TTHCM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Vấn đề độc lập dân tộc


d) Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
- trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng
trước âm mưu chia cắt đất nước của kẻ thù.

Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã áp dụng chính sách “chia để trị” . Theo
đó, Việt Nam được chia thành 3 "kì", với 3 chế độ chính trị khác nhau:
( Nam Kì là thuộc địa, nằm dưới sự cai trị trực tiếp của Pháp và dưới quyền Thống đốc Nam
Kì người Pháp.
Trung Kì là xứ bảo hộ với chính quyền chính trên danh nghĩa là triều đình vua Nguyễn, đồng
thời chịu sự kiểm soát của Khâm sứ Trung Kì.
Bắc Kì cũng là xứ nửa bảo hộ, nhưng với hệ thống chính quyền độc lập với Trung Kì, đứng
đầu là Thống sứ Bắc kì.)
Cầu Hiền Lương biểu tượng ranh giới chia cắt Việt Nam sau hiệp định Giơ ne
vơ 1954
(sau hiệp định Giơ ne vơ nước ta bị chia cắt làm 2 miền lấy vĩ tuyến 17 trên sông Bến Hải
tỉnh Quảng Trị là ranh giới, miền bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra và miền nam từ vĩ tuyến 17 trở
vào.)

- Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự
thắng lợi của cách mạng, sự thống nhất nước nhà: “Dù khó khăn
gian khổ đến mấy, Nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi.
Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất
định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp
một nhà”.
(Có thể khẳng định rằng: Tư tưởng độc lập dân tộc gắn với thống nhất Tổ quốc,
toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của Hồ Chí Minh.).
2.Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc
a. Cách mạng giải phóng dân tộc, muốn thắng lợi phải đi theo
con đường cách mạng vô sản
*Rút kinh nghiệm từ sự thất bại của các phong trào yêu nước
Từ khi thực dân Pháp xâm lược lược ta, hàng loạt những phong trào yêu nước
đã nổ ra theo những khuynh hướng khác nhau.
(các phong trào yêu nước trên đều thất bại và nguyên nhân dẫn đến
thất bại chính là do các phong trào đó chưa có đường lối và phương
pháp đúng đắn)
>> Từ bài học thực tiễn , HCM đã hình thành một tư duy cách mạng
mới là tìm kiếm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc mới khác
với con đường cứu nước của các vị tiền bối. Người đã nói: “Tôi muốn
đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét
học làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.

* Cách mạng tư sản là không triệt để


Trong những năm bôn ba ở nước ngoài, HCM đã có dịp khảo sát
các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.
-Nghiên cứu về cách mạng Mỹ , Người đi đến kết luận: “Mỹ tuy
rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông
vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai, ấy là vì cách
mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản chưa phải là
cách mệnh đến nơi”
- Nghiên cứu cuộc cách mạng Pháp năm 1789, Người thấy rằng:
“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư
bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực
trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách
mệnh đã bốn lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách
mệnh lần nữa mới thoát khỏi vòng áp bức”

(Vì vậy, Người không chọn con đường cách mạng Việt Nam đi theo
cách mạng tư sản vì cho rằng cách mạng tư sản “không đến nơi”,
“không triệt để”).

* Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi triệt để phải
đi theo con đường cách mạng vô sản
- Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng sâu sắc
đến HCM, Người đã rút ra kết luận quan trọng “ Trong thế giới bây
giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi,
nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do , bình đẳng thật,
không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp
khoe khoang bên An Nam ... Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã
Khắc Tư và Lênin.”
Trích “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề các dân tộc và thuộc địa ”
của Leenin

Sau khi đọc sơ thảo , HCM đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc: con đường cách mạng vô sản “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

b. Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam,
muốn thắng lợi phải đo đảng cộng sản lãnh đạo
Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh ” HCM đã khẳng định “ Trước hết phải
có đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên
lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.”
>> Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng của giai cấp vô sản” đồng thời là “
Đảng của dân tộc Việt Nam” đấu tranh vì độc lập, tư do cho dân tộc.

You might also like