Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

4.3.

1 Giải pháp cho dự trữ và mua hàng


Hàng năm, các nước ở Bắc bán cầu thu hoạch cà phê từ tháng 10 đến tháng 12
năm sau, còn các nước ở Nam Bán cầu thu hoạch cà phê từ cuối tháng 4 đến tháng 6.
Bởi vậy, Việt Nam thường xuất khẩu mạnh cà phê trong quý 4 năm trước và quý 1
năm sau. Thế nên, trong thời điểm này các doanh nghiệp trong nước ồ ạt xuất khẩu
làm cho giá cà phê giảm đi khá nhiều.
Để tránh tình trạng trên, doanh nghiệp cần tăng cường dự trữ và tạm ngưng ký
hợp đồng xuất khẩu mới cho đến khi giá cả tăng trở lại tránh cho các nhà đầu cơ nước
ngoài trục lợi làm lũng đoạn thị trường. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các
thông tin, có được sự dự báo chắc chắn từ phía các cơ quan nhà nước để đưa ra các
quyết định về quy mô dự trữ.
Công ty cần yêu cầu cán bộ có chuyên môn tại các nhà máy, thường xuyên
khảo sát những trang trại cà phê, các đại lí thu mua tại các địa phương. Sau đó đưa ra
các tiêu chuẩn nhất định đối với nguồn hàng cũng như tiêu chuẩn đối với các nhà cung
ứng là nông dân hay các đại lí thu mua. Nếu thấy họ đáp ứng được các tiêu chuẩn thì
mới tiến hành kí kết hợp đồng lâu dài. Các hợp đồng được kí kết cũng cần phải nêu rõ
các điều kiện tiêu chuẩn về cà phê nguyên liệu, các yêu cầu về thời gian, phương thức
giao hàng và kĩ thuật vận chuyển để đảm bảo chất lượng hàng hóa mà họ cần thực
hiện. Bên cạnh đó để củng cố mối quan hệ hợp tác lâu dài này, doanh nghiệp cũng cần
phải đưa ra các quyền lợi đặc biệt đối với các đối tác này so với đối thủ cạnh tranh
như: cung cấp vốn, giống cây, kĩ thuật chăm sóc… khi cần, cung cấp hệ thống tin đầy
đủ, kịp thời, chính xác để người nông dân nắm được thông tin, yên tâm đầu tư sản
xuất, tránh được những thua thiệt không đáng có.
4.3.3 Giải pháp cho thuê ngoài
Công ty ngày càng có xu hướng tự xây dựng vùng nguyên liệu cho mình để hạn
chế việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liêu bên ngoài. Điều này rất phù hợp với tình
hình ngành cà phê Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nguồn cung từ vùng nguyên liệu của
công ty hiện nay chỉ đặt 10% so với tổng giá trị cà phê xuất khẩu của công ty. Vì vậy,
để phát triển bền vững, công ty cần phải mở rộng hơn nữa vùng nguyên liệu của mình
đặc biệt là cà phê Arabica. Vùng Tây Bắc là nơi có điều kiện tự nhiên tốt cho loại cà
phê này phát triển, nên doanh nghiệp cần có sự hợp tác đối với các địa phương tại đây
để lãnh đạo địa phương tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh
doanh cũng như có sự giáo dục, khuyến khích thích đáng đối với nông dân khi cần
thiết. Có chính quyền địa phương cùng tham gia, người dân sẽ tin tưởng hơn vào
doanh nghiệp.
Ngoài đầu tư đầu tư cây giống, phân bón ban đầu, hướng dẫn kỹ thuật chăm
sóc, thu hoạch doanh nghiệp cần khuyến khích và hỗ trợ người nông dân sử dụng máy
móc trong khâu thu hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, giảm tỷ lệ hao hụt. Phát
triển các hình thức sơ chế, bảo quản tại chỗ nhằm khắc phục tình trạng phải vận
chuyển xa, khó bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.
Doanh nghiệp nên tự nguyện áp dụng một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân
theo tiêu chuẩn mới - phù hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà
phê thế giới (ICO), phổ biến các quy chuẩn này cho nông dân. Đây là cách tốt nhất để
doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh và tăng giá trị cà phê xuất khẩu.
Lượng cung nội bộ chỉ chiếm 10% cho nên để đảm bảo quá trình sản xuất liên
tục, doanh nghiệp vẫn phải phụ thuộc lớn vào nguyên liệu bên ngoài. Không thể kiểm
soát được nguồn nguyên liệu này từ khâu trồng trọt, chăm sóc, nên trong khâu thu
mua doanh nghiệp cần phải mạnh tay loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, đưa
ra các chỉ tiêu hiệu quả vào hợp đồng với nhà cung cấp, loại bỏ những nhà cung cấp
kém năng lực. Tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với các nhà nhập
khẩu. Thiết lập các mối quan hệ tốt đối với các công ty cung cấp có uy tín, tạo ra các
cam kết hợp tác lâu dài. Đối với loại cà phê thuê ngoài, doanh nghiệp cần đầu tư thêm
dây chuyền chế biến ướt tại các công ty thành viên để có thể chế biến nhanh chóng
khối lượng lớn cà phê tươi. Vì với những cách thức sơ chế và bảo quản thiếu khoa học
của người dân, sự vận chuyển thiếu trách nhiệm của các công ty thu mua sẽ làm suy
giảm chất lượng cà phê nhân được mua ở bên ngoài.
4.3.4 Các giải pháp khác
Ngoài các giải pháp trên để nâng cao khả năng cạnh tranh thì công ty cần quan
tâm đến các vấn đề như:
- Thành lập một phòng chuyên trách về Quản trị chuỗi cung ứng. SCM là một
lĩnh vực không chỉ đòi hỏi người thực hiện nó phải có các kiến thức chuyên môn, kĩ
năng chuyên sâu mà hơn thế nữa đây còn là một hoạt động yêu cầu cần phải có sự
quản lí của một phòng ban hoặc bộ phận chuyên trách. Công ty cần xác định quyền
lực của trưởng phòng SCM, mô tả đầy đủ công việc của phòng SCM và công việc của
từng vị trí trong phòng. Điều này giúp nhân viên biết họ sẽ phải làm những công việc
gì và thúc đẩy sự hợp tác giữa các phòng ban với nhau.
- Tuyển dụng những nhân sự đã qua đào tạo và có kiến thức chuyên môn về lĩnh
vực SCM hoặc đưa các nhân viên hiện tại đang đảm nhận và thực hiện các hoạt động
Logistics của công ty tham gia các chương trình, khóa đào tạo về SCM để từ đó có
nguồn nhân lực có kiến thức, kĩ năng về hoạt động SCM nhằm đáp ứng yêu cầu về
nguồn nhân lực cho hoạt động này. Tuy nhiên hiện nay, chương trình đào tạo về SCM
ở trong các trường đại học hay như những trung tâm khác mới chỉ tập trung giới thiệu
các quy trình, các thao tác thực hiện qua các công đoạn. Chương trình tương đối lạc
hậu, tính thực tiễn của chương trình dạy không cao, làm cho học viên chưa thấy hết
vai trò và sự đóng góp của SCM đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như đối với nền kinh tế. Tuy nhiên công ty có thể tham khảo nhiều khóa học qua
Internet có sự liên kết đào tạo giữa các trường, viện đại học tại Việt Nam với các giáo
sư, tiến sĩ đầu ngành tại các trường đại học lớn trên thế giới hay do các đơn vị của nhà
nước hỗ trợ tổ chức như VCCI
4.3.5 Kiến nghị với cơ quan quản lí nhà nước
Nhà nước nên có các kế hoạch xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giao
thông nói chung, hệ thống cầu cảng, bến bãi nói riêng cho cả ngành hàng không và
hàng hải và đường sắt. Việc phát triển tốt hệ thống giao thông sẽ tạo điều kiện cho vận
tải đa phương thức phát triển. Đó là sự kết nối hài hoà giữa vận tải bằng đường
bộ-hàng không-đường sắt và đường biển. Việc hoàn tất dự án nâng cấp và xây mới
nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất vào cuối năm nay 2007 sẽ tiên đoán một sự phát triển
nhảy vọt trong lĩnh vực vận tải hàng không. Cũng như việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng
cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, chính phủ nên xây dựng các cảng biển tầm cỡ
quốc tế tại Hải Phòng hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu Việt Nam không đủ trình độ
để xây dựng các cảng nước sâu và hiện đại thì ta có thể thực hiện theo cách liên doanh
với công ty nước ngoài hoặc đấu thầu trực tiếp, mời gọi các nhà thầu nước ngoài. Một
khi đã xây dựng được hệ thống cảng biển hiện đại thì rất có thể Việt Nam sẽ là một
trạm trung chuyến. Điều này sẽ kích thích sự phát triển của chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật
cụ thể về hoạt động này làm cơ sở pháp lý vững chắc cho phát triển của chuỗi cung
ứng tại các tổ chức, doanh nghiệp.Các quy định này cần phải có sự nhất quán về thủ
tục hải quan, kho bãi và điều hành cảng, tránh làm cho các quy trình trở nên nặng nề
và phức tạp.

You might also like