Tài Liệu Tham Khảo Các Đề Văn Tự Sự

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Tài liệu tham khảo các đề văn tự sự

Đề 1:Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày em về thăm trường cũ. Hãy
viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó
Cảm xúc bồi hồi của một cựu học sinh sau 20 năm trở lại thăm trường cũ.
Bài Làm Tham Khảo
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Minh xa nhớ! Dạo này cậu thế nào rồi? Cuộc sống ở bên đó đã ổn định chưa? Tính ra chúng
ta cũng xa nhau được hơn chục năm rồi ấy nhỉ. Nhớ ngày nào chúng mình gặp nhau ở trường
cấp 2, kết thân rồi cùng nhau đi học, cùng nhau trò chuyện mà bây giờ đã trưởng thành,đi
làm cả rồi. Minh này, cậu còn nhớ trường cũ của bọn mình không? Cũng lâu lắm rồi chúng
ta không về thăm lại ngôi trường ấy nhỉ. Hôm trước tớ có dịp về lại quê nên đã đến thăm
trường đấy. Tớ đoán là cậu cũng tò mò muốn biết ngôi trường của chúng ta bây giờ thế nào
lắm nên mới viết lá thư này kể cho cậu nghe đây.
Buổi sáng sớm hôm ấy, tớ dậy thật sớm, sải bước đi trên con đường quen thuộc mà chúng ta
vẫn cùng nhau đi học. Hôm ấy, tớ cảm thấy bình yên lạ thường. Con đường chúng ta đi thuở
trước lấm lem bùn đất vào những ngày trời mưa giờ đã được tu sửa thành những con đường
trải bê tông nhẵn bóng. Những khúc quanh vẫn được đánh dấu bởi những cây cổ thụ cao to
mà ngày xưa cậu hay trêu là vệ sĩ của chúng ta, còn có cả hương lúa đương thì con gái
thoang thoảng trong không gian nữa kìa. Ước gì cậu có thể cảm nhận được mùi hương tuyệt
vời của thiên nhiên ấy… Đâu đâu cũng đầy ắp những kỉ niệm của chúng ta. Đang mải mê
trong miền kí ức thì tớ nhận ra mình đã đến trước cổng trường tự lúc nào. Vẫn ngôi trường
cấp 2 của xã nhưng sao giờ đây khác lạ quá!
Trường của chúng ta vẫn ở đó, vẫn thấp thoáng sau những rặng phi lao xanh rì rào trong gió
nhưng giờ đây nó đã khang trang hơn rất nhiều. Cổng trường được làm bằng inox, hình như
có gắn cả máy tự động nữa. Tớ vừa mới đứng trước cổng trường thôi, cửa đã kêu “ting” rồi
mở ra. Cánh cổng to lớn mở ra một khung cảnh vừa lạ lẫm, vừa quen thuộc. Ngước nhìn lên
phía trên, tấm biển hiệu trước kia làm bằng gỗ sơn xanh với dòng chữ: “Trường THCS Mỹ
Đình” in đậm màu đỏ giờ đã đổi thành biển điện tử với dòng chữ xanh đỏ chạy qua rất hiện
đại và đẹp mắt. Bước vào trong sân trường, tớ càng cảm thấy choáng ngợp hơn. Sân trường
mình rộng lắm, có khi bây giờ rộng cả bằng khu trước cộng với sân thể dục nữa đấy. Trên
sân chia thành các phân khu để thực hành trồng cây, khu vui chơi có sân bóng đá, bóng rổ,
cầu lông…còn có thêm cả vườn sách nữa đấy. Tớ lại tìm đến gốc cây bằng lăng ngày xưa
chúng ta hay ngồi ở đó chuyện trò. Lạ thật Linh ạ. Tất cả các cây trong trường đều được
trồng mới khi trường sửa sang lại nhưng duy nhất có cây này là được giữ nguyên. Tớ nghe
bác bảo vệ nói rằng cây này đem lại may mắn cho học sinh, cho nhà trường, lại vì nó đã ở
đây rất lâu nên chẳng ai nỡ đem nó dời đi cả. Ngồi dưới tán cây, tớ lại nhớ về kỉ niệm của
chúng ta ngày đó. Thật vui biết bao nhiêu!
Cất bước đi đến dãy phòng học, tất cả đều được xây mới lại Minh ạ. Khu nhà đa năng chúng
ta dùng để học các môn ngoại khóa hay nghiên cứu khoa học bây giờ chuyển thành khu dành
cho thực hành với những trang thiết bị hiện đại, đầy đủ dụng cụ nghiên cứu. Khu nhà chúng
mình học ngày trước đã được xây lên 6 tầng, tầng nào cũng đẹp, cũng mới. Mỗi phòng học
đều được trang bị thiết bị dạy học điện tử thông minh, còn có cả loa đài phục vụ môn Tiếng
Anh nữa đấy. Học sinh bây giờ thật thích, cậu nhỉ. Khu nhà Giáo vụ cũng được thiết kế lại
nhìn rất khang trang và đẹp mắt. Tớ cá là khi cậu về đây cậu sẽ không ngớt lời cảm thán,
xuýt xoa được đâu. Trường mình còn mở thêm căng tin học sinh nữa đấy. Nhớ ngày xưa
chúng mình toàn cảnh những giờ ra chơi, lén trốn đến chỗ cổng mua một cây kẹo mút, một
bịch bim bim rồi cùng nhau lén lút ăn vụng sợ cô nhìn thấy. Cậu biết không, sân thể dục của
trường ta đã trở thành một sân vận động thu nhỏ rồi đấy. Sân có mái vòm che khi trời mưa
và thu vào khi trời nắng, cỏ trong sân cũng là loại cỏ được trồng cẩn thận, cắt tỉa gọn gàng.
Ngày xưa mỗi khi nhìn thấy trên tivi có trận thi đấu thể thao là chúng ta lại thầm thì mong
ước trường mình xây một sân thể dục như thế này, nhỉ! Từng góc cầu thang, từng tán cây, kẽ
lá đều in đậm những kỉ niệm của chúng ta, Minh ạ. Ngôi trường đã trở nên hiện đại, tiên tiến,
có bảng tin chạy bằng chương trình điện tử, có đèn điện thắp sáng dọc đường đi hay sân thể
dục như một sân vận động thu nhỏ nhưng với tớ, đây vẫn là nơi đong đầy những kỉ niệm của
chúng ta.
Còn một điều đặc biệt nữa. Cậu có đoán được đó là gì không? Ngày trở về cũng là ngày tớ
gặp được cô Linh, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 8 của chúng ta đấy. Cô dẫn tớ tới phòng học
của chúng mình, giờ đã qua bao nhiêu lớp học trò đi sau mà cảm giác vẫn như thuở ban đầu.
Cô vẫn còn nhớ như in khóa chúng mình. Cô hỏi mình về tình hình của từng người một, hỏi
cả về cậu nữa. Rồi cô kể cho mình nghe những thay đổi ở nơi đây. Vẫn giọng nói ấy, con
người ấy nhưng khung cảnh đã đổi thay và kỉ niệm thì vẫn còn. Khi tớ rời đi trời cũng quá
trưa. Dưới cái nắng oi ả của mùa hè, trường vẫn nằm im lìm, bề thế và khang trang. Ngắm
nhìn ngôi trường một lần nữa, tớ quay trở về nhà với một tâm trạng háo hức, nôn nóng muốn
kể cho cậu nghe thật nhanh, thật nhiều về buổi gặp gỡ ngày hôm nay. Mong rằng một ngày
nào đó không xa, chúng ta lại cùng nhau trở về mái trường cũ, cùng nhau đi trên con đường
làng quen thuộc, cùng nhau chuyện trò.
Thôi, thư cũng đã dài và tớ nghĩ mình cũng nên giữ lại một chút để khi nào gặp nhau, tớ có
thể trực tiếp kể cho cậu nghe. Hãy giữ gìn sức khỏe thật tốt, mong một ngày chúng ta gặp lại
nhau.

Đề 2:Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc đã nghe kể hoặc đã xem trên
màn ảnh.
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián
Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh
tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng
binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để
chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất
một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn
phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.
Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến,
dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón
địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy
chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn
tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng
quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết,
quân Thanh tử thương quá nửa.
Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang
đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân
Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các
đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba
trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số
quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh
mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu
nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến
giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ
Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân
Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc;
rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.
Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại
thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn
Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền
Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng
trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy
Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt
vong.

Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi
thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch
quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến
sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn
phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.
Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng
chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được
khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.

Đề 3:Kể lại một giấc mơ em được gặp một người thân đã xa cách lâu ngày.
"Khi bạn quá thương nhớ một người đã ra đi, người đó sẽ trở về trong giấc mơ của bạn".
Tôi đã từng đọc câu này ở đâu đó và thấy cũng đúng thật vì tôi đã từng bắt gặp bà ngoại
trong giấc mơ của mình.
Ngoại là người chăm tôi từ bé vì bố mẹ tôi phải đi làm xa bởi vậy tình cảm sâu nặng không
diễn tả được bằng lời. Ngày ngoại đi xa mãi, tôi cứ bần thần, cảm giác như mình mất đi một
nửa linh hồn. Thời gian thấm thoát đã ba năm, tôi cũng quen với cuộc sống thiếu bà. Nhưng
mới đây vào ngày giỗ, vì quá mệt nên vừa đặt lưng xuống giường tôi ngủ ngay và bà nhẹ
nhàng bước vào mộng mị của tôi.
Tôi thấy mình đang đứng giữa khu vườn mà hồi còn sống ngoại đã dày công chăm sóc. Cây
nào cây nấy tươi tốt, xào xạc trong gió và nắng. Rồi từ xa tôi thấy bóng lưng còng còng của
ai đó đang nặng nề xách những thùng nước múc dưới ao lên. Tôi thốt lên trong đầu "A,
ngoại!" rồi vội vàng chạy lại giúp bà. Bà mỉm cười, vẫn là một nụ cười hiền hậu và ấm áp.
Hai bà cháu cùng nhau tưới từng luống rau một. Vừa tưới, bà vừa hỏi tôi:
-Cháu bà dạo này có khỏe không? Học hành thế nào?
-Dạ, vẫn bình thường bà ạ. Học kì vừa rồi cháu được học sinh giỏi đấy.
Bà ngẩng lên, cười tươi để lộ hàm răng nhuộm đen:
-Cháu bà giỏi quá nhỉ!
Thế bà có nhớ cháu không? Ở nơi mới, bà có vui không ạ?
Bà ngừng tay xoa đầu tôi:
-Đương nhiên là rất nhớ đứa cháu yêu quý của bà rồi! Bà trên đấy cũng có rất nhiều người
bầu bạn, cháu không cần lo đâu.
Rồi sau khi tưới cây xong, hai bà cháu lại cùng nhau nhặt cỏ. Có những cây cỏ dai dẳng
không chịu bật gốc, tôi với ngoại phải hợp sức mới lôi được chúng lên. Trong lúc tôi đang
ngồi nghỉ dưới gốc cây nhãn, tôi lại thấy bà đang lúi húi hái nào là táo, nhãn, xoài, chẳng
mấy chốc đầy ụ cả rổ. Tôi lấy một quả táo, lau qua vào áo rồi cắn một miếng rõ to, cảm nhận
được vị ngọt và giòn của nó. Dù trồng nhiều cây ăn quả nhưng ngoại chả mấy khi ăn. Trồng
chủ yếu là để có cái hàng ngày chăm sóc cho khuây khỏa và là để làm quà cho con cháu.
Những cơn gió mát lành đã làm dịu đi sự nóng bức và mệt mỏi khi làm vườn của hai bà
cháu. Nằm dưới gốc nhãn, tôi mơ màng hỏi bà:
-Cây nhãn này trồng từ bao giờ bà nhỉ?
-Cũng lâu rồi, từ hồi cháu lên mười. Giờ nó đã cao lớn vậy rồi. Y như cháu bà cũng lớn
nhanh quá vậy...
Rồi tôi lại hỏi bà nhiều cây khác xem chúng được trồng từ bao giờ. Hóa ra là bà vẫn nhớ hết,
còn nhớ những kỉ niệm gắn liền với chúng như lần tôi ngã cây ổi, hay lần tôi nằng nặc đòi
giữ lại cây na…
Trong khu vườn gắn với tôi từ ngày thơ bé, tôi thực sự muốn giây phút ngưng đọng mãi. Tôi
ngước lên hỏi bà:
-Bà ở lại với cháu được không?
Bà ôm tôi vào lòng:
-Bà luôn bên cạnh cháu đấy thôi.
-Nhưng, bà đã, đã…
-Không cháu ạ- bà vội vàng giải thích- bà ở ngay trong trái tim cháu, trong từng mỗi bước
đến trường, trong từng cây cỏ của khu vườn này…
Tôi gật gật đầu. Tôi đang định quay lại ôm bà thì bà đã dần dần mờ đi trong một làn sương
khói mờ ảo. Tôi vội vã đuổi theo nhưng càng đuổi càng xa.
Rồi tiếng chuông báo thức làm tôi choàng tỉnh. Trời đã sáng và những tia nắng rực rỡ buổi
sáng tràn vào căn phòng. Sau giấc mơ đó, tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ tênh và còn có một
chút niềm vui nhè nhẹ. Vì tôi nhận ra bà vẫn luôn bên cạnh và dõi theo tôi.

Đề 4:Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị ) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ tết.
Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.

Uống nước nhớ nguồn luôn là một truyền thống quý báu và tốt đẹp có từ ngàn đời nay của
nhân dân ta. Bố mẹ cũng luôn dạy chị em chúng tôi về đạo lí ấy. Hai mươi tháng chạp năm
nào cũng thế, chúng tôi sẽ cùng bố mẹ đi thăm mộ của ông bà, mời ông và về ăn Tết cùng
con cháu. Năm nay cũng không ngoại lệ.

Thời tiết se se lạnh, gió nhè nhẹ luồn qua những cành cây đang bung ra những lộc xanh
nõn nà. Ánh nắng mặt trời cũng trở nên dịu dàng và ấm áp hơn chứ không còn là cái nắng
hanh khô của những ngày trời đông giá lạnh nữa. Cả nhà chúng tôi đã sửa soạn thật tốt mọi
thứ từ tối hôm trước. Sáng tinh mơ, mẹ đánh thức cả nhà dậy cùng nhau ra thăm mộ ông bà.
Có lẽ Tết sắp đến nên trên khuôn mặt ai cũng có vẻ nhẹ nhõm, thoải mái. Chị em tôi cũng hồ
hởi xách theo hoa quả, hương hoa giấy tiền, cả nước và khăn nữa.

Nhà chúng tôi đến khá sớm, trong nghĩa trang mới chỉ có vài người. Nơi này lúc nào cũng
có một vẻ im lặng đến lạ. Mộ phần của ông bà tôi nằm chếch về phía tay phải cổng vào. Chị
em tôi cùng bố mẹ đi men theo con đường mòn chỉ rộng bằng hai bàn chân đến mộ của ông
bà. Từ xa tôi đã trông thấy bởi cạnh mộ ông bà có hai cây mộc hương được chính tay bố tôi
trồng hồi mới bốc mộ cho ông bà. Những ngày gần tết cũng là lúc cây mộc hương nở ra từng
chùm hoa trắng muốt. Những bông hoa trắng mọc thành từng chùm với hương thơm thoang
thoảng quyện theo gió lan khắp cả không gian. Bố tôi bảo ngày trước ông bà rất thích hoa
mộc hương nên bố tôi mới trồng hai cây bên mộ để ông bà lúc nào cũng được ngắm loài cây
mà mình yêu thích.

Không hiểu sao, phần mộ của ông bà lúc nào cỏ dại cũng mọc um tùm. Tôi và thằng em
trai ngồi xuống nhổ từng cây cỏ dại trong khi mẹ tôi thì sắp xếp hoa quả, giấy tiền chuẩn bị
thắp hương. Bố tôi thì đang dùng khăn để lau dọn phần nhà thờ. Mỗi người một tay một
chân, một việc nhưng đều làm trong tâm trạng vui vẻ và chắc hẳn ai cũng đang nhớ đến
những kỉ niệm và hình ảnh của ông bà. Chẳng mấy chốc, hai ngôi mộ đã sạch cỏ, sạch bụi
bặm. Mẹ tôi bày đồ lễ lên nhà thờ còn ba bố con rửa tay để thắp hương. Mùi hương trầm mẹ
đốt lan khắp không gian. Đây cũng là lúc tôi thấy nhớ ông bà hơn bất cứ lúc nào. Tôi nhớ
những sớm tinh mơ ông cầm bình nước tưới cây, cái kéo nhỏ trong tay ông đưa thoăn thoắt
tỉa lá, uốn cành cho những cây cảnh trong vườn. Tôi nhớ những lúc bà ngồi chải tóc ngoài
hiên nhà. Mái tóc bà dài, bạc trắng nhưng thơm mùi bồ kết, hương nhu và mùi lá bưởi. Tôi
nhớ những lúc hai ông bà ngồi nói chuyện với nhau trên chiếc chõng tre với ấm trà xanh nghi
ngút khói. Tôi nhớ cả những câu chuyện thời quá khứ của ông với những trận đánh trường kì
của dân tộc, cả những câu chuyện cổ tích của bà. Tôi nhớ cả con diều, cái đèn ông sao ông
làm cho tôi hồi tôi còn nhỏ. Tôi nhớ hương vị của món xôi khúc, món canh sườn nấu khoai
sọ của bà tôi...Tất cả những kí ức ấy đều ùa về như thác lũ, ngay tại giây phút này...Chưa lúc
nào tôi thấy nhớ da diết đến thế. Tôi thấy đôi mắt mình hoen đỏ bởi tôi vừa thấy nhớ, vừa
thấy thương ông bà mà tôi chưa kịp báo hiếu thì ông bà đã đến một nơi xa lắm rồi.

Không khí cứ yên lặng như thế một lúc lâu, không ai nói với ai câu nào. Bởi mỗi người đều
mang trong mình những suy nghĩ riêng. Nhưng tôi tin rằng cả nhà dều đang nhớ đến ông bà.
Mãi cho đến khi hương cháy hết, mẹ tôi mới bảo:

- Hai chị em mang giấy tiền đi hóa cho ông bà đi - Rồi chắp tay quay về phía nhà thờ, Chúng
con ra mời ông bà về ăn Tết với gia đình nhà mình.

Tôi và thằng em trai cầm giầy tiền ra một góc rồi đốt. Nhìn những tờ giấy đủ màu xanh, đỏ,
vàng dần dầy cháy đi theo ngọn lửa, tôi thấy lòng mình buồn man mác. Đốt xong giấy tiền,
cả nhà chúng tôi đứng dậy ra về.

Tôi nhận ra rằng, tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng và không gì có thể thay thế
được. Những người minh yêu thương sẽ sống mãi nếu như những người còn sông vẫn giữ lại
hình ảnh, kí ức, kỉ niệm về họ trong trái tim mình.

You might also like