Tiểu Luận Triết Học 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

…...0O0…..

BÀI TẬP LỚN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề tài số 2:

Quan niệm duy vật biện chứng về ý thức và vai trò của ý thức trong thực
tiễn, từ đó phân tích vai trò của ý thức trong thực tiễn phát triển kinh tế
(hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay.

Họ, tên Sinh viên: Khương Thị Hà Linh

Mã SV: 11235899

Lớp LLNL1105(123)_16 Khóa 65

Hà Nội - 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………....3
NỘI DUNG……………………………………………………………………………3
1. KHÁI NIỆM Ý THỨC………………………………………………………….3
1.1. Nguồn gốc của ý thức……………………………………………………….3
1.2. Bản chất của ý thức…………………………………………………………4
2. VAI TRÒ CỦA Ý THỨC TRONG THỰC TIỄN……………………………….6
3. VAI TRÒ CỦA Ý THỨC TRONG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT
NAM HIỆN NAY…………………………………………………………………....6
3.1. Bối cảnh Việt Nam hiện nay………………………………………………...6
3.2. Vai trò của nhân tố tri thức Khoa học - công nghệ…………………………7
3.3. Vai trò của nhân tố tình cảm, ý chí………………………………………….8
3.4. Vai trò của nhân tố tư tưởng chính trị ……………………………………..10
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….. 12
MỞ ĐẦU

Nếu bạn đang ngồi ở một quán cà phê, hãy thử nhắm mắt lại và lắng nghe. Bạn có
thể nghe thấy tiếng nhạc du dương, tiếng xe cộ qua lại, tiếng người nói chuyện, v.v...
Bây giờ, hãy mở mắt ra và nhìn xung quanh. Bạn thấy những con người, tòa nhà, cây
cối, con vật, v.v... đang hiện hữu. Bạn có thể nghe, nhìn thấy những âm thanh, hình
ảnh quen thuộc hay lạ lẫm, gần gũi hay xa xôi. Bạn cảm nhận được thế giới đang vận
động ở quanh bạn. Những âm thanh và hình ảnh đó đều thuộc về thế giới khách quan,
tồn tại độc lập với ý thức của con người. Nhưng con người có thể cảm nhận chúng
qua các giác quan, qua ý thức của mình. Con người là sinh vật duy nhất trên Trái đất
có ý thức. Ý thức là đặc trưng cơ bản, là cơ sở để con người nhận thức và cải tạo thế
giới. Nhờ có ý thức, con người có thể học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng và bảo vệ
xã hội. Cũng nhờ có ý thức, con người có khả năng vượt qua những khó khăn, thử
thách, đạt được những thành tựu to lớn. Vì thế ý thức từ lâu đã là một đề tài quan
trọng trong Triết học, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, ở nhiều giai đoạn khác
nhau. Trong đó, Triết học Mác – Lê-nin đã đề cập đến quan niệm duy vật biện chứng
về ý thức và vai trò của ý thức trong thực tiễn. Đặc biệt là đối với bối cảnh kinh tế
Việt Nam đầy cơ hội và thách thức hiện nay, ý thức của con người vẫn giữ vai trò vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Đây cũng là cơ sở để em
lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Quan niệm duy vật biện chứng về ý thức và vai trò của ý
thức trong thực tiễn, từ đó phân tích vai trò của ý thức trong thực tiễn phát triển kinh
tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay.”
NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM Ý THỨC

Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Từ xa xưa,
trong nhân loại đã xuất hiện nhiều quan niệm về ý thức. Trong đó, theo quan niệm
duy vật biện chứng, ý thức là đời sống tinh thần của con người, phản ánh năng động,
sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm ý thức, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc và bản chất
của nó.

1.1. Nguồn gốc của ý thức.

Ý thức con người có nguồn gốc tự nhiên. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm
bộ óc con người và sự tác động của thế giới khách quan lên bộ óc con người tạo ra
quá trình phản ánh sáng tạo, năng động. Sự phản ánh của ý thức diễn ra trong bộ óc
người, bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của nó càng hiệu quả, ý
thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Vì thế, quá trình tiến hóa của loài
người gắn liền với quá trình phát triển năng lực nhận thức, tư duy, và ý thức của con
người bị rối loạn khi bộ óc bị thương tổn.

Thế nhưng, ý thức không có được quá trình phản ánh nếu chỉ có duy nhất bộ óc
con người. Bộ óc người phải được đặt trong mối quan hệ với thế giới khách quan mới
tạo ra quá trình phản ánh năng động sáng tạo. Mối quan hệ ấy là quan hệ tất yếu từ
khi con người xuất hiện trong thế giới. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan
thông qua hoạt động thực tiễn của con người đã tác động lên bộ óc người, hình thành
quá trình phản ánh.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vào bộ óc người có khác biệt về chất so với bộ óc
của động vật do ý thức còn có nguồn gốc xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời
của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ óc người dưới ảnh
hưởng của lao động, của giao tiếp và quan hệ xã hội. Lao động là tập hợp các hoạt
động có mục đích của con người tác động vào thế giới khách quan để tạo ra của cải,
vật chất phục vụ cho nhu cầu trong đời sống của con người. Trong quá trình ấy, con
người dùng công cụ lao động để tác động và làm cho thế giới khách quan bộc lộ
những thuộc tính, quy luật vận động rồi biểu hiện thành những hiện tượng mà con
người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy thông qua hoạt động của các giác
quan để tác động vào bộ óc người , rồi thông qua hoạt động của bộ óc người để tạo ra
khả năng sáng tạo nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung. Như vậy, có thể
nói sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua
quá trình lao động.

Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể, mối quan hệ giữa các thành viên được
hình thành trong quá trình lao động cùng nhu cầu biểu đạt, trao đổi thông tin. Ngôn
ngữ xuất hiện và phát triển từ đó. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng
thông tin mang nội dung ý thức, không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại hay
được thể hiện. Không chỉ để giao tiếp, ngôn ngữ còn khái quát, đúc kết thực tiễn,
truyền đạt kinh nghiệm, tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tóm lại, lao động và
ngôn ngữ là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa
thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật chuyển hóa thành ý thức con người.

1.2. Bản chất của ý thức.

Ý thức vừa phụ thuộc vào thực tiễn khách quan vừa mang tính chủ quan. Ý thức
phản ánh lại sự vật, nó không phải là sự vật mà là hình ảnh của sự vật trong bộ óc
người. Tức là nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, nhưng hình thức phản ánh
là chủ quan, như C.Mác đã nói “ ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển
vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó” [C.Mác và Ph.Ăngghen:
Toàn tập. Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1993, tập 23, trang
35]. Nó được cả biến bởi một lăng kính chủ quan. Lăng kính ấy phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, đặc điểm tâm lý, sức khỏe
thể chết, kinh nghiệm sống. Vì thế, với một đối tượng phản ánh nhưng chủ thể phản
ánh khác nhau thì kết quả phản ánh đối tượng đó trong ý thức cũng khác nhau. Cho
nên, về bản chất, ý thức chính là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ý thức mang tính chủ quan nhưng không xa rời thực tiễn, gắn bó chặt chẽ với thế
giới khách quan nhưng vẫn mang bản chất năng động, sáng tạo. Trước hết, ý thức có
sự tự giác, tích cực, nó là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích.
Điển hình như ở thời kỳ chiến tranh đầu thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX, ý thức của
phần lớn mọi người dân Việt Nam là đánh bại đế quốc, tay sai, giành lại độc lập - tự
do cho dân tộc.

Sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức, để cho ý thức không chỉ là sự “tái
diễn hời hợt”. Bằng thế giới khách quan, hoạt động thực tiễn, con người từng bước
nâng cao nhận thức của mình, xâm nhập các tầng bản chất, quy luật, từ đó sáng tạo ra
những tri thức mới để chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Sự phản ánh đạt tới
khái quát hóa, trừu tượng hóa sự vật, phản ánh bản chất, rút ra quy luật. Nhờ đó, tri
thức của con người về thế giới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn. Tính năng
động, sáng tạo này của ý thức được biểu hiện rất phong phú. Thứ nhất, con người có
thể tạo ra tri thức mới bằng cách tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế, ví
dụ như thiên đường, địa ngục, ma quỷ hay thần linh, v.v... Thứ hai, con người có thể
căn cứ vào thực tiễn để tiên đoán, dự đoán tương lai, đưa ra những giả thuyết khoa
học khái quát, trừu tượng, đơn cử như sự dự đoán của Chủ nghĩa Mác về sự ra đời tất
yếu của Chủ nghĩa Cộng sản, và mãi đến khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công
năm 1917 thì dự đoán ấy mới được chứng minh. Thứ ba, một số người có khả năng
tiên tri, ngoại cảm, không dựa vào thực tiễn vẫn có thể dự đoán đúng về tương lai,
chẳng hạn như nhà tiên tri Vanga, nhà ngoại cảm Judy Havenly, v.v…

Cuối cùng, ý thức cũng là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Tính xã
hội của ý thức đã được thể hiện từ nguồn gốc hình thành đến phương thức tồn tại,
phát triển của nó, rằng ý thức luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối
của quy luật tự nhiên, xã hội và nhu cầu giao tiếp xã hội. C.Mác cũng đã khẳng định
“Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội và vẫn luôn là như vậy đến khi nào
con người còn tồn tại.” [C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập I. Nhà xuất bản chính
trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1980, trang 290]

2. VAI TRÒ CỦA Ý THỨC TRONG THỰC TIỄN

Vai trò của ý thức gắn với vai trò của con người bởi ý thức không trực tiếp thay đổi
được điều gì mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sẽ quyết
định hành động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những
điều kiện khách quan nhất định. Trước hết, ý thức là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho
hoạt động thực tiễn của con người. Dựa trên sự phản ánh của ý thức, con người có thể
nhận thức được quy luật của thế giới khách quan, từ đó xác định mục tiêu, phương
hướng cho hành động của mình. Hơn nữa, ý thức còn điều khiển, chỉ đạo hoạt động
thực tiễn của con người. Ngoài ra, khi ý thức giúp con người nhận thức được nhu cầu,
lợi ích của mình, nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn
nhu cầu ấy.
Ví dụ, trong khoa học tự nhiên, ý thức đã giúp con người nhận thức được quy luật
vận động của thế giới tự nhiên, thôi thúc khát vọng khám phá thế giới từ đó phát minh
ra các công cụ, phương tiện lao động mới để cải tạo, chinh phục tự nhiên. Thành tựu
của con người trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cho đến ngày hôm nay là không thể
phủ nhận vai trò của ý thức.
3. VAI TRÒ CỦA Ý THỨC TRONG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Bối cảnh Việt Nam hiện nay.


Từ năm 2019, Đại dịch Covid-19 đã để lại nhiều tác động vô cùng lớn đến nền
kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam, nó dẫn đến sự gián đoạn trong sản xuất, lưu
thông tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Hệ quả là sự suy thoái kinh tế diễn ra trên khắp
thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài làn sóng ấy. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh
ấy, việc nghiên cứu và thúc đẩy phát triển kỹ thuật số, công nghệ hiện đại vẫn được
duy trì và có những thành tựu to lớn. Sau năm 2021, nền kinh tế thế giới bắt đầu sôi
động trở lại, kinh tế Việt Nam cũng có khởi sắc, sản xuất trở về quỹ đạo và lượng
hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ tăng nhanh. Điều này mở ra nhiều cơ hội và thách
thức cho nền kinh tế nước nhà. Từ năm 2022 đến nay, cuộc xung đột giữa Nga và
Ukraine nổ ra đầy căng thẳng đã mang đến nhiều hệ lụy cho các quốc gia khác trên
thế giới trong đó có Việt Nam, nguồn cung dầu mỏ, khí đốt bị gián đoạn khiến giá cả
tăng cao, tỷ lệ lạm phát tăng và gây áp lực vào các nền kinh tế. Trong thực tiễn đầy
biến động như vậy, chúng ta cần hiểu rõ và nâng cao vai trò của ý thức đối với sự phát
triển ổn định, bền vững của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trong đó phải kể đến vai
trò tối quan trọng của tri thức khoa học - công nghệ, nhân tố tình cảm, ý chí và tư
tưởng chính trị.
3.2. Vai trò của nhân tố tri thức Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế
Việt Nam hiện nay.

Tri thức Khoa học – Công nghệ là hệ thống tri thức được tích lũy trong quá trình
nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ. Nó bao gồm khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội và khoa học kỹ thuật.

Trong nền kinh tế hiện đại thời kỳ số hóa, tri thức khoa học - công nghệ là nhân tố
quyết định, không thể thiếu trong việc đưa kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới,
theo kịp những tiến bộ của nhân loại. Đầu tiên, tri thức Khoa học - công nghệ là động
lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi nó là cơ sở để phát triển lực lượng sản xuất, hiệu
quả lao động. Ví dụ, trong quá trình sản xuất, ứng dụng các thành tựu của tri thức
Khoa học - công nghệ tân tiến sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, đồng thời giảm
chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Không chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, tri thức Khoa học - công
nghệ còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Những tri thức ấy giúp phát triển các
ngành kinh tế mới, cải thiện dây chuyền sản xuất thân thiện với môi trường, góp phần
phát triển một nền kinh tế bền vững. Chẳng hạn như khi ứng dụng các thành tựu của
tri thức Khoa học - công nghệ vào ngành công nghiệp điện, người ta đã triển khai các
dự án khai thác năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, vv... điển hình như
dự án điện mặt trời Hòa Bình 1. Việc này đã làm giảm đáng kể lượng khí thải nhà
kính, cải thiện môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên hữu hạn như nước, đồng thời
mang lại hiệu quả kinh tế cao về lâu dài.

Ngoài ra, tri thức Khoa học - công nghệ cũng là một nhân tố quan trọng trong việc
bảo vệ và phát huy lợi ích quốc gia, dân tộc, từ đó tạo tiền đề cho một nền kinh tế ổn
định. Cụ thể, tri thức Khoa học - công nghệ giúp nâng cao sức mạnh quốc phòng, an
ninh, bảo vệ chủ quyền dân tộc, được ứng dụng để bảo đảm an ninh, trật tự quốc gia,
ổn định chính trị. Các tri thức Khoa học - công nghệ trong lĩnh vực này được nước ta
đầu tư nghiên cứu và kế thừa từ các nước phát triển, chẳng hạn như vũ khí, đạn dược,
thiết bị thông tin, giám sát,v.v…

Tóm lại, tri thức Khoa học - công nghệ là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh
tế của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là trong thời kỳ nhiều biến
động như hiện nay, nếu biết tận dụng, thừa kế kho tàng tri thức khoa học sẵn có và
đầu tư, nỗ lực sáng tạo nên tri thức Khoa học - công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao thì chúng ta mới không bị bỏ lại phía sau, không bị phụ thuộc quá
nhiều vào tác động ngoại cảnh để phát triển một nền kinh tế ổn định, bền vững.

3.3. Vai trò của nhân tố tình cảm, ý chí trong phát triển nền kinh tế Việt Nam
hiện nay.
Từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, chúng ta nhận ra rằng cần nâng cao ý thức
của người dân cùng các doanh nghiệp về những vấn đề vô cùng cấp thiết. Ông cha ta
từng nói: “Có chí thì nên”, không có việc gì thành nếu chưa có ý chí, tình cảm đặt
vào đó. Trước hết, chúng ta cần nâng cao vai trò của nhận thức về của sự phát triển
kinh tế. Nền kinh tế và đời sống sinh hoạt gắn bó mật thiết với nhau. Người dân,
doanh nghiệp cần nhận thức được rằng, phát triển kinh tế là nền tảng để cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Có nhận thức về tầm quan trọng của việc
phát triển kinh tế, chúng ta mới thúc đẩy bản thân và những người xung quanh tham
gia vào công cuộc ấy.

Tình cảm, ý chí là động lực vô cùng quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế Việt
Nam hiện nay mà chủ yếu là tình yêu Tổ quốc, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự
cường của nhân dân toàn dân tộc. Tình yêu Tổ quốc thúc đẩy con người lao động,
sáng tạo để cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Tình cảm ấy giữ cho con người
vững tâm, không nao núng trên con đường đầy thử thách, cám dỗ để luôn trung thành
với lý tưởng chung, đưa cả dân tộc ngày một tốt lên.

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Tinh thần đoàn kết chính là sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn,
thử thách, đạt được mục tiêu chung. Có sự gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau, nền kinh tế nước
nhà sẽ được vận hành một cách tích cực thuận lợi, tận dụng tốt các nguồn lực kinh tế
nội địa. Ngoài ra, ý chí tự lực, tự cường cũng là động lực quan trọng giúp con người
nói riêng và các doanh nghiệp nói chung vượt qua khó khăn, thử thách, tự chủ sản
xuất, cố gắng vươn lên mà không ỷ lại, phụ thuộc để đạt được mục tiêu.
Như vậy, nhân tố ý chí, tình cảm của con người đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong thực tiễn phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nó gắn liền với vai trò của
con người, chất lượng của lực lượng sản xuất đối với doanh nghiệp nói riêng và nền
kinh tế nói chung. Vì thế, để nâng cao vai trò của nhân tố này, doanh nghiệp cần có
những quy định, chính sách ưu đãi và các hoạt động nhằm khơi lên tình cảm, ý chí
trong ý thức của người lao động, tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo thuận
lợi cho sự phát triển của mỗi người. Nhà nước cần tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy
tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết
dân tộc để góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế hiện nay.

3.4. Vai trò của nhân tố tư tưởng chính trị trong phát triển kinh tế Việt Nam
hiện nay.

Sự phát triển kinh tế của một quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền chính trị của
quốc gia đó. Nhân tố tư tưởng chính trị đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây
dựng và biểu hiện một nền chính trị ổn định. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập sôi
động, một tư tưởng chính trị đúng đắn, kiên định sẽ quyết định hành vi đúng mực
trong sản xuất, kinh doanh nội địa và kinh tế đối ngoại. Vì thế, có thể nói tư tưởng
chính trị là kim chỉ nam cho các hoạt động nói chung và việc sản xuất, vận hành nền
kinh tế nói riêng.

Hơn thế nữa, tư tưởng chính trị góp phần củng cố tình yêu Tổ quốc, ý chí tự lực, tự
cường và tinh thần đoàn kết dân tộc cùng hướng đến mục tiêu chung. Đây cũng là
nhân tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay
như đã đề cập ở trên.

Trong bối cảnh chính trị thế giới nhiều biến động như hiện nay, người dân và các
doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu được vai trò của ý thức chính trị trong phát triển
kinh tế hiện đại, từ đó nỗ lực nâng cao ý thức, cụ thể là tư tưởng, tri thức chính trị để
có định hướng hoạt động đúng đắn, đi theo đường lối của Đảng, Nhà nước để vừa bảo
vệ sự ổn định vừa phát triển hiệu quả nền kinh tế nước nhà. Nhà nước cũng cần đẩy
mạnh tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị trong nhân dân, đồng thời đào tạo đội
ngũ cán bộ Đảng viên chất lượng cao, có tư tưởng trong sạch và kiên định làm nền
tảng cho một hệ thống tư tưởng chính trị lành mạnh, vững chắc.
KẾT LUẬN

Như vậy, chúng ta đã thảo luận về ý thức và nhấn mạnh vai trò quan trọng của ý
thức trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay theo quan điểm duy vật
biện chứng. Ý thức, trong đó có nhân tố tri thức khoa học công nghệ, tình cảm, ý chí,
tư tưởng chính trị, v.v… đã đóng vai trò là động lực quan trọng đưa nền kinh tế nước
ta vượt qua những thách thức và phát triển ổn định, bền vững.

Tri thức khoa học công nghệ không chỉ làm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của
nền kinh tế mà còn làm nền tảng cho sự đổi mới và sáng tạo. Tình cảm và ý chí của
những người lao động là sức mạnh to lớn, tạo nên tinh thần đoàn kết và sự cam kết
trong công việc lâu dài, hiệu quả. Thêm vào đó, tư tưởng chính trị chủ nghĩa xã hội
hóa sản xuất đã định hình hệ thống kinh tế và xã hội, định hướng cho sự phát triển
công bằng, lành mạnh.

Tóm lại, quan điểm duy vật biện chứng về ý thức đã phản ánh sự tương tác phức
tạp giữa ý thức và thực tiễn kinh tế, đồng thời làm nổi bật vai trò quyết định của ý
thức trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới,
hòa nhập, đầy biến động hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Triết học Mác – Lê-nin (Tập 1) (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội,
2021
2. Ý thức và bản chất của ý thức: https://luatminhkhue.vn/y-thuc-la-gi.aspx
3. Bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay: https://baochinhphu.vn/kinh-te-viet-nam-
vuot-con-gio-nguoc-tao-the-luc-va-niem-tin-de-vung-vang-tien-len-phia-truoc-
102230929131349442.htm
4. Tri thức khoa học – công nghệ: https://congthuong.vn/cau-noi-dua-tri-thuc-
khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-den-voi-cong-chung-282194.html
5. Mối liên hệ giữa kinh tế với chính trị:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM105148
6. Các nhân tố liên quan đến con người đối với phát triển kinh tế:
https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/con-nguoi-la-
muc-tieu-va-dong-luc-trong-duong-loi-phat-trien-kinh-te-134202

You might also like