Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

GV Lưu Huyền
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lê Minh khuê sinh 6/12/1949, quê Tĩnh Gia - Thanh Hóa
- Là một cây bút nữ tinh tế, chuyên viết về truyện ngắn chuyện vừa, đặc biệt vô cùng am hiểu
tâm lý phụ nữ.
- Đề tài chủ yếu của bà là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong thế hệ trẻ cho
phong trào kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang xảy ra vô cùng gay go và ác
liệt.
- Thể loại: Truyện ngắn
- Đề tài: Chiến tranh
- Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong (thế hệ trẻ) trong phong trào
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Ngôi kể: Thứ nhất
- Điểm nhìn trần thuật: Phương định
=> Là một trong ba cô gái xung phong trong câu chuyện, trực tiếp tham gia nên khi để Phương
Định kể nội dung câu chuyện trở nên chân thực và khách quan hơn.
=> Đặc biệt Phương Định còn là một cô gái Hà Thành, với giọng văn mềm mại, tha thiết, ngọt
ngào giúp người đọc hình dung ra được cuộc sống trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa.
- Nhan đề: “Những ngôi sao xa xôi” được cấu tạo là một cụm danh từ, kết hợp với biện pháp
nghệ thuật ẩn dụ.
+ Nghĩa thực: Trước hết, đó là những ngôi sao trên bầu trời đêm, là những ngôi sao trên mũ của
các chiến sĩ.
+ Nghĩa ẩn: Không những vậy, những ngôi sao ấy còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn trẻ
trung lãng mạn trong sáng lấp lánh như các vì sao của các cô gái. Là hình ảnh cho lý tưởng sống
cao đẹp của thế trẻ trong thời kỳ kháng chiến cứu nước. Là hình ảnh của quê hương, đất nước và
là ngôi sao của khao khát, hi vọng.
II. Phân tích tác phẩm
1. Hình ảnh ba cô gái
* Giới thiệu:
- Hoàn cảnh sống: Ba cô sống trong một cái hang, dưới chân cao điểm, là trọng điểm của tuyến
đường Trường Sơn, nơi đây được mệnh danh là “Túi bom của địch” tập trung vô vàn là bom
đạn, sự nguy hiểm và khóc liệt của chiến tranh, đường thì bị lở loét, đất trộn lẫn hai màu trắng đỏ
và cây khô không có lá xanh, thân cây thì bị tước đôi.
- Công việc: Ba cô làm trong tổ trinh sát mặt đường, ngày ngày phải trèo lên cao điểm, phơi
mình trước “con mắt cú vọ”, quan sát máy bay địch ném bom, nếu như bom nổ thì lấy đất đá san
lấp, còn nếu bom chưa nổ thì đánh dấu và sau phá bom, làm sao để cho tuyến đường Trường Sơn
được lưu thông một cách tốt nhất.
=> Như vậy ta có thể thấy, ba nữ thanh niêm xung phong sống trong một hoàn cảnh khốc liệt,
công việc thì khó khăn, nguy hiểm, cận kề với cái chết. Công việc ấy đòi hỏi tình thần yêu nước,
dung cảm và trách nhiệm cao.
* Điểm chung:
(1) Họ đều là những người yêu nước, dũng cảm, trách nhiệm cao và không sợ hy sinh.
+ Các cô tuổi đời còn rất trẻ, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, họ đã gác lại biết bao
ước mơ thanh xuân hoài bão của tuổi trẻ để đi vào kháng chiến, chiến trường khốc liệt từ rất sớm
và chọn công việc trong tổ trinh sát mặt đường, phá bom nguy hiểm và khó khăn cận kề vưới cái
chết, mà thần chết là một tên không thích đùa, hắn ta luôn lẩn trốn trong những quả bom.
+ Công việc có khó khăn, gian khổ nguy hiểm như vậy nhưng họ làm nhiệm vụ với tinh thần
dũng cảm gan góc, họ cũng sẵn sàng nhận nhiệm vụ, thận trí còn không cần nhờ sự giúp đỡ của
đơn vị khác. Với họ ngồi trực điện thoại ở trong hang mới là một cực hình. Đặc biệt, công việc
diễn ra thường xuyên, trung bình là năm lần một ngày, ít là ba lần.
+ Khi phá bom, phải đối mặt với nguy hiểm, có lúc họ cũng nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là
một cái chết mờ nhạt, thoáng qua, điều họ quan tâm là làm sao để cho nom nổ, như vậy ta có thể
thấy họ thực sự dũng cảm, trách nhiệm cao, đặt nhiệm vụ lên trên mạng sống mà không sợ hi
sinh.
(2) Ở họ luôn thường trực một tình đồng chí, đồng đội gắn bó như chị em trong gia đình:
+ Họ hiểu tính cách, sở thích của nhau, luôn quan tâm tới những người đồng đội của mình.
+ Khi Phương Định ngồi trực điện thoại trong hang, còn hai đồng đội của cô đang phá bom trên
cao điểm. Lúc này, cô vô cùng lo lắng sốt ruột, lo tới mức, cô đã gắt vưới đại đội trưởng ở trong
điện thoại khi được hỏi tình hình. Và mãi cho đến lúc, cô nghe thấy tiếng súng chi viện của các
anh cao xạ cô mới thở phào nhẹ nhõng, bởi tiếng sung ấy báo hiệu đồng đội của cô đã được an
toàn.
+ Họ chăm sóc cho nhau chu đáo như chị em ruột thì hiện sâu sắc trong một lần phá bom Nho bị
thương. Lúc này Phương định và chị Thao lo lắng tới cuống cuồng, Chị Thao muốn Phương định
hát cho mình nghe để lấy lại tinh thần, nhưng lúc này Phương Định không thể hát, cô một long lo
lắng cho Nho, nhưng cô luôn thông cảm cho nỗi sợ của chị Thao. Phương định đã ân cần, chăm
sóc cho Nho như một người em gái ruột bé nhỏ, cô rửa vết thương, băng bó, tiêm thuốc và pha
sữa cho Nho uống.
(3) Ba cô gái thanh niên xung phong còn có một tâm hồn vô cùng ngây thơ, mơ mộng trong
sáng đẹp đẽ và đầy lạc quan:
+ Với những sở thích đặc biệt, rất nữ tính. Chị Thao rất thích chép lời bài hát, thích thêu thùa,
thêu những sợi chỉ màu lên chiếc áo lót và thích vẽ long mày nhỏ như que tăm. Nho rất thích ăn
kẹo, đặc biệt cô rất thích tắm nhưng là thích tắm ở khúc suối đang có bom nổ chậm. Còn Phương
Định thì thích hát, cô mê hát, dù không thuộc lời bài hát cũng bịa ra để hát. Cô thích ngắm mắt
mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng.
+ Đặc biệt, tâm hồn đẹp đẽ ấy còn được thể hiện qua một cơn mưa đá. Khi cơn mưa đá đến, các
cô vui thích đến cuống cuồng, các cô say sưa tận hưởng như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi,
đạn nổ. Các kỉ niệm được sống dậy trong các cô ngay trên chiến trường khốc liệt, để rồi khi cơn
mưa đá qua đi các cô tiếc nuối, buồn thẫn thờ.
+ Sau những giờ phút làm việc đầy nguy hiểm, căng thẳng, các cô trêu nhau là “Những con quỷ
mắt đen”
* Nét riêng:
Dù sống trong cái hoàn cảnh khó khăn sống trong một tập thể nhỏ nhưng mà giữa họ vẫn có
nhiều cái phẩm chất để phân biệt và để nổi bật cái cá tính riêng của mình:
- Chị Thao là người lớn tuổi nhất, giữ chức vụ đội trưởng, chị là người từng trải, không còn hồn
nhiên, không còn những khát khao, rung động của tuổi trẻ như hai cô em. Chị vô cùng dũng cảm
bình tĩnh, tới mức khi máy bay địch đã đến, chị vẫn còn bình tĩnh bóc chiếc bánh bích quy. Ấy
vậy mà nhưng chị lại sợ máu và vắt. Chị Thao rất thích chép lời bài hát, thích thêu thùa, thêu
những sợi chỉ màu lên chiếc áo lót và thích vẽ long mày nhỏ như que tăm.
- Nho là người bé tuổi nhất, cô em út mang nét đẹp trẻ trung, xinh xắn, “trông nó mát rượi như
một que kem”. Nho rất thích ăn kẹo, đặc biệt cô rất thích tắm nhưng là thích tắm ở khúc suối
đang có bom nổ chậm. Nhỏ nhắn nhất, trẻ trung nhất nhưng Nho vô cùng dũng cảm, nhanh nhẹn
khi bị thương cô không kêu khóc để hai người chị của mình đỡ lo lắng. Khi máy bay địch đến cô
khẩn trương cùng những cái thao tác cuộn tròn, gấp nhanh, như một con sóc sẵn sang vào vị trí.
- Phương định là một cô gái Hà Thành, xinh đẹp với một tâm hồn rất là nhạy cảm, quan tâm đến
hình thức và thích sống với kỉ niệm, chỉ cần một cơn mưa đã thoáng qua thì mọi ký ức trong cô
ủa về một cách mãnh liệt. Cô thích hát, cô mê hát, dù không thuộc lời bài hát cũng bịa ra để hát.
Cô thích ngắm mắt mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng.
=> Chính những nét riêng đó đã làm cho ba nhân vật trở nên sinh động đáng yêu hơn.
=> Lê Minh khuê đã thành công khi xây dựng hình tượng bà nữ thanh niên xung phong đại diện
cho thế hệ trẻ trong phong chào kháng chiến chống Mỹ cứu nước, họ sống chiến đấu đầy gian
khổ hi sinh nhưng vẫn dũng cảm lạc quan hồn nhiên.
2. Nhân vật Phương định
* Giới thiệu:
- Hoàn cảnh sống: Cô cùng hai đồng đội sống trong một cái hang, dưới chân cao điểm, là trọng
điểm của tuyến đường Trường Sơn, nơi đây được mệnh danh là “Túi bom của địch” tập trung vô
vàn là bom đạn, sự nguy hiểm và khóc liệt của chiến tranh, đường thì bị lở loét, đất trộn lẫn hai
màu trắng đỏ và cây khô không có lá xanh, thân cây thì bị tước đôi.
- Công việc: Cô làm trong tổ trinh sát mặt đường, ngày ngày phải trèo lên cao điểm, phơi mình
trước “con mắt cú vọ”, quan sát máy bay địch ném bom, nếu như bom nổ thì lấy đất đá san lấp,
còn nếu bom chưa nổ thì đánh dấu và sau phá bom, làm sao để cho tuyến đường Trường Sơn
được lưu thông một cách tốt nhất.
=> Như vậy ta có thể thấy, ba nữ thanh niêm xung phong sống trong một hoàn cảnh khốc liệt,
công việc thì khó khăn, nguy hiểm, cận kề với cái chết. Công việc ấy đòi hỏi tình thần yêu nước,
dung cảm và trách nhiệm cao.
* Vẻ đẹp:
(1) Phương Định là một cô gái Hà Nội, xinh đẹp, quan tâm đến hình thức và vô cùng nhạy
cảm:
+ Cô tự tin giới thiệu mình là một cô gái xinh đẹp “nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái
khá”, cô tự hào mang nét kiêu kỳ của cô gái Hà Thành “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu
không thanh lịch cũng người Tràng An”. Ngoại hình xinh xắn với hai bím tóc dài và dày, cái cổ
cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèb. Đặc biệt, cô có một đôi mắt dài màu nâu, long lanh hay nheo
lại như đang trói nắng "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!" đôi mắt biết nói ấy phản chiếu một đời
sống tâm hồn phong phú. Nét đẹp của cô có gì đó ngạo nghễ vượt lên trên bom đạn.
+ Mặc dù xinh đẹp, luôn tự hào về vẻ ngoài của mình nhưng cô không vồn vã, không quan tâm
đến sự chú ý của các anh bộ đội. Những lá thư đường dài được gửi tới từ xa cô cũng bỏ ngỏ. Khi
các cô gái xúm tới bao quanh các chàng trai lái xe thì cô lại lùi sang một góc, khoanh tay trước
ngực và nhìn ra xa xăm. Nhưng thực ra trong lòng cô vẫn luôn ngưỡng mộ những anh bộ đội có
ngôi sao trên mũ.
(2) Phương Định là một cô gái có tâm hồn ngây thơ, trong sáng, mơ mộng thích sống với kỉ
niệm và lạc quan:
+ Với những sở thích đặc biệt, cô luôn thích ngắm mình trong gương, cô mê hát dù không thuộc
lời bài hát cũng bịa ra lời để hát và thích ngồi bó gối mơ màng
+ Tâm hồn nhạy cảm của cô được thể hiện rõ nhất khi cô đón nhận cơn mưa đá, cô vui sướng,
yêu thích đến cuống cuồng như chờ đợi từ lâu. Đó là niềm vui con trẻ. Cô reo lên đầy thích thú
và say mê tận hưởng như chưa hề nghe tiếng bom rơi, đạn nổ. Các kỉ niệm trong cô sống dậy
ngay trên chiến trường khốc liệt, cô nhớ về những kỷ niệm đã qua. Cô nhớ về bầu trời đêm Hà
Nội Vũ, về gia đình, bán kem, bà bán xôi và lũ trẻ. Những kỷ niệm ấy như một liều thuốc tinh
thần động viên cô khích lệ cô vững bước trên tuyến lửa, để rồi khi cơn mưa qua đi, trong lòng cô
tiếc nuối đến thẫn thờ.
+ Bị thương khi làm nhiệm vụ, chân cô vẫn còn vết thương chưa kín miệng, cô vẫn không đi
viện, cô coi đó là một thú vui.
=> Có thể thấy sự khốc liệt của chiến tranh hủy diệt sự sống nhưng không hủy diệt được tâm hồn
của cô dường như sự khắc nghiệt ấy đã nuôi dưỡng cho cô những xu cảm tinh tế trước cuộc đời.
(3) Ở phương định luôn thường trực một tình cảm đồng đội thân thiết như tình chị em ruột
trong gia đình:
+ Trong cuộc sống hằng ngày, cô am hiểu tường tận thói quen, sở thích của đồng đội. Cô luôn
yêu thương quan tâm đến họ.
+ Khi Phương Định ngồi trực điện thoại trong hang, còn hai đồng đội của cô đang phá bom trên
cao điểm. Lúc này, cô vô cùng lo lắng sốt ruột, lo tới mức, cô đã gắt vưới đại đội trưởng ở trong
điện thoại khi được hỏi tình hình. Và mãi cho đến lúc, cô nghe thấy tiếng súng chi viện của các
anh cao xạ cô mới thở phào nhẹ nhõng, bởi tiếng sung ấy báo hiệu đồng đội của cô đã được an
toàn.
+ Họ chăm sóc cho nhau chu đáo như chị em ruột thì hiện sâu sắc trong một lần phá bom Nho bị
thương. Lúc này Phương định và chị Thao lo lắng tới cuống cuồng, Chị Thao muốn Phương định
hát cho mình nghe để lấy lại tinh thần, nhưng lúc này Phương Định không thể hát, cô một long lo
lắng cho Nho, nhưng cô luôn thông cảm cho nỗi sợ của chị Thao. Phương định đã ân cần, chăm
sóc cho Nho như một người em gái ruột bé nhỏ, cô rửa vết thương, băng bó, tiêm thuốc và pha
sữa cho Nho uống.
=> Có thể thấy tình đồng chí đồng đội của Phương định thật thiêng liêng cao cả đáng quý chính
nó đã tiếp thêm động lực cho cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
(4) Phương Đinh là một nữ thanh niên xung phong yêu nước, dũng cảm, trách nhiệm không
sợ hi sinh:
+ Phương Định là một cô gái có tuổi đời còn rất trẻ, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc,
cô đã gác lại biết bao ước mơ thanh xuân hoài bão của tuổi trẻ để đi vào kháng chiến, chiến
trường khốc liệt từ rất sớm và chọn công việc trong tổ trinh sát mặt đường, phá bom nguy hiểm
và khó khăn cận kề vưới cái chết, mà thần chết là một tên không thích đùa, hắn ta luôn lẩn trốn
trong những quả bom. Dường như, chính công việc ấy đã tôi luyện cho cô lòng dũng cảm, trách
nhiệm không sợ hi sinh.
+ Có lẽ, vẻ đẹp dũng cảm, trách nhiệm, không sợ hi sinh được thể hiện rõ nhất trong một lần cô
đi thực hiện nhiệm vụ phá bom trên cao điểm:
- Khi tiến tới quả bom, trong khung cảnh chứa đầy sự căng thẳng ,vắng lặng đến phát sợ ,đất
nóng, khói đen nghi ngút, thần kinh cô căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân vẫn chạy
dù biết ở dưới vẫn còn có những quả bom chưa nổ. Cô có một chút lo lắng và cô tự hỏi tự trả lời
để trấn an bản thân mình.
- Khi đến gần quả bom, lúc này, cô cảm nhận được ánh mắt của đồng đội đang dõi theo, cô nhớ
tới những lời của các anh cao xạ, anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đường hoàng
mà bước tới. Những điều ấy như tiếp thêm động lực chiến đấu, cô bình tĩnh trở lại và quyết định
không đi khom mà tiến thẳng tới quả bom! Tư thế ấy thể hiện lòng tự trọng thể hiện ý chí mạnh
mẽ giúp cô vượt qua sợ hãi.
- Khi phá bom, cô tập trung cao độ, với những thao tác thuần thục, nhanh gọn được thực hiện,
dù cho tiếng xẻng chạm vào quả bom sắc nhọn đến gai người, như cứa vào da thịt cô thì cô vẫn
cố gắng hành thành tốt nhiệm vụ, không được chậm trễ, cô như chạy đua với thần chết, bởi cô
biết thần chết có thể đến bất cứ lúc nào. Và cô châm ngòi nổ…
- Lúc đợi bom nổ, núp mình sau bức tường đất cô vô cùng hồi hộp, cô có nghĩ đến cái chết,
những đó chỉ là một cái chết mờ nhạt. Điều cô quan tâm lúc này là bom có nổ hay không và nếu
bom không nổ thì làm sao để châm mìn lần thứ hai. Ta có thể thấy, cô thực sự là một người dũng
cảm trách nhiệm, đạt nhiệm vụ lên trên mạng sống mà không sợ hi sinh.
- Khi bom đã nổ “một thứu tiếng kì quái đến váng óc”. Nhưng chính tiếng nổ ấy đã giúp cô xua
tan đi mọi lo lắng, căng thẳng, hồi hộp. Và đến bây giờ thần kinh cô mới được chùng xuống, cô
“phủi áo” coi như chuyện bình thường rồi chạy đến với những người đồng đội và nở nụ cười với
hàm rang trắng và khuôn mặt lấm lem. Đó chính là vẻ đẹp ngạo nghễ trước khó khăn khốc liệt
của chiến tranh.
=> Chính nhờ tình yêu nước, sự gan góc dũng cảm, trách nhiệm cao Phương định đã thực hiện
tốt công việc của mình. Lê Minh khuê đã xây dựng thành công hình tượng cô gái thanh niên
xung phong Phương định, cô là hình ảnh đẹp đẽ, cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong phong
trào kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên tuyến đường Trường Sơn “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”

You might also like