NHÓM 4 - BT LẦN 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Câu 1:

Cục Hàng không Việt Nam về ban hành Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế
mang theo người, hành lý lên tàu bay theo quyết định số 1541/QĐ-CHK ngày 14/9/2021
- Các loại vật phẩm không được mang lên tàu bay dưới dạng hành lý xách tay bao
gồm:
Câu 2: Quy định về các loại vật phẩm không được mang lên tàu dưới dạng hành lý
xách tay? Nêu rõ căn cứ pháp lý.

- Căn cứ Luật HKDD (26/12/1991) và Luật HKDD sửa đổi (20/4/1995)


- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP (5/11/2002) của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP (1/7/2003) của Chính phủ quy định nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính.

Để giải quyết hàng hoá, hành lý, tài sản tồn đọng không có người nhận tại các cảng hàng
không thì theo đề nghị của các địa phương và các doanh nghiệp vận tải hàng không, Bộ
Tài chính hướng dẫn một số điểm về xử lý hàng hoá, hành lý, tài sản tồn đọng tại các
cảng hàng không Việt Nam như sau:

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Thông tư của Bộ Tài chính số 33/2004/TT-BTC (15/4/2004) hướng dẫn việc xử lý đối
với hàng hoá, hành lý, tài sản tồn đọng không có người nhận (sau đây gọi tắt là hàng tồn
đọng) tại các cảng hàng không Việt Nam bao gồm:

- Hàng hoá không người nhận:

Là hàng hoá đã nhập khẩu bằng đường hàng không mà hãng vận chuyển không giao được
đến người nhận khi đã làm các thủ tục thông báo cho người có quyền nhận hàng được ghi
trên vận đơn gồm:

+ Đã thông báo cho chủ hàng nhưng chủ hàng từ chối nhận.

VD: Một lô hàng điện tử nhập khẩu từ nước Mỹ đến cảng hàng không ở Singapore
Công ty vận chuyển đã thông báo cho chủ hàng về việc hàng sắp đến và đề xuất thời gian
nhận. Tuy nhiên, khi hàng đến, chủ hàng từ chối nhận do có sự thay đổi trong kế hoạch
kinh doanh và họ không cần hàng hóa nữa.

+ Đã thông báo cho chủ hàng nhưng chủ hàng không đến nhận.

VD: Một đợt hàng về trang sức nhập khẩu từ Châu Âu đến cảng hàng không Thái Lan

Công ty vận chuyển đã thông báo cho chủ hàng và đến nơi hẹn theo thời gian đã đề xuất,
nhưng chủ hàng không xuất hiện để nhận hàng.

+ Đã thông báo cho chủ hàng nhưng không nhận được thông tin phản hồi của chủ hàng.

VD: Một lô cà phê xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản

Công ty vận chuyển đã thông báo cho chủ hàng về thời gian và ngày dự kiến. Tuy nhiên,
họ không nhận được phản hồi hoặc xác nhận nào từ chủ hàng sau một khoảng thời gian
dài.

- Hành lý không người nhận:

Là hành lý không có khách đi máy bay nào nhận tại sân bay đi và đến, bao gồm:

+ Hành lý có gắn thẻ (hành lý gửi lạc tuyến và gửi đúng tuyến).

VD: Một hành khách đặt vé máy bay từ Sydney đến London và có một chiếc vali được
gắn thẻ. Tuy nhiên, do một lý do nào đó, hành khách không thể thực hiện chuyến đi.
Hành lý của họ vẫn tiếp tục được chuyển đến sân bay London Heathrow theo chuyến bay
đúng tuyến.
+ Hành lý không gắn thẻ.

VD: Một hành khách mang theo một chiếc hành lý xách tay, không có thẻ hành lý gắn
vào đó. Hành khách đã đặt vé từ Paris đến Tokyo, nhưng do một sự cố cá nhân, họ không
thể tham gia chuyến đi.

- Tài sản bỏ quên không người nhận:

Là hành lý xách tay, đồ vật do khách đi máy bay để quên tại khu vực nhà ga sân bay,
quầy làm thủ tục, phòng chờ ra máy bay hoặc trên máy bay.

Các loại hàng hoá, hành lý, tài sản trên được coi là tồn đọng tại các cảng hàng không sau
khi đã được Hãng vận chuyển hàng không thông báo cho chủ hàng (hoặc đã thông báo
trên phương tiện thông tin thích hợp, niêm yết tại sân bay đối với trường hợp không xác
định được chủ hàng) trong thời hạn 90 ngày hoặc trong thời hạn 3 ngày đối với hàng hoá
dễ hư hỏng (hàng tươi sống, động vật sống, hoa quả) nhưng không có người đến nhận.
THỦ TỤC XỬ LÝ HÀNG HOÁ TỒN ĐỌNG TẠI CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG

Bước 1: Thành lập Hội đồng xử lý hàng tồn đọng tại các cảng hàng không

- Thành phần Hội đồng xử lý hàng tồn đọng tại các cảng hàng không (sau đây gọi
tắt là Hội đồng) bao gồm:
 Lãnh đạo Sở Tài chính địa phương: Chủ tịch Hội đồng.
 Lãnh đạo đơn vị phụ trách kho hàng của Hãng vẫn chuyển hàng không tại cảng
hàng không.
Đại diện Cảng hàng không.
 Đại diện Cục Hải quan địa phương.
- Hội đồng có tổ giúp việc. Thành viên tổ giúp việc là cán bộ của các cơ quan nêu
trên và do thành viên thuộc Sở Tài chính địa phương làm tổ trưởng.
- Ngoài ra, tuỳ theo tính chất, mức độ quan trọng, tính chất đặc thù của tài sản, Chủ
tịch Hội đồng quyết định mời các thành viên liên quan và cơ quan chuyên môn kỹ
thuật khác tham gia vào Hội đồng.
- Trong quá trình hoạt động, Hội đồng được sử dụng con dấu của Sở Tài chính địa
phương để phục vụ công tác và các giao dịch cần thiết.

Bước 2: Tổ chức xử lý hàng tồn đọng tại các cảng hàng không
- Doanh nghiệp vận tải hàng không căn cứ vào số lượng hàng hoá, hành lý, tài sản tồn
đọng cần xử lý, định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần có văn bản kê khai từng loại hàng
tồn đọng báo cáo Hội đồng xử lý hàng tồn đọng. Căn cứ vào tình hình thực tế phát sinh
khối lượng hàng hoá tồn đọng tại cảng hàng không, Hội đồng sẽ quyết định thời gian tổ
chức xử lý hàng tồn đọng tại các cảng hàng không.

- Đối với hàng tồn đọng dễ hư hỏng như: hàng tươi sống, động vật sống, hoa quả thì
doanh nghiệp vận tải hàng không chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan và chịu
trách nhiệm xử lý, tiêu huỷ trong vòng 3 ngày kể từ khi phát sinh hàng hoá tồn đọng.

- Trường hợp hàng tồn động thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu thì Hội đồng xử lý
lập biên bản và làm thủ tục chuyển giao số hàng hoá này cho cơ quan Hải quan để xử lý
theo đúng quy định hiện hành.

Kiểm kê và phân loại xử lý đối với hàng tồn đọng tại các cảng hàng không

Hội đồng tiến hành thực hiện kiểm đếm số lượng hàng tồn đọng thực tế tại các cảng hàng
không, phân loại để xử lý theo các hướng sau:

- Đối với hàng tồn đọng không còn giá trị sử dụng (mục nát, hư hỏng, không bảo đảm
chất lượng sử dụng theo kết quả giám định chất lượng) hoặc hết hạn sử dụng ghi trên
nhãn mác hoặc hồ sơ kèm theo hàng hoá hoặc hàng hoá thuộc diện cấm sử dụng lưu hành
theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hội đồng lập biên bản để tổ chức tiêu huỷ.

VD: Một lô hàng điện thoại di động của Samsung đã bị hư hỏng nặng do quá trình vận
chuyển từ Hàn Quốc đến Việt Nam. Vì vậy, một số sản phẩm không hoạt động hoặc hư
hại sau khi kiểm tra kỹ thuật. Hội đồng sẽ lập biên bản và quyết định tổ chức tiêu hủy các
sản phẩm này. Các biện pháp tiêu hủy có thể bao gồm việc tái chế các linh kiện có thể sử
dụng lại, và việc hủy hoại các thành phần không thể tái chế để đảm bảo không ảnh hưởng
đến môi trường.
- Đối với các loại hàng tồn đọng vẫn còn giá trị sử dụng, Hội đồng thực hiện trưng cầu
giám định chất lượng hàng hoá (nếu cần), Hội đồng tổ chức bán đấu giá cho các tổ chức
và cá nhân có nhu cầu mua theo quy định hiện hành.

VD: Một lô hàng máy tính xách tay của hãng nổi tiếng Apple.

Các sản phẩm trong lô hàng này có giá trị sử dụng và chất lượng vẫn đảm bảo. Tuy
nhiên, chúng đã tồn đọng tại kho vì một số lý do như trong thời gian dài, chủ sở hữu
không liên lạc để nhận lại,…Sau khi xác nhận giá trị và chất lượng, Hội đồng quyết định
tổ chức bán đấu giá để chuyển nhượng lô hàng này cho các tổ chức và cá nhân có nhu
cầu.

Tổ chức bán đấu giá

Hội đồng tiến hành xác định giá khởi điểm của hàng hoá trên cơ sở chất lượng còn lại
theo kết quả giám định (nếu có) hoặc theo đánh giá của Tổ chuyên viên giúp việc cho Hội
đồng, giá bán trên thị trường của hàng hoá mới cùng loại tại thời điểm tổ chức bán đấu
giá. Trình tự, thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà
nước.

 Căn cứ vào kết quả bán đấu giá hàng tồn đọng, Hội đồng xử lý giao cho doanh
nghiệp vận tải hàng không thực hiện việc bán và thu tiền đối với hàng tồn động tại
cảng hàng không và báo cáo kết quả với Hội đồng.
Tổ chức tiêu huỷ

Việc tổ chức tiêu huỷ hàng tồn đọng phải được Hội đồng lập biên bản xử lý tiêu huỷ và
giao doanh nghiệp vận tải hàng không thực hiện có sự chứng kiến của Hội đồng (trừ
trường hợp đối với hàng hoá dễ hư hỏng đã giao cho doanh nghiệp chủ động tiêu huỷ và
chịu trách nhiệm). Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể mời cơ quan quản lý Nhà
nước có liên quan chứng kiến việc tiêu huỷ.

Đối với loại hàng hoá mà việc tiêu huỷ làm ảnh hưởng đến môi trường thì phải được sự
chấp thuận và hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường sở tại trước khi tổ chức tiêu
huỷ.

 Hàng tồn đọng tại các cảng hàng không được đưa ra xử lý không phải làm thủ tục
nhập khẩu hàng hoá, không phải chịu thuế nhập khẩu khi đem bán.

QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI XỬ LÝ HÀNG TỒN ĐỌNG TẠI CÁC
CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY

- Doanh nghiệp vận tải hàng không sử dụng hoá đơn bán hàng GTGT của Bộ Tài
chính để phát hành cho người mua. Giá bán hàng hoá tồn đọng (giá bán chỉ định
hoặc giá đấu giá) mà người mua chấp nhận là giá có thuế GTGT. Việc kê khai và
nộp thuế GTGT đối với hàng tồn đọng thực hiện theo quy định hiện hành.
 Tiền bán hàng tồn đọng được gửi vào tài khoản của doanh nghiệp để bù đắp các
chi phí theo quyết định của Hội đồng xử lý.

- Hội đồng căn cứ vào tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí liên quan đến xử lý hàng
tồn đọng tại các cảng hàng không để quyết định chi trả theo thứ tự ưu tiên như sau:

a. Nộp thuế GTGT.

b. Chi cho công tác định giá và bán đấu giá hàng tồn đọng tại các cảng hàng không bao
gồm: Chi bốc xếp, chi kiểm kê, chi giám định chất lượng, chi phí tổ chức định giá, chi
thông tin quảng cáo, chi phí in ấn tài liệu hồ sơ bán đấu giá, chi phí cho tổ chức cuộc bán
đấu giá theo đúng chế độ nhà nước quy định.
c. Chi bồi dưỡng cho các thành viên của Hội đồng tại các cuộc họp Hội đồng trong quá
trình xử lý hàng tồn đọng tại các cảng hàng không theo mức tối đa không quá
50.000đ/ngày/người.

d. Chi cho việc tiêu huỷ hàng tồn đọng.

e. Thanh toán các khoản cước bốc xếp, lưu kho bãi, giao nhận và bảo quản hàng hoá phát
sinh do hàng hoá tồn đọng tại cảng hàng không (mức chi tối đa không quá 50% số tiền
còn lại sau khi thanh toán các khoản chi phí nêu tại tiết a, b, c, d - điểm 2 nêu trên).

- Số tiền thanh lý hàng tồn đọng tại các cảng hàng không sau khi trừ đi các chi phí nêu tại
điểm 2 phần III thông tư số 33/2004/TT-BTC (15/4/2004) nếu còn, được lưu giữ tại tài
khoản của doanh nghiệp vận chuyển hàng không để trả lại cho người có quyền nhận.

- Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thanh lý hàng hoá mà không có người yêu cầu
nhận số tiền còn lại, thì doanh nghiệp vận chuyển hàng không nộp toàn bộ số tiền này
vào Ngân sách địa phương.

 Trường hợp tiền thu từ bán hàng tồn đọng tại các cảng hàng không không đủ chi
trả các khoản chi phí, thì các hãng vận tải hàng không được hạch toán số thiếu vào
chi phí sản xuất trong năm của doanh nghiệp.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Thông tư số 33/2004/TT-BTC (15/4/2004) có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ


ngày đăng công báo.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản
ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Câu 4: Quy định về vận tải hành lý: Quy định xếp dở, bảo quản hành lý ký gửi; báo
tin hành lý ký gửi đến ; kỳ hạn vận chuyển, nhận hành lý ký gửi; giao trả hành lý ký
gửi trong hoạt động vận tải đường sắt
Quy định đối với việc vận tải hành lý bằng đường sắt
Quy định về các loại hành lý vận tải bằng đường sắt Theo các khoản 6, khoản 7 và khoản
8 Điều 3 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT như sau:
- Hành lý là vật dụng, hàng hóa vận chuyển trên tàu khách bao gồm hành lý xách tay và
hành lý ký gửi.
+ Hành lý xách tay là hành lý của hành khách đi tàu được mang theo người lên toa xe
khách.
+ Hành lý ký gửi là hành lý gửi trên toa hành lý.
Các quy định đối với hành lý và việc vận tải hành lý trên đường sắt thực hiện theo các
Điều 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 17 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT như sau:
* Quy định chung về hành lý
- Hành khách không phải mua vé đối với hành lý xách tay trong phạm vi khối lượng và
chủng loại theo quy định của doanh nghiệp. Trường hợp vượt quá khối lượng quy định
thì hành khách phải mua vé theo quy định của doanh nghiệp.
VD: Doanh nghiệp đường sắt ABC đưa ra khối lượng quy định cho hành lý là 18kg
Nhưng nếu hành khách mang hành lý là 20kg thì phải mua vé theo quy định của doanh
nghiệp ABC.
- Hành khách, người gửi hành lý ký gửi phải mua vé cho hành lý ký gửi.
- Trường hợp khối lượng hành lý xách tay của hành khách đã có các quy định theo điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thực hiện
theo quy định của điều ước quốc tế đó.
* Quy định gửi hành lý ký gửi
- Hành khách, người gửi hành lý ký gửi có trách nhiệm phải ghi đúng, đủ nội dung của tờ
khai gửi hàng, đúng tên hàng hóa theo mẫu do doanh nghiệp quy định và chịu trách
nhiệm về tính trung thực của việc kê khai, tính hợp pháp của hàng hóa trong hành lý ký
gửi.
- Doanh nghiệp tổ chức kiểm tra bao bì, số lượng, ký hiệu, mã hiệu, biểu trưng đặc tính
của hàng hóa và xác nhận vào tờ khai gửi hàng.
* Quy định vận tải hành lý
- Hành lý được vận tải phải tuân thủ các quy định tại Điều 11 của Thông tư 09/2018/TT-
BGTVT.
- Hành lý là vật dụng, hàng hóa không thuộc loại bị nghiêm cấm vận chuyển trong vận tải
đường sắt, trường hợp vật dụng, hàng hóa là hàng nguy hiểm, động vật sống, thi hài, hài
cốt phải tuân thủ các quy định tại các Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Đường sắt và
các quy định của pháp luật có liên quan.
- Hành lý xách tay do hành khách đóng gói phải có đồ chứa đựng đảm bảo an toàn hành
lý, không để các tính chất, đặc tính tự nhiên của hàng hóa ảnh hưởng đến hành khách
khác và được để đúng nơi quy định trên toa hành khách, do hành khách tự bảo quản.
VD: Một hành khách đi tàu hỏa mang theo một vali xách tay có trọng lượng 20kg. Vali
xách tay được đóng gói bằng túi nilon và được buộc chặt. Vali xách tay không chứa các
vật sắc nhọn, dễ vỡ, dễ cháy nổ, dễ gây mùi khó chịu,...Trong trường hợp này, hành lý
xách tay của hành khách đáp ứng các quy định về đóng gói hành lý xách tay.
- Hành lý ký gửi phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Hành lý ký gửi phải được hành khách, người gửi hành lý ký gửi đóng gói chắc chắn
theo đúng quy định của doanh nghiệp về kích thước, trọng lượng mỗi kiện hàng. Đảm
bảo không bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình
vận chuyển
+ Bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi phải có các thông tin sau: Họ tên, địa chỉ, số điện
thoại, số fax (nếu có) của hành khách, người gửi hành lý ký gửi, người nhận hành lý ký
gửi; số hiệu vé hành lý ký gửi; ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa
+ Trước khi nhận vận chuyển, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra bao gói và yêu cầu
sửa chữa, bổ sung cho đúng quy định, trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của hàng hóa
chứa bên trong, doanh nghiệp được quyền yêu cầu hành khách, người gửi hành lý ký gửi
mở bao gói để kiểm tra.
- Doanh nghiệp quy định những loại hành lý ký gửi không bắt buộc phải đóng gói khi vận
chuyển.
- Những vật dụng, hàng hóa không được mang theo người bao gồm:
 Hàng nguy hiểm
 Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ

 Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe

 Thi hài, hài cốt

 Hàng hóa cấm lưu thông

 Động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh nhưng phải có trang bị thích hợp để
giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh)

 Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.

* Quy định xếp dỡ, bảo quản hành lý ký gửi

- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc xếp, dỡ, bảo quản hành lý ký gửi và được thu
tiền xếp, dỡ hành lý ký gửi theo quy định của doanh nghiệp.
- Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá
trình vận chuyển, xếp, dỡ, bảo quản, nếu do lỗi của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải
đền bù phần hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng theo
quy định tại Điều 29 của Thông tư 09/2018/TT-BGTVT.

* Báo tin hành lý ký gửi đến


- Khi hành lý ký gửi được vận chuyển tới ga đến, doanh nghiệp phải báo tin ngay cho
người nhận biết và xác nhận về thời điểm mà người nhận hành lý ký gửi đã nhận được tin
báo.
- Hành lý ký gửi đến ga đến chậm hơn hoặc sớm hơn theo thỏa thuận giữa hành khách,
người gửi hành lý ký gửi với doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo tin kịp
thời cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi và người nhận.
* Giao trả hành lý ký gửi
- Khi nhận hành lý ký gửi, hành khách, người nhận hành lý ký gửi phải kiểm tra hành lý,
xuất trình và trả lại cho doanh nghiệp vé hành lý.
- Đối với người nhận hành lý ký gửi ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều
này đồng thời phải xuất trình một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 5
Thông tư này.
- Trường hợp hành khách, người nhận hành lý ký gửi bị mất vé hành lý thì phải kê khai,
khai báo các nội dung liên quan cần thiết theo hướng dẫn của doanh nghiệp; xuất trình
một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, để
được nhận hành lý.

- Trường hợp hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng
sai khác so với nội dung đã được kê khai theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư
này, hành khách, người nhận hành lý ký gửi phải kịp thời báo với người đại diện bên giao
hành lý ký gửi của doanh nghiệp và bên giao hành lý ký gửi của doanh nghiệp có trách
nhiệm lập biên bản xác nhận hiện trạng của hành lý ký gửi với hành khách, người nhận
hành lý ký gửi để làm cơ sở bồi thường và giải quyết tranh chấp (nếu có).

- Doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhất để hành khách và người nhận
hành lý ký gửi nhận hành lý.

Trường hợp phát hiện hành lý thuộc loại hàng bị cấm vận tải thì giải quyết như thế nào?
Theo Điều 27 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về việc giải quyết sự cố, trở ngại
trong trường hợp phát hiện hành lý ký gửi thuộc loại hàng bị cấm vận chuyển bằng
đường sắt như sau:
- Khi phát hiện hành lý ký gửi thuộc loại hàng hóa bị nghiêm cấm trong hoạt động vận tải
bằng đường sắt theo quy định Luật Đường sắt và các văn bản pháp luật liên quan thì xử
lý như sau:

+ Trường hợp phát hiện tại ga đi, doanh nghiệp từ chối vận chuyển và báo cho cơ quan có
thẩm quyền gần nhất để tiếp nhận xử lý;

+ Trường hợp phát hiện khi đang vận chuyển, Trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản
xác nhận, đưa hành lý này về ga gần nhất tàu có đỗ, bàn giao cho nhân viên của doanh
nghiệp tại ga để báo với cơ quan có thẩm quyền gần nhất để tiếp nhận xử lý.

- Khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu giữ hành lý ký gửi thì đại diện
của doanh nghiệp hoặc Trưởng tàu lập biên bản về sự việc và bàn giao cụ thể cho người
đại diện cơ quan ra lệnh thu giữ. Mẫu biên bản do doanh nghiệp quy định. Ngoài việc lập
biên bản, đối với từng trường hợp được giải quyết như sau:

+ Trường hợp hành lý ký gửi bị thu giữ ở ga đi, nếu hành lý ký gửi chưa xếp lên toa xe
thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi đến để
giải quyết. Trường hợp hành lý ký gửi đã xếp lên toa xe nhưng tàu chưa chạy nếu còn đủ
thời gian tác nghiệp xếp, dỡ không ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu thì phải dỡ xuống và
báo cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi đến để giải quyết;

+ Trường hợp khi tàu đang chạy mà hành lý ký gửi bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thu
giữ, nếu hành lý ký gửi không thuộc loại hàng hóa quy định khoản 1, khoản 2 Điều này
thì được phép vận chuyển đến ga đến và báo cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi
đến để giải quyết;

+ Trường hợp hành lý ký gửi bị thu giữ ở ga đến, Trưởng tàu bàn giao cho đại diện của
doanh nghiệp tại ga để báo cho hành khách, người nhận hành lý ký gửi đến để giải quyết.
- Ngoài việc chịu các biện pháp xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hành khách,
người gửi hành lý ký gửi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này
còn phải:

+ Trả tiền vận chuyển đối với toàn bộ số hành lý ký gửi trên đoạn đường đã vận chuyển
theo quy định của doanh nghiệp;

+ Bồi thường toàn bộ các thiệt hại do vi phạm gây ra;

+ Bồi thường các khoản chi phí phát sinh nếu có.

Như vậy, kinh doanh vận tải hành lý là hình thức kinh doanh vận tải đường sắt phải đáp
ứng đầy đủ các điều kiện khi thực hiện hoạt động. Theo đó, trong hoạt động vận tải hành
lý, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành lý cũng như cá nhân, tổ chức có hành lý được
vận tải bằng đường sắt phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật đối với hành lý
và hoạt động vận tải hành lý.

You might also like