Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.18 - No8/2023 DOI: https://doi.org/10.52389/ydls.v18i8.

2078

Hiệu quả và an toàn của thuốc rivaroxaban so sánh với


acenocoumarol trong điều trị kháng đông trên bệnh
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên
Effictiveness and safety of rivaroxaban in comparison with
acenocoumarol in patients with non-valvular atrial fibrillation at Thai
Nguyen Central Hospital

Vũ Hoàng Anh*, Nguyễn Trọng Hiếu*, *Trường ĐH Y-Dược Thái Nguyên,


Nguyễn Quang Toàn**, Đặng Đức Minh*, Trần Thúy Hằng** **Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh hiệu quả, an toàn của thuốc rivaroxaban với acenocoumarol trong điều trị kháng
đông trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả,
tiến cứu, theo dõi dọc. 153 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên bao gồm 91 bệnh nhân sử dụng acenocoumarol (nhóm I) và 62 bệnh nhân sử dụng rivaroxaban
(nhóm II) được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Hai nhóm có sự tương đồng về nguy cơ thuyên tắc mạch,
nguy cơ chảy máu với điểm CHA2DS2-VASc trung bình của nhóm I là 4,69 ± 1,30, nhóm II là 4,71 ± 1,09;
điểm HAS- BLED trung bình của nhóm I là 1,96 ± 0,63, nhóm II là 1,81 ± 0,65. Khi so sánh biến cố giữa hai
nhóm cho kết quả: Rivaroxaban giảm 45,5% nguy cơ xảy ra biến cố tắc mạch so với acenocoumarol, với
KTC 95% [0,19-1,51], với p>0,05, giảm có ý nghĩa 74,5% nguy cơ biến cố xuất huyết với KTC 95% [0,07-
0,87] với p<0,05. Kết luận: Trong điều trị kháng đông ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim,
rivaroxaban có hiệu quả không thua kém acenocoumarol, tuy nhiên rivaroxaban có tính an toàn hơn.
Từ khóa: Rung nhĩ không do bệnh van tim, thuốc acenocoumarol, thuốc rivaroxaban, thuyên tắc,
xuất huyết.

Summary
Objective: To compare effectiveness and safety of rivaroxaban with acenocoumarol in patients with
non-valvular atrial fibrillation. Subject and method: Prospective, descriptive, longitudinal fllow-up study
and follow up study. 153 patients with non-valvular atrial fibrillation at Thai Nguyen Central Hospital,
including 91 patients in the acenocoumarol group (Group I) and 62 patients in the rivaroxaban group
(Group II) were recruited. Result: CHA2DS2-VASc score of group I was 4.69 ± 1.30, group II was 4.71 ±
1.09, the HAS-BLED Score of group I was 1.96 ± 0.63, group II was 1.81 ± 0.65. Rivaroxaban reduced the
risk of thromboembolic by 45.5% as compared with acenocoumarol, with 95% CI [0.19-1.53], not
statistically significant with p>0.05. Rivaroxaban reduced the risk of bleeding by 74.5% on comparison
with acenocoumarol with 95% CI [0.07-0.87], statistically significant with p<0.05. Conclusion: In patients

Ngày nhận bài: 20/10/2023, ngày chấp nhận đăng: 22/11/2023


Người phản hồi: Vũ Hoàng Anh, Email: anhvupp95@gmail.com - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

14
TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 18 - Số 8/2023 DOI: https://doi.org/10.52389/ydls.v18i8.2078

with non-valvular atrial fibrillation, rivaroxaban was noninferior to acenocoumarol in prevention of


stroke or systemic embolism, rivaroxaban had a better safety profile.
Keywords: Non-valvular atrial fibrillation, acenocoumarol, rivaroxaban, effectiveness, safety.

1. Đặt vấn đề Nhóm I (bệnh nhân đang dùng acenocoumarol) và


nhóm II (bệnh nhân đang dùng rivaroxaban), theo dõi
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim phổ biến trên lâm
sàng, chiếm phần lớn bệnh nhân có rối loạn nhịp các biến cố thuyên tắc, xuất huyết trong vòng 6 tháng.
tim nhập viện [5]. Nguy cơ nhồi máu não ở người 2.2.2. Cỡ mẫu
mắc rung nhĩ cao gấp 5 lần người bình thường [3].
Thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận
Dự phòng đột quỵ trong điều trị bệnh nhân rung nhĩ
bằng kháng đông đường uống bao gồm nhóm tiện (bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa
thuốc kháng vitamin K (acenocumarol, warfarin) và vào nghiên cứu).
nhóm thuốc kháng đông đường uống thế hệ mới 2.2.3. Tiêu chuẩn nhận định
(dabigatran, rivaroxaban, apixaban...). Qua nhiều
nghiên cứu, rivaroxaban chứng minh được hiệu quả Xuất huyết tiêu hoá: Biểu hiện lâm sàng bằng các
và an toàn trong điều trị kháng đông trên bệnh dấu hiệu đi ngoài phân đen, nặng hơn có nôn ra
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Thuốc NOAC máu/ống thông dạ dày ra máu đỏ tươi, da xanh,
được đưa vào thực hành lâm sàng trong nhiều năm niêm mạc nhợt, mạch nhanh, tụt huyết áp. Xét
trở lại đây và chưa có nhiều dữ liệu về tính hiệu quả nghiệm máu: Số lượng hồng cầu máu giảm, nồng
và an toàn của thuốc trên đối tượng bệnh là người độ hemoglobin máu giảm. Nội soi dạ dày-tá tràng
Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cho chẩn đoán xác định.
Hiệu quả và tính an toàn của thuốc rivaroxaban so Xuất huyết não: Biểu hiện lâm sàng bằng dấu
sánh với acenocoumarol trong điều trị kháng đông hiệu thần kinh khu trú phụ thuộc vào khu vực não bị
trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại tổn thương. Nếu tổn thương bán cầu chiếm ưu thế
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nhằm mục tiêu: (thường là bên trái), tham khám lâm sàng có thể
So sánh hiệu quả, an toàn của thuốc rivaroxaban với thấy những dấu hiệu và triệu chứng sau: Liệt nửa
acenocoumarol trong điều trị kháng đông trên bệnh người phải, mất cảm giác nửa người phải, nhìn sang
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim trái, mất thị trường phải, thất ngôn, quên nữa thân
2. Đối tượng và phương pháp bên liệt (không điển hình). Nếu tổn thương bán cầu
không chiếm ưu thế (thường là bên phải) người
2.1. Đối tượng bệnh có thể có: Liệt nửa người trái, mất cảm giác
Gồm 153 đối tượng, là các bệnh nhân được nữa người trái, mắt nhìn sang phải, mất thị trường
chẩn đoán là rung nhĩ không do bệnh van tim có bên trái. Cắt lớp vi tính sọ não thấy hình ảnh đặc
điểm CHA2DS2-VASc ≥ 3 và điểm HAS-BLED ≤ 3 (có trưng bởi hình ảnh tăng tỷ tọng so với nhu mô não
chỉ định dùng thuốc kháng đông). Tất cả các đối (trừ khi số lượng máu quá ít), chụp mạch não giúp
tượng nghiên cứu đều là các bệnh nhân đến khám, phát hiện bất thường mạch máu. Hình ảnh xuất
điều trị nội trú, quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Trung huyết não trên cộng hưởng từ có thể đặt ra nhiều
ương Thái Nguyên từ tháng 6 năm 2022 đến tháng thách thức do biểu hiện của máu thay đổi theo các
06 năm 2023. chuỗi xung, thời gian kể từ lúc bất đầu chảy máu,
2.2. Phương pháp kích thước và vị trí chảy máu.
Xuất huyết khác: Bao gồm xuất huyết dưới da,
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
xuất huyết niêm mạc (chảy máu chân răng, chảy
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc. Các máu răng, tiểu máu, xuất huyết trong cơ).
bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim dùng Tiểu chuẩn biến cố thuyên tắc
thuốc ngoại trú theo đơn của bác sĩ được xếp thành:

15
JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.18 - No8/2023 DOI: https://doi.org/10.52389/ydls.v18i8.2078

Nhồi máu cơ tim: Theo định nghĩa toàn cầu lần bắp chân, đùi, tăng nhiệt độ tại chỗ, nổi bản đỏ. Siêu
thứ IV năm 2018 về nhồi máu cơ tim cấp: Thuật ngữ âm Doppler tĩnh mạch chi dưới là tiêu chuẩn vàng
nhồi máu cơ tim cấp được sử dụng khi có tình trạng để chẩn đoán độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Những
tổn thương cơ tim cấp tính với bằng chứng lâm sàng hình ảnh trên siêu âm bao gồm huyết khối lấp đầy
thiếu máu cơ tim cục bộ cấp cùng với sự tăng và/ lòng tĩnh mạch, làm tĩnh mạch ấn không xẹp hoặc
hoặc giảm troponin với ít nhất một giá trị trên bách chỉ xép 1 phần và hoặc có hiện tượng khuyết màu
phân vị thứ 99; kèm theo ít nhất một trong các yêu trên siêu âm Doppler màu, phổ Doppler không thay
tố sau: Triệu chứng cơ năng của thiếu máu cơ tim đổi theo nhịp hô hấp.
cục bộ (đau thắt ngực); Thay đổi mới trong điện tâm Thuyên tắc phổi: Biểu hiện lâm sàng khó thở và
đồ do thiếu máu cơ tim; Tiến triển của sóng Q bệnh
nhịp nhanh là hai triệu chứng thường gặp trong
lý; Có bằng chứng hình ảnh mới của cơ tim mất chức
thuyên tắc phổi, có thể có biểu hiện lâm sàng khác
năng sống hoặc rối loạn vận động vùng trong bệnh
như đau ngực sau xương ức kiểu nhồi máu cơ tim có
cảnh phù hợp với thiếu máu cục bộ; Có huyết khối
thể do thiếu máu cục bộ thất phải. Điện tâm đồ có
động mạch vành khi chụp mạch vành hoặc khi
thể thấy thay đổi đoạn ST và sóng T không đặc hiệu
khám nghiệm tử thi (không dùng cho nhồi máu cơ
(T đảo ở DIII và avF, hoặc từ V1-V4), Sóng S ở DI và
tim type 2 hoặc type 3).
sóng Q cùng với T âm ở DIII (S1Q3T3), rung nhĩ hay
Thuyên tắc khác: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi
cuống nhĩ. Siêu âm tim có thể thấy dấu hiệu gợi ý
dưới, thuyên tắc phổi. thuyên tắc phổi gồm: Lớn thất phải, vách liên thất
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: Là tình trạng vận động nghịch thường, hở van ba lá cấp, tăng áp
xuất hiện cục máu đông bên trong tĩnh mạch, bao phổi với dòng hở > 2,6m/s, dãn tĩnh mạch chủ dưới,
gồm các tĩnh mạch vùng cẳng chân tĩnh mạch tĩnh mạch chủ dưới không xẹp khi hít vào, thấy
khoeo, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch huyết khối trực tiếp ở thất phải. Chẩn đoán xác định
chủ dưới gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần dựa vào cắt lớp vi tính mạch máu phổi, định vị huyết
dòng máu trong lòng tĩnh mạch. Biểu hiện lâm sàng khối với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
phù mắt chân, giãn tĩnh mạch nông, tăng chu vi của
3. Kết quả
3.1. Đặc điểm chung nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung nhóm đối tượng nghiên cứu

Nhóm I Nhóm II
Đặc điểm p
(n = 91) (n = 62)
Tuổi TB ( X ± SD) 73,45 ± 8,98 72,48 ± 9,14 0,518
Nam (n, %) 41 (45,1) 30 (48,4)
Giới 0,685
Nữ (n, %) 50 (54,9) 32 (51,6)
Tăng huyết áp (n, %) 77 (84,6) 55 (88,7) 0,470
Tiền sử bệnh Suy tim (n, %) 78 (85,7) 53 (85,5) 0,968
Đột quỵ não cũ (n, %) 23 (25,3) 13 (21,0) 0,538
Cân nặng (kg) 54,13 ± 8,40 53,16 ± 6,11 0,810
Chỉ số nhân trắc Chiều cao (m) 158,01 ± 5,67 157,13 ± 4,99 0,303
BMI (kg/m²) 21,60 ± 2,41 21,47 ± 1,47 0,860
Mệt mỏi (n, %) 76 (83,5) 50 (80,6) 0,647
Khó thở (n, %) 80 (87,9) 54 (87,1) 0,881
Triệu chứng lâm sàng
Hồi hộp trống ngực (n, %) 75 (82,4) 47 (75,8) 0,318
Đau ngực (n, %) 68 (74,7) 50 (80,6) 0,392

16
TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 18 - Số 8/2023 DOI: https://doi.org/10.52389/ydls.v18i8.2078

Nhóm I Nhóm II
Đặc điểm p
(n = 91) (n = 62)
Creatinine (mmol/l) 95,86 ± 19,67 95,95 ± 20,47 0,979
43,39 ± 10,20 43,70 ± 10,62
Mức lọc cầu thận (ml/phút)
Một số chỉ số cận lâm sàng Trung vị: 43,18 Trung vị: 42,05 0,803ª
48,91 ± 10,70 48,32 ± 10,87
EF (%) 0,362
Trung vị: 50,00 Trung vị: 47,50

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm I là 73 ± 8,98 năm, nhóm II là 72,48 ± 9,14 năm. Tỷ lệ nam/nữ < 1 ở
cả hai nhóm. Hơn 80% bệnh nhân trong cả hai nhóm có tiền sử tăng huyết áp, suy tim. Cân nặng trung bình
nhóm I là 54,13 ± 8,40kg, nhóm II là 53,16 ± 6,11kg. Chiều cao trung bình là nhóm I là 158,01 ± 5,67cm, nhóm
II là 157,13 ± 4,99cm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm về phân suất tống máu EF, mức lọc
cầu thận với p>0,05.
3.2. Đặc điểm về nguy cơ sốt huyết, thuyên tắc mạch hệ thống

Biểu đồ 1. Phân bố điểm CHA2DS2-VASc, HAS-BLED của 2 nhóm


3.3. Đặc điểm về chế độ thuốc
Bảng 2. Đặc điểm về chế độ thuốc
Đặc điểm Nhóm I (n = 91) Nhóm II (n = 62)
1mg (n,%) 1,5mg (n,%) 2mg (n,%) 15mg (n,%) 20mg (n,%)
Liều lượng/ngày
62 (68,1) 21 (23,1) 8 (8,8) 36 (58,1) 26 (41,9)

Nhận xét: Trong nhóm I, có tới 62 bệnh nhân chiếm 68,1% dùng acenocoumarol với liều 1mg/ngày, liều
cao nhất là 2 mg/ngày, ghi nhận ở 8 bệnh nhân chiếm 8,8%. Trong nhóm II, tỷ lệ dùng rivaroxaban liều
15mg/ngày cao hơn với liều 20mg/ngày.
3.2. Đặc điểm về biến cố thuyên tắc
Bảng 3. Biến cố thuyên tắc giữa hai nhóm
Vị trí Nhóm I (n = 91) Nhóm II (n = 62) p
Não (n, %) 2 (2,2) 0
Nhồi máu cơ tim (n, %) 4 (4,4) 1 (1,6) 0,342
TIA (n, %) 6 (6,6) 4 (6,45) 0,972
Thuyên tắc khác 1 (1,1) 0
Tổng 13 (14,3) 5 (8,1) 0,241

17
JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.18 - No8/2023 DOI: https://doi.org/10.52389/ydls.v18i8.2078

Nhận xét: Tổng biến cố thuyên tắc mạch ở nhóm I là 13 biến cố chiếm 14,3% lớn hơn nhóm II là 5 biến
cố chiếm 8,1%, tuy nhiêm sự khác biệt không có ý nghĩa với p>0,05.
Bảng 4. So sánh tần suất xuất hiện biến cố thuyên tắc
Biến cố thuyên tắc Không biến cố thuyên tắc HR 95% CI p
Nhóm II 5 (8,1) 57 (91,9) 0,546
0,19-1,53 0,25
Nhóm I 13 (14,3) 78 (85,7) 1

Nhận xét: Nhóm II có nguy cơ xảy ra biến cố thuyên tắc thấp hơn 45,5% so với bệnh nhân trong nhóm I
với KTC 95% [0,19-1,53], không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.3. Đặc điểm biến cố xuất huyết
Bảng 5. Biến cố xuất huyết giữa hai nhóm
Vị trí Nhóm I (n = 91) Nhóm II (n = 62) p
Não (n, %) 2 (2,2) 0
Tiêu hóa (n, %) 6 (6,6) 1 (1,6) 0,148
Khác (n, %) 8 (8,8) 2 (3,2) 0,172
Tổng 16 (17,6) 3 (4,8) 0,019

Nhận xét: Nhóm II không ghi nhận biến cố xuất huyết não, trong khi nhóm I ghi nhận 2 biến cố xuất
huyết não chiếm 2,2%. Tỷ lệ biến cố xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết khác ở nhóm I lớn hơn nhóm II lần lượt
là 6,6% so với 1,6%, 8,8% so với 3,2%, sự khác biệt không có ý nghĩa với p>0,05. Tổng biến cố xuất huyết ở
nhóm II là 3 biến cố chiếm 4,8% thấp hơn so với nhóm I là 16 biến cố chiếm 17,6%, sự khác biệt có ý nghĩa
với p<0,05.
Bảng 6. So sánh tần suất xuất hiện biến cố xuất huyết
Biến cố Không biến cố
c HR 95% CI p
xuất huyết xuất huyết
Nhóm II 3 (4,8) 59 (95,2) 0,255
0,07-0,87 0,03
Nhóm I 16 (17,6) 75 (82,4) 1

Nhận xét: Nhóm II giảm có ý nghĩa biến cố xuất huyết so với nhóm I với HR: 0,255, KTC 95%: 0,07-0,87 với
p<0,05.

Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện sự khác biệt biến cố xuất huyết giữa hai nhóm

18
TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 18 - Số 8/2023 DOI: https://doi.org/10.52389/ydls.v18i8.2078

Nhận xét: Qua biểu đồ Kaplan-Meier, có sự khác nghiên cứu trên đối tượng nghiên cứu chủ yếu là
biệt rõ ràng về biến cố xuất huyết giữa hai nhóm người cao tuổi với độ tuổi trung bình > 70 tuổi.
theo thời gian: Nhóm II giảm có ý nghĩa biến cố xuất Phân bố điểm CHA2DS2-VASc, kết quả nghiên
huyết so với nhóm I, giá trị p<0,05. cứu của chúng tôi cho thấy phân bố điểm CHA2DS2-
VASc từ 3-8 điểm. Trong nhóm I, phân bố điểm
4. Bàn luận
CHA2DS2-VASc chủ yếu từ 3-6 điểm. Kết quả cao
Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên 153 đối hơn nghiên cứu XANAP với điểm CHA2DS2-VASc
tượng, trong đó 91 bệnh nhân sử dụng thuốc kháng trung bình là 3,7 ± 1,8 [6].
đông acenocoumarol (Nhóm I) và 62 bệnh nhân sử Phân bố điểm HAS-BLED của 2 nhóm: Điểm trung
dụng thuốc kháng đông đường uống thế hệ mới bình của nhóm I là 1,96 ± 0,63, của nhóm II là 1,81 ±
rivaroxaban (Nhóm II). Chúng tôi đã thực hiện 0,64, không có sự khác biệt giữa hai nhóm với p>0,05.
nghiên cứu trên 153 đối tượng, trong đó 91 bệnh
Đặc điểm về liều lượng thuốc: Trong nhóm I,
nhân sử dụng thuốc kháng đông acenocoumarol
68,1% bệnh nhân dùng liều 1mg/ngày, có 8,8%
(Nhóm I) và 62 bệnh nhân sử dụng thuốc kháng
bệnh nhân sử dụng liều 2mg/ngày (Bảng 1). Nhóm II
đông đường uống thế hệ mới rivaroxaban (Nhóm II).
bệnh nhân sử dụng liều 15mg lớn hơn bệnh nhân
Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình của nhóm I và
dùng liều 20mg. Kết quả này là phù hợp với đặc
nhóm II là 73,45 ± 8,98 và 72,48 ± 9,14 năm. Trong
điểm về chức năng thận của nhóm nghiên cứu. Liều
đó ở nhóm I tuổi cao nhất là 95 tuổi, thấp nhất là 53
lượng lượng của rivaroxaban là 20mg/ngày, không
tuổi, nhóm II tuổi cao nhất là 94 tuổi, thấp nhất là 56
cần chỉnh liều dựa theo tuổi, cân nặng hoặc chủng
tuổi, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
tộc. Trường hợp bệnh nhân có suy thận, mức lọc cầu
Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Đặng
thận 30-49ml/ phút, dùng liều 15mg/ngày.
Trang Huyên (2021), tuổi trung bình của nhóm bệnh
Tính hiệu quả: Sau 6 tháng nghiên cứu cho kết
70,05 ± 10,61 và tuổi trung bình trong nghiên cứu
quả: Rivaroxaban giảm 45,5% nguy cơ xảy ra biến cố
ROCKET AF là 73 tuổi (25% bệnh nhân từ 78 tuổi trở
tắc mạch so với acenocoumarol, với khoảng tin cậy
lên). Phân bố giới tính, tỷ lệ nữ giới cao hơn nam
95% [0,19-1,53], giảm không có ý nghĩa với p>0,05.
giới ở nhóm I, với tỷ lệ 54,9% và 45,1%, ở nhóm II là
Kết quả tương đồng với kết quả từ nghiên cứu
48,4% và 51,6%, sự khác biệt giữa hai nhóm không
REVISIT- US: Khi ghép cặp 11411 bệnh nhân sử dụng
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này tương tự
rivaroxaban với warfarin, cho kết quả rivaroxaban
so với nghiên cứu của Đôn Thị Thanh Thủy (2016).
làm giảm không có ý nghĩa đột quỵ thiếu máu não
Đặc điểm về tiền sử bệnh, tăng huyết áp và suy
cục bộ (HR: 0,71; KTC 95%: 0,47-1,07) so với warfarin
tim là hay gặp nhất ở cả hai nhóm (tăng huyết áp
[4]. Tương tự kết quả nghiên cứu ROCKET AF:
chiếm 84,6% ở nhóm I và 88,7% ở nhóm II, suy tim
Rivaroxaban giảm không có ý nghĩa tỷ lệ xuất hiện
chiếm với 85,7% ở nhóm I và 85,5% ở nhóm II).
biến cố thuyên tắc mạch ngoài hệ thần kinh trung
Trong nghiên cứu ROCKET AF có 90,5% bệnh nhân
ương so với warfarin [2]. Kết quả này là phù hợp,
có tăng huyết áp, 62,5% bị suy tim và 40,0% mắc
trong khi thuốc kháng vitamin K là nhóm thuốc kinh
bệnh đái tháo đường, bệnh nhân có đột quỵ não cũ
điển đã chứng minh được hiệu quả qua nhiều
hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua chiếm 54,8%.
nghiên cứu và rất nhiều năm được sử dụng trong
Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể: Không có sự khác thực hành lâm sàng từ những năm 1940, thuốc vẫn
biệt về cân nặng, chiều cao, BIM giữa hai nhóm, với là một lựa chọn hàng đầu trong điều trị kháng đông
BMI trung bình của nhóm I là 21,61 ± 2,41 và nhóm II trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim
là 21,47 ± 1,44 (kg/m2). Kết quả nghiên cứu của tính đến thời điểm chưa có sự ra đời của các NOAC.
chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Vì vậy, không thể phủ nhận hiệu quả của thuốc
Đặng Trang Huyên (2021) với BMI trung bình là kháng vitamin K trong thực hành lâm sàng. Từ
22,02 ± 3,00 (kg/m2). Kết quả được giải thích do những năm 2006 với sự ra đời của các NOAC, qua

19
JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.18 - No8/2023 DOI: https://doi.org/10.52389/ydls.v18i8.2078

các nghiên cứu và thử nghiện lâm sàng đã chứng 2. Blumer V, Rivera M, Corbalan R et al (2021)
minh được hiệu quả trong điều trị kháng đông trên Rivaroxaban versus warfarin in patients with atrial
bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Nghiên fibrillation enrolled in Latin America: Insights from
cứu của chúng tôi thực hiện trong thời gian ngắn ROCKET AF. Am Heart J 236: 4-12.
tuy nhiên vẫn cho thấy hiệu quả của NOAC là không 3. Cam AJ, Kirchohof P, Lip GYH et al (2010)
thua kém kháng vitamin K trong dự phòng đột quỵ. Guidelines for the management of atrial fibrillation:
Trong cập nhật điều trị kháng đông trên bệnh nhân the Task Force for the management of atrial
rung nhĩ không do bệnh van tim của Hội Tim mạch fibrillation of the european society of cardiology
châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam, NOAC là lựa (ESC). Europace 12(10): 1360-1420.
chọn ưu tiên với mức khuyến cáo IA [7, 1]. 4. Coleman CI, Antz M, Bowrin K et al (2016) Real-
Tính an toàn: Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, world evidence of stroke prevention in patients with
có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm về tổng nonvalvular atrial fibrillation in the United States:
biến cố xuất huyết. So sánh hai nhóm cho kết quả: the REVISIT-US study. Curr Med Res Opin 32(12):
Rivaroxaban giảm có ý nghĩa 74,5% nguy cơ biến cố 2047-2053.
xuất huyết so với acenocoumarol với KTC 95% [0,07- 5. Chugh SS, Havmoeller R, Nayrayanan K et al (2014)
0,87] với p<0,05. Kết quả tương đồng với nghiên cứu Worldwide epidemiology of atrial fibrillation: A
REVISIT- US: Rivaroxaban giảm có ý nghĩa xuất huyết Global burden of disease 2010 study. Circulation.
nội sọ (HR: 0,53, KCT95%: 0,35-0,79) so với warfarin. 129(8): 837-847.
Nghiên cứu ROCKET- AF: Kết quả từ thử nghiệm pha 6. Kim YH, Shim J, Tsai CT et al (2018) XANAP: A real-
III cho thấy: Rivaroxaban làm giảm có ý nghĩa nguy world, prospective, observational study of patients
cơ chảy máu ở cơ quan quan trọng với (HR: 0,69; KTC treated with rivaroxaban for stroke prevention in
95%: 0,53-0,91), giảm có ý nghĩa chảy máu nội sọ với atrial fibrillation in Asia. J Arrhythm 34(4): 418-427.
(HR: 0,67; KTC 95%: 0,47-0,93), giảm không có ý 7. Hindricks G, Potpara T, Dagres N et al (2020) 2020
nghĩa biến cố chảy máu liên quan lâm sàng không ESC Guidelines for the diagnosis and management of
nặng với (HR: 1,04; KTC 95%: 0,96-1,13). Nghiên cứu atrial fibrillation developed in collaboration with the
của chúng tôi với cỡ mẫu không quá lớn và thực European Association for Cardio-Thoracic Surgery
hiện trong một thời gian ngắn, vì vậy cần thêm (EACTS): The task force for the diagnosis and
những dữ liệu đời thực từ các nghiên cứu với cỡ mẫu management of atrial fibrillation of the European
lớn và trong thời gian dài hơn trên đối tượng bệnh Society of Cardiology (ESC) Developed with the
nhân là người Việt Nam để đánh giá chi tiết và khách special contribution of the European Heart Rhythm
quan hơn về tính hiệu quả, an toàn của NOAC. Association (EHRA) of the ESC. European Heart
Journal 42(5): 373-498.
5. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra
kết luận: Trong điều trị kháng đông trên bệnh nhân
rung nhĩ không do bệnh van tim, rivaroxaban có
hiệu quả dự phòng thuyên tắc mạch không thua
kém acenocoumarol, tuy nhiên rivaroxaban có tính
an toàn hơn.

Tài liệu tham khảo


1. Hội Tim mạch học Việt Nam, Phân Hội Nhịp Tim
Việt Nam (2022) Khuyến cáo của VNHRS/VNHA về
chẩn đoán và xử trí rung nhĩ 2022.

20

You might also like