Nhom 1 GK Đhlkt17att

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa Luật
----------------------------

TIỂU LUẬN NHÓM NĂM HỌC 2024-2025


MÔN HỌC: LUẬT ĐẤT ĐAI
Câu 8: Luật Đất Đai 2013 Quy Định Nội Dung: “Khi Lập Kế Hoạch Sử Dụng Đất Cấp Tỉnh Và
Cấp Huyện Trong Trường Hợp Nhà Nước Thu Hồi Đất Để Thực Hiện Các Dự Án Hạ Tầng Kỹ
Thuật, Xây Dựng, Chỉnh Trang Đô Thị, Khu Dân Cư Nông Thôn Thì Phải Đồng Thời Xác Định Vị
Trí, Diện Tích Đất Thu Hồi Đất Trong Vùng Phụ Cận Để Đấu Giá Quyền Sử Dụng Đất Thực Hiện
Dự Án Nhà Ở, Thương Mại, Dịch Vụ, Sản Xuất, Kinh Doanh”. Các Em Hãy Phân Tích, Đánh Giá
Những Vướng Mắc, Bất Cập Liên Quan Đến Thực Hiện Quy Định Trên, Từ Đó Kiến Nghị Hoàn
Thiện Pháp Luật Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thực Thi Pháp Luật Liên Quan Đến Vấn Đề
Này.
Bên Cạnh Đó, Có Thực Trạng Là Mỗi Khi Mở Rộng Một Con Đường Ở Các Thành Phố Lớn Thì
Xuất Hiện Nhiều Căn Nhà Siêu Mỏng, Siêu Nhỏ, Siêu Méo Gây Hình Ảnh Xấu Xí Cho Đô Thị
Hiện Đại. Các Em Hãy Đề Xuất Giải Pháp Cho Các Vấn Đề Này

Lớp HP: DHLKT17ATT


Mã HP: 422001514801
Nhóm: 01
Khoa: Luật
Giảng viên hướng dẫn: Thành Minh Chánh

TP HCM, THÁNG 03 NĂM 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Luật
----------------------------

TIỂU LUẬN NHÓM NĂM HỌC 2024-2025


MÔN HỌC: LUẬT ĐẤT ĐAI

Họ và tên Mã số sinh viên SĐT


Phạm Thị Cẩm Vân 21013611
Lê Huỳnh Hải Thanh 21052171
Nguyễn Ngọc Thanh 21007011 0393836249
Duy
Nguyễn Kim Ngân 21005651 0909245967

Trần Nguyễn Quỳnh 21027031 0788851665


Giang
Lê Trung Nam 21040861 0775751110

TP HCM, THÁNG 03 NĂM 2024

DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ


THÀNH VIÊN THEO NHÓM.
ST Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Mức độ Ghi
T hoàn chú
thành
1 Trần Nguyễn Quỳnh 21027031 Phân công, %
Giang kiểm tra tiểu
luận

Phạm Thị Cẩm Vân Tìm kiếm tài %


liệu
2 Nguyễn Ngọc Thanh Duy 21007011 Tìm kiếm tài %
liệu, tổng
hợp bài,
word
3 Nguyễn Kim Ngân 21005651 Tìm kiếm tài %
liệu, sửa nội
dung
4 Lê Hải Thanh Tìm kiếm tài %
liệu

5 Lê Trung Nam 21040861 Tìm kiếm tài %


liệu

Nhóm trưởng

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy cô Trường Đại
học Công nghiệp TP. HCM và Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện, cũng như
cung cấp các cơ sở vật chất, môi trường học tập nghiêm túc để nhóm chúng em và các
bạn khác có thể tiếp cận với môn LUẬT ĐẤT ĐAI t– môn học khá là quan trọng cho
chuyên ngành của bọn em.

Và để hoàn thành bài tiểu luận này, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng
viên bộ môn LUẬT ĐẤT ĐAI - Thầy Thành Minh Chánh đã giảng dạy tận tình, chi
tiết những kiến thức căn bản để nhóm chúng em có thể vận dụng vào bài tiểu luận này.

Chúng em đã cố gắng và bỏ nhiều công sức tìm hiểu đề tài này song vẫn còn nhiều
hạn chế về mặt kiến thức trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sẽ nhận được sự nhận xét, phê bình và đóng góp ý kiến từ phía
thầy, nhằm cho bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối, nhóm em xin kính chúc thầy có nhiều sức khỏe và thành công trong công
tác.

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRƯỜNG HỢP THU HỒI ĐẤT VÀ
THẨM QUYỀN THU HỒI ĐẤT..................................................................................
1.1. Đặc điểm về thu hồi đất.......................................................................................

1.2. Các trường hợp thu hồi đất..................................................................................

1.3. Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất..............................................................

1.4. Thu hồi đất ở vùng phụ cận.................................................................................

1.4.1. Khái niệm......................................................................................................

1.4.2. Các trường hợp thu hồi đất vùng phụ cận theo quy định của Luật Đất
đai năm 2013...........................................................................................................

1.4.3. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất vùng phụ cận....................................

CHƯƠNG 2: NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP


LUẬT VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT Ở VÙNG PHỤ CẬN.........................................

2.1. Bất cập về vấn đề thu hồi đất ở vùng phụ cận.....................................................

2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật................................................................

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ NHÀ SIÊU


MỎNG, SIÊU VẸO PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT.................

3.1. Thực trạng nhà siêu mỏng siêu vẹo.....................................................................

3.2. giải pháp đề ra để ngăn chặn nhà siêu mỏng siêu vẹo.........................................

KẾT LUẬN.................................................................................................................
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRƯỜNG HỢP THU HỒI ĐẤT VÀ
THẨM QUYỀN THU HỒI ĐẤT

1.1. Đặc điểm về thu hồi đất

Khái niệm: Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: “Thu hồi đất là
việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất
đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lí theo quy định của
Luật đất đai”.

Thu hồi đất được hiểu là trường hợp Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng
đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu
lại đất đang thuộc quyền sử dụng đất của người khác, và trường hợp có hành vi vi
phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.
1.2. Các trường hợp thu hồi đất

Căn cứ theo Điều16, 61,62,63,65 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước sẽ thu hồi đất trong
các trường hợp sau:

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất; hoặc thu lại đất của người sử dụng đất
vi phạm pháp luật về đất đai.

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013; quy định các trường hợp Nhà nước thu
hồi đất như sau:

Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có
nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Thứ nhất, Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh. Việc thu hồi đất vì mục
đích, quốc phòng, an ninh thường được xác định là thu hồi đất để thực hiện việc xây
dựng, tạo dựng các công trình an ninh quốc phòng như nơi đóng quân, trụ sở làm việc
1
của cơ quan công an, quân đội, hoặc xây dựng thành căn cứ quân sự, cảng, ga quân sự,
hay kho tang của lực lượng vũ trang; hoặc xây dựng để dựng thành trường bắn, thao
trường, khu thử nghiệm hoặc phá bỏ vũ khí quân sự, xây dựng nhà công vụ. Các
trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật đất đai năm 2013.

Thứ hai, Thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công
cộng. Việc thu hồi đất để nhằm thực hiện các dự án xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình công cộng – dân sinh, khu đô thị, khu công nghiệp, hay các công trình giao
thông, thủy lợi, điện lực và các dự án phát triển kinh tế – xã hội hoặc dự án công trình
công cộng khác do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư,
hoặc các dự án khác do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận. Các trường hợp này cũng
được quy định cụ thể tại Điều 62 Luật đất đai năm 2013.

Thứ ba, Thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Người đang sử dụng đất có thể bị Nhà nước thu hồi đất nếu trong quá trình sử dụng đất
có một trong các hành vi vi phạm quy định của luật đất đai được quy định tại Điều 64
Luật đất đai năm 2013, Điều 15, Điều 66, 100 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Thứ tư, Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, do chấm dứt việc sử
dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc do việc sử dụng đất có nguy cơ đe dọa đến
tính mạng con người. Việc quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp này được
thực hiện khi có một trong các căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật đất đai năm
2013, cụ thể gồm các trường hợp:

Người đang sử dụng đất tự nguyện trao trả đất lại cho Nhà nước.

Người sử dụng đất là cá nhân bị chết và không có người thừa kế; trường hợp người
sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì bị giải thể, phá sản,
không có nhu cầu sử dụng đất hoặc chuyển địa điểm kinh doanh.

Đất đang sử dụng nằm trong khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sụt lún, sạt
lở, bị ảnh hưởng thiên tai là mối đe dọa tính mạng con người.

Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng đã hết thời hạn sử dụng đất và
không được gia hạn.

Có thể thấy, việc Nhà nước thu hồi đất không được tùy ý mà phải thuộc một trong
các trường hợp mà pháp luật quy định. Đồng thời, dù thu hồi đất trong trường hợp nào
2
thì việc thu hồi đất của Nhà nước cũng sẽ làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người
sử dụng đất kể từ thời điểm thu hồi đất. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất
nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của Luật đất đai 2013 thì được bồi
thường. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng
với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo
giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm
quyết định thu hồi đất. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được luật đất đai quy
định phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy
định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy những trường hợp Nhà nước thu hồi đất đều vì lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng. Việc thu hồi đất trước hết để đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội. Và phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ
tầng, các khu công nghiệp, khu đô thị mới, … Từ đó, tạo cơ sở phát triển đất nước, cải
thiện cuộc sống người dân, nâng cao thu nhập.
1.3. Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất

Theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi

bao gồm:

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh)

Thu hồi đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ
chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ
trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở
tại Việt Nam.

Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện)

Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam.

3
Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của
UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi hoặc ủy
quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi.

Như vậy, theo quy định nêu trên, chỉ có hai chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất là
UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện; UBND cấp xã không có thẩm quyền thu hồi đất.
1.4. Thu hồi đất ở vùng phụ cận

1.4.1. Khái niệm

Vùng phụ cận:

Đến nay, tuy chưa có định nghĩa pháp lý nào giải thích cụ thể “vùng phụ cận” nhưng
theo cách hiểu thông thường trong hoạt động thu hồi đất, đây là vùng tiếp giáp, liền kề
với một diện tích đất về mặt vị trí với nơi có đất được thu hồi

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, việc thu hồi đất vùng phụ cận phải được
thể hiện trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện;

Các trường hợp thu hồi đất vùng phụ cận phải được xác định cùng với việc xác định
vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục
đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

Việc thu hồi đất vùng phụ cận được áp dụng đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây
dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; phương thức chuyển giao đất cho nhà
đầu tư là phải thông qua đấu giá; việc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án
nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.

1.4.2. Các trường hợp thu hồi đất vùng phụ cận theo quy định của Luật Đất đai
năm 2013

1.4.3. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất vùng phụ cận.

Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 40 của Luật Đất đai về qui hoạch sử dụng đất
cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đối với đất vùng phụ cận.

Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 39 của Luật Đất đai về qui hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đối với đất vùng phụ cận.

4
CHƯƠNG 2: NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT Ở VÙNG PHỤ CẬN
2.1. Bất cập về vấn đề thu hồi đất ở vùng phụ cận

Thứ nhất, một số quy định pháp luật chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó, một số thuật ngữ như “chỉnh trang đô thị”, “khu dân cư nông thôn” có
liên quan đến việc thu hồi đất vùng phụ cận chưa được định nghĩa, giải thích rõ ràng
trong các quy định pháp luật hiện hành, dẫn đến tình trạng khó hiểu, khó áp dụng, dễ
tạo kẽ hở pháp luật cho những đối tượng có ý đồ trục lợi.

Thứ hai, thiếu tiêu chí chung xác định phạm vi vùng phụ cận.

Thực tế ở một số địa phương thời gian qua cho thấy việc xác định phần đất dôi dư
được bán đấu giá để triển khai thực hiện dự án không dễ vì cơ chế pháp lý cho việc thu
hồi đất vùng phụ cận chưa rõ ràng. Vấn đề đặt ra là cần xác định rõ giới hạn cho diện
tích vùng phụ cận thu hồi để hạn chế tình trạng diện tích “vùng phụ cận” trong nhiều
trường hợp lớn hơn cả “vùng chính”. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo để
bổ sung, hoàn thiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thực hiện trong thời gian
tới.

Thứ ba, bất cập trong trình tự thu hồi đất vùng phụ cận và ứng vốn giải phóng mặt
bằng

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định về trình tự, thủ tục
theo dự án, tức là khi có chủ đầu tư ứng vốn giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, chưa
có quy định đối với trường hợp thu hồi đất vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất
được thực hiện khi chưa có chủ đầu tư. Từ đó dẫn đến những bất cập như: vốn để thực
hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lấy từ nguồn nào?

Thứ tư, kéo theo thực trạng mới - “nhà siêu mỏng, siêu méo”.

Sau khi thu hồi đất đã phát sinh nhiều trường hợp diện tích còn lại sau thu hồi nhỏ
hơn diện tích tối thiểu tách thửa và nhiều nhà, đất không đủ điều kiện về diện tích
được cấp phép xây dựng và việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định chi tiết
tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT

5
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về thu hồi đất vùng
phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án, vấn đề đặt ra là cần sửa đổi
Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng có những quy
định cụ thể hơn về thu hồi đất vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự
án, góp phần hoàn thiện pháp luật đất đai trong thời gian tới. Cụ thể, cần thực hiện
đồng bộ một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nên có một chương riêng trong Luật Đất đai quy định về thu hồi đất theo
quy hoạch và thu hồi đất vùng phụ cận, trong đó có quy định các nguyên tắc, quy
trình, cơ chế tài chính và các cơ quan phối hợp trong quá trình tạo quỹ đất sạch. Xây
dựng tiêu chí xác định phạm vi thu hồi đất theo từng loại công trình, dự án, xác định
mức độ cho phép của các dự án liên hợp hoặc khu dân cư xen kẽ trong các dự án phát
triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai cần hướng dẫn các nội dung
liên quan đến việc tạo cơ chế thu hồi đất vùng phụ cận cho chính quyền địa phương
thực thi theo một số nội dung cụ thể sau:

Giải thích rõ nội hàm một số thuật ngữ như: “vùng phụ cận”, “chỉnh trang đô thị”,
“khu dân cư nông thôn” để tạo ra sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng.

Hướng dẫn rõ quy mô dự án nào thì Nhà nước thu hồi đất và thu hồi vùng phụ cận để
làm căn cứ giúp cơ quan có thẩm quyền lựa chọn, phê duyệt đúng các dự án cần thu
hồi đất vùng phụ cận;

Xây dựng các tiêu chí cụ thể xác định vùng phụ cận cần phải thu hồi như diện tích
tối thiểu, diện tích tối đa được phép thu hồi tương ứng với quy mô của các dự án, ranh
giới để xác định vùng phụ cận, ..

Quy định rõ các nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ...

Thứ ba, cần có quy định về thực hiện hội nghị lấy ý kiến về nhu cầu sử dụng đất của
các nhà đầu tư trước khi triển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tham
khảo ý kiến các nhà đầu tư về xác định vùng phụ cận, định hướng khai thác quỹ đất
sạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy định này nhằm đổi mới kế hoạch sử
6
dụng đất hằng năm theo hướng phải thể hiện được nhu cầu sử dụng đất của các dự án
đầu tư, của các ngành, lĩnh vực, làm căn cứ để Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng chính sách tài chính về đất đai; nâng
cao chất lượng quy hoạch và gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với nhu
cầu, nguyện vọng của các nhà đầu tư.

Thứ tư, xây dựng chính sách thu hút nhà đầu tư tham gia đấu giá thực hiện dự án tại
các vùng phụ cận đã được thu hồi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá
quyền sử dụng đất, trong đó yếu tố chính sách, pháp luật tác động đáng kể đến đấu giá.
Vì vậy, cần ban hành các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực
để thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh... Song song đó, Nhà nước cần tiếp tục cải cách
quy trình và thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai nhằm tạo hành lang pháp lý vững
chắc, giúp các nhà đầu tư an tâm, mạnh dạn tham gia khai thác quỹ đất sạch đã được
thu hồi.

Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai. Việc triển khai, phổ biến thu
hồi đất vùng phụ cận phải bảo đảm tính minh bạch, công khai, có quy định rõ ràng về
thời gian, tiến độ, cơ chế đền bù, tái định cư, ... để người dân, doanh nghiệp, nhà đầu
tư hiểu rõ ý nghĩa, lợi ích, giá trị của việc thu hồi đất, từ đó tạo được sự đồng thuận
của đa số người bị thu hồi đất. Khi lợi ích các bên có được sự công bằng, minh bạch sẽ
bảo đảm tính thượng tôn pháp luật, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý đất đai của Nhà
nước, tạo nền tảng để kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển nhanh, bền vững.

7
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ NHÀ SIÊU
MỎNG, SIÊU VẸO PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT

Việc xuất hiện các nhà siêu mỏng siêu vẹo thì xuất phát từ lòng ham muốn sinh lợi
của người dân, khi trên giấy tờ ghi một số liệu khác nhưng lúc kiểm chứng lại khống
thêm đất, cũng chính vì lòng ham muốn đó đã xuất hiện nhiều nhà siêu mỏng siêu vẹo
với mục đích xây dựng để đấu giá bất động sản.

Phần lớn những căn nhà siêu mỏng siêu vẹo điều xuất phát từ sau những cuộc giải
phóng mặt bằng mở rộng đường từ chính phủ nhà nước, cắt đất của dân để xây dựng
mở rộng đường thì dẫn đến việc đất dân ít dần và khi họ muốn xây nhà cho con họ thì
lại không có diện tích để xây nên mới xuất hiện tình trạng những căn nhà mọc lên như
nấm thổi.
3.1. Thực trạng nhà siêu mỏng siêu vẹo

Tình trạng này đã và đang diễn ra ở trục đường Cách Mạng Tháng Tám trên địa bàn
quận Tân Bình. Sau nỗ lực giải phóng mặt bằng để mở rộng mặt đường nhằm tiến
hành xây dựng tuyến metro số 2, (Theo báo Người Lao Động) ghi nhận 86 căn nhà có
diện tích dưới chuẩn, chiếm 23% tổng số căn nhà bị ảnh hưởng. Vị trí có nhà siêu nhỏ
nằm tập trung nhiều nhất đoạn gần ngã tư Bảy Hiền. Theo ghi nhận của phóng viên,
thì có căn nhà bề rộng chỉ 0,7 m và tổng diện tích chưa đến 12 m2 do ông N.V.T sở
hữu, đang được rao bán 4,5 tỉ đồng.

Vấn đề đặt ra

Về vấn đề này thì theo ông Mai Văn Thuận, Trưởng Phòng Quản lý Đô thị quận Tân
Bình, cho biết những căn nhà siêu mỏng được hình thành là do phần diện tích sau khi
giải phóng vẫn còn và chủ nhà sửa chữa theo hiện trạng cũ, với điều kiện không được
phép xây dựng mới, tăng diện tích sàn.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM (theo
một bài viết của trang báo Điện tử chính phủ ngày 4/3/2021 thực hiện bởi Minh Hùng)
cho biết Ở Việt Nam, thông thường các địa phương thực hiện theo nguyên tắc dự án hạ
tầng cần đất đến đâu thì thu hồi đến đó, do đó có người mất toàn bộ đất cho hạ tầng, có
người còn lại một phần, có khi rất nhỏ.

8
3.2. giải pháp đề ra để ngăn chặn nhà siêu mỏng siêu vẹo

Để có thể giảm bớt và chấm dứt được thực trạng các căn nhà như vậy thì giải pháp
hợp lý nhất được đưa ra là thu hồi đấu giá đất đai 2 bên con đường và hỗ trợ tái định
cư cho các hộ dân đó.

Về vấn đề này thì vừa qua UBND TPHCM vừa có quyết định phê duyệt Đề án
"Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TPHCM".
Một trong những nội dung của Đề án đang được dư luận quan tâm, đó là TPHCM sẽ
thu hồi đất kế bên công trình hạ tầng để đấu giá. Phần đất dư được đưa ra đấu giá, thu
kinh phí phục vụ triển khai thực hiện dự án. Như vậy, phương thức này đảm bảo hạn
chế xung đột lợi ích, cảnh quan mặt phố đẹp hơn, và đảm bảo được bền vững xã hội.

Tăng cường kiểm soát xây dựng: Áp dụng chính sách kiểm soát chặt chẽ các hoạt
động xây dựng trái phép.

Khuyến khích tái định cư: khuyến khích người dân sống trong các căn nhà siêu nhỏ,
mỏng, méo di dời và tái định cư tại các khu vực mới

Cải tạo các khu đất vắng: Để tạo ra các khu đô thị mới, làm giảm áp lực về diện tích
đất, tăng khả năng tái định cư cho người dân.

Tăng cường tuyên truyền và giáo dục cho người dân về mỹ quan đô thị từ đó khuyến
khích người dân đi dời và tái định cư ở một nơi khác phù hợp hơn.

Xây dựng chính sách thu hút nhà đầu tư tham gia đấu giá thực hiện dự án tại các
vùng phụ cận đã được thu hồi.

9
KẾT LUẬN

Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc thu hồi đất để phát
triển kinh tế - xã hội là vấn đề tất yếu khách quan.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các quy định của pháp luật đất đai
hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan vẫn chưa thực sự phù hợp với thực
tiễn, chưa giải quyết được mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư
và người có đất bị thu hồi, đặc biệt là vùng đất phụ cận.

Vấn đề này hiện vẫn còn nhiều bất cập và chưa có luật định rõ ràng đồng thời thể
hiện được sự liên kết và ảnh hưởng qua lại giữa cơ quan các cấp và người dân, nâng
cao vai trò đồng thuận và hợp tác hài hòa giữa nhà nước và dân để thúc đẩy xã hội

10
Tài liệu tham khảo:

1. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Luat-dat-dai-2013-
215836.aspx

2. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/825836/hoan-
thien-phap-luat-dat-dai-tu-goc-nhin-ve-thu-hoi-dat-vung-phu-can-de-dau-
gia-quyen-su-dung-dat-thuc-hien-du-an.aspx

You might also like