Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHỦ ĐỀ 4 (Buổi 5):

Thông qua những tìm hiểu về lợi tức, hãy lý giải tình trạng trong quý III năm 2021,
ngân hàng thương mại tại Việt Nam giảm sâu lãi suất cho vay, nhưng các doanh
nghiệp không muốn vay vốn.
Lý giải tình trạng trong quý III năm 2021, ngân hàng thương mại tại Việt Nam
giảm sâu lãi suất cho vay, nhưng các doanh nghiệp không muốn vay vốn.
Trong nền kinh tế thị trường, luôn xuất hiện hiện tượng có chủ thể thì có lượng tiền
nhàn rỗi, trong khi lại có những chủ thể khác cần tiền để mở rộng sản xuất kinh
doanh. Tình hình đó thúc đẩy hình thành quan hệ cho vay và đi vay. Người cho vay
sẽ thu được lợi tức. Người đi vay phải trả lợi tức cho người cho vay. Nhà tư bản
hoạt động đầu tư tư bản vào các lĩnh vực (sản xuất hoặc thương nghiệp) để thu
được lợi nhuận. Anh ta sẽ phải trích ra một phần để trả cho người sở hữu tư bản.
Trong quý III năm 2021, ngân hàng thương mại tại Việt Nam giảm sâu lãi suất cho
vay, nhưng các doanh nghiệp không muốn vay vốn do:
Trước những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, doanh nghiệp đối
mặt với rất nhiều khó khăn trong hoạt động hoặc phải tạm dừng hoạt động, doanh
thu sụt giảm, gián đoạn dòng tiền, chi phí tăng, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn.
1. Rủi ro nợ xấu phát sinh. Do dịch COVID-19, các thị trường và hoạt động của
doanh nghiệp gặp khó khăn, tổng cầu giảm; tài chính của doanh nghiệp và dòng
tiền bị gián đoạn do tạm ngưng hoạt động, đóng cửa và thị trường tiêu thụ gặp khó,
thu hẹp sản xuất...Vì vậy, doanh nghiệp gặp khó khăn trong vay trả nợ ngân hàng,
tiềm ẩn nợ xấu phát sinh.
2. Chu chuyển vốn chậm và vòng quay tín dụng chậm lại, do chính quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị tạm ngưng hoạt động, gián đoạn sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa chậm.
3. Chi phí tăng. Hoạt động trong điều kiện giãn cách xã hội và bối cảnh phòng
chống dịch bệnh COVID-19, chi phí hoạt động của các doanh nghiệp cũng tăng
thêm: chi phí cho công tác phòng chống dịch, để thực hiện tốt nguyên tắc 5K và
đảm bảo phòng chống lây nhiễm cho môi trường làm việc; chi phí xét nghiệm và
chi phí cho các biện pháp giãn cách xã hội, với việc thực hiện mô hình 3 tại chỗ và
một cung đường hai điểm đến; chi phí xét nghiệm và chi phí cho các biện pháp
giãn cách xã hội; chi phí bảo vệ sức khỏe cán bộ nhân viên...Hoạt động kinh doanh
thu hẹp, song các chi phí quản lý, chi phí tiền lương, bảo hiểm vẫn phải đảm bảo
cho cán bộ nhân viên.
4. Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nhiều tỉnh thành phải thực hiện giãn cách xã
hội theo chỉ thị 16, dẫn đến đứt gãy nguồn cung ứng sản xuất hàng hóa.
=> Dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp. Trên thực tế, dù ngân hàng giảm sâu lãi suất cho vay nhưng
nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh vẫn chưa có phương án chuyển đổi
sản xuất, kinh doanh hiệu quả nên chưa mặn mà với việc vay vốn. Trong thời điểm
đó, nếu doanh nghiệp quyết định vay vốn của ngân hàng, do ảnh hưởng của dịch
bệnh tác động khiến doanh thu của doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn, thậm chí có
trường hợp lỗ vốn sẽ không có đủ năng lực tài chính để hoàn trả lại vốn và lợi tức
cho ngân hàng.

You might also like