Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

8/14/2019 Động cơ phát triển bền vững, từ công ty đến quốc gia – CSCI INDOCHINA

CSCI INDOCHINA

SHAPING PLATFORM FOR THE FUTURE

Động cơ phát triển bền vững, từ


công ty đến quốc gia

ON THÁNG NĂM 4, 2014THÁNG NĂM 4, 2014 / BY


CAPHESACH / IN CHIẾN LƯỢC, PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

i
Rate This

Lê Vinh Triển

Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM

Giống như công ty, một quốc gia nếu không xác lập/thông suốt
được các giá trị tinh thần rõ ràng, mang tính định hướng, không
vạch ra những mục tiêu, đường đi cụ thể thì từng thành viên từ
lãnh đạo cho đến từng người dân sẽ không có động cơ phát triển
dài hạn.

Trong các bài giảng về quản trị chiến lược cũng như quản trị công ty,
phát triển bền vững được đề cập như một mục tiêu tối hậu. Để đạt
được mục tiêu này, các nhà sáng lập/lãnh đạo công ty phải xác lập
được “con đường” cho công ty. Và để lèo lái công ty đi đúng đường,
các nhà sáng lập/lãnh đạo phải có tầm nhìn, xác định hệ giá trị theo
đuổi và quan trọng là phải có khả năng giải thích được các giá trị, giải
thích được các mục tiêu, sứ mạng cho các thành viên của công ty, làm
sao cho toàn thể thành viên trong doanh nghiệp cùng được thôi thúc
(có động cơ) hoàn thành những sứ mạng và mục tiêu của công ty.

Liên hệ với việc quản trị một quốc gia ta sẽ nhận ra các điểm tương
đồng: một đất nước phát triển bền vững được phải tùy thuộc vào
“con đường” mà mình chọn, với các tầm nhìn, giá trị mà các nhà lập
quốc/lãnh đạo vạch ra. Và quan trọng nhất cũng là lãnh đạo phải giải

https://caphesach.wordpress.com/2014/05/04/dong-co-phat-trien-ben-vung-tu-cong-ty-den-quoc-gia/ 1/4
8/14/2019 Động cơ phát triển bền vững, từ công ty đến quốc gia – CSCI INDOCHINA

thích được những giá trị, hướng đi để từ đó có thể động viên nhân
dân tin tưởng vào những giá trị đó, tin tưởng vào con đường đi để
toàn tâm toàn ý, tận lực làm việc phát triển quốc gia.

Khi những người sáng lập chia sẻ được các giá trị của công ty, các
thành viên công ty sẽ gắn kết với nhau và cảm nhận những giá trị mà
công ty hướng đến cũng là những giá trị của bản thân mình. Khi đó
họ sẽ xác lập những mục tiêu công việc mang tính dài hạn nhằm
hướng tới đạt được những giá trị đó – cho công ty cũng là cho bản
thân. Động cơ làm việc cũng như tư duy phát triển sẽ mang tính dài
hạn, không vì những lợi ích ngắn hạn mà hy sinh uy tín, giá trị của
công ty (cũng đã là giá trị của chính họ), không vì những khó khăn
trước mắt mà rời bỏ công ty. Chắc chắn khó tồn tại tư duy nhiệm kỳ
và động cơ cá nhân ngắn hạn trong các tổ chức/doanh nghiệp này.

Động cơ cá nhân – ngắn hạn, tư duy nhiệm kỳ là hệ quả “hữu cơ” của
sự thiếu vắng các giá trị mà tổ chức/công ty đeo đuổi. Khi bước vào
một tổ chức/công ty như vậy, ở cấp quản trị bậc trung, nếu là người
có tâm huyết, năng lực sẽ cảm thấy hụt hẫng nhưng vì trách nhiệm
đối với nhân sự của mình quản lý, họ phải vừa động viên, nhưng
cũng vừa phải tạo điều kiện để nhân viên của mình tìm hướng công
việc khác thích hợp hơn. Đối với những quản trị viên thiếu năng lực,
đạo đức thì môi trường như thế sẽ thích hợp cho việc khai thác, đục
khoét, a dua với lãnh đạo. Như vậy, dù năng lực, phẩm chất của
những quản trị viên là như thế nào, tổ chức/công ty như vậy chắc
chắn sẽ không tồn tại bền vững trong những điều kiện thông thường.

Ở bên ngoài công ty, để chinh phục thị trường, các giá trị công ty theo
đuổi cần được chia sẻ bởi nhiều bên liên quan đến công ty
(stakeholders) mà cụ thể nhất là khách hàng của công ty. Có nghĩa là
công ty phải làm cho khách hàng cảm nhận được như thể họ chia sẻ
được những giá trị đó (khi mua sản phẩm/dịch vụ của công ty).
Những giá trị ở đây hoàn toàn không hẳn là tiền, lợi nhuận, các giá
trị vật chất mà còn là những phẩm chất, tiện ích, ước vọng, những giá
trị mang tính tinh thần. Sau đó, công ty mới hướng khách hàng đến
và “giúp” họ trả lời các câu hỏi mua sản phẩm nào (what) và mua sản
phẩm “thế nào” (how)!

Ở góc độ vĩ mô cũng vậy. Sự phát triển của một nền kinh tế, một đất
nước tùy thuộc vào động cơ, mục tiêu dài hạn của từ lãnh đạo cao
nhất cho đến những lãnh đạo cấp trung, đến từng thành viên, từng
người dân. Mà điều này có cơ sở là các giá trị mà quốc gia theo đuổi.
Mỗi thành viên sẽ làm việc hết mình để đạt được những giá trị quốc
gia đó. Sự trỗi dậy thần kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai của Nhật,
cũng như của Hàn Quốc trong thập niên 1960-1980 có thể là những
minh họa cho điều đó. Ý thức còn thua kém phương Tây một lần nữa
thôi thúc từng gia đình, từng người dân, và từng công ty Nhật làm
việc sáng tạo và không mệt mỏi. Các giá trị như sự trung thực, khiêm
tốn, chất lượng tốt nhất, danh dự quốc gia (chứ không phải tiền!)
được chia sẻ.

https://caphesach.wordpress.com/2014/05/04/dong-co-phat-trien-ben-vung-tu-cong-ty-den-quoc-gia/ 2/4
8/14/2019 Động cơ phát triển bền vững, từ công ty đến quốc gia – CSCI INDOCHINA

Nếu các giá trị không rõ ràng mà mơ hồ, đường đi không ước định
được thời gian cần đến, khó chia sẻ, khó giải thích thì bản thân lãnh
đạo cao nhất khó thuyết phục được lãnh đạo các cấp chứ chưa nói
đến các tầng lớp nhân dân. Mọi người sẽ “tự lo” cho mình, đầu tư
chụp giựt hay quay về cố thủ, cảnh giác với những thay đổi của chính
quyền. Tâm lý này cũng là tâm lý của cộng đồng doanh nghiệp. Lãnh
đạo các cấp chính quyền cũng giống như lãnh đạo bậc trung trong tổ
chức/công ty sẽ tự lo cho mình, ai có tâm huyết thì cố gắng hoàn
thành trách nhiệm của mình theo kiểu đáp ứng được những nhu cầu
ngắn hạn, tập trung giải quyết sự vụ, trả lời những yêu cầu, chỉ tiêu
lấy lệ, cho xong nhiệm kỳ, chứ hoàn toàn không có động cơ hoàn
thành một chiến lược phát triển vĩ đại nào đó. Lãnh đạo thiếu đạo
đức thì vun vén cá nhân, phục vụ cho nhiệm kỳ của mình. Nói chung
lãnh đạo có tài, cũng như bất tài nhưng giỏi bon chen sẽ cùng chung
một nhóm, tận hưởng những lợi ích ngắn hạn mà vị trí của mình
mang lại. Một đất nước như vậy thì thật khó mà phát triển chứ chưa
nói đến phát triển bền vững.

Từng thành viên (dù tài năng, thông minh!) sẽ không và không thể
gắn những mục tiêu của cá nhân vào mục tiêu của cả đất nước, dân
tộc. Hay nói cách khác, giống như công ty không động viên được
nhân viên làm việc vì những mục tiêu dài hạn, đất nước không thể
phát triển bền vững, không thể động viên toàn dân nếu không trả lời
được các câu hỏi về tầm nhìn, về con đường mà trên hết là về các giá
trị (triết lý) mà mình hướng đến.

Nguồn: thesaigontimes.vn

https://caphesach.wordpress.com/2014/05/04/dong-co-phat-trien-ben-vung-tu-cong-ty-den-quoc-gia/ 3/4
8/14/2019 Động cơ phát triển bền vững, từ công ty đến quốc gia – CSCI INDOCHINA
Advertisements

REPORT THIS AD

REPORT THIS AD

One thought on “Động cơ phát triển


bền vững, từ công ty đến quốc gia”

1. ngoctu815
Reblogged this on Ngoctu815's Blog.

THÁNG TƯ 22, 2015 AT 8:16 CHIỀU PHẢN HỒI

BLOG TẠI WORDPRESS.COM.

https://caphesach.wordpress.com/2014/05/04/dong-co-phat-trien-ben-vung-tu-cong-ty-den-quoc-gia/ 4/4

You might also like