Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

I.

Phân tích thị trường


 Khách hàng mục tiêu:
Ngay từ cửa hàng đầu tiên tại 31 Rue de Cambon ở Paris, Chanel đã hướng đến phân
khúc khách hàng là tầng lớp quý tộc trong xã hội, những người nuông chiều bản thân và
theo đuổi cuộc sống hưởng thụ với những sản phẩm xịn sò nhất. Đặc biệt là những người
phụ nữ từ 20 – 80 tuổi.
Vì thế, ngay từ những ngày xưa cũ, sản phẩm của nhà mốt Pháp đã được định giá rất cao,
tuy đắt đỏ nhưng luôn được đón nhận vì:
+ Chất liệu vải được sử dụng rất cao cấp, tinh tế và quý hiếm.
+ Thành phẩm cuối cùng có chất lượng mang tầm đẳng cấp thế giới, với phong
cách đơn giản nhưng mà sang trọng.

I. Phân tích mô hình SWOT của Chanel


1. Điểm mạnh (Strengths)
 Chanel là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp bậc nhất trên thế giới,
điều hành hơn 300 cửa hàng trên thế giới.

 Luxe Digital đã công bố danh sách các thương hiệu cao cấp hàng đầu và Chanel
chiếm vị trí thứ hai chỉ sau Gucci. Đây là thương hiệu xa xỉ có số lượng người
theo dõi trên Social Media cao nhất với tổng số 81.4 triệu trên Instagram,
YouTube, Facebook và Twitter.

 Sản phẩm đa dạng có thiết kế cổ điển, vượt thời gian và không bị lỗi thời, đặc biệt
là những chiếc túi xách có họa tiết chần bông và mang logo thương hiệu không
bao giờ có thể nhầm lẫn được.

2. Weaknesses (Điểm yếu)


 Ngành thời trang là một ngành rất cạnh tranh và Chanel cũng đang cạnh tranh với
nhiều thương hiệu cao cấp khác. Cụ thể là với một vài thương hiệu hàng đầu như
Louis Vuitton, Dior, Prada, Gucci,…. Tệp khách hàng mà Chanel nhắm tới và
phân khúc khách hàng cao cấp và phân khúc này đã gần như bão hòa với rất nhiều
thương hiệu đẳng cấp khác.
 Giá cả cũng có thể là một điểm yếu đối với Chanel khi thương hiệu này chuyên
cung cấp các sản phẩm chất lượng cao nhưng với giá cả cực kỳ đắt đỏ. Trong khi
các đối thủ cạnh tranh khác thì cũng cung cấp sản phẩm với chất lượng tương đối
nhưng giá cả thì rẻ hơn rất nhiều.

3. Cơ hội (Opportunities)
 Chanel có thể đẩy mạnh và khai thác bán hàng trực tuyến và tận dụng nền tảng
thương mại điện tử để nâng cao doanh số.

 Chanel đang tích cực đầu tư vào công nghệ để tạo ra các sản phẩm độc đáo và thân
thiện với môi trường. Với việc sử dụng công nghệ in 3D, hãng có thể giảm bớt
lượng chất thải và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ
cũng giúp Chanel tạo ra những thiết kế tinh xảo và độc đáo mà không làm ảnh
hưởng đến môi trường.

 Công nghệ cũng sẽ giúp Chanel nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Hãng đang
phát triển các ứng dụng thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) để khách hàng
có thể thử nghiệm và trải nghiệm sản phẩm một cách trực quan và tiện lợi hơn.
Điều này không chỉ tăng cường khả năng tương tác của khách hàng với thương
hiệu mà còn mở ra cơ hội để Chanel tiếp cận với một lượng khách hàng mới.

 Tập trung vào thị trường cao cấp đang nổi lên ở các nền kinh tế phát triển mạnh và
đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ để mở rộng chi nhánh cửa hàng, tìm kiếm nhiều
khách khách hàng tiềm năng.

4. Thách thức (Threats) của thương hiệu Chanel


 Thách thức lớn đối với Chanel là các đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực
kinh doanh có thể làm giảm thị phần của hãng.

 Kinh tế suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và phân phối.

 Đặc biệt, hàng giả và cuộc chiến giá cả cũng là mối đe dọa thương hiệu Chanel.
II. Phân tích chiến lược marketing mix
Chiến lược Marketing mix:
7Ps là mô hình chiến lược Marketing bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, được phát triển từ
mô hình Marketing Mix 4Ps. Mô hình 7Ps bao gồm các yếu tố: Product (Sản phẩm),
Price (Giá), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quy
trình), Physical evidence (Cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing)

a) Product (Sản phẩm)


Chanel không chạy theo những xu hướng mới nhất mà trung thành nhất quán với di ngôn
của người sáng lập.

“Fashion comes and goes but style lasts forever”

– Coco Chanel –
Không phải thời trang, phong cách mới là số 1. Điều này dường như khá kỳ lạ với một
hãng thời trang. Trên thực tế, thương hiệu này có một chiến lược sản phẩm riêng biệt so
với những đối thủ cùng phân khúc khác.
Chanel là một trong những thương hiệu thời trang đời đầu phục vụ tầng lớp khách hàng
thượng lưu với gu thưởng thức cổ điển. Sản phẩm của thương hiệu với hai chữ C lồng
vào nhau chủ yếu phục vụ những quý cô thanh lịch, và chỉ một phần nhỏ trong số đó là
dành cho nam giới. Những phân khúc sản phẩm phổ biến của thương hiệu “hoa trà” bao
gồm:
+ Chiều rộng:
o Thời trang: Haute Couture (may đo cao cấp), ready-to-wear (may sẵn) và giày dép.
o Nước hoa và mỹ phẩm, kính mát
o Trang sức: Đồng hồ & phụ kiện trang sức.
o Túi xách và phụ kiện
+ Chiều dài:
 Dòng túi xách Chanel 2.55:
Chiều dài sản phẩm ngắn: Bao gồm các phiên bản chính như Chanel 2.55 Classic, Chanel
2.55 Boy, Chanel 2.55 Small.
 Dòng nước hoa Chanel No. 5:
Chiều dài sản phẩm dài: Bao gồm các phiên bản Eau de Parfum, L'Eau, Mademoiselle,
Lait de Parfum, v.v.
 Dòng mỹ phẩm Rouge Coco:
Chiều dài sản phẩm trung bình: Bao gồm các phiên bản Rouge Coco Stylo, Rouge Coco
Ultra Wear, Rouge Coco Bloom, v.v.
+ Chiều sâu sản phẩm của Chanel:
 Dòng túi xách Chanel 2.55:
Chiều sâu sản phẩm cao: Bao gồm các biến thể về kích thước (Classic, Small, Medium,
Large), màu sắc (đen, trắng, đỏ, v.v.), chất liệu (da bê, da cừu, da cá sấu), v.v.
 Dòng nước hoa Chanel No. 5:
Chiều sâu sản phẩm trung bình: Bao gồm các biến thể về nồng độ (Eau de Parfum, Eau
de Toilette, Eau de Cologne), dung tích (50ml, 100ml, 200ml), v.v.
 Dòng mỹ phẩm Rouge Coco:
Chiều sâu sản phẩm thấp: Bao gồm các biến thể về màu sắc (đỏ, cam, hồng, v.v.) và hiệu
ứng (lì, satin, bóng).

Nói đến Chanel là nhớ đến sự thanh lịch và nhã nhặn với phong cách cổ điển, tối giản,
hai màu trắng đen chủ đạo, sử dụng nguyên liệu và chất liệu cao cấp, quý giá. Chính vì
vậy dù những sản phẩm denim hay những chiếc túi bucket bag kia có “hot” đến cỡ nào
cũng không thể khiến hãng này đổi ý.
Chiến lược Marketing của Chanel có vẻ bảo thủ này hóa ra lại khiến Chanel định hình
được sự khác biệt trên thị trường hàng hóa xa xỉ. Sản phẩm của họ có sự thống nhất về
phong cách, tinh thần và chất lượng, giúp khách hàng có thể nhận ra ngay đây là Chanel
cho dù không nhìn thấy Logo.

b) Price (Giá)
Các sản phẩm của Chanel có mặt trên thị trường với mức giá định vị xa xỉ. Định vị phân
khúc giá rõ ràng là điều giúp thương hiệu tiếp cận đúng đối tượng khách hàng của mình.
Nếu là dòng may đo cao cấp, các sản phẩm của Chanel sẽ có giá dao động từ 10.000 USD
đến 60.000 USD. Một chiếc áo khoác mới có thể có giá 5.000 USD.
Bất kỳ một hãng thời trang nào từ Prada, Versace, Valentino hay Burberry cũng đều có
những chiến dịch giảm giá mang tính thời vụ để thúc đẩy tăng trưởng doanh số, đồng thời
lấy lòng được các khách hàng.
Riêng Chanel có xu hướng không giảm giá, bán sale off bất kỳ sản phẩm nào – khác với
một số thương hiệu xa xỉ khác. Chiến lược Marketing của Chanel, dường như không
đồng tình với chiến lược phổ biến trên và không bao giờ giảm giá dù chỉ là một xu với
những sản phẩm chiến lược của mình.
Ví dụ: Chanel Classic Bag 2.55 và 11.12, Chanel boy, dòng nước hoa Chanel No5,
Chanel tweed jacket hay những chiếc váy “little black dress”, có chăng chỉ là sự điều
chỉnh ở các thị trường để phù hợp và không ảnh hưởng đến mức giá cố định.
Mặc dù vậy, doanh số của Chanel luôn luôn là con số mơ ước (17,22 tỷ USD doanh thu
vào năm 2022).
Tuy áp dụng chiến lược Marketing nói không với giảm giá nhưng doanh số của Chanel
vẫn liên tục tăng đều đặn và duy trì được vị thế thương hiệu. Bởi thay vì giảm giá những
sản phẩm cao cấp, Chanel lựa chọn một chiến lược khác, đó là phát triển những dòng sản
phẩm bình dân hơn để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng phổ thông.
c) Place (Địa điểm, kênh phân phối)
Chiến lược cửa hàng là một cách marketing hiệu quả để thể hiện nhận diện thương hiệu
bên cạnh việc bán hàng. Thương hiệu Chanel hiện đang có gần 310 cửa hàng rải rác trên
toàn thế giới.
Hơn thế nữa, vì khách hàng thuộc tầng lớp giàu có, việc chọn lựa vị trí cửa hàng là một
trong những chiến lược rất quan trọng và những khu vực giàu có thường sẽ được ưu tiên
hàng đầu.
Ví dụ: Chanel luôn đặt cửa hàng tại những khu cao cấp trong các thành phố lớn: Ở vương
quốc Anh, cửa hàng Chanel được phân bổ chủ yếu tại hai thành phố lớn là Manchester và
London. Tại Nhật Bản, cửa hàng được đặt trong khu sinh sống cao cấp của quận Ginza.
Chanel đặt cửa hàng tại khu Ginza. Bên cạnh đó, Chanel còn phân phối sản phẩm của
mình qua các kênh bán hàng đa dạng như: Exclusive store, E-commerce website, cửa
hàng multi-brands, các trung tâm thương mại cao cấp.
Các cửa hàng Chanel đều thiết kế trên nền màu chủ đạo trắng, đen của thương hiệu. Mặt
tiền cửa hàng mang kiến trúc cân xứng với đường nét tinh giản, rõ ràng, mở ra một không
gian sáng sủa bên trong, tạo cảm giác chào mừng khách hàng.
d) Promotion (Quảng bá)
Chanel là một thương hiệu bậc thầy trong việc sử dụng kể chuyện thương hiệu
(Storytelling) để làm Marketing. Nội dung được thương hiệu truyền tải xuyên suốt là
tuyên ngôn tự do của người phụ nữ, câu chuyện về những phụ nữ trẻ giải phóng mình
khỏi những quy tắc truyền thống nghiêm khắc “bám rễ” trong xã hội.
Ví dụ như chuỗi phim ngắn 3 phút “Inside Chanel” nổi tiếng khai thác cuộc đời của nhà
sáng lập Gabrielle Chanel. Không chỉ vậy, cuộc đời của nhà thiết kế vĩ đại này còn được
chuyển thể thành phim điện ảnh.
Đơn cử thêm nữa là quảng cáo nước hoa Chanel No.5. Nhằm quảng bá cho sản phẩm
nước hoa biểu tượng này, Chanel đã chi 33 triệu USD cho đoạn quảng cáo dài 180 giây
vào năm 2004. Dù được ra mắt vào năm 2004, đến nay đã gần 20 năm nhưng Chanel Nº5
The Film vẫn là một trong những mẩu quảng cáo đắt đỏ nhất mọi thời đại.

LỒNG VIDEO VÔ.


https://youtu.be/0hcaaKhGL00?si=nIvCg6e6qvfdy3tM

DÒNG NÀY KO CHO VÀO SLIDE MÀ TỰ NÓI THÊM ĐỂ GIẢI THIK Ý NGHĨA
VIDEO: (Quảng cáo miêu tả hình ảnh người phụ nữ nổi tiếng Nicole Kidman cố gắng
chạy trốn khỏi những ánh đèn flash và các tay săn ảnh. Bất chấp xe cộ đông đúc trên
Quảng trường Thời đại, cô vẫn hối hả chạy ra giữa dòng đường nhằm tìm kiếm một lối
thoát cho mình.
Sau đó, cô mở cửa một chiếc taxi và gặp gỡ một người đàn ông xa lạ. Cả hai trở về căn
hộ có view ngắm toàn cảnh thành phố của anh và trải qua một mối tình lãng mạn. Cả hai
nhân vật cùng nhau khiêu vũ, ngắm nhìn pháo hoa,... Những tưởng đây sẽ là một đoạn
phim có “happy ending”, thế nhưng đáng tiếc thay, Nicole phải trở về vị thế ngôi sao của
mình bởi áp lực từ khắp nơi bủa vây. Cô trở về trước ánh đèn sân khấu và đám đông
nhiếp ảnh gia mình từng nỗ lực trốn chạy, bỏ lại người mình yêu trên căn hộ ấm áp.
Người đàn ông vẫn ngồi trên chiếc biển hiệu Chanel khổng lồ và dõi mắt theo người phụ
nữ yêu quý của mình.
Vào thời điểm ấy (2004), thước phim điện ảnh lãng mạn này đã giúp quảng cáo của
Chanel trở nên khác biệt và độc đáo trên thị trường. Không cố ý lồng ghép hình ảnh sản
phẩm “lộ liễu”, đạo diễn Luhrmann chứng minh Chanel không chỉ bán nước hoa mà còn
bán cả phong cách sống sang trọng, thời thượng cho người dùng. Mẫu nước hoa Nº5 sẽ
biến bất kỳ người dùng nào trở thành ngôi sao được vô vàn người yêu mến.)

Từ những ngày đầu chỉ lựa chọn xuất hiện trên tạp chí thời trang danh giá như Vogue và
Elle, cho đến khi mạng xã hội truyền thông phát triển trên toàn cầu, Chanel cũng luôn giữ
được cốt cách “kiêu ngạo” của riêng mình. Thông thường Chanel rất miễn cưỡng khi đưa
quảng cáo ra công chúng. Nhưng trong những năm gần đây, chiến lược tiếp thị của
thương hiệu đã thay đổi.
Chanel cũng thuê các siêu mẫu và diễn viên Hollywood làm người mẫu cho thương hiệu
và được quảng bá rất nhiều nhờ sự nổi tiếng của các người mẫu, những người này cũng
được hưởng lợi từ tài sản thương hiệu của Chanel. Điều này tạo ra sức mạnh thương hiệu
tổng hợp giữa Chanel và người dùng.

e) Process (Quy trình)


Để làm giữ vững được danh tiếng thương hiệu cho giới thượng lưu, cần phải nắm bắt
nhanh chóng tâm lý khách hàng. Bên cạnh đó dịch vụ chăm sóc khách hàng phải thật chu
đáo.
Vì thế ở Chanel, một chiếc túi sẽ được bảo hành 5 năm tính từ ngày mua. Chính sách này
được áp dụng từ tháng 4/2021 trở đi, cho phép khách hàng thay thế bất kỳ chi tiết nào,
hoặc thực hiện những sửa chữa cần thiết trên các sáng tạo của Chanel. Sau khi kiểm tra
kỹ lưỡng, những chiếc túi sẽ được các nghệ nhân có chuyên môn chăm sóc, đảm bảo quá
trình chăm sóc chiếc túi cũng được tiến hàng chu đáo như quá trình tạo ra.

f) People (Con người)


Ở điểm này, chúng ta phải nhắc đến những con người làm nên tên tuổi thương hiệu như
nhà sáng lập Gabrielle Chanel, và nhà thiết kế huyền thoại Karl Lagerfeld đã làm cho di
sản thương hiệu sống dậy sau những năm chôn vùi.
Cùng với đó là nhân viên được đào tạo bài bản, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng
cấp. Hiểu biết về sản phẩm, thương hiệu.
Góp phần tạo nên thương hiệu tời trang đình đám cũng phải nhờ đến đội ngũ nhân viên
có chung niềm đam mê với thương hiệu, sáng tạo, tâm huyết.

g) Physical evidence (Bằng chứng vật chất) – Những gì hữu hình có thể liên quan đến
thương hiệu
Làm thế nào để nâng cao trải nghiệm khách hàng? Câu trả lời của Chanel là trang web ấn
tượng; những sàn diễn thể hiện được “chất” của Chanel; những cửa hàng với không gian
tông màu trắng, đen, vàng, đường nét hiện đại tối giản đúng với tinh thần của thương
hiệu.
Bằng chứng vật chất liên quan đến bao bì, đóng gói của thương hiệu. Đối với Chanel đó
là những chiếc hộp trắng, viền vàng, chữ đen với thiết kế và đường nét tinh gọn, cũng
tương tự như cách mà Chanel thiết kế cửa hàng hay chai nước hoa Chanel Number 5.

You might also like