Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

1. Nêu đối tượng, nhiệm vụ và các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học
phát triển.
2. Trình bày các cách thiết kế nghiên cứu trong Tâm lý học phát triển. Nêu
những ưu điểm và nhược điểm của chúng.
3. Hãy vận dụng quan điểm phát triển của CNDVBC để giải thích khái niệm
phát triển tâm lý người.
4. Trình bày nội dung và đánh giá tính khoa học của các học thuyết nguồn gốc
sinh vật, thuyết nguồn gốc xã hội và thuyết hội tụ hai yếu tố về sự phát triển tâm lý
người.
5. Trình bày những nội dung cơ bản trong học thuyết về sự phát triển trí tuệ
của J. Piaget.
6. Trình bày những nội dung cơ bản trong thuyết văn hoá xã hội của
L.X. Vưgôtxki.
7. Trình bày nội dung cơ bản của thuyết hoạt động về sự phát triển. Khái niệm
hoạt động chủ đạo.
8. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nhất giữa các quan niệm
về sự phát triển nhận thức trẻ em của J. Piaget và L.X. Vưgôtxki.
9. Nêu các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ em theo J. Piaget.
10. Các giai đoạn phát triển nhân cách theo S. Freud.
11. Các giai đoạn phát triển nhân cách theo E. Ericson.
12. Trình bày sự phát triển nhận thức, xúc cảm và ngôn ngữ của trẻ em từ khi
sinh ra đến 1 tuổi.
13. Nêu vai trò của giao tiếp xúc cảm trực tiếp (tình cảm gắn bó) giữa mẹ và con
đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em trong năm đầu đời.
14. Trình bày sự phát triển nhận thức, xúc cảm và ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến
3 tuổi.
15. Phân tích vai trò của hoạt động với đồ vật dưới sự hướng dẫn của người lớn
đối với sự phát triển tâm lý trẻ em từ 1 đến 3 tuổi.
16. Nêu những nguyên nhân và biểu hiện của khủng hoảng 3 tuổi.
17. Phân tích vai trò của trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề đối
với sự phát triển các quá trình nhận thức, xúc cảm và ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi
mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi).
18. Sự phát triển các động cơ và tự ý thức của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (từ 3 đến
6 tuổi).
19. Nêu những thay đổi về cơ thể và hoạt động của trẻ từ 6 đến 11, 12 tuổi
20. Chứng minh rằng hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh từ 6
đến 11, 12 tuổi.
21. Trình bày sự phát triển nhận thức, xúc cảm và tự ý thức của trẻ em từ 6 đến
11, 12 tuổi.
22. Phân tích vị thế xã hội và những khó khăn cơ bản của tuổi thiếu niên.
23. Sự phát triển trí tuệ ở tuổi thiếu niên (11, 12 – 15 tuổi)
24. Những thay đổi trong tính chất các mối quan hệ giao tiếp ở tuổi thiếu niên.
25. Phân tích sự không ổn định về mặt nhân cách và các vấn đề của tuổi thiếu
niên.
26. Nêu sự hình thành và phát triển những cấu trúc tâm lý mới (cảm giác mình
là người lớn; cái Tôi; tự xác định bản thân) ở lứa tuổi thanh niên (15, 16 – 18, 20
tuổi).
27. Sự phát triển nhận thức của người trưởng thành (20 – 40 tuổi): Các giai đoạn
tư duy tuổi đầu trưởng thành theo W. Perry; Tính linh hoạt của trí tuệ theo
W. Shaie
28. Các nhiệm vụ phát triển ở đầu tuổi trưởng thành theo E. Erikson và D.
Levinson
29. Sự phát triển của người trưởng thành trong mối liên hệ giữa cái Tôi cá nhân,
cái Tôi là thành viên của gia đình và cái Tôi là chủ thể của hoạt động lao động.
30. Xây dựng gia đình là một nhiệm vụ của người trưởng thành: Lý thuyết tình
yêu của R. Sternberg, sự hình thành cặp vợ chồng và bắt đầu làm cha mẹ.
31. Vấn đề đánh giá lại các giá trị vào giữa cuộc đời của người trung niên.
“Khủng hoảng tuổi trung niên” có phải là điều tất yếu xảy ra với mọi người? Tại
sao?
32. Hãy nêu sự thay đổi khả năng nhận thức ở tuổi trung niên (40 – 60 tuổi): Trí
tuệ lưu chuyển và trí tuệ kết tinh; sự thay đổi chức năng của trí tuệ.
33. Sự phát triển tâm lý xã hội ở tuổi trung niên: Những nhiệm vụ phát triển ở
tuổi trung niên theo E. Erikson và R. Peck.
34. Phân tích các mối quan hệ liên nhân cách của người trung niên: mối quan hệ
với con cái đã trưởng thành; mối quan hệ vợ chồng; mối quan hệ với cha mẹ già;
bắt đầu thực hiện vai trò người ông, người bà; mối quan hệ với bạn bè.
35. Nêu đặc điểm phát triển tâm lý ở người cao tuổi (Những thay đổi về thể
chất, khả năng nhận thức, sự phát triển nhân cách). Con cháu nên ứng xử với người
cao tuổi trong gia đình như thế nào?
36. Sự phát triển nhận thức ở người cao tuổi. Những đặc điểm của tính sáng suốt
ở người cao tuổi
37. Các giai đoạn thích nghi với cái chết ở người sắp mất, Những người chăm
sóc nên ứng xử với người sắp mất như thế nào?

You might also like