Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022-2023

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

1.

Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022-2023
- Tổng tài sản thị trường bảo hiểm năm 2023 ước đạt 913.336 tỷ đồng, trong khi đó năm
trước chỉ ước tính đạt 811.312 tỷ đồng, nghĩa là đã tăng 11,12% so với cùng kỳ năm
2022.
1.1. Cơ cấu thị trường
- Năm 2022, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 82 doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh
doanh bảo hiểm (bao gồm 31 công ty TNHH 1 thành viên, 13 công ty TNHH 2 thành
viên trở lên, 37 công ty cổ phần và 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài tại Việt Nam).
- Bên cạnh đó, sự góp mặt của 15 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước
ngoài tại Việt Nam cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tăng lòng tin của các
nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư tại Việt Nam.
1.2. Quy mô thị trường
- Năm 2022, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tăng
trưởng GDP, doanh thu toàn ngành đạt 281.370 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo
hiểm đạt 247.786 tỷ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư đạt 33.584 tỷ đồng.
- Doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm năm 2023 ước đạt 227.596 tỷ đồng, giảm
hơn 8,1% so với năm trước, thể hiện rõ khó khăn.
1.3. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
- Năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 69.459 tỷ đồng. Phần lớn thị phần
doanh thu phí bảo hiểm tập trung vào 5 doanh nghiệp hàng đầu gồm: PVI (14,44%),
Bảo Việt (14,06%), PTI (9,02%), Bảo Minh (7,77%), MIC (7,49%). 27 doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam còn lại chiếm
47,22% thị phần doanh thu phí.
a, Doanh thu và cơ cấu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ
- Năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 67.608 tỷ
đồng. Năm 2023, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 71.064 tỷ, tăng
3%
- Năm 2022: Doanh thu theo nghiệp vụ
+ Năm 2022, nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng lớn nhất (34,66%), tiếp
đến là bảo hiểm xe cơ giới (26,31%); bảo hiểm cháy nổ (13,63%), bảo hiểm tài
sản và thiệt hại (11,27%), bảo hiểm hàng hóa vận chuyển (4,48%), bảo hiểm
thân tàu và TNDS chủ tàu (4,08%); bảo hiểm trách nhiệm (2,05%), bảo hiểm
hàng không (1,62%), bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính (1,30%). Một số
nghiệp vụ bảo hiểm vẫn chiếm tỷ trọng thấp như bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
(0,49%), bảo hiểm nông nghiệp (0,06%), bảo hiểm bảo lãnh (0,05%).

- Năm 2023: Doanh thu theo nghiệp vụ


+ Bảo hiểm sức khỏe doanh thu đạt 23.802 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ, bồi
thường 8.236 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 34,6%
+ Bảo hiểm xe cơ giới doanh thu đạt 17.754 tỷ đồng, giảm 1,9% so với cùng kỳ,
bồi thường 9.315 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 52,5%. Doanh thu bảo hiểm bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đạt 4.342 tỷ đồng, giảm 0.6%
so với cùng kỳ, bồi thường 948 tỷ, tỷ lệ bồi thường 21.8%. Doanh thu bảo hiểm
xe cơ giới tự nguyện đạt 13.412 tỷ đồng, giảm 2.4% so với cùng kỳ, bồi thường
8.366 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 62,4%.
+ Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 19.742 tỷ đồng, tăng 11,1 % so với
cùng kỳ, bồi thường 3.838 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 19,4%. Trong đó, Doanh
thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 7.240 tỷ đồng, giảm 0,6% so với cùng kỳ,
bồi thường 872 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 12,1%. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ
tự nguyện đạt 2.804 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cùng kỳ, bồi thường 698 tỷ
đồng, tỷ lệ bồi thường 24,9%.
+ Bảo hiểm tàu (bao gồm bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
và bảo hiểm P&I) doanh thu đạt 2.967 tỷ đồng, tăng trưởng 5,9%, bồi thường
1.059 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 35,7 %.
+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 2.840 tỷ đồng, giảm 10,8% so với
cùng kỳ, bồi thường 939 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 33,1%.
+ Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 1.795 tỷ đồng tăng
trưởng 25.2%, bảo hiểm hàng không 2.840 tỷ đồng, giảm 10.8%, bảo hiểm tín
dụng và rủi ro tài chính 942 tỷ đồng, tăng 11.5%, bảo hiểm nông nghiệp đạt 42
tỷ đồng, tăng 0.7% so với cùng kỳ, bảo hiểm bảo lãnh 32 tỷ đồng, giảm 12.5%
so với cùng kỳ.

b, Bồi thường bảo hiểm


- Phi nhân thọ: Năm 2022, số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc năm 2022 là 23.018 tỷ
đồng,
- Năm 2023: Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc khoảng 23.906 tỷ đồng, tỷ lệ bồi
thường 33,6%, …

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Bồi thường bảo hiểm
Bồi thường bảo hiểm gốc 20.752 20.731 19.483 23.018 23.906

c, Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp


- Đầu tư trở lại nền kinh tế năm 2023 ước đạt 757.652 tỷ đồng (tăng 12,56% so với cùng
kỳ năm trước) trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 67.648 tỷ đồng;
- Năm 2022, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm tích lũy đầu tư trở lại nền kinh tế là
680.511 tỷ đồng, trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 65.741 tỷ đồng;

1.4. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ


a, Doanh thu phí bảo hiểm
- Năm 2023: Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt là 157.024 tỷ đồng,
giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Năm 2022: 178.327 tỷ đồng
b, Trả tiền bảo hiểm
- Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đã chi trả trong năm 2022 cho các sản phẩm
bảo hiểm là 42.560 tỷ đồng; trong đó trả giá trị tiền bảo hiểm gốc là 22.445 tỷ đồng, trả
giá trị hoàn lại là 12.090 tỷ đồng, trả tiền đáo hạn là 6.204 tỷ đồng, trả khác là 1.820 tỷ
đồng. Số tiền chi trả bảo hiểm tập trung chủ yếu vào các sản phẩm hỗn hợp và bảo hiểm
liên kết đầu tư.
- Về chi trả quyền lợi bảo hiểm năm 2023 các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện chi trả
ước đạt 57.070 tỷ đồng, tăng 35,7% với cùng kỳ năm trước.
c, Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp
- Năm 2022, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm tích lũy đầu tư trở lại nền kinh tế là
680.511 tỷ đồng, trong đó các DNBH nhân thọ ước đạt 614.771 tỷ đồng.
- Đầu tư trở lại nền kinh tế năm 2023 ước đạt 757.652 tỷ đồng (tăng 12,56% so với cùng
kỳ năm trước) trong đó các DNBH nhân thọ ước đạt 690.004 tỷ đồng.

d, Tình hình khai thác hợp đồng bảo hiểm mới


- Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo
hiểm chính đạt 45.622 tỷ đồng. Về hợp đồng bảo hiểm chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên
kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất 85,48% tổng phí khai thác mới toàn thị trường; tiếp
theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 1,44%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm
tử kỳ chiếm 1,35%; phí khai thác mới của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,38% tổng
phí khai thác mới toàn thị trường.

- Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường năm 2023 ước đạt 28.179 tỷ
đồng giảm 44,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu
tư chiếm tỷ trọng 60,7% giảm 41,4% so với cùng kỳ năm ngoái (trong đó, sản phẩm bảo
hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 47,3% giảm 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái; Sản
phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 13,4% giảm 65,6% so với cùng kỳ năm
ngoái); Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 28,8% giảm 45,3% so với cùng kỳ
năm ngoái; Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 2,1% tăng 47,7% so với cùng
kỳ năm ngoái; Các sản phẩm bảo hiểm còn lại (sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, sản phẩm
bảo hiểm hưu trí, sản phẩm bảo hiểm trọn đời) chiếm tỷ trọng 8,3%, giảm 58,7% so với
cùng kỳ năm ngoái.
- Năm 2022, số lượng hợp đồng có hiệu lực của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt
13.921.675 hợp đồng, trong khi đó năm 2023 số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ
(sản phẩm chính) là 12.441.381 hợp đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Trong năm 2022, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính
đạt 3.414.561 hợp đồng. Số lượng hợp đồng khai thác mới năm 2023 đạt 1.915.623 hợp
đồng (sản phẩm chính), giảm 43,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tài liệu tham khảo:
https://vneconomy.vn/thi-truong-bao-hiem-viet-namnam-2022-du-bao-nam-2023.htm

https://iav.vn/tieu-diem-thang/234427-mot-so-net-chinh-cua-thi-truong-bao-hiem-viet-nam-nam-2023

https://www.mof.gov.vn/webcenter/contentattachfile/idcplg?dID=288606&dDocName=MOFUCM286
226&filename=Thị%20trường%20bảo%20hiểm%20Việt%20Nam%20năm%202022.pdf

You might also like