Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CHUYÊN ĐỀ I : KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VÀ ĐO LƯỜNG CÁC

BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN


I. Kinh tế học là gì ?
- Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng các nguồn lực
khan hiếm nhằm thoải mãn các mong muốn vô hạn theo cách tốt nhất có thể
- Phân tích chi phí – lợi ích và chi phí cơ hội
+ Phân tích chi phí - lợi ích thường được sử dụng bởi các chính phủ và
những tổ chức khác, ví dụ như các doanh nghiệp, để đánh giá mức độ cần
thiết của một chính sách nhất định. Nó là một phân tích cân bằng lợi ích và
chi phí dự kiến, bao gồm một tài khoản của lựa chọn thay thế bỏ qua
và trạng thái nguyên, giúp dự đoán liệu các lợi ích của một chính sách có lớn
hơn chi phí của nó, và lớn hơn bao nhiêu (tức là người ta có thể xếp hạng
các chính sách thay thế về tỷ lệ chi phí và lợi ích). Thay đổi hiện trạng bằng
cách chọn tỷ lệ lợi ích chi phí thấp nhất có thể cải thiện hiệu quả, trong đó
không có chính sách thay thế có thể cải thiện tình hình của một nhóm mà
không làm tổn hại khác. Nói chung, phân tích chi phí - lợi ích chính xác xác
định lựa chọn làm tăng phúc lợi từ một quan điểm có tính tiện ích. Nếu
không, phân tích chi phí - lợi ích không cung cấp đảm bảo hiệu quả kinh tế
tăng hoặc tăng phúc lợi xã hội, lý thuyết kinh tế vi mô tích cực là sự nghị
luận khi nói đến đánh giá tác động về phúc lợi xã hội của một chính sách.
- Ba vấn đề kinh tế cơ bản
 Sản xuất cái gì ?
+ Mỗi xã hội cần xác định nên sản xuất mỗi loại sản phẩm bao nhiêu
trong vô số các hàng hóa và dịch vụ có thể sản xuất được trong điều kiện
nguồn lực khan hiếm và sản xuất chúng vào thời điểm nào.
 Sản xuất như thế nào ?
+ Quyết định sản xuất như thế nào nghĩa là do ai và với tài nguyên nào,
hình thức công nghệ nào, phương pháp sản xuất nào.
 Sản xuất cho ai ?
+ Quyết định sản xuất cho ai đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ là người được
hưởng và được lợi từ những hàng hóa và dịch vụ của đất nước. Nói cách
khác là sản phẩm quốc dân được phân chia cho các thành viên trong xã
hội như thế nào?
- Thị trường hay chính phủ
+ Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ và thị trường là hai bộ phận
quan trọng liên kết chặt chẽ với nhau, chính phủ là chủ thể phân phối và
quản lý kinh tế, thị trường là cơ sở để phân phối các loại tài nguyên kinh tế,
sản phẩm truyền thống và các hoạt động trao đổi hàng hóa khác.
II. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô:
- Dựa vào phạm vi nghiên cứu:
+ Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu những vấn đề tổng thể của nền KT
(tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái,..)
+ Kinh tế học vi mô: nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào trong nền
KT (doanh nghiệp, hộ gia đình,..)
- Kinh tế học vĩ mô và kinh tế vi mô có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
nhau.
+ Những thay đổi trong nền kinh tế phát sinh từ các quyết định của hàng
triệu cá nhân, nên chúng ta không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ
mô nếu không tính đến các quyết định kinh tế vi mô
- Sự khác biệt :
+ Xử lý các vấn đề khác nhau, đôi khi họ sử dụng những phương pháp tiếp
cận hoàn tòan khác nhau và thường được giảng dạy thành hai môn riêng biệt
trong các khóa học.
III. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt:
1. Sản xuất:
- Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô của
quốc gia là tổng sản lượng trong nước (GDP)
- GDP đo lường tổng sản lượng và tổng thu nhập của mỗi quốc gia
- Trên thực tế, GDP có thể giảm trong một thời kì. Nhũng biến động ngắn hạn
của GDP được gọi là chu kỳ kinh doanh.
2. Thất nghiệp:
- Là biến số then chốt thứ hai mà kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu
- Sự biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động
theo chu kỳ kinh doanh.
3. Lạm phát:
- Là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây.
4. Cán cân thương mại:
- Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương
mại
+ Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị dương.
+ Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị âm.
IV. Các nhà kinh tế đã tư duy như thế nào?
1. Nhà kinh tế với tư cách là nhà khoa học:
- Các nhà kinh tế cố gắng nghiên cứu đối tượng của mình với tính khách quan
của một nhà khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu nền kinh tế của họ về cơ bản giống như phương
pháp nghiên cứu vật chất của các nhà vật lý, phương pháp nghiên cứu cơ thể
sống của các nhà sinh học: họ đưa ra các lý thuyết, thu nhập số liệu và sau
đó phân tích dữ liệu để khẳng định hay bác bỏ lý thuyết của mình.
1.1. Phương pháp khoa học: quan sát, lý thuyết, tiếp tục quan sát
 Quan sát khoa học là phương pháp thu nhận thông tin về đối tượng
nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên
quan đến đối tượng.
 Quan sát trong nghiên cứu khoa học thực hiện ba chức năng:
+ Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đây là chức năng quan trọng
nhất.
+ Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có.
+ Chức năng so sánh đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với
thực tiễn (đối chiếu lý thuyết với thực tế).
1.2. Vai trò của các giả thuyết:
 Giả thiết được đưa ra để làm cho vấn đề, thế giới dễ hiểu hơn
 Đưa ra những giả thiết khác nhau để lí giải những vấn đề khác nhau dễ
dàng hơn.
1.3. Các mô hình kinh tế:
 Mô hình là sự trừu tượng hóa thế giới hiện thực để làm cơ sở cho phân
tích
 Các nhà kinh tế sử dụng mô hình kinh tế được tạo thành bởi các đồ thị và
phương trình đại số
 Tất cả các mô hình cho dù trong lĩnh vực vật lý, sinh học hay kinh tế đều
là sự đơn giản hóa hiện thực để giúp chúng ta dễ nắm bắt đối tượng.
2. Nhà kinh tế với tư cách là nhà tư vấn chính sách
- Khi các nhà kinh tế tìm cách lý giải thế giới, họ đóng vai trò là nhà
khoa học, còn khi tìm cách thay đổi thế giới (đưa ra những khuyến
nghị chinh sách ), thì họ đóng vai trò là nhà tư vấn chính sách
- Nhà kinh tế -> Vận dụng kiến thức -> Lý giải các hiện tượng kinh tế
-> Đóng vai trò là nhà khoa học
- Nhà kinh tế -> Đưa ra những lời khuyến nghị chính sách nhằm cải
thiện các kết cục kinh tế -> đóng vai trò là nhà tư vấn chính sách.
3. Phân tích thực chứng và chuẩn tắc
- Kinh tế học thực chứng cố gắng đưa ra các phát biểu có tính khoa học
về hành vi kinh tế. Các phát biểu thực chứng nhằm mô tả nền kinh
tế vận hành như thế nào và tránh các đánh giá
- Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến các đánh giá của cá nhân về nền
kinh tế phải là như thế này, hay chính sách kinh tế phải hành động ra sao dựa trên
các mối quan hệ kinh tế.
- Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc có mối quan hệ với nhau. Trong
đó, Kinh tế học thực chứng là cốt lõi, nó giúp hiểu bản chất của các hiện tượng
kinh tế.
- Sự chính xác trong phân tích thực chứng ( về phương thức vận hành của
thế giới) giúp đưa ra các quan điểm chuẩn tắc chính xác hơn.
4. Tại sao các nhà kinh tế lại bất đồng?
- Các nhà kinh tế bất đồng với nhau vì họ có những quan điểm khác nhau về nó
là gì hoặc cái gì nên làm.
- Các nhà kinh tế có thể cũng có những bất đồng về chính sách kinh tế vì họ
không nhất trí với nhau phương thức hoạt động của thế giới – về cơ chế hoạt động
của nền kinh tế hoặc về những cơ chế tác động của một chính sách cụ thể.
=> Các nhà kinh tế có thể bất đồng với nhau hoặc do họ có những quan điểm
khác nhau về cái gì nên làm hoặc do họ có những quan điểm khác nhau về cơ chế
hoạt động của nền kinh tế.
V. Ba mục tiêu then chốt về thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia
- Một thước đo then chốt về thành tựu của một nền kinh tế là tỷ lệ tăng trưởng
- Tỷ lệ thất nghiệp, một thước đo cơ bản về cơ hội tìm việc làm và hiện trạng
của thị trường lao động, cho chúng ta một thước đo khác về hoạt động của
nền kinh tế.
- Lạm phát là thước đo then chốt thứ ba về thành tựu vĩ mô của một nền kinh
tế.
VI. Đo lường sản lượng và tăng trưởng
- Tổng sản lượng của một nền kinh tế đánh giá sự thành công của nền kinh tế
trong việc nâng cao mức sống của người dân.
Tổng thu nhập = sản lượng hàng hóa + sản lượng dịch vụ
1. Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP)
- Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất trong phạm
vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.
- Nếu như trong năm vừa qua, sản lượng gạo tăng 4%, thịt gà giảm 5%, cà phê
tăng 3%, và phân đạm giảm 2%, thì tổng sản lượng của nền kinh tế đã tăng
hay giảm? Và tăng hay giảm bao nhiêu?
 Chúng ta cần một con số duy nhất tổng hợp sản lượng của cả nền kinh tế.
2. Ý nghĩa của khái niệm GDP
- Là một thước đo về tổng sản lượng và thu nhập của một quốc gia
- GDP cùng một lúc đo lường hai chỉ tiêu:
+ tổng thu nhập mà mọi cá nhân trong nền kinh tế nhận được
+ tổng chi tiêu cho những hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra
- Nếu chỉ GDP có dấu hiệu suy giảm thì sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế
của quốc gia đó; như nguy cơ suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng
tiền... Các tác động xấu đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân.
3. Các phương pháp tính GDP
- Theo hệ thống này, có ba cách tiếp cận được sử dụng để đo lường GDP và
cả ba cách đều cho cùng một kết quả
+ Dựa vào số liệu sản lượng
a. Cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng
b. Cách tiếp cận giá trị gia tăng
+ Dựa vào số liệu về thu nhập
c. Cách tiếp cận thu nhập
a/ Ta thấy đo lường GDP mặc dù là một công việc đồ sộ nhưng lại dễ
dàng. Người ta thu nhập số liệu tính bằng tiền của mọi hàng hóa và dịch
vụ được bán trong nước và sau đó cộng chúng lại với nhau.
- Phân biệt: hàng hóa cuối cùng và hàng hóa trung gian.
 Hàng hóa cuối cùng – như gạo, thịt lợn, quần áo,…- được bán cho người
sử dụng cuối cùng bao gồm hộ gia đình, hãng, chính phủ hoặc người
nước ngoài.
 Hàng hóa trung gian được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ
khác như than được sử dụng để chế tạo thép, cao su để làm săm, lốp, vải
được sử dụng để may quần áo,…
Vd : hàng hóa như gạo có thể vừa là hàng hóa cuối cùng vừa hàng hóa
trung gian, tùy thuộc vào việc sử dụng nó như thế nào.
- Cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng được sử dụng để đo lường GDP, ta cộng
tổng giá trị tính bằng tiền của mọi hàng hóa và dịch vụ được tạo ra, phân loại
theo người cuối cùng sử dụng chúng.
Có bốn khả năng:
+ Thứ nhất: một số hàng hóa cuối cùng được tiêu dùng bởi các cá nhân –
chúng ta gọi là tổng tiêu dùng (Consumption-C).
 hàng hóa không lâu bền : Thực phẩm, quần áo, và các hàng hóa sử dụng
trong thời gian ngắn
 hàng hóa lâu bền tủ lạnh, xe máy và các hàng hóa tương tự
 dịch vụ: việc mua hoạt động của các cá nhân, chẳng hạn như bác sĩ, luật
sư và nhà môi giới.
+ Thứ hai: một số hàng hóa được các cá nhân mua để sử dụng cho tương
lai được gọi là tổng đầu tư (Investment-I).
 đầu tư cố định cho kinh doanh : bao gồm chi tiêu cho việc xây dựng nhà
xưởng mới, mua sắm trang thiết bị mới…
 đầu tư vào hàng tồn kho: Các hàng hóa được các doanh nghiệp bổ sung
thêm trong kho cũng được tính là một phần của chi tiêu, khoản mục này
có thể mang giá trị âm nếu các doanh nghiệp giảm lượng hàng trong kho
chứ không tăng chúng.
 đầu tư cố định vào nhà ở: đầu tư cho các hộ gia đình và chủ kho thuê nhà
thực hiện, mua nhà mới.
+ Thứ ba: một số hàng hóa được chính phủ (ở tất cả các cấp – chính phủ
trung ương và chính quyền địa phương) mua và được gọi là chi tiêu chính
phủ (Government purchases - G).
 chi tiêu quốc phòng
 chi cho việc duy trì hoạt động của bộ máy chính phủ
 chi tiêu cho hoạt động đầu tư phát triển như xây dựng đường cao tốc, cầu
cống, bến cảng
 chỉ tính <các khoản mà chính phủ chi cho hàng hóa và dịch vụ> vào
GDP.
+ Thứ tư: một số hàng hóa được đưa ra bán ở nước ngoài và được gọi là
xuất khẩu (X).
 Nếu như chúng ta không nhập khẩu bất kỳ hàng hóa nào, thì
 GDP đơn giản bao gồm các hàng hóa được sử dụng cho tiêu dùng, đầu
tư, chính phủ mua hoặc xuất khẩu.
 Tuy nhiên, không phải mọi hàng hóa đều được sản xuất trong nước.
 Ví dụ nhiều hàng điện tử, ôtô, xe máy mà các cá nhân mua được sản xuất
tại các nước khác.
 tính GDP bằng cách sử dụng cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng là
khấu trừ sản lượng nhập khẩu (IM). Như vậy,
GDP = C + I + G + X – IM
 Sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu được gọi là xuất khẩu ròng
(NX = X - IM)
 Phương trình này là một đồng nhất thức; tức là, nó luôn đúng (theo định
nghĩa) : GDP bằng tiêu dùng cộng đầu tư cộng chi tiêu chính phủ và cộng
xuất khẩu ròng.
GDP = C + I + G + NX
b/ Cách tiếp cận giá trị gia tăng - xử lý hàng hóa trung gian một cách
trực tiếp.
+ Việc sản xuất hầu hết các sản phẩm đều trải qua một số công đoạn.
Chẳng hạn xét quá trình sản xuất ôtô.
 Công đoạn 1: quặng sắt, than, và cao su được khai thác.
 Công đoạn 2: các nguyên liệu thô này được vận chuyển đến các nhà máy
luyện thép.
 Công đoạn 3: liên quan đến việc nhà máy luyện thép sử dụng các đầu vào
này để chế tạo thép.
 Công đoạn 4: thép, cao su và các đầu vào khác được nhà máy ôtô sử
dụng để chế tạo ôtô.
Sự khác nhau về giá trị giữa cái mà nhà sản xuất ôtô nhận được từ ôtô
thành phẩm và cái mà nó trả cho các hàng hóa trung gian là giá trị gia
tăng của doanh nghiệp.
Giá trị Doanh thu của Chi phí về hàng
= -
gia tăng doanh nghiệp hóa trung gian

GDP có thể được tính bằng cách cộng giá trị gia tăng từ tất cả các công
đoạn sản xuất.
GDP = Tổng giá trị giá tăng của mọi doanh nghiệp
c/ Cách tiếp cận thu nhập - liên quan tới việc đo lường thu nhập tạo ra từ
việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Doanh nghiệp sử dụng doanh thu nhận được để chi cho bốn mục đích:
 trả thù lao cho các lao động mà họ thuê
 trả lãi cho vốn vay
 trả chi phí về các hàng hóa trung gian mua ngoài
 nộp thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng cho chính phủ.
Còn lại là thu nhập của doanh nghiệp. Một số thu nhập của doanh nghiệp
phải để lại để thay thế thiết bị đã hao mòn trong quá trình sản xuất (được
gọi là khấu hao) và phần còn lại là của doanh nghiệp
Doanh thu = tiền lương + tiền lãi + chi phí về các đầu vào trung
gian
+ thuế gián thu + khấu hao + lợi nhuận
 Giá trị gia tăng của doanh nghiệp chính là doanh thu của doanh nghiệp
trừ đi chi phí về các hàng hóa trung gian:
Giá trị gia tăng = tiền lương + tiền trả lãi + thuế gián thu +
khấu hao + lợi nhuận
 GDP bằng tổng giá trị gia tăng nên nó cần phải bằng tổng giá trị của tất
cả các khoản thanh toán tiền lương, thanh toán tiền lãi, thuế gián thu,
khấu hao, và lợi nhuận đối với mọi doanh nghiệp :
GDP = tiền lương + tiền lãi + thuế gián thu + khấu hao + lợi nhuận
 Vế phải của đồng nhất thức này là tổng thu nhập của mọi cá nhân và
thu nhập của chính phủ từ thuế gián thu.
 tổng sản lượng = tổng thu nhập.
4. Sản lượng tiềm năng
- Là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng hết một
cách hợp lý các nguồn lực của nền kinh tế mà không gây áp lực làm lạm
phát tăng cao
5. Các thước đo khác về tổng thu nhập
- Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product –GNP)
GNP = GDP + Thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài
Trong đó:
Thu nhập nhân tố Thu nhập nhận _ Chi phí về
hàng
ròng từ nước ngoài được từ nước ngoài hóa trung
gian
- Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product – NNP)
NNP chính là chênh lệch giữa GNP và khấu hao. Khấu hao là phần giá trị
của tư bản đã hao mòn trong quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng.
Do đó: NNP = GNP - Khấu hao
- Thu nhập quốc dân (National Income –NI): là tổng thu nhập mà công nhân
một nước kiếm được trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
NI = NNP - Thuế gián thu ròng
- Thu nhập cá nhân (Personal Income –PI) là thu nhập mà các hộ gia đình
và các đơn vị kinh doanh cá thể nhận được.
 Nó khấu trừ các khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại, các khoản
thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản đóng bảo hiểm xã hội.
 Ngoài ra, thu nhập cá nhân còn bao gồm tiền lãi mà các hộ gia đình nhận
được từ:
+ Các khoản cho chính phủ vay
+ Các chương trình chuyển giao thu nhập của chính phủ
- Thu nhập cá nhân khả dụng (Disposable Personal Income – Yd) là thu
nhập cuối cùng mà các hộ gia đình và các hộ kinh doanh cá thể nhận được.
 Thu nhập cá nhân khả dụng được sử dụng vào hai mục đích : tiêu dùng
( C ) và tiết kiệm ( S ).
Yd = C + S
6. GDP danh nghĩa và thực tế:
- GDP danh nghĩa đo lường giá trị của sản lượng theo giá của năm báo cáo,
tức là tính theo đồng Việt Nam hiện hành
- Công thức tổng quát để tính GDP danh nghĩa của thời kỳ t (GDPtn) là :

GDPtn = ∑ Qti Pti


Trong đó:
Pti là giá của sản phẩm cuối cùng i trong thời kỳ t.
Qti là lượng sản phẩm cuối cùng i tạo ra trong thời kỳ t.
- GDP danh nghĩa có thể thay đổi bởi hai lý do.
+ Thứ nhất, do sự thay đổi của lượng hàng hóa được tạo ra.
+ Thứ hai, do sự thay đổi của giá cả thị trường
- Do nhược điểm trên của GDP danh nghĩa nên các nhà kinh tế sử dụng chỉ
tiêu GDP thực tế (GDPr) để so sánh kết quả hoạt động của nền kinh tế giữa
các thời kỳ khác nhau người ta dựa vào GDP thực tế
- Công thức tổng quát để tính GDP thực tế của thời kỳ t (GDPtr) là:

GDPtr = ∑ Qti P0i


Trong đó:
P0i là giá của sản phẩm cuối cùng i trong thời kỳ gốc.
Qti là lượng sản phẩm i tạo ra trong thời kỳ t.
- Khi nói đến tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế sẽ tính bằng phần trăm thay đổi
của GDP thực tế của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của thời kỳ t được tính theo công thức sau :
t t−1
t
GDPr−GDPr
gy = t −1 ×100 %
GDPr

Trong đó: GDP là GDP thực tế của thời kỳ t.


t
r

GDP r
t-1
là GDP thực tế của thời kỳ t-1
7. Chỉ số điều chỉnh GDP (D ) GDP

- Chỉ số điều chỉnh GDP là tỷ lệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. Chỉ số điều
chỉnh GDP cho thời kỳ t được tính theo công thức sau :
t
t GDPn
D GDP = GDPr
t ×100 %

8. GDP thực tế và phúc lợi kinh tế


- GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết thu nhập và chi tiêu của một cá
nhân điển hình trong nền kinh tế
- Tuy nhiên, GDP không phải là một thước đo hoàn hảo về phúc lợi kinh tế vì
các lý do sau :
+ Thứ nhất, một số loại sản phẩm được đo lường không chính xác bởi vì
chúng không được trao đổi trên thị trường
+ Thứ hai, việc nâng cao chất lượng của hàng hóa không được phản ánh
thích hợp trong các tài khoản quốc dân
+ Thứ ba, các tài khoản quốc gia không tính đến vấn đề ô nhiễm môi trường
hoặc hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, mà các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở
nhiều nước đang phát triển và chuyển đổi
+ Thứ tư, một số hoạt động góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt
đẹp hơn đã không được phản ánh trong GDP.
+ Thứ năm, các thước đo sản lượng thường không phản ánh chính xác kết
quả của các hoạt động kinh tế như các hoạt động của nền kinh tế ngầm.
VII. Đo lường chi phí sinh hoạt : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index
– CPI)
1.Khái niệm:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu phản ánh chi phí chung của một người tiêu
dùng điển hình khi mua hàng hóa và dịch vụ
- Được công bố bởi Tổng Cục Thống Kê (GSO)
- Được sử dụng để:
+Theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt của một người tiêu dùng điển hình
+Điều chỉnh các hợp đồng theo lạm phát
+So sánh những khoản tiền ở các năm khác nhau
2.Tính toán chỉ số giá tiêu dùng:
Bước 1:Cố định giỏ hàng hóa.
-Xác định xem giá cả nào là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng điển hình.
-Hàng nào được mua nhiều hơn thì được đánh trọng số cao hơn trong giỏ hàng tính
CPI.
Bước 2:Xác định giá
-Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng hóa tính CPI tại mỗi thời điểm
Bước 3:Tính toán chi phí của giỏ hàng hóa
-Tính toán chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ tại các thời điểm khác nhau, sử
dụng số liệu về giá cả ở bước 2.
Bước 4: Chọn 1 năm cơ sở và tính toán chỉ số CPI
-Chọn 1 năm làm năm cơ sở/năm gốc.
-CPI tại thời điểm t bằng chi phí giỏ hàng tính theo giá tại thời điểm t chia chi phí
giỏ hàng tính theo năm cơ sở
Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t
CPI= Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở x 100

Bước 5: Tính tỉ lệ lạm phát từ tỉ số giá tiêu dùng CPI:


-Tỉ lệ lạm phát năm t bằng phần trăm thay đổi của CPI năm t so với năm t-1
t t −1
t CPI −CPI
π= t −1
×100
CPI
3.Những vấn đề phát sinh khi đo lường tỉ lệ lạm phát:
CPI không phải là một thước đo hoàn hảo phản ánh lạm phát do:
+Lệch thay thế
+Lệch do hàng hóa mới
+Lệch do chất lượng hàng hóa thay đổi
*Lệch thay thế:
+Gía trị của hàng hóa thay đổi không theo cùng một tỉ lệ như nhau
+Người tiêu dùng chuyển sang dùng hàng hóa có giá tang chậm hơn hay rẻ hơn
tương đối
 Giỏ hàng hóa tính CPI là cố định, không tính đến phản ứng thay thế của người
tiêu dùng.
*Lệch do hàng hóa mới
+Hàng hóa mới xuất hiện, người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn -> Đồng
tiền trở nên có giá trị hơn
+Người tiêu dùng cần ít tiền hơn để duy trì mức sống như cũ
CPI tính toán dựa trên giỏ hàng cố định ,không phản ảnh được sự thay đổi về
sức mua của đồng tiền
*Lệch do chất lượng hàng hóa thay đổi
+Khi chất lượng hàng hóa tăng từ năm này sang năm khác thì gía của mỗi đồng
tiền cũng tăng và ngược lại.
+Việc điều chỉnh giá cả hàng hóa trong giỏ hàng tính CPI khi chất lượng của nó
thay đổi là không dễ.
4.CPI và GDP
GDP CPI
-Tính tất cả hàng hóa,dịch vụ cuối cùng -Tính hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu
sản xuất trong nước dùng điển hình mua.
-Giỏ hàng thường xuyên thay đổi -Giỏ hàng được cố định.
5. Điều chỉnh các biến kinh tế để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát:
* Số liệu tính bằng tiền tại các thời điểm khác nhau:
+So sánh giá trị các khoản tiền tại các thời điểm khác nhau
+Công thức chung để so sánh các giá trị bằng tiền giữa các năm khác nhau là:

Gía trị vào năm Y tính bằng tiền của năm X= Giá trị tính bằng tiền trong năm Y
CPI năm X
×
CPI nămY

VIII. Thất nghiệp


Các khái niệm và đo lường thất nghiệp:
- Thất nghiệp: là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng và nhu cầu lao
động nhưng không có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm.
- Lực lượng lao động: số người có việc làm + số người thất nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp: phản ảnh tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực lượng lao
động
số ngườithất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp= × 100
lực lượng lao động

-Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng: là tỷ lệ % của tổng số ngày công làm việc
thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc( bao gồm số ngày công thực
tế đã làm việc và số ngày công có nhu cầu làm thêm)
tổng số ngày công làm việc thực tế
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng= ×100
tổng số ngày công có nhu cầu làm việc

-Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động so
với dân số trưởng thành
lực lượng lao động
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động= ×100
dân số trưởng thành

You might also like