Project Pin Lithium-Ion (J97)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC



MÔN HỌC: HỆ THỐNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Ô TÔ

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MẠCH NẠP PIN LITHUM - ION

Lớp: Thứ 4 tiết 1 – 2 - 3

GVHD: TS. LÊ THANH PHÚC

SVTH: MSSV

Nguyễn Thái Bảo 22145310

Lê Quang Hin 22145370

Nguyễn Bá Trọng 22145495

Phùng Quý Bình 22145314

Đặng Tấn Tú 22145510

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN BÁO CÁO

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Tỉ lệ hoàn
STT MSSV Họ và Tên Nhiệm vụ
thành (%)

1 22145310 Nguyễn Thái Bảo Viết code 100%

2 22145370 Lê Quang Hin Lắp mạch 100%

Soạn ppt,
3 22145495 Nguyễn Bá Trọng 100%
word

4 22145314 Phùng Quý Bình Lắp mạch 100%

Lắp mạch
5 22145510 Đặng Tấn Tú 100%

Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
- Trưởng nhóm: Nguyễn Thái Bảo SĐT: 09722145310
Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng…. năm 2024


(Ký tên)
TS. Lê Thanh Phúc
Mục Lục
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN..................................................................................................................5
1.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................5
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................................6
1.4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................6
1.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................7
1.6. Kết quả mong muốn đạt được...................................................................................................7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN................................................................................................................5


1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................6
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................6
1.4. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................7
1.5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................7
1.6. Kết quả mong muốn đạt được.................................................................................................7
2.1.2. Phân loại.............................................................................................................................9
2.1.3. Cấu tạo..............................................................................................................................10
- Phải có độ bền cơ học cao.........................................................................................................16
- Không bị biến dạng kích thước..................................................................................................16
- Không bị thủng khi tiếp xúc với các vật liệu làm điện cực........................................................16
- Có kích thước lỗ xốp nhỏ hơn 1 μm..........................................................................................16
- Dễ dàng thấm ướt bởi chất điện phân........................................................................................16
- Tính tương thích và độ ổn định cao khi tiếp xúc với chất điện phân và các điện cực................16
2.1.4 Công dụng.........................................................................................................................16
2.1.5. Nguyên lý hoạt động........................................................................................................17
2.1.6. Đặc tính xả và nạp của pin Lithium-ion.............................................................................19
2.2. Arduino.....................................................................................................................................20
2.2.1. Arduino là gì ?...................................................................................................................20
2.2.2. Phân loại...........................................................................................................................22
CHƯƠNG III: TRÌNH BÀY THIẾT KẾ, LẬP TRÌNH, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG (BẢN VẼ, MÔ
HÌNH, MÔ PHỎNG KÍCH THƯỚC)..............................................................................................29
3.1. Chuẩn bị vật dụng, thiết bị và công cụ:.................................................................................29
3.3. Mô phỏng thiết kế:..................................................................................................................33
CHƯƠNG IV: THỬ NGHIỆM, THỰC NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ, THẢO LUẬN................................................3
4.1. Một số hình ảnh của việc thực nghiệm mô hình mạch nạp pin Lithium:.............................3
4.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................................................4
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ HƯỚNG PHÁT TRIỂN, ĐỀ XUẤT..............................5
5.1. Đạt được những thành tựu nào?..............................................................................................5
5.2. Kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra..................................................................................5
5.3. Đánh giá, kiến nghị...................................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thế giới ngày nay, việc thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống bằng
các nguồn năng lượng sạch và bền vững đã trở thành một xu hướng không thể
phủ nhận. Trước tình hình cạn kiệt nguồn dầu khí và các nguyên liệu chất đốt,
việc tìm kiếm và sử dụng các dạng nhiên liệu mới và sạch đã trở thành một nhu
cầu cấp thiết, đặc biệt là trong lĩnh vực vận hành các phương tiện giao thông
như xe, tàu, và máy bay.
Năng lượng điện, trong tình hình này, đã nổi lên như một lựa chọn hàng đầu để
thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch đang gây ra nhiều vấn đề cho môi
trường. Sự chuyển đổi này không chỉ giảm thiểu lượng khí thải độc hại thải ra
môi trường mà còn tạo ra một hệ thống vận hành phương tiện giao thông hiệu
quả và bền vững hơn.
Có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển của hệ thống xe điện trên toàn thế giới.
Các nhà sản xuất đang tập trung vào việc phát triển các loại xe điện phổ biến
như xe ô tô, xe mô tô và xe đạp điện. Cùng với sự tiến bộ trong công nghệ, các
bộ điều khiển cho các loại xe điện cũng ngày càng được thiết kế hiện đại và đa
chức năng, mang lại nhiều tiện ích cho việc vận hành và sử dụng các phương
tiện sử dụng nguồn năng lượng mới này.
Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, việc đẩy mạnh ngành công
nghệ xe máy điện và ô tô điện cũng như sản xuất pin cho các loại xe này trở nên
vô cùng quan trọng. Khoa học và kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ, và việc sản
xuất pin có vai trò không thể phủ nhận trong việc cải thiện phương tiện giao
thông và đảm bảo hoạt động sản xuất và cuộc sống hàng ngày của người dân.
Pin Lithium, với khả năng lưu trữ hiệu quả các nguồn năng lượng sạch và tái tạo
như năng lượng gió và mặt trời, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu
sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính, từ đó giảm ô
nhiễm môi trường.
Trong lĩnh vực công nghệ điện tử, pin Lithium cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử hàng ngày như laptop,
điện thoại di động, máy nghe nhạc, và các đồ chơi điều khiển từ xa.
Với ngành công nghệ ô tô và xe máy, pin Lithium-ion mang lại khả năng sạc lại
nhanh chóng và mật độ năng lượng cao, giúp tối ưu hóa hiệu suất và dung lượng
của pin, từ đó tạo ra những chiếc xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa
hơn và hiệu quả hơn so với các loại pin truyền thống.
Dù đã được thương mại hóa rộng rãi, nghiên cứu và phát triển về pin Lithium-
ion vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm nâng cao hiệu suất và đảm bảo an toàn khi
sử dụng. Điều này đặt ra một thách thức mới đối với các nhà nghiên cứu và kỹ
sư trong việc thiết kế các mạch nạp pin hiệu quả và an toàn.
Để đáp ứng được những thách thức này, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài "Thiết
kế mạch nạp cho hệ 4 cell pin Lithium-ion, sử dụng Arduino để điều tra điện áp,
bảo vệ quá dòng và quá nhiệt cho bộ pin". Chúng tôi hy vọng rằng thông qua đề
tài này, chúng tôi không chỉ mở rộng kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn mà
còn đóng góp vào sự phát triển và ứng dụng của công nghệ pin Lithium-ion, từ
đó góp phần vào xây dựng một môi trường sống bền vững và thân thiện với môi
trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhằm hiểu rõ, chi tiết hơn về mạch nạp pin Lithium- Ion, cụ thể là về khái
niệm, nguyên lí hoạt động, đặc tính của pin, từ đó mà sử dụng Arduino điều tra
điện áp, bảo vệ quá dòng và quá nhiệt cho bộ pin. Cũng cố thêm kiến thức, tích
góp làm hành trang cho một người kỹ sư ô tô trong tương lai.

1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Tìm hiểu về Pin Lithium – Ion, lịch sử hình thành cải tiến, cấu tạo chung,
nguyên lý hoạt động cơ bản, ưu nhược điểm của pin Lithium- Ion.

- Tìm hiểu về mạch nạp pin Lithium- Ion, cấu tạo và phân loại cơ bản các loại
pin.

- Tìm hiểu so sánh chi tiết về loại pin phổ biến, dùng Arduino nghiên cứu thiết
kế mạch nạp an toàn khi sử dụng.

1.4. Đối tượng nghiên cứu


-Hệ thống về các mạch nạp pin trong ô tô , cụ thể dối tượng được nghiên cứu :
Mạch nạp Lithium-ion

1.5. Phương pháp nghiên cứu


-Dựa trên kiến thức và giáo trình về môn “Hệ thống điện- điện tử ô tô” sau quá
trình tiếp thu và học hỏi, tiếp thu kiến thức từ Thầy (Cô), từ đời sống, tra cứu từ
tài liệu, mạng internet, tổng hợp và phân tích thông tin từ đó xây dựng báo cáo.
-Tra cứu và chọn lọc thông tin trên internet bằng tiếng Anh và tiếng Việt , từ đó
đưa ra thông tin chính xác và cần thiết .

- Sau đó từ những kiến thức đã tích lũy, tiến hành thực hiện mô phỏng.

1.6. Kết quả mong muốn đạt được


Tìm hiểu tiếp thu được kiến thức, dùng Arduino thiết kế mạch nạp pin Lithium-
Ion, có thể điều tra điện áp, bảo vệ quá dòng và quá nhiệt cho bộ pin. Sau đó
thực hiện báo cáo kết quả.

Chương II : Cơ sở lý thuyết

2.1. Pin Lithinum-ion


2.1.1. Pin Lithinum-ion là gì?
Pin Li-ion hay pin lithi-ion / pin lithium-ion, có khi viết tắt là LIB, là một
loại pin sạc. Trong quá trình sạc, các ion Lithi chuyển động từ cực dương sang
cực âm, và ngược lại trong quá trình xả (quá trình sử dụng). LIB thường sử
dụng điện cực là các hợp chất mà cấu trúc tinh thể của chúng có dạng lớp
(layered structure compounds), khi đó trong quá trình sạc và xả, các ion lithi sẽ
xâm nhập và điền đầy khoảng trống giữa các lớp này, nhờ đó phản ứng hóa
học xảy ra. Các vật liệu điện cực có cấu trúc tinh thể dạng lớp thường gặp dùng
cho cực âm là các hợp chất oxide kim loại chuyển tiếp như LiCoO 2, LiMnO2,
v.v….; dùng cho điện cực dương là graphite. Dung dịch điện ly của pin cho
phép các ion lithi chuyển dịch từ cực này sang cực khác, nghĩa là có khả năng
dẫn ion lithi. Tuy nhiên, yêu cầu là dung dịch này không được dẫn điện.
pin Li-ion đã được công ty SONY (Nhật Bản) thương mại hoá và phát triển từ
đầu những năm 90. Nó đã trở thành công nghệ pin phổ biến và được sử dụng
rộng rãi trong các thiết bị di động và điện tử tiêu dùng.
Trước năm 1999, đã có hơn 400 triệu pin Li-ion thương phẩm được sản xuất và
tiêu thụ trên thị trường. Trong năm 2000, lợi nhuận thu được từ pin Li-ion đạt
khoảng 1,86 tỷ USD. Đến năm 2005, đã có hơn 1,1 tỷ pin Li-ion được đưa ra thị
trường với giá trị hơn 4 tỉ USD. Trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2005, giá
thành của pin Li-ion đã giảm xuống chỉ còn 46%.
Trong tương lai, dự kiến các sản phẩm sử dụng pin Li-ion sẽ tiếp tục được quan
tâm bởi thị trường. Sự quan tâm này sẽ tập trung vào những sản phẩm có giá cả
hiệu dụng, tính năng cao và công nghệ an toàn. Điều này phản ánh xu hướng
ngày càng tăng của thị trường đòi hỏi những sản phẩm pin có hiệu suất tốt, tuổi
thọ cao và an toàn để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người tiêu
dùng.
Pin Li-ion hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và thiết bị điện
tử. Các ứng dụng phổ biến bao gồm pin điện thoại di động, máy tính xách tay,
máy tính bảng, đồng hồ thông minh, thiết bị định vị GPS, máy ảnh kỹ thuật số,
máy nghe nhạc, đèn pin, và nhiều thiết bị di động khác. pin Li-ion cũng được sử
dụng trong các lĩnh vực như mạng điện tử quân đội, radio, máy dò mìn và các
thiết bị quân sự khác. Công nghệ pin Li-ion cũng đang được nghiên cứu và phát
triển để ứng dụng trong các lĩnh vực như khinh khí cầu, tàu không gian và vệ
tinh, nhằm cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị trong không gian hoặc
điều kiện đặc biệt.

Ưu điểm và nhược điểm của pin li-ion :


2.1.2. Phân loại
Pin Li-ion được chế tạo theo các dạng khác nhau, thường có 2 nhóm là : dạng
hình trụ và dạng hình lăng trụ
2.1.2.1. Pin Lithium – Ion dạng trụ
Mặt cắt ngang của một pin Li-ion dạng trụ được mô tả trong hình sau:
2.1.2. Pin Lithium – ion lăng trụ phằng
Cấu tạo mặt cắt của những pin lăng trụ phẳng cũng tương tự như phiên bản trụ,
chỉ khác là trục tâm phẳng được sử dụng thay cho trục tâm trụ..

2.1.3. Cấu tạo


Pin Lithium có cấu tạo gồm 3 thànhphần cơ bản: điện cực dương, điện cực
âm và chất điện phân. Ngoài ra còn có một số thành phần khác
Điện cực dương ( cathode )
Vật liệu dùng làm điện cực dương thường từ LiCoO 2 và LiMnO4. Vật liệu trên
cơ sở là cobalt mở rộng cấu trúc pseudo-tetrahedral (tứ diện giả), cho
phép khuếch tán ion lithium theo 2 chiều. Đây là những vật liệu lí tưởng do nhiệt
dung riêng cao, dung tích lớn, khả năng tự xả thấp, có điện thế xả cao và hiệu
suất chu trình tốt. Hạn chế của nó là giá cao do chứa cobalt là một kim loại
hiếm, và kém bền nhiệt. Vật liệu cơ sở là mangan có hệ tinh thể lập phương, cho
phép ion lithi khuếch tán theo cả ba chiều. Vật liệu này đang được quan tâm bởi
mangan rẻ và phổ biến hơn cobalt, có hiệu năng cao hơn, vòng đời dài hơn, nếu
như một vài hạn chế khác của nó được khắc phục. Những hạn chế này bao gồm
khả năng hòa tan vật liệu mangan trong dung dịch điện ly, làm điện cực kém bền
và giảm công suất pin. Vật liệu cực dương chứa cobalt là loại phổ biến nhất, tuy
nhiên những vật liệu khác hiện đang được đầu tư nghiên cứu nhằm hạ giá thành,
và tăng công suất pin. Đến năm 2017, LiFePO4 được kì vọng đem lại ứng dụng
cao cho pin kích thước lớn như các pin dùng cho xe điện nhờ giá rẻ, công suất
cao, dù vật liệu này kém dẫn điện và việc dùng chất phụ gia dẫn điện cacbon là
bắt buộc.
Các vật liệu dùng làm điện cực dương cho pin Li-ion phải thoả mãn những yêu
cầu sau:

Năng lượng tự do cao trong phản ứng với Lithium.


Có thể kết hợp được một lượng lớn Lithium.

Không thay đổi cấu trúc khi tích và phóng ion Li+.

Hệ số khuếch tán ion Li+ lớn.


Dẫn điện tốt.
Không tan trong dung dịch điện li.
Giá thành rẻ.

Điện cực âm (anode)


Vật liệu điện cực âm thường dùng là graphite và các vật liệu cacbon khác.
Chúng rất rẻ và phổ biến cũng như có độ dẫn điện tốt và có cấu trúc cho phép
ion lithi xen kẽ vào giữa các lớp trong mạng cacbon, nhờ đó có thể dự trữ năng
lượng trong khi cấu trúc tinh thể có thể phình ra tới 10%. Silicon cũng được
dùng như vật liệu âm cực bởi nó cũng có thể chứa ion lithi, thậm chí nhiều hơn
cacbon, tuy nhiên khi "chứa" ion lithi, silicon có thể phình ra đến hơn 400% thể
tích ban đầu, vì thế phá vỡ kết cấu pin.
Silicon có thể dùng làm điện cực âm tuy nhiên phản ứng của nó với Li có thể
gây nứt gãy vật liệu. Vết nứt này làm những lớp Si bên trong tiếp xúc trực tiếp
với dung dịch điện ly nên có thể bị phân hủy hình thành lớp điện ly rắn giao
pha solid electrolyte interphase (SEI) trên bề mặt Si mới hình thành. Lớp SEI
này có thể dày lên ngăn chặn quá trình khuếch tán của Li+ và làm giảm dung
lượng của điện cực cũng như công suất pin và giảm độ bền của âm cực. Nhiều
nỗ lực được thực hiện nhằm giảm thiểu sự biến đổi cấu trúc do nứt gãy của Si,
như tổng hợp Si dưới dạng sợi nano, ống nano, dạng khối cầu rỗng, hạt nano,
các cấu trúc xốp nano.

Chất điện li
Dung dịch điện ly hay chất điện ly là môi trường truyền ion lithi giữa các điện
cực trong quá trình sạc và xả pin. Chính vì thế, nguyên tắc cơ bản của dung dịch
điện ly cho pin Li-ion là phải có độ dẫn ion tốt, cụ thể là độ dẫn ion lithi ở mức
10−2 S/cm ở nhiệt độ phòng, tăng tầm 30-40% khi lên 40oC và giảm nhẹ khi
nhiệt độ xuống 0oC. Trong quá trình sạc và xả pin, khi ion lithi di chuyển trong
lòng pin, dẫn đến chênh lệch điện thế, pin sinh ra dòng điện ở mạch ngoài nơi
electron truyền từ cực âm sang dương (luôn cùng chiều với ion lithi), để đảm
bảo phản ứng xảy ra trong pin và pin không bị đoản mạch, dung dịch điện ly
cần thiết là chất cách điện tốt, nghĩa là độ dẫn electron của dung dịch này phải
bằng hoặc dưới mức 10−8 S/cm. Dung dịch điện ly lỏng dùng trong pin Li-ion
chứa muối lithi, như LiPF6, LiBF4 hay LiClO4 trong dung môi hữu cơ như
etylen cacbonat, dimetyl cacbonat, và dietyl cacbonat.
Do các dung môi hữu cơ thường dễ phân hủy ở cực âm trong quá trình sạc, nên
trong lần sạc đầu tiên, thường ở cực âm sẽ hình thành lớp điện ly rắn giao pha
(solid electrolyte interphase, SEI), có thể giảm độ dẫn của âm cực. Lớp giao pha
này có thể ngăn chặn sự phân hủy của dung dịch điện ly, và từ đó hình thành
một lớp giao diện bền.
Dung dịch điện ly composit dựa trên nền polymer hữu cơ POE
(poly(oxyethylene)) cũng có thể là một lớp giao diện bền. Nó có thể dùng để
phủ lên bề mặt điện cực để bảo vệ trong pin Li-polyme, hay trong những pin li-
ion bình thường khác.
Để hạn chế sự rò rỉ của dung dịch điện ly với dung môi hữu cơ, và tăng tính an
toàn cũng như giảm thiểu khả năng bắt cháy khi dung môi này gặp không khí,
dung môi gel, polymer, hay các chất điện ly dạng rắn từ ceramic đang được chú
trọng phát triển.
Khi sử dụng chất điện ly dạng rắn (solid electrolyte), ta thu được một pin li-ion
dạng rắn, khi đó, có thể loại bỏ lớp màng ngăn, đơn giản hóa quá trình lắp ráp,
tăng tín an toàn cho pin.
Dung môi:

Dung môi được sử dụng rất đa dạng, bao gồm các hợp chất carbonate, ete và
hợp chất acetate, chúng được dùng thay thế cho chất điện phân khô. Tiêu điểm
hiện nay của ngành công nghiệp là các hợp chất carbonate, chúng có tính bền
cao, tính an toàn tốt và có tính tương thích với các vật liệu làm điện cực. Các
dung môi carbonate nguyên chất điển hình có độ dẫn thực chất dưới 10-7S/cm,
hằng số điện môi lớn hơn 3, và dung hợp các muối Lithium cao. Một số dung
môi hữu cơ được dung như: ethylene carbonate(EC), plopylene carbonate(PC),
dimethyl carbonate(DMC), ethyl methyl carbonate(EMC), diethyl
carbonate(DEC), dimethyletherDME), acetonitrile(AN), tetrahydrofuran(THF),
γ - Butyrolactone( γ BL).

Vật cách điện:

Trong các pin Li-ion, vật liệu cách điện thường dùng là những màng xốp mỏng
(10 μm ÷ 30 μm) để ngăn cách giữa điện cực âm và điện cực dương. Ngày nay,
các loại pin thương phẩm dùng chất điện li dạng lỏng thường dùng các màng
xốp chế tạo từ vật liệu poliolefin vì loại vật liệu này có tính chất cơ học rất tốt,
độ ổn định hoá học tốt và giá cả chấp nhận được. Các vật liệu Nonwoven cũng
được nghiên cứu, song không những sử dụng rộng rãi do khó tạo được các
màng có độ dày đồng đều, độ bền cao. Nhìn chung, các vật liệu cách điện dùng
trong pin Lithium ion phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Có độ bền cơ học cao.


Không bị thay đổi kích thước.
Không bị đánh thủng bởi các vật liệu làm điện cực.
Kích thước các lỗ xốp nhỏ hơn 1 μm.

Dễ bị thấm ướt bởi chất điện phân.

Phù hợp và ổn định khi tiếp xúc với chất điện phân và các điện cực.
Dung môi:

Dung môi được ứng dụng rộng rãi, bao gồm các loại hợp chất như carbonate,
ete, và acetate, được dùng để thay thế cho các chất điện phân rắn. Trong ngành
công nghiệp hiện nay, hợp chất carbonate đang được chú ý do độ bền vững cao,
an toàn tốt và khả năng tương thích với vật liệu làm điện cực. Các dung môi
carbonate thuần khiết có đặc điểm là độ dẫn điện dưới 10-7S/cm, có hằng số
điện môi lớn hơn 3, và có khả năng hòa tan các muối Lithium hiệu quả. Một số
dung môi hữu cơ thường được sử dụng gồm có ethylene carbonate (EC),
propylene carbonate (PC), dimethyl carbonate (DMC), ethyl methyl carbonate
(EMC), diethyl carbonate (DEC), dimethylether (DME), acetonitrile (AN),
tetrahydrofuran (THF), và γ-butyrolactone (γ-BL).

Vật cách điện:

Trong pin Li-ion, người ta thường sử dụng các màng xốp mỏng từ 10μm đến
30μm để tách biệt điện cực âm và điện cực dương. Các loại pin thương mại hiện
nay thường dùng chất điện li dạng lỏng kết hợp với màng xốp làm từ poliolefin,
bởi vật liệu này có đặc tính cơ học xuất sắc, độ bền hóa học cao và giá thành
phải chăng. Các vật liệu Nonwoven cũng được khám phá nhưng ít được áp dụng
rộng rãi do khó khăn trong việc sản xuất màng có độ dày đồng đều và độ bền
cao. Tóm lại, các vật liệu cách điện trong pin Lithium ion cần đáp ứng một số
tiêu chuẩn nhất định :
- Phải có độ bền cơ học cao.
- Không bị biến dạng kích thước.
- Không bị thủng khi tiếp xúc với các vật liệu làm điện cực.
- Có kích thước lỗ xốp nhỏ hơn 1 μm.
- Dễ dàng thấm ướt bởi chất điện phân.
- Tính tương thích và độ ổn định cao khi tiếp xúc với chất điện phân và các
điện cực.
2.1.4 Công dụng

Pin Lithium được ứng dụng để cấp năng lượng cho nhiều thiết bị đang gia tăng
như nhiệt kế, khóa xe điều khiển từ xa, con trỏ laser, máy nghe nhạc MP3, máy
trợ thính, máy tính và hệ thống dự phòng pin cho máy tính. Đồ chơi điều khiển
từ xa cũng dùng pin Lithium, và thường pin này vượt trội so với đồ chơi.

Pin Lithium-Ion (Li-Ion) cung cấp năng lượng cho cuộc sống hằng ngày của
hàng triệu người. Từ máy tính xách tay và điện thoại di động đến xe hybrid và
xe điện, loại pin này ngày càng được ưa chuộng do trọng lượng nhẹ, mật độ
năng lượng cao và khả năng sạc lại.

Pin Lithium có thể thay thế cho các pin kiềm truyền thống trong nhiều thiết bị
như đồng hồ và máy ảnh. Dù có giá cao hơn, pin Lithium cung cấp tuổi thọ dài
hơn, từ đó giảm thiểu nhu cầu thay thế pin.

Trong ngành ô tô điện, pin Lithium-ion đang được sử dụng rộng rãi. VinFast,
nhà sản xuất ô tô Việt Nam, đã áp dụng pin lithium ion cho xe điện, đặc biệt là
mẫu VF e34, với khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt và chịu nước theo
tiêu chuẩn IP67. VinFast cũng đã ký kết hợp tác với ProLogium để sử dụng
công nghệ pin thể rắn của họ, giúp xe điện của VinFast di chuyển xa hơn, cần ít
thời gian sạc hơn và có khả năng sạc nhiều lần hơn.

Một ưu điểm lớn của lithium so với pin axit-chì là không bị suy giảm chu kỳ,
một vấn đề lớn với pin axit-chì có thể gây ra sự xuống cấp nghiêm trọng nếu xả
và sạc liên tục. Pin LiFePO4 không yêu cầu sạc đầy thường xuyên, điều này có
thể cải thiện tuổi thọ tổng thể của pin.

Hiệu suất chuyến đi khứ hồi (từ đầy đến cạn kiệt và trở lại đầy) của pin axit chì
trung bình khoảng 80%. Các loại hóa chất khác có thể có hiệu suất thấp
hơn.Hiệu suất năng lượng của chuyến đi khứ hồi của pin Lithium Iron
Phosphate lên tới 95-98%. Chỉ riêng điều này là một cải tiến đáng kể cho các hệ
thống bị thiếu năng lượng mặt trời trong mùa đông, việc tiết kiệm nhiên liệu từ
sạc máy phát điện có thể rất lớn.

Giai đoạn sạc điện của pin chì-axit đặc biệt không hiệu quả, dẫn đến hiệu quả là
50% hoặc thậm chí ít hơn.

Xem xét pin lithium không hấp thụ sạc, thời gian sạc từ xả hoàn toàn đến đầy
hoàn toàn có thể chỉ là hai giờ. Nó ‘ Cũng cần lưu ý rằng pin lithium có thể
được xả gần như hoàn toàn theo đánh giá mà không có tác dụng phụ đáng kể.
Tuy nhiên, điều quan trọng là đảm bảo các tế bào riêng lẻ không xả quá nhiều.
Đây là công việc của Hệ thống quản lý pin tích hợp (BMS).

Một tế bào LiFePO4 sẽ bị hỏng vĩnh viễn nếu điện áp của tế bào giảm xuống
dưới 2,5V, nó cũng sẽ bị hỏng vĩnh viễn nếu điện áp của tế bào tăng lên hơn
4.2V. BMS giám sát từng tế bào và sẽ ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào trong
trường hợp dưới / quá điện áp.

2.1.5. Nguyên lý hoạt động


Nguyên tắc hoạt động của pin Li-ion dựa vào sự tách các ion Li+ từ vật liệu điện
cực dương điền kẽ vào các "khoảng trống" ở vật liệu điện cực âm. Các vật liệu
dùng làm điện cực thường được quét lên bộ góp bằng đồng (với vật liệu điện cực
âm) hoặc bằng nhôm (với vật liệu điện cực dương) tạo thành các điện cực cho pin
Li-ion, các cực này được đặt cách điện để đảm bảo an toàn và tránh bị tiếp xúc
dẫn đến hiện tượng đoản mạch.
Quy trình xả:

Trong quá trình phóng điện, ion Li+ được giải phóng từ cực âm và chèn vào các
khoảng trống giữa các lớp oxi của vật liệu tại cực dương. Các ion lithium mang
điện tích dương này di chuyển từ cực âm (thường được làm từ graphite) qua
dung dịch điện ly đến cực dương, nơi chúng phản ứng với vật liệu cực. Khi mỗi
ion lithium di chuyển từ cực âm đến cực dương, một electron tương ứng sẽ di
chuyển trong mạch ngoài từ cực âm đến cực dương, tạo ra dòng điện đi ngược
lại từ cực dương về cực âm. Quá trình này duy trì sự cân bằng điện tích giữa hai
cực.

Quy trình sạc:

Trong quá trình sạc, vật liệu ở cực dương hoạt động như một chất oxy hóa và vật
liệu ở cực âm hoạt động như một chất khử. Tại cực dương, các ion Li+ được giải
phóng và chèn vào các lớp của graphite carbon. Quá trình sạc là ngược lại so với
quá trình xả. Dưới tác động của điện áp sạc, electron được ép buộc di chuyển từ
điện cực dương của pin (nay trở thành cực âm), và ion Li+ tách ra từ cực dương di
chuyển trở về cực âm (nay đóng vai trò của cực dương). Trong quá trình sạc, cũng
như trong quá trình xả, chiều của quá trình này sẽ được đảo ngược. Trong một chu
kỳ xả, các nguyên tử lithium ở cực dương được ion hóa và tách ra khỏi electron
của chúng. Các ion lithium sau đó di chuyển từ cực dương qua chất điện phân đến
cực âm, nơi chúng tái kết hợp với electron và trở nên trung hòa về mặt điện. Các
quá trình sạc và xả của pin Li-ion không làm thay đổi cấu trúc của các vật liệu làm
điện cực.

2.1.6. Đặc tính xả và nạp của pin Lithium-ion

a. Đặc tính xả:

Đặc tính xả của một pin Lithium-ion được mô tả như hình sau

Trong ví dụ này, dung lượng danh nghĩa của pin là 3,250 mAh, và cường độ
dòng điện phóng được xác định là Id = C. Để bảo vệ an toàn cho pin, điện áp
của pin được hạn chế trong phạm vi từ 4.2 đến 2.5 volt (V). Đặc điểm này cho
thấy rằng dòng điện phóng càng cao thì điện áp đo được trên pin tương ứng với
dung lượng càng thấp.

b. Đặc tính nạp:

Đặc tính nạp của một pin Lithium-ion được mô tả như hình sau [3]. Trong ví dụ
này, dung lượng danh định của pin là C = 3,250 mAh.

Pin Lithium-ion được nạp qua hai giai đoạn, giai đoạn đẳng dòng (CC) và giai
đoạn đẳng áp (CV). Ở ví dụ này, trong giai đoạn CC, dòng điện được giữ không
đổi IC = 0.3C. Khi điện áp của pin đạt được 4.2V, pin được chuyển sang giai
đoạn nạp đẳng áp. Quá trình nạp kết thúc khi dòng điện nạp nhỏ hơn giá trị định
trước, IC = 65mA.

2.2. Arduino

2.2.1. Arduino là gì ?

Trên con đường của sự kỹ thuật và sáng tạo, Arduino đã nổi lên như một cơn
gió mới, mang theo sức mạnh của mã nguồn mở và khả năng kết nối vô hạn.
Được thiết kế để đơn giản hóa quá trình phát triển các ứng dụng điện tử,
Arduino không chỉ là một bo mạch lập trình thông thường mà còn là một cỗ
máy sáng tạo giúp mọi người khám phá và tạo ra.
Tưởng tượng rằng bạn có thể sở hữu một chiếc máy tính nhỏ gọn, có khả năng
lập trình và kết nối với thế giới xung quanh một cách linh hoạt và dễ dàng. Đó
chính là Arduino - một cỗ máy tính thu nhỏ với khả năng không ngừng. Với
Arduino, việc tạo ra các dự án điện tử không còn là nỗi lo về sự phức tạp hay
chi phí.
Arduino không chỉ đơn giản là một bo mạch lập trình, mà còn là một hệ sinh
thái hoàn chỉnh, bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Bạn chỉ cần một cái cổng
USB để kết nối với máy tính và bạn đã sẵn sàng để bắt đầu. Với môi trường
phát triển tích hợp (IDE) dễ sử dụng và ngôn ngữ lập trình C++ đơn giản,
Arduino mở ra cánh cửa cho mọi người, từ người mới bắt đầu đến những
chuyên gia.
Với việc cung cấp một môi trường phát triển tích hợp và công cụ dòng lệnh tiện
ích, Arduino không chỉ là một công cụ kỹ thuật mà còn là một cộng đồng sáng
tạo. Từ khi ra đời vào năm 2005 tại Học viện Thiết kế Tương tác Ivrea, Ý,
Arduino đã làm thay đổi cách chúng ta tiếp cận và tạo ra công nghệ. Với sự linh
hoạt và chi phí thấp, Arduino đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy
của những người muốn khám phá và sáng tạo.
Arduino không chỉ là một công cụ, mà còn là một nguồn cảm hứng. Từ những
robot đơn giản đến các hệ thống tự động thông minh, Arduino đang làm cho
giấc mơ về một thế giới kết nối và tương tác trở thành hiện thực. Với Arduino,
giới hạn chỉ tồn tại trong tâm trí của chúng ta, và cùng với sức mạnh của sự
sáng tạo, chúng ta có thể xây dựng mọi thứ mà chúng ta ước mơ.
2.2.2. Phân loại
Các loại arduino

Arduino là một thế giới đa dạng với nhiều loại bo mạch khác nhau, mỗi loại đều
có những ưu điểm và khả năng riêng biệt. Điều này cho phép người dùng lựa
chọn bo mạch phù hợp nhất với nhu cầu và dự án cụ thể của họ. Đặc biệt, với sự
mở cửa của mã nguồn, nhiều người đã tận dụng cơ hội này để tạo ra các phiên
bản bo mạch Arduino tùy chỉnh, mang lại nhiều chức năng và tính linh hoạt
hơn.
Dưới đây là một số loại bo mạch Arduino phổ biến:

Arduino Uno (R3)

Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với Arduino, thì Uno là một sự lựa chọn tuyệt
vời. Với đầy đủ các tính năng cần thiết, Uno mang đến mọi thứ bạn cần để bắt
đầu khám phá thế giới của Arduino. Với 14 chân đầu vào/đầu ra kỹ thuật số
(trong đó có 6 chân có thể được sử dụng làm đầu ra PWM), 6 đầu vào analog,
cổng kết nối USB, giắc cắm nguồn, nút reset và nhiều tính năng khác, Uno là
một bộ vi điều khiển đầy đủ và linh hoạt. Điều tuyệt vời là Uno cung cấp mọi
thứ bạn cần để hỗ trợ vi điều khiển, chỉ cần kết nối nó với máy tính qua cổng
USB hoặc cấp điện cho nó thông qua bộ chuyển đổi dòng xoay chiều thành
dòng một chiều hoặc pin.
Lilypad Arduino

LilyPad đại diện cho một bước tiến đột phá trong công nghệ dệt e-textile, được
tạo ra bởi Leah Buechley và SparkFun. Mỗi chiếc LilyPad được thiết kế để dễ
dàng gắn lên quần áo thông qua việc sử dụng chỉ dẫn điện. Với các đầu vào, đầu
ra, nguồn điện tích hợp, và các bo mạch cảm biến được tinh chỉnh đặc biệt cho
công nghệ dệt e-textile, LilyPad mang lại sự linh hoạt và tiện ích không chỉ
trong thế giới điện tử mà còn trong thời trang. Điều đặc biệt hơn, LilyPad còn
có khả năng chống nước, cho phép việc rửa sạch một cách dễ dàng mà không
làm hỏng các thành phần điện tử bên trong.
RedBoard

RedBoard là một lựa chọn lập trình tiện lợi thông qua cáp USB Mini-B bằng
cách sử dụng Arduino IDE. Điều đặc biệt là nó hoàn toàn tương thích với
Windows 8 mà không cần phải điều chỉnh cài đặt bảo mật. Với chip USB/FTDI
mang lại sự ổn định, cộng thêm chip được thiết kế phẳng ở mặt sau, RedBoard
giúp việc nhúng vào các dự án trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần cắm bo
mạch, chọn "Arduino UNO" từ menu, bạn có thể tải mã lên một cách dễ dàng.
RedBoard có thể được cấp nguồn thông qua cổng USB hoặc qua đầu cắm
nguồn. Bộ điều chỉnh nguồn trên bo mạch có khả năng xử lý từ 7 đến 15V DC,
tạo điều kiện linh hoạt cho các dự án điện tử của bạn.

Arduino Mega (R3)


Arduino Mega có thể được coi như là phiên bản "anh trai" của Uno với số lượng
chân đầu vào/đầu ra lớn hơn. Với 14 chân đầu vào/đầu ra digital có thể được sử
dụng làm đầu ra PWM, và 16 chân đầu vào analog, cùng với các tính năng như
kết nối USB, giắc cắm nguồn và nút reset, Arduino Mega cung cấp một loạt các
tùy chọn phong phú cho các dự án điện tử. Bo mạch này chứa đầy đủ mọi thứ
cần thiết để hỗ trợ vi điều khiển và chỉ cần kết nối với máy tính thông qua cáp
USB hoặc cấp điện bằng bộ chuyển đổi dòng xoay chiều thành dòng một chiều
hoặc pin. Với số lượng chân đa dạng, Arduino Mega rất hữu ích cho các dự án
cần nhiều đầu vào hoặc đầu ra digital, chẳng hạn như điều khiển nhiều đèn LED
hoặc kết nối với nhiều nút nhấn.
Arduino Leonardo

Leonardo là một bước tiến đột phá trong dòng sản phẩm Arduino với việc sử
dụng một vi điều khiển tích hợp USB. Điều này giúp giảm chi phí và đơn giản
hóa quá trình sử dụng. Do bo mạch có khả năng xử lý USB trực tiếp, nhiều thư
viện mã đã được phát triển cho phép Leonardo mô phỏng các thiết bị như bàn
phím, chuột và nhiều chức năng khác. Điều này mở ra những khả năng sáng tạo
mới và tạo điều kiện cho việc xây dựng các dự án tương tác đa dạng hơn bao
giờ hết.

\
2.2.3 Cấu Tạo
Có rất nhiều các phiên bản mạch Arduino khác nhau và chúng có thể được sử
dụng với nhiều mục đích. Nhưng hầu hết các mạch đều giống nhau về các thành
phần chính:

Nguồn (USB / Barrel Jack)


Mỗi mạch Arduino đều có cổng kết nối với nguồn điện. Cụ thể trên đây mà
mạch Arduino UNO có thể được lấy nguồn từ dây cáp USB từ máy tính của
bạn, hoặc một số nguồn DC khác có Jack DC. Trong hình trên nguồn kết nối
qua cổng USB được dán nhãn (1) và Jack DC được dán nhãn (2). Cổng USB
cũng hỗ trợ tải mã lên bo mạch Arduino.
Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng nguồn lớn hơn 20V vì với nguồn điện áp
này sẽ có thể phá hủy mạch Arduino của bạn. Điện áp được các nhà sản xuất đề
nghị cho hầu hết các bo mạch Arduino là từ 6 – 12V.
Các chân (5V, 3.3V, GND, Digital, Analog, PWM, ISF)
Các chân trên là nguồn ra mà bạn có thể kết nối dây đầu ra với các tải hoặc một
số mạch kết nối bên ngoài. Với các loại Arduino sẽ có thể một số loại chân khác
nhau. Ở mỗi chân đều được in các nhãn và ký tự để người sử dụng có thể phân
biệt được.

GND (3) : Viết tắt của ‘Ground’ là mass. Có một số chân GND trên Arduino,
bất kỳ các chân GND trong số đó có thể được sử dụng để nối mass mạch của
bạn.
5V (4) & 3.3V (5) : Chân 5V cung cấp năng lượng 5 volt và chân 3,3V cung cấp
3,3 volt. Hầu hết các thành phần đơn giản được sử dụng với Arduino đều hoạt
động bình thường ở mức 5 hoặc 3,3 volt.
Analog (6) : Các chân được dán nhãn ‘Analog In’ (A0 đến A5 trên UNO) là các
chân Analog In. Các chân này có thể đọc tín hiệu từ các cảm biến tương tự (như
cảm biến nhiệt độ ) và chuyển đổi nó thành một giá trị Digital mà chúng ta có
thể đọc được.
Digital (7): Các chân Digital được dán nhãn từ 0 – 13 trên Arduino UNO, các
chân này có thể được sử dụng cho cả đầu vào digital nếu như là các nút nhấn và
đầu ra digital nếu như cấp nguồn cho LED.
PWM (8): Bạn có thể nhìn thấy những dấu (~) nằm ở bên cạnh các chân 3, 5, 6,
9, 10 và 11 trên mạch. Các chân này đều có chức năng hoạt động như các chân
Digital thông thường, nhưng cũng có thể sử dụng để điều chế độ rộng xung
PWM. Bạn có thể hình dung các chân này có thể được sử dụng mô phỏng đầu ra
tín hiệu Analog.
ISF (9): Được viết tắt của cụm từ Analog Reference, hầu hết chân này thường
không được sử dụng. Đôi khi nó được sử dụng để có thể đặt điện áp tham chiếu
trong khoảng từ 0 – 5V làm giới hạn cho các chân đầu vào Analog.
Nút Reset (Reset Button)
Nút reset (10) có nhiệm vụ khởi động lại bất kỳ đoạn code nào được tải trên
Arduino. Điều này rất hữu ích nếu code của bạn không có vòng lặp nhưng bạn
lại muốn kiểm tra chương trình đó nhiều lần.
Đèn LED báo nguồn (Power LED Indicator)
Đèn báo được nắp ngay bên phải của chữ UNO, đó là một đèn LED nhỏ được
dán nhãn ON (11).
Đèn báo này có nhiệm vụ báo khi có nguồn cấp vào Arduino. Trong một số
trường hợp đèn không sáng thì chắc chắn có vấn đề xảy ra. Bạn có thể kiểm tra
lại dây cáp USB, nguồn cấp và cả mạch nữa.
LED TX và RX (TX RX LEDs)
TX là LED hiển thị tín hiệu truyền đi và RX là hiển thị tín hiệu nhận về. Những
tín hiệu này xuất hiện khá nhiều trong các thiết bị điện tử để có thể chỉ ra những
chân thực hiện nhiệm vụ truyền tải nối tiếp. Trong trường hợp này, có 2 vị trí
trên Arduino UNO là TX và RX (12).
Các LED này có nhiệm vụ thông báo cho người dùng bất cứ khi nào Arduino
được nhận hoặc truyền dữ liệu đi. Ví dụ như tải một chương trình lên thì đèn sẽ
hiển thị.
IC chủ (Main IC)
IC chủ là vị trí số 13. Đây được coi là bộ não của Arduino. IC thường được sử
dụng là dòng IC ATmega của công ty ATMEL sản xuất. Việc nhận biết được IC
chủ cũng là điều rất quan trọng, vì bạn cần biết mạch của bạn đang sử dụng IC
nào để bạn có thể nạp chương trình thích hợp từ phần mềm Arduino.
Thông tin về tên của IC thường được tìm thấy ở phía mặt trên. Nếu bạn muốn
tìm hiểu sâu hơn về thông tin của IC bạn có thể đọc thêm tài liệu từ nhà sản
xuất.
Bộ điều chỉnh điện áp (Voltage Regulator)
Bộ điều chỉnh điện áp (14), không được sử dụng nhiều. Nhiệm vụ của nó là điều
chỉnh điện áp, kiểm soát nguồn điện áp đưa vào mạch Arduino.
Bạn hãy coi rằng nó giống như một người canh gác, nó sẽ làm biến mất những
điện áp phụ có thể gây tổn hại cho các linh kiện trong mạch. Nhưng bạn cũng
cần phải hết sức chú ý là bộ điều chỉnh điện áp này cũng có giới hạn của nó. Vì
vậy, tuyệt đối không nên kết nối mạch Arduino với nguồn điện DC lớn hơn
20V.
2.2.4. Công dụng
Phần cứng và phần mềm Arduino được thiết kế cho các nghệ sĩ, nhà thiết kế,
hacker và bất kỳ ai quan tâm đến việc tạo ra các đối tượng hoặc môi trường
tương tác.Arduino có thể tương tác với các nút, đèn LED, động cơ, loa, đơn vị
GPS, máy ảnh, internet và thậm chí cả điện thoại thông minh hoặc TV.Sự linh
hoạt này cộng với với phần mềm Arduino là miễn phí, các bo mạch phần cứng
khá rẻ và cả phần mềm, phần cứng đều dễ học, nên nó có một cộng đồng người
dùng lớn đã đóng góp mã và hướng dẫn cho một lượng lớn project dựa trên
Arduino.
Đối với tất cả mọi thứ từ robot và miếng sưởi ấm tay đến các máy dự đoán
tương lai, Arduino có thể được sử dụng như bộ não đằng sau hầu hết các dự án
điện tử.
2.2.5. Nguyên lý hoạt động
Arduino Uno R3 được sử dụng khi kết nối với máy tính qua cáp USB. Sau khi
lắp đặt, chúng ta sử dụng pin hoặc bộ chuyển đổi AC-DC để cấp nguồn cho
mạch của bộ sản phẩm. Nếu kết nối thành công, mạch sẽ kích hoạt và khởi
động.

CHƯƠNG III: TRÌNH BÀY THIẾT KẾ, LẬP TRÌNH, LẮP ĐẶT HỆ
THỐNG (BẢN VẼ, MÔ HÌNH, MÔ PHỎNG KÍCH THƯỚC)
3.1. Chuẩn bị vật dụng, thiết bị và công cụ:
- Chuẩn bị vật dụng để thiết kế mạch nạp pin lithium:
Vật liệu Hình ảnh

4 pin lithium 3.7 V


Mạch cảm biến nhiệt độ NTC
thermistor

Arduino Uno R3

Modun relay 5V

Tụ vàng 0,1 uF 275V


Tụ hóa 0,1uF 275V

Diode cầu KBP310 3A


1000V

Led ( xanh, đỏ, vàng ), dây


điện, điện trở

Biến áp 1A

IC 7805 (Ổn áp nguồn 5V


cấp cho Arduino)
Mạch giảm áp Buck DC-DC
LM2596 3A

Dây điện, phích cắm

4 đế pin đơn mắc song song

Trước hết, chúng ta sẽ lập trình code nạp vào Arduino mục đích:
 Sạc được pin
 Ngắt được khi pin đầy
 Bảo vệ khi nhiệt độ cao
 Bảo vệ quá dòng

3.2. Lập luận, tính toán thiết kế


Thông thường, pin lithium được thiết kế để hoạt động ở điện áp định mức từ
3.7V đến tối đa là 4.2V trên mỗi cell. Do đó, để đảm bảo pin hoạt động hiệu
quả, điện áp mong muốn đầu ra thường được thiết lập ở mức 4.2V.
Khi nguồn điện 220V được đưa qua máy biến áp, điện áp được giảm xuống 9V.
Sử dụng mạch cầu diode với tụ lọc, chúng ta có thể đạt được điện áp xấp xỉ 10V
sau quá trình chỉnh lưu. Dòng điện này sau đó được đưa qua một IC để ổn áp
nguồn ở mức 5V, phục vụ cho các thiết bị như biến áp, Arduino và relay.
Để giảm điện áp từ 10V xuống 4.2V, chúng ta sử dụng một mạch giảm áp kết
hợp với hai điện trở 10K. Điều này giúp điều khiển dòng điện sao cho an toàn
với Arduino và các thiết bị khác, đồng thời đảm bảo rằng pin lithium được sạc
đúng cách và an toàn.
3.3. Mô phỏng thiết kế:
- Sơ đồ mạch điện khi mô phỏng:

Hình 3.1: Sơ đồ mạch điện


+ Cầu chỉnh lưu:
Chuyển đổi điện áp xoay chiều (AC) sau máy biến áp thành dòng điện một
chiều (DC) để sử dụng trong mạch..
+ Mạch tăng giảm áp L2596:
Giảm điện áp sau khi chỉnh lưu xuống còn 4.2V để sạc cho pin.
+ Cảm biến nhiệt độ:
Đo nhiệt độ của pin và gửi tín hiệu để ngừng sạc khi nhiệt độ của pin quá cao. +
Relay:
Làm nhiệm vụ đóng cắt nguồn điện sạc phụ thuộc vào tín hiệu điều khiển từ
Arduino.
+ Arduino:
Làm vi điều khiển chính để điều khiển các hoạt động của mạch.
+ IC ổn áp 7805:
Ổn áp nguồn 5V để cấp cho Arduino, module relay, cảm biến nhiệt độ.
+ Cầu phân áp ở ngõ ra:
Trả mức điện áp hiện tại ở pin về vi điều khiển.
+ LED trạng thái:
Thông báo trạng thái hiện tại của mạch.
3.4. Lập trình Arduino

float voltage;
int Temp;
void setup() {
// put your setup code here, to run once:
pinMode(A0,INPUT);// Voltage distribution bridge
pinMode(9,OUTPUT);//Relay
pinMode(8,INPUT); //Temperature sensor
pinMode(5,OUTPUT);//Yellow LED
pinMode(6,OUTPUT);//Green LED
pinMode(7,OUTPUT);//Red LED
Serial.begin(9600);
}

void loop() {

float giatri=analogRead(A0)*(4.2/1023); //Read output voltage


voltage = (giatri*2) + 0.5; //Scale
Serial.println(voltage);
Temp = digitalRead(8);
delay(2000);

if (Temp == LOW)
{
digitalWrite(9, LOW);//Relay off
digitalWrite(5, LOW);
digitalWrite(6,LOW);
digitalWrite(7,HIGH);//LED Red on
}
else if(voltage >= 4.2)//Full battery
{
digitalWrite(9, LOW);//Relay off
digitalWrite(5, LOW);
digitalWrite(6,HIGH);//LED Green on
digitalWrite(7,LOW);
}
else if ((voltage < 4.2) and (voltage > 3.6))//Low battery
{
digitalWrite(9, HIGH);//Relay on
digitalWrite(5, LOW);
digitalWrite(6,LOW);
digitalWrite(7,HIGH);//LED Red on
}

else if (voltage < 3) //Pin bị chai, hoặc các trường hợp khác
{
digitalWrite(9, LOW);//Relay off
digitalWrite(5, HIGH);
digitalWrite(6,LOW);
digitalWrite(7,LOW);
}

3.5. Sơ đồ mạch điện thực tế khi thiết kế mạch nạp pin Lithium 4 cell
Hình 3.2: Sơ đồ mạch điện thực tế

CHƯƠNG IV: THỬ NGHIỆM, THỰC NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ, THẢO


LUẬN
4.1. Một số hình ảnh của việc thực nghiệm mô hình mạch nạp pin Lithium:
Hình 4.1: Mô hình mạch sạc pin lithium

4.2. Kết quả thực nghiệm.


Đã thành công trong việc thiết kế mạch pin Lithium- ion, dùng Arduino để bảo
vệ quá dòng, quá nhiệt, có thể ngắt mạch khi sạc đầy.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ HƯỚNG PHÁT TRIỂN, ĐỀ
XUẤT
5.1. Đạt được những thành tựu nào?
Thiết kế thành công được mạch sạc pin Lithium-ion 4 cell, có thể dùng Arduino
để bảo vệ quá nhiệt; quá dòng, mạch tự ngắt được khi đầy. Hiểu được nguyên lý
của pin lithium-ion, các thiết bị làm việc diode, tụ lọc…vv

5.2. Kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra


Kết quả: đạt được yêu cầu đề ra.

Khuyết điểm: cảm biến nhiệt còn rời, có thể dán dính vào pin để có thể theo dõi
nhiệt độ của pin.

Hình 5.1: Khuyết điểm cảm biến

5.3. Đánh giá, kiến nghị


a) Đánh giá
Nhìn chung việc thiết kế mạch sạc cho pin lithium 4 cell: đáp ứng được việc bảo
vệ quá dòng, quá nhiệt, mạch tự ngắt cho pin khi pin đã đầy.

b) Kiến nghị

+ Từ mạch pin Lithium- ion 4 cell 3,7 V có thể phát triển thành các bộ sạc cho
xe điện, xe máy điện, các đồ sạc về điện tử.

+ Phát triển thêm màn hình LCD để hiển thị dung lượng pin, tuổi thọ pin.

+ Kết nối wifi, bluetooth, để kết nối với điện thoại, có thể báo cáo tình trạng sạc
pin của xe cho điện thoại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://arduino.vn/bai-viet/42-arduino-uno-r3-la-gi#:~:text=Arduino%20UNO
%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c,s
%E1%BA%BD%20l%C3%A0m%20h%E1%BB%8Fng%20Arduino%20UNO.

2. https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/pin-lithium-la-gi-cau-tao-
va-so-sanh-chi-tiet-so-v-1225839

3. Giáo trình hệ thống điện – điện tử ô tô PGS. TS Đỗ Văn Dũng

You might also like