Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

SD WAN là từ viết tắt của software-defined Wide Area Network.

Là một loại mạng diện


rộng sử dụng công nghệ mạng được định nghĩa bởi phần mềm. Điều này cho phép truyền
tin qua internet sử dụng các đường hầm overlay, dữ liệu được mã hóa hóa khi gửi đến các
địa điểm nội bộ của tổ chức. SD WAN giúp đơn giản hóa quản lý và vận hành của mạng
WAN bằng cách tách biệt phần cứng mạng khỏi cơ chế điều khiển của nó.
Ứng dụng quan trọng của SD WAN là cho phép các công ty xây dựng mạng WAN có
hiệu năng tương đương hoặc cao hơn bằng việc sử dụng các truy cập Internet thương mại
giá rẻ thay thế một phần hoặc toàn bộ các công nghệ kết nối WAN truyền thống sử dụng
kết nối riêng mắc tiền như MPLS.

So sánh khác nhau giữa SDN và SD WAN


1. Kiến trúc và thiết kế
- SDN: Kiến trúc SDN được thiết kế tối ưu cho mảng mạng nội bộ (trong data
center, lan, …). Trong mạng SDN, logic điều khiển mạng control plane được tách
biệt và trung tâm hóa khỏi phần chuyển mạch và địch tuyến dữ liệu data plane,
giúp việc quản lí và điều chỉnh cấu hình mạng qua phần mềm vô cùng linh hoạt và
nhanh chóng. Controller SDN hoạt động như não trung ương, đưa ra quyết định
định tuyeesnn, quản lí lưu lượng và tối ưu hóa tài nguyên mạng
- SD WAN: Thường được triển khai trên địa bản rộng lớn (WAN), kết hợp kết nối
nhiều địa điểm văn phòng hoặc cửa hàng. SD WAN cung cấp khả năng chọn
đường truyền dữ liệu linh hoạt, kết hợp với nhiều loại kết nối (MPLS, broadband
internet, 4G, 5G) để đẩm bảo hiệu suất của độ tin cậy. No cũng cho phép việc
quản lí trung tâm thông qua một dashboard ui rõ rang và tự động hóa việc triển
khai và quản trị các chính sách mạng
2. Phân phối dữ liệu và lưu lượng
- SDN: kiểm soát lưu lượng mạng rất chi tiết, thích hợp cho việc tối ưu hóa các ứng
dụng quan trọng hoặc các tình huống cần chuyển mạch nhanh và linh hoạt trong
mạng nội bộ.
- SDN WAN: Tập trung vào việc đảm bảo kết nối mạng với hiệu suất và độ tin cậy
dù thông qua kết nối internet công cộng. SD WAN sử dụng công nghệ như VPN
và các phương pháp mã hóa để đảm bảo an ninh mạng
3. Chiến lược và quản trị:
- SDN: KiẾM suát và quản lí tập trung giúp triển khai các chính sách đồng nhất trên
toàn bộ mạng
- SDN WAN: cũng cung cấp quản trị tập trung nhưng nghiêng về phía việc quản lí
kết nối giữa các điểm ở xa và đảm bảo hiệu suất tối ưu dành cho các ứng dụng
doanh nghiệp như VolP, video conferencing, và các dịch vụ đám mây
 Kết luận: SDN có phạm vi ứng dụng trong mạng nội bộ của doanh nghiệp như
mạng LAN hoặc mạng trung tập dữ liệu. Chức năng chính nhằm phân tách phần
điều khiển (control plane) và phần chuyển mạch (data plane) của thiết bị mạng.
Điều này cho phép quản lí trung tập mạng và tự động hóa các thiết lập mạng thông
qua phần mềm mà không cần can thiệp vào phần cứng. Tập trung vào cải thiện
linh hoạt và dễ quản trị, thích ứng nhanh với thay đổi như cầu mạng
 SD WAN có phạm vi ứng dụng chủ yếu cho mạng WAN, liên kết các văn phòng
và trung tâm dữ liệu của doanh nghiệm ở những vị trí địa lý khác nhau. Chức
năng chính là cung cấp một cách tiếp cận linh hoạt và hiệu quả về chi phí cho
việc kết nội mạng WAN, thường xuyên sử dụng kết nối internet công cộng, so với
các dịch vụ WAN truyển thống như MPLS. Tập trung vào tối ưu hiệu suất và độ
tin cậy, quản lí tập trung và bảo mật cho truyền thông toàn cầu của doanh nghiệp

You might also like