm người đàn bà rách nát ấy đã
được là sự thấu cảm, biết nghĩ cho người khác, sống vì người khác. KL đã khắc
họa nổi bật vẻ đẹp ấy trong bữa đón dâu của cụ Tứ. Trong đói khổ khốn cùng, cụ
Tứ ko có mâm cao cỗ đầy để đón nàng dâu mới mà chỉ có một niêu cháo lõng
bõng, 1 lùm rau chuối thái rối bày trên mẹt rách và một nồi cháo cám bốc khói
nghi nghút. Trong lúc khuôn mặt to lớn của Tràng bặm mặt lại vì bã cám nghẹn bứ,
chát xít trong cổ họng thì thị hai con mắt tối sầm nhưng thản nhiên và cháo cám
như đang ăn của ngon vật buổi đón dâu. Nguyễn Khải gọi có lẽ….. Bóng tối dâng
đầy khiến 2 con mắt thị sầm cho thấy khoảnh khắc ấy lòng thị tràn ngập nỗi buồn
buồn tủi xót thương cho thân phận bọt bèo rẻ mạt: một cô dâu thành 1 vợ nhặt theo
không, bữa đón dâu là món cháo cám mạt hạng của lợn. Nhưng thị cố ghìm nén để
ko bị cuốn trôi theo dòng cảm xúc ấy. Thị hiểu nồi cháo cám ấy là điều tốt đẹp
nhất mà cụ Tứ có thể đem lại cho con trong cảnh khốn cùng. Thị hiểu khi đon đả
tươi cười mời con ăn cháo cám, người mẹ nghèo ấy đã nghẹn ngào khóc thầm, cố
nuốt nước mắt chảy ngược vào trong. Thị trân quí tấm lòng của cụ Tứ, ko nỡ xua
đi chút niềm vui nhỏ nhoi mà bà cụ phải gắng gỏi để nhen nhóm. Thị bình thản và
cháo cám vào miệng. Chi tiết ấy cho thấy thị biết thấu cảm, chia sẻ, biết nghĩ cho
người khác. Dù chỉ là người vợ bất ngờ nhặt được, nhưng thị sẽ đồng cam cộng
khổ, chung sống trong hòa hợp yêu thương với Tràng và cụ Tứ.

NX về NT: Dẫn =LLVH; nêu NT mà nhà văn dùng: NT chung của tr ngắn (tình
huống, chi tiết, ngôn ngữ giọng điệu)+ NT riêng chỉ có ở truyện này; chốt

VH là nhân học…Câu chuyện cuộc đời bi thảm của thị đã được KL kể với
ngôn từ mộc mạc mà trong sáng và vô cùng sinh động, với giọng hóm hỉnh đôn
hậu như thấp thoáng …Điểm sáng nghệ thuật của truyện là tình huống thị theo ko
về chung sống cùng Tràng. Tình huống bất ngờ trớ trêu ấy như “qua một giọt…”
(X Diệu) đã làm nổi bật những vẻ đẹp khuất lấp …Hình tượng thị để lại dấu ấn khó
phai mờ bởi đc nhà văn khắc họa với nhiều.chi tiết đắt …Ta ko thể quên . Càng ko
thể quên ….KL có biệt tài dựng những mẩu đối thoại ngắn mà chân thực, tự nhiên
như lời nói trong CS thường ngày “Về nhà chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố…”.
NHững NT độc đáo của nhà văn khiến đọc thiên truyện, ta cứ ngỡ thị là một con
người có thật, bằng xương thịt, có thể rời trang sách bước ra sống giữa cuộc đời.

KB: Dẫn = LLVH+ nêu t tưởng n văn + nêu s sống TP

VH là tấm gương ….Hiện thực CS khi vào tác phẩm đã khúc xạ qua lăng
kính tư tưởng của nhà văn. Qua nhân vật thị, KL gửi gắm tư tưởng nhân đạo sâu
sắc và tiến bộ. Thị vô danh nhưng ko vô nghĩa, sự xuất hiện của thị đã rọi một
luồng ánh sáng vào xóm ngụ đang tối sầm, mấp mé bên vực thẳm chết chóc. Thị
khiến khuôn u ám, bủng beo của cụ Tứ tươi tỉnh hẳn lên, khiến vẻ mặt Tràng phớn
phở khác thường với 2 con mắt lấp lánh....Thiên truyện viết về số phận bi thảm của
con người trong nạn đói khủng khiếp kinh hoàng. Nạn đói tưởng sẽ nhấn chìm
những kiếp người như thị xuống tận đáy cùng của nỗi tuyệt vọng và sự bọt bèo rẻ
rúng. Nhưng trong cảnh ngộ khốn cùng ấy, thị ko gục ngã, thị vẫn vươn lên để
sống, để yêu thương và hi vọng. Tư tưởng của nhà văn đã biến câu chuyện viết về
sự đói khát chết chóc trở thành bài ca của sự sống, tôn vinh vẻ đẹp của tình người.
KL gợi ta nhớ những chiêm nghiệm đậm màu sắc triết lý “Sự sống nảy sinh từ
trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những mất mát đau thương. Ở đời ko có con
đường cùng mà chỉ có ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để vượt qua
những ranh giới”.

You might also like