Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 109

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ XỬ LÝ NITƠ TRONG


NƯỚC THẢI THỦY SẢN BẰNG MÔ HÌNH
KỴ - HIẾU KHÍ KẾT HỢP CẢI TIẾN

Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG


Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lâm Vĩnh Sơn


Sinh viên thực hiện : Trịnh Phú Lâm
MSSV: 0951080040 Lớp: 09DMT1

TP. Hồ Chí Minh, 2013


BM05/QT04/ĐT

Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài :


Tên: Trịnh Phú Lâm MSSV: 0951080040 Lớp: 09DMT1
Ngành : Kỹ thuật Môi Trường.
Chuyên ngành : Kỹ thuật Môi Trường.
2. Tên đề tài : Nghiên cứu hiệu quả xử lý Nitơ trong nước thải thủy sản bằng mô
hình kỵ - hiếu khí kết hợp cải tiến.
3. Các dữ liệu ban đầu :
Báo cáo chất lượng nước thải thủy sản.
Báo cáo mức độ ô nhiễm do nước thải thủy sản.
Các phương pháp xử lý Nitơ hiện nay.
4. Các yêu cầu chủ yếu :
Tìm hiểu về quy trình sản xuất ngành chế biến thủy sản.
Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải thủy sản nói chung và xử lý Nitơ nói
riêng.
Xây dựng và chạy mô hình trên quy mô phòng thí nghiệm.
5. Kết quả tối thiểu phải có:
Xây dựng mô hình thực tế dựa trên bản thảo cad 3D.
Chạy mô hình với các tải trọng khác nhau.
Tính toán thông số động học sau khi kết thúc.
Ngày giao đề tài: 1/4/2013 Ngày nộp báo cáo: 17/7/2013

TP. HCM, ngày 1 tháng 4 năm 2013.

Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học của Trường Đại Học Kỹ
Thuật Công Nghệ TP. HCM

Tôi tên là: Trịnh Phú Lâm


Lớp: 09DMT1
MSSV: 0951080040
Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện trên cơ sơ nghiên cứu lý thuyết, thực hành thực tế, kiến
thức kinh điển, nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lâm
Vĩnh Sơn.

Các số liệu, mô hình tính toán và kết quả trong luận văn là trung thực. Các nội
dung trình bày và kết quả trong khóa luận này chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận
xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được
thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.

TP. HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2013

Sinh Viên

Trịnh Phú Lâm


LỜI CẢM ƠN

L ời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô Khoa Môi Trường
và Công Nghệ Sinh Học đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích,
kinh nghiệm quý báu trong công việc và cuộc sống, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho em được học tập tốt trong suốt thời gian qua.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy ThS. Lâm
Vĩnh Sơn đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, chỉ dạy, định hướng và có những góp ý
cho em trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn của mình đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực
hiện đồ án tốt nghiệp.

Để có được ngày hôm nay con xin gửi lời cảm ơn đến đấng sinh thành đã
dưỡng dục, dạy dỗ con nên người. Luôn kề vai sát cánh bên con, động viên những
lúc con gặp khó khăn, luôn dạy con những điều hay lẽ phải để con ngày càng hoàn
thiện và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Cuối cùng, em xin chúc toàn thể quý Thầy Cô trong Khoa Môi Trường và
Công Nghệ Sinh Học, Thầy ThS. Lâm Vĩnh Sơn, Cha Mẹ mọi điều tâm muốn, luôn
thành đạt trong công việc và cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn !

Tp.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2013

Sinh Viên

Trịnh Phú Lâm


Đồ án tốt

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................vi


DANH MỤC BẢNG.............................................................................................vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH...................................................................ix

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề......................................................................................................2

2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2

3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2

5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI


TRƯỜNG

1.1 Tổng quan ngành chế biến thủy sản............................................................4

1.1.1 Tình hình chế biến thuỷ sản........................................................5

1.1.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản......................................5

1.2 Quy trình chế biến thủy hải sản điển hình ở Việt Nam hiện nay...............7

1.2.1 Công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh.....................................8

1.2.1.1 Công nghệ CBTS đông lạnh dạng tươi..................................8

1.2.1.2 Sản phẩm thuỷ sản đông lạnh dạng chín..................................10

1.2.2 Công nghệ chế biến thủy sản đóng hộp................................................12

1.2.3 Công nghệ chế biến sản phẩm thuỷ sản khô........................................14

1.2.3.1 Sản phẩm thuỷ sản khô.............................................................14

i
Đồ án tốt
1.2.3.2 Công nghệ chế biến bột cá...............................................................15

1.3 Vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản..................16

1.3.1 Ô nhiễm bởi các chất thải rắn và tác động của chúng..........................18

1.3.1.1 Chất thải rắn trong quá trình sản xuất.............................................18

1.3.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt......................................................................19

1.3.1.3 Tổng lượng chất thải rắn phát sinh...................................................19

1.3.1.4 Tác động môi trường của chất thải rắn...........................................20

1.3.2 Ô nhiễm không không khí trong các cơ sở chế biến thủy sản
và tác hại...............................................................................................20

1.3.3 Ô nhiễm bởi nước thải trong các cơ sở chế biến thủy sản...................22

1.3.3.1 Nước thải sinh hoạt..........................................................................22

1.3.3.2 Nước thải vệ sinh nhà xưởng...........................................................22

1.3.3.3 Nước thải trong quá trình sản xuất...................................................23

1.3.3.4 Tác động của nước thải chế biến thủy hải sản đến môi trường.......26

1.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn..................................................................................28

1.3.5 Một số công trình xử lý nước thải thủy sản hiện nay...........................28

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NITƠ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ


HIỆN NAY

2.1 Trạng thái tồn tại của Nitơ trong nước thải...................................................31

2.2 Tác hại của Nitơ trong nước thải...................................................................34

2.2.1 Tác hại của Nitơ đối với sức khỏe cộng đồng......................................34

2.2.2 Tác hại của ô nhiễm Nitơ đối với môi trường......................................35

2.2.3 Tác hại của Nitơ đối với quá trình xử lý nước.....................................36

i
Đồ án tốt
2.3 Các phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải hiện nay.................................36

2.4 Kết luận..........................................................................................................39

2.5 Xử lý nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học...............................39

2.5.1 Cơ sở lý thuyết các quá trình xử lý nitơ bằng phương pháp


sinh học.................................................................................................39

2.5.2 Nitrat hóa.......................................................................................40

2.5.3 Khử nitrit và nitrat.........................................................................41

2.6 Các dây chuyền và công trình xử lý nitơ trong nước thải.............................42

2.6.1 Dây chuyền công nghệ xử lý nitơ.................................................42

2.6.2 Một số dạng công trình kết hợp xử lý BOD/N.............................45

2.6.2.1 Kênh oxy hoá tuần hoàn...........................................................45

2.6.2.2 Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ (hệ SBR)..........................46

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ


KẾT QUẢ

3.1 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................48

3.1.1 Cấu tạo mô hình............................................................................48

3.1.2 Nguyên tắc hoạt động....................................................................48

3.1.2.1 Giai đoạn thích nghi..................................................................48

3.1.2.2 Giai đoạn xử lý..........................................................................49

3.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................49

3.3.1 Giai đoạn chuẩn bị................................................................................49

3.2.1.1 Các bước chuẩn bị....................................................................49

i
Đồ án tốt
3.2.1.2 Chuẩn bị nước thải....................................................................49

3.2.1.3 Chuẩn bị bùn.............................................................................50

3.3.2 Giai đoạn thích nghi......................................................................50

3.3.3 Giai đoạn xử lý..............................................................................51

3.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................51

3.3.1 Giai đoạn chạy thích nghi..............................................................51

3.3.2 Quá trình chạy tĩnh........................................................................52

3.3.2.1 Tải trọng 24h.............................................................................52

3.3.2.2 Tải trọng 12h.............................................................................55

3.3.2.3 Tải trọng 6h...............................................................................58

3.3.2.4 Tải trọng 4h...............................................................................59

3.3.2.5 Tải trọng 2h...............................................................................63

3.3.3 Quá trình chạy động......................................................................68

3.3.3.1 Tải trọng 24h.............................................................................68

3.3.3.2 Tải trọng 12h.............................................................................71

3.3.3.3 Tải trọng 6h...............................................................................74

3.3.3.4 Tải trọng 4h...............................................................................78

3.4 Xác định các thông số động học....................................................................81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận..........................................................................................................85

2. Kiến nghị.......................................................................................................86

i
Đồ án tốt
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................87

PHỤ LỤC

i
Đồ án tốt

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD : Biochemical Oxygen Demand ............................. Nhu cầu oxy sinh hoá
CBTS : .................................................................................. Chế biến thủy sản
COD : Chemical Oxygen Demand................................... Nhu cầu oxy hoá học
ĐBSCL : .................................................................... Đồng bằng sông Cửu Long
DO : Dissolved Oxygen ................................................ Nồng độ oxy hoà tan
F/M : Food – Microganism Ratio..........................Tỉ lệ thức ăn cho vi sinh vật
KCN : ................................................................................... Khu công nghiệp
MLSS : Mixed Liquor Suspended Solid ............. Chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng
QCVN : ............................................................................. Quy Chuẩn Việt Nam
SBR : Sequence Batch Reactors ....................Bể Aeorotank hoạt động theo mẻ
SS : Suspended Solid ............................................................Chất rắn lơ lửng
VSV : ............................................................................................ Vi sinh vật
XLNT :........................................................................................Xử lý nước thải

1i
Đồ án tốt

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ năm 2002 đến năm
2006........................................................................................................................6

Bảng 1.2 Lượng phế thải trung bình cho một tấn sản phẩm thuỷ sản..................19

Bảng 1.3: Các dạng nước thải công nghiệp chế biến thủy hải sản.......................24

Bảng 1.4: Định mức nước thải trung bình cho 1 tấn sản phần thuỷ sản của một số
dạng công nghệ chế biến điển hình........................................................................24

Bảng 1.5: Nồng độ ô nhiễm trung bình trong nước thải một số loại hình chế biến
thủy sản...................................................................................................................26

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu trung bình các hợp chất Nitơ trong nước thải sinh hoạt.32

Bảng 2.2: Các phương pháp xử lý nitơ trong nước thải.........................................36

Bảng 3.1: Thành phần nước thải thuỷ sản..............................................................50

Bảng 3.2: Số liệu chạy mô hình giai đoạn thích nghi............................................51

Bảng 3.3: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 24h..................................52

Bảng 3.4: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 24h.........................................53

Bảng 3.5: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 24h........................................54

Bảng 3.6: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 12h..................................55

Bảng 3.7: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 12h.........................................56

Bảng 3.8: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 12h........................................57

Bảng 3.9: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 6h....................................58

Bảng 3.10: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 4h..................................59

Bảng 3.11: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 4h.........................................61

Bảng 3.12: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 4h........................................62

v
Đồ án tốt

Bảng 3.13: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 2h...................................63

Bảng 3.14: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 2h.........................................64

Bảng 3.15: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 2h........................................65

Bảng 3.16: Số liệu COD ứng với thời gian lưu nước.............................................66

Bảng 3.17: Số liệu N ứng với thời gian lưu nước...................................................67

Bảng 3.18: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 24h.................................68

Bảng 3.19: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 24h......................................69

Bảng 3.20: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 24h.......................................70

Bảng 3.21: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 12h.................................71

Bảng 3.22: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 12h......................................72

Bảng 3.23: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 12h.......................................73

Bảng 3.24: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 6h...................................74

Bảng 3.25: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 6h........................................75

Bảng 3.26: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 6h.........................................76

Bảng 3.27: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 4h...................................78

Bảng 3.28: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 4h........................................79

Bảng 3.39: Số liệu COD ứng với thời gian lưu nước.............................................80

v
Đồ án tốt

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến thủy hải sản đông lạnh.................9

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến thủy hải sản đông lạnh dạng chín
......................................................................................................................... 11

Hình 1.3: Quy trình chế biến sản phẩm đồ hộp cá.................................................13

Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ chế biến thuỷ sản khô.................................................14

Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ chế biến bột cá theo phương pháp công nghiệp........15

Hình 1.6: Sơ đồ dây chuyền chế biến thủy hải sản nói chung...............................17

Hình 1.7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công nghệ
sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng...........................................................29

Hình 1.8. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công nghệ
sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí............................................................................29

Hình 1.9. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình hóa
lý và công nghệ sinh học hiếu khí..........................................................................30

Hình 2.1: Chu trình Nitơ trong tự nhiên................................................................31

Hình 2.2: Quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước thải...........................................40

Hình 2.3: Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải – Quá trình hậu phản .. 42

Hình 2.4: Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải – Quá trình tiền phản .. 43

Hình 2.5: Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải – Kết hợp 2 quá trình tiền
phản và hậu phản....................................................................................................44

Hình 2.6: Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải – Kênh oxi hóa tuần hoàn
......................................................................................................................... 45

Hình 2.7: Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải – Bể SBR......................46

Hình 2.8: Các giai đoạn hoạt động trong bể SBR...................................................46

9
Đồ án tốt

Hình 3.1: Bản phác thảo 3D mô hình thí nghiệm và mô hình thực tế xây dựng tại
phòng thí nghiệm....................................................................................................48

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD ở giai đoạn thích nghi................52

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 24h ... 53

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 24h............54

Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 24h...........55

Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 12h ... 56

Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 12h............57

Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 12h...........58

Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 6h.......59

Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 4h ... 60

Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 4h............61

Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 4h...........62

Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 2h ... 64

Hình 3.14: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 2h............65

Hình 3.15: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 2h...........66

Hình 3.16: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD theo thời gian lưu nước............67

Hình 3.17: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N theo thời gian lưu nước.................68

Hình 3.18: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 24h . 69

Hình 3.19: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 24h.........70

Hình 3.20: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 24h..........71

Hình 3.21: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 12h . 72

Hình 3.22: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 12h.........73

1
Đồ án tốt

Hình 3.23: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 12h..........74

Hình 3.24: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 6h ... 75

Hình 3.25: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 6h...........76

Hình 3.26: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 6h............77

Hình 3.27: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 4h ... 78

Hình 3.28: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 4h...........79

Hình 3.29: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD theo thời gian lưu nước............80

1
Đồ án tốt

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Trong nhiều thập niên qua ngành nuôi trồng, chế biến, và xuất khẩu thủy sản
trên cả nước đã phát triển mạnh mẽ đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, biến nơi đây thành
một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả
nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, hiện khu vực ĐBSCL có khoảng
189 nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất chế biến 1,2 triệu tấn/ năm. Hàng
năm thải ra môi trường khối lượng chất thải rất lớn gồm cả chất thải rắn (khoảng 1
3
triệu tấn), lỏng (khoảng 10 triệu m ) và khí đe doạ môi trường của vùng ĐBSCL.
Lượng chất thải này cần phải được xử lý trước khi thải vào môi trường. Đối với
ngành chế biến thủy hải sản, các công nghệ xử lý nước thải đang được triển khai
thường áp dụng các quá trình sinh học hiếu khí truyền thống như bùn hoạt tính, lọc
sinh học... Tuy nhiên các công nghệ truyền thống đang được sử dụng vẫn chưa đạt
được hiệu quả cao để có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp và xã hội về các
khía cạnh kỹ thuật, kinh tế và môi trường.

Ngày nay, sự phát triển nhanh của nền kinh tế dẫn đến sự cải thiện về mức sống
của người dân nhưng cần phải quan tâm sâu sắc đến khía cạnh môi trường để đảm
bảo sự phát triển bền vững trong tương lai và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Vì
vậy xây dựng các công trình xử lý nước thải phải đạt các yêu cầu về chất lượng
nguồn nước xả ra và giảm thiểu chi phí đầu tư. Nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước thải thấp hơn giá trị giới hạn cho phép quy định khi xả ra các loại nguồn nước
mặt khác nhau.

Một trong những chỉ tiêu cần phải đạt được là hàm lượng Nitơ trong nước thải.
Theo QCVN 11:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp chế biến thủy sản thì tổng N không lớn hơn 30mg/l với nguồn loại A và
60mg/l với nguồn loại B. Hàm lượng Nitơ trong nước thải cao làm ảnh hưởng đến

1
Đồ án tốt

sức khỏe con người, đến môi trường và với các quá trình xử lý khác trong trạm xử
lý nước thải.

Từ thực trạng đó, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của cá nhân vào
công tác quản lý kỹ thuật dòng thải, dưới sự hướng dẫn của ThS. Lâm Vĩnh Sơn đề
tài “Nghiên cứu hiệu quả xử lý Nitơ trong nước thải thủy sản bằng mô hình kỵ -
hiếu khí kết hợp cải tiến” ra đời.

2. Mục đích nghiên cứu:

- Xác định hiệu quả xử lý COD, N, P trong nước thải thủy sản tại các tải trọng
khác nhau, từ đó xác định tải trọng tối ưu.

- Xác định thông số động học của quá trình.

3. Nội dung nghiên cứu:

- Tổng quan về nước ngành chế biến thủy sản và vấn đề môi trường.

- Tổng quan về Nitơ và một số phương pháp xử lý hiện nay.

- Xây dựng mô hình và vận hành mô hình tại phòng thí nghiệm với nhiều tải
trọng khác nhau.

- Xử lý số liệu thực nghiệm và đưa ra kết luận về khả năng xử lý COD, N, P


của mô hình.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Nước thải thủy sản của doanh nghiệp tại khu công nghiệp Long Hậu.

- Sử dụng mô hình kỵ - hiếu khí kết hợp cải tiến ở quy mô phòng thí nghiệm.

5. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập tài liệu: dữ liệu được thu thập từ kết quả nghiên cứu,
các tài liệu và các trang web liên quan.

2
Đồ án tốt

- Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát vể tính chất và thành phần
nước thải.

- Phương pháp xây dựng mô hình: vận hành mô hình mô phỏng ở quy mô
phòng thí nghiệm để xử lý nước thải.

- Phương pháp phân tích: các thông số đo và phương pháp phân tích tương
ứng bảng sau:

STT Thông số Phương pháp phân tích

1 pH Máy đo pH

2 COD Phương pháp đun kín (K2Cr2O7)

3 SS Phương pháp khối lượng

4 Nitơ tổng Phương pháp chưng cất Kjeldahl

5 Photpho Phương pháp so màu

3
Đồ án tốt

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

1.1 Tổng quan ngành chế biến thủy sản

Ngành thủy hải sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành thủy sản cũng tăng lên không ngừng trong
nền kinh tế quốc dân. Có thể nói ngành thủy hải sản đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh
tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho cộng đồng. Ngoài ra ngành đã lập được nhiều
chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thủy
sản đến vùng sâu, vùng xa, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tạo nghề
nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai.

Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO, 2007) sản lượng
nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 của thế giới là 63 triệu tấn. Trong đó, Việt Nam cung
cấp gần 1,7 triệu tấn, ở vị trí thứ 5, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và
Philippines. Theo tổng cục thuỷ Sản, đây chỉ là thứ tự xếp theo tổng lượng thuỷ sản
nuôi. Nếu xét về sản lượng động vật nuôi trồng, Việt Nam đứng thứ ba chỉ sau
Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, cũng theo số liệu của FAO, Việt Nam đứng thứ 12
trên thế giới về cung cấp sản lượng thủy sản khai thác, thứ 9 trên thế giới về xuất
khẩu thuỷ sản. Vị trí này có thể đã tăng sau khi thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu
3,35 triệu USD trong năm 2006.

Năm 2007, tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt gần 4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt
3,7 tỷ USD. Hiện nay Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất
thế giới với nhiều mặt hàng xuất khẩu sang 128 quốc gia.

4
Đồ án tốt

1.1.1 Tình hình chế biến thuỷ sản

Chế biến thuỷ sản được hiểu là chế biến tất cả các loài thuỷ sản nước ngọt,
nước lợ và nước mặn thu hoạch từ hoạt động khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ
sản. Chế biến thuỷ sản được phân thành hai nhóm sau:

Chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa: Là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm
phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Những năm trước đây, do phải nhập dây
chuyền đồng bộ từ nước ngoài nên chi phí cho hoạt động chế biến nội địa tương đối
cao, giá thành sản phẩm không phù hợp với sức mua của người dân trong nước. Gần
đây, ngành thuỷ sản đã chủ động phát triển công nghiệp cơ điện lạnh phục vụ thiết
bị cho chế biến thuỷ sản nội địa nên tình trạng này đã được khắc phục. Mặt khác, do
mức thu nhập tăng nên nhu cầu tiêu thụ cũng tăng theo, nhiều sản phẩm thuỷ sản
chế biến đã không còn phân biệt ranh giới giữa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Chế biến sản phẩm xuất khẩu: Là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm mục tiêu
xuất khẩu để thu ngoại tệ. Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh. Hệ
thống các nhà máy chế biến xuất khẩu năm 2001 là 272 nhà máy với năng lực thu
hút nguyên liệu khoảng 500 nghìn tấn/năm. Đến năm 2003, cả nước có 332 cơ sở
chế biến thuỷ sản. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng lên do
các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu
chuẩn quốc tế.

1.1.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản

Trong nhiều năm qua, ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã
nhanh chóng hoàn thành và hoàn thành vượt 4,3% so với mục tiêu kế hoạch 3,6 tỷ
USD do Chính phủ đề ra. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan VN, năm 2007,
xuất khẩu thủy sản của cả nước đã đạt khoảng 925 nghìn tấn trị giá 3,756 tỷ USD,
tăng 12,2% về khối lượng và 14% về giá trị so với năm 2006. Tuy nhiên, trị giá xuất
khẩu trên khi được bổ sung đầy đủ rất có thể đạt đến mức 3,8 tỷ USD.

5
Đồ án tốt

Về mặt cơ cấu sản phẩm: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã có
nhiều thay đổi trong thời gian hơn 2 thập kỷ qua. Năm 1986 hàng thuỷ sản xuất
khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng nguyên liệu sơ chế đông lạnh, trong đó tôm
chiếm tới 64%, xuất khẩu cá không đáng kể. Đến năm 2003, xuất khẩu cá đã chiếm
1/3 khối lượng và 1/5 kim ngạch xuất khẩu. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 258,25
nghìn tấn cá các loại (chiếm tới 40,91% khối lượng xuất khẩu) gồm các mặt hàng cá
đông lạnh, cá khô, và sản phẩm cá có giá trị gia tăng khác, thu về 691,94 triệu USD
(25,36% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản). Tuy nhiên, tôm đông lạnh vẫn duy trì được
vị trí là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, chiếm gần 1/2 kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo
là cá đông lạnh với tỷ trọng xấp xỉ 22%. Mặt hàng mực, bạch tuộc đứng vị trí thứ ba
chiếm 5 – 7%, tỷ trọng hàng khô có xu hướng giảm (11,7% năm 2001 xuống còn
5,83% năm 2005). Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu theo các năm gần đây của Việt
Nam được liệt kê trong bảng 1.1

Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2006

Đơn Năm
Mặt hàng
vị 2002 2003 2004 2005 2006

Bạch tuộc
tấn 26317,27 23351,14 35688,49 30995,9 34771,3
đông lạnh

Cá đông lạnh ″ 112034,52 132270,71 165596,33 208071,1 362286,1

Cá khô ″ 17181,76 7222,04 14755,54 21676,5 28220,1

Cá ngừ ″ 20734,74 17362,11 20783,76 28580,1 44822,3

Mặt hàng
″ 115160,11 141798,66 108802,32 148611,5 146687,2
khác

Hàng tươi ″ 9.3 143,74 - 117,8 49,7

6
Đồ án tốt

sống

Mực đông
″ 28561,54 21462,05 26726,62 27945,8 34991,7
lạnh

Mực khô ″ 18920,44 9902,55 9793,97 11806,3 12063

Ruốc khô ″ 3883,17 3656,28 6972,17 7945,3 3980,3

Tôm đông
″ 114579,98 124779,6 141122,03 149871,8 153172,9
lạnh

Tôm hùm,
″ 971,89 33,2 - 1,1 13
tôm vỗ

Tôm khô ″ 303,26 84.6 1084,62 757,4 622,9

Xuất khẩu tấn 458657,98 482066,77 531325,85 636379,7 821680

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007)

1.2 Quy trình chế biến thủy hải sản điển hình ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản có rất nhiều loại hình công
nghệ sản xuất khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc tính của từng loại sản phẩm cần
sản xuất mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình một loại hình công nghệ thích
hợp. Đưa vào quy trình công nghệ sản xuất của mỗi loại sản phẩm đó và cũng như
đặc trưng công nghệ sử dụng có một số loại hình công nghệ sau:

- Công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh.

- Công nghệ chế biến thuỷ sản đóng hộp.

- Công nghệ chế biến thuỷ sản khô.

7
Đồ án tốt

1.2.1 Công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh

Dựa vào công nghệ sản xuất, sản phẩm từ quá trình CBTS đông lạnh được phân
thành hai dạng chính như sau:

● Sản phẩm đông lạnh dạng tươi (không qua xử lý nhiệt trong quá trình chế
biến).

● Sản phẩm đông lạnh dạng chín (Có qua xử lý nhiệt trong quá trình chế
biến).

1.2.1.1 Công nghệ CBTS đông lạnh dạng tươi

Các sản phẩm đông lạnh dạng tươi bao gồm: Tôm, cá, mực, bạch tuộc, ghẹ,
nghêu…Các sản phẩm này được cấp đông ở dạng khối (block) hoặc dạng nguyên
con (IQF) bằng tủ đông tiếp xúc, hầm đông gió hoặc băng chuyền. Sau đó bảo quản
o
sản phẩm trong kho đông lạnh ở nhiệt độ dưới -18 C.

Đặc điểm của công nghệ CBTS đông lạnh là nguyên liệu sử dụng phải đảm bảo
độ “tươi”, không có dấu hiệu ươn hỏng, tương đối đồng đều về kích thước và
nguyên vẹn không dập nát. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu thường dao động từ 1,4 ÷
3 tấn/tấn sản phẩm đối với các loại: Cá, tôm, mực, bạch tuộc. Lượng nước sử dụng
3
khoảng 30 ÷ 80 m /tấn sản phẩm với chế độ dùng nước gần như liên tục trong suốt
quá trình chế biến.

Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến sản phẩm thuỷ sản tươi đông lạnh được mô
tả trong hình 1.1

8
Đồ án tốt

Nguyên liệu Hoá chất khử trùng

(Tôm, cá,mực…) (Clorin, Javen)


Nước sạch

Tiếp nhận nguyên liệu


Sản xuất nước (kiểm tra chất lượng, rửa sơ bộ, Nước thải
đá o
bảo quản nguyên liệu t =0÷5 C)
o

Nước Phân loại, rửa sạch


Nước thải
(phân hạng, phân cỡ, cân đo)

Nước đá Xếp khuôn, cấp đông


(dạng Block, IQF) Nước ngưng

Tách khuôn, bao gói


(vào túi PE, đóng hộp cacton)

o o
Bảo quản sản phẩm (t ≤-20 C,
tôm cá mực,.. Block, IQF)

( Nguồn: Công nghệ chế biến thực phẩm thủy hải sản, tập 1 và 2. Nhà xuất bản
Thủy sản, 1990)
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến thủy hải sản đông lạnh

9
Đồ án tốt

1.2.1.2 Sản phẩm thuỷ sản đông lạnh dạng chín

Nhìn chung, sản phẩm đông lạnh dạng chín về cơ bản không có sự khác biệt so
với sản phẩm đông lạnh dạng tươi ngoại trừ công đoạn xử lý nhiệt nguyên liệu bằng
thiết bị gia nhiệt, nồi hơi… Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm thuỷ sản đông
lạnh dạng chín được mô tả trong hình 1.2

1
Đồ án tốt

Nguyên liệu Hoá chất khử trùng


Nước sạch (Clorin, Javen)
(tôm, cá, mực…)

Sản xuất nước đá Tiếp nhận nguyên liệu Nước thải

(kiểm tra chất lượng, rửa sơ bộ,


o o
bảo quản nguyên liệu t =0÷5 C )

Nước
Phân loại, rửa sạch
Nước thải
(phân hạng, phân cỡ, cân đo)

Hơi nước Luộc hoặc nhúng theo mẻ Nước thải

Làm mát (to≤50C) Xử lý: bóc vỏ tôm, cắt khoanh mực…

Nước đá
Xếp khuôn, cấp đông
(dạng Block, IQF) Nước ngưng

Tách khuôn, bao gói

(vào túi PE, đóng hộp cacton)

Bảo quản sản phẩm (to≤-20oC, tôm cá mực,.. Block,IQF)

(Nguồn: Công nghệ chế biến thực phẩm thủy hải sản tập 1 và 2. Nhà xuất bản Thủy
sản, 1990)
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến thủy hải sản đông lạnh dạng chín

1
Đồ án tốt

1.2.2 Công nghệ chế biến thủy sản đóng hộp

Sản phẩm đồ hộp thuỷ sản chủ yếu hiện nay là các loại đồ hộp cá như: Cá ngừ,
cá trích, cá thu… Các sản phẩm đồ hộp từ giáp xác, nhuyễn thể cũng mới được các
cơ sở chế biến đồ hộp sản xuất trong thời gian gần đây. Lượng cá nguyên liệu đưa
vào chế biến từ 2,5 – 2,9 tấn/tấn sản phẩm. Nhu cầu nước sử dụng cho quy trình chế
3
biến cá hộp thường từ 35 –50m /tấn sản phẩm. Quy trình công nghệ chế biến sản
phẩm đồ hộp cá được thể hiện trong hình 1.3

1
Đồ án tốt
Nguyên liệu phối chế
Nguyên liệu Nguyên liệu dạng và phụ gia (agar,
dạng tươi sống (cá bán sản phẩm đông nước dùng, dầu mỡ,
thu, cá ngừ…) lạnh (cá thu,…) cà chua, gia vị,…)

Nước Phân loại - rã đông, rửa - xử lý nguyên


Nước thải
liệu (chặt, cắt, mổ…)

Nước, hơi Nước thải


Hấp chín, làm nguội.

Nước Tách da, xương, Phi-lê, làm sạch Nước thải

Cắt khúc, xếp hộp

Bổ sung dầu, gia vị

Nước Ghép nắp, rửa sạch Nước thải

Thanh trùng

Nước Làm nguội, rửa sạch, lau khô Nước thải

Bảo quản sản phẩm


o o
(t ≤-20 C, tôm cá mực,.. Block,IQF)

Dán nhãn, bảo quản thành phẩm

(Nguồn: Công nghệ chế biến thực phẩm thủy hải sản tập 1 và 2. Nhà xuất bản Thủy
sản, 1990)

Hình 1.3: Quy trình chế biến sản phẩm đồ hộp cá

1
Đồ án tốt

1.2.3 Công nghệ chế biến sản phẩm thuỷ sản khô

Công nghệ chế biến sản phẩm khô với 2 dạng sản phẩm tương đối khác biệt
nhau: sản phẩm thủy sản khô và sản phẩm bột cá chăn nuôi.

1.2.3.1 Sản phẩm thuỷ sản khô

Sản phẩm thuỷ sản khô gồm 2 loại chính sau:

▪ Sản phẩm khô sơ chế, khô tẩm gia vị: Bao gồm các dạng như mực khô,
cá cơm khô, cá bò khô tẩm gia vị...

▪ Sản phẩm khô tẩm gia vị ăn liền.

Chế biến sản phẩm thuỷ sản khô nói chung thuộc loại công nghệ đơn giản,
không được chứa nhiều mỡ và không đòi hỏi quá cao về “độ tươi”. Nguyên liệu là
các loại cá, tôm, ruốc, mực… Nguyên liệu sau khi xử lý tách bỏ các phần thừa, rửa
sạch, loại bỏ tạp chất sẽ được làm khô. Sơ đồ quy trình chế biến sản phẩm khô xuất
khẩu nêu trong hình 1.4

Nguyên liệu (tôm, mực, cá…

Xử lý nguyên liệu, rửa, loại tạp chất


Nước Nước thải

Nước, Luộc nguyên liệu, làm nguội


hơi nước Nước thải

Phân hạng, bao gói, bảo quản


Ngâm tẩm các loại Phơi khô hoặc sấy

(Nguồn: Công nghệ chế biến thực phẩm thủy hải sản tập 1 và 2. Nhà xuất bản Thủy
sản,1990)
Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ chế biến thuỷ sản khô

1
Đồ án tốt

1.2.3.2 Công nghệ chế biến bột cá

Bột cá là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn tôm,
cá. Nhìn chung, bột cá thường được sản xuất từ các loại cá có giá trị kinh tế thấp, có
chất lượng kém, không còn tươi. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là các loại cá tạp, nhỏ
có giá trị dinh dưỡng, độ tươi, phẩm cấp thấp và những phế liệu trong CBTS như:
đầu, xương cá, vảy, da cá… Công nghệ chế biến bột cá cũng có sự đầu tư lớn, bên
cạnh nhiều cơ sở chế biến thủ công sử dụng nguồn nguyên liệu được phơi tự nhiên,
chất lượng thấp được cơ sở mua về sấy lại và xay nghiền trên những thiết bị thủ
công thì gần đây đã có nhiều dây chuyền chế sản xuất theo phương pháp công
nghiệp (có hấp chín, ép nước và sấy khô). Trong quá trình chế biến, nước nguyên
3
liệu tách ra từ thiết bị ép khoảng 1,9m /tấn sản phẩm. Sơ đồ quy trình chế biến bột
cá chăn nuôi nêu trong hình 1.5

Nguyên liệu: Cá và phế liệu

Nước Nước thải


Rửa nguyên liệu. loại bỏ tạp chất

Nước Cắt nhỏ, hấp chín - Ép nước Nước thải


Ngô, đỗ
các loại
Hơi nước Sấy khô

Nước thải Sấy - nghiền

Nghiền bột Phối trộn

Bao gói, bảo quản

(Nguồn: Công nghệ chế biến thực phẩm thủy hải sản tập 1& 2. Nhà xuất bản Thủy
sản,1990)
Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ chế biến bột cá theo phương pháp công nghiệp

1
Đồ án tốt

1.3 Vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản

Trong thời gian qua ngành thuỷ sản đã có những bước phát triển mạnh trong tất
cả các lĩnh vực sản xuất và trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá
trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong ngành kinh tế. Sự phát triển toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực sản xuất như đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, sản xuất giống, cảng cá và các
dịch vụ nghề các khác đã tạo khoảng 4 triệu việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu
trong nông nghiệp và nông thôn cũng như xoá đói giảm nghèo cho hàng triệu người
lao động nông thôn khác. Tuy nhiên chính hoạt động này đã làm tăng lượng chất
thải đổ ra môi trường.

Như đã trình bày ở trên thì tất cả các công nghệ chế biến thủy hải sản điều sinh
ra chất thải. Dây chuyền chế biến trên thực tế sẽ thay đổi đôi chút vì còn phụ thuộc
loại sản phẩm, cách chế biến. Tuy nhiên ta có thể tổng hợp tất cả các giản đồ trên để
có cái nhìn bao quát nhất.

1
Đồ án tốt

Nguồn vào Qúa trình chế biến Chất thải

Sản phẩm đánh bắt được

Phân loại và rửa sạch Loại bỏ sản phẩm dư


thừa, nước thải ( CTR,
Mùi…)
Chuẩn bị: làm cá đánh
Loại bỏ da xương, máu,
Nước vảy, lấy thịt phile, bỏ da và
nước đầu, ruột, thịt cá
làm sạch ruột
ươn (CTR, Nước Mùi..)

Nước mắm, nước sốt cá,


Nước, hơi nước, Làm sạch và kiểm tra lại dầu, thịt cá ươn, bao bì
nước đá không dùng, nước
ngưng….

Giai đoạn thành phẩm


Nước sốt cá, nước mắm…
Các gia vị Sản phẩm cụ thể
Loại bỏ thịt ươn,
Giai đoạn đóng hộp: Đông tỉa sạch, nước
lạnh, vô, đóng chai, nghiền thải

Tươi Đóng lạnh Vô lon

Đồ phế thải,quá
Nguyên liệu dùng Đóng gói và gửi đi hạn sử dụng, sản
để đóng gói phẩm bị trả lại
(CTR ..)

Hình 1.6: Sơ đồ dây chuyền chế biến thủy hải sản nói chung

Từ sơ đồ trên, có thể thấy các vấn đề ô nhiễm phát sinh trong rất nhiều khâu của
quá trình chế biến sản phẩm, điển hình là:

1
Đồ án tốt

1.3.1 Ô nhiễm bởi các chất thải rắn và tác động của chúng

Cũng như các hoạt động sản xuất công nghiệp khác, hoạt động trong ngành
công nghiệp chế biến thủy sản đã đưa vào môi trường nhiều loại rác thải có thành
phần khác nhau, tùy theo quy mô, sản lượng và mặt hàng sản xuất của cơ sở chế
biến.

Chất thải rắn phát sinh ra trong ngành công nghiệp CBTS thường tập trung ở 2
nguồn chủ yếu: chất thải rắn sản xuất (chủ yếu) và chất thải rắn sinh hoạt.

1.3.1.1 Chất thải rắn trong quá trình sản xuất

Nguồn phát sinh chất thải sản xuất tập trung ở công đoạn xử lý nguyên liệu và
chế biến sản phẩm:

+ Phế thải từ nguyên liệu (tôm, cá, mực, cua, ghẹ…) có thành phần hữu cơ
chủ yếu như protein, lipit…và thành phần vô cơ như Canxi, Kali, Magie… và nước.

+ Nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm dễ ươn bị hỏng hơn các thực
phẩm khác, nếu không bảo quản lạnh đúng cách thì cá sẽ nhanh hỏng, thịt cá trở nên
nhão và rời rạc, các miếng thịt cá dễ bị nát, sản phẩm hỏng sẽ góp phần làm tăng lượng
thải bỏ.

+ Các vụn phế liệu thuỷ sản dễ bị phân huỷ bởi nhiều loại vi sinh vật làm
phát sinh các khí độc hại như: Indol, Scatol, Mecaptan,…

+ Chất thải rắn thường bị cuốn trôi theo dòng nước thải. Do đó làm tăng
nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước.

Ngoài phế liệu thuỷ sản, tại các cơ sở sản xuất còn có thể có các thành phần
chất thải rắn khác như: Giấy bao gói, túi PE, vỏ hộp cacton… từ đóng gói sản
phẩm; tro xỉ than từ lò hơi cấp nhiệt; vỏ thùng; vỏ hộp, palet gỗ… từ vận chuyển
nguyên, nhiên vật liệu, từ các công đoạn sản xuất và phụ trợ.

1
Đồ án tốt

1.3.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt

Lượng rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng phế thải sản xuất và
thường không vượt quá 10% tổng lượng rác thải của cơ sở chế biến.

Thành phần của chất thải sinh hoạt chủ yếu là rác thải văn phòng, rác thải nhà
ăn, bao bì, túi nilon… với định mức phát sinh trung bình là 0,8 kg/đầu người/ngày.
Lượng chất thải này không lớn, lại dễ quản lý, thu gom, và xử lý (hợp đồng thông
qua công ty môi trường đô thị) không có tác động đáng kể tới môi trường.

1.3.1.3 Tổng lượng chất thải rắn phát sinh

Công nghệ CBTS tạo ra một lượng lớn CTR ước tính từ 0,05  4 tấn/tấn sản
phẩm, trong đó bị phân tán và trộn lẫn vào nước thải chiếm khoảng 4  5% tổng tải
lượng này. Lượng phế thải thuỷ sản phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính nguyên liệu
như: chủng loại, kích cỡ, độ tươi, hình dáng cấu tạo… cũng như trình độ về thiết bị
công nghệ sản xuất. Khối lượng phế thải trung bình tính trên một đơn vị sản phẩm
chủ yếu của các loại hình công nghệ sản xuất điển hình được nêu trong bảng 1.2.

Bảng 1.2: Lượng phế thải trung bình cho một tấn sản phẩm thuỷ sản

Lượng phế thải


STT Công nghệ chế biến Loại sản phẩm
(tấn/tấn sản phẩm)

Tôm 0,75

Cá 0,6

1 Chế biến sản phẩm đông lạnh Cá philê 1,85

Mực 0,45

Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 4

1
Đồ án tốt

Mực philê 1,5

Cá 1,7
2 Sản xuất đồ hộp
Tôm 1,2

Tôm, cá 1,6
3 Chế biến sản phẩm khô
Mực 0,7

4 Sản xuất nước mắm Nước mắm 0,28

5 Chế biến thực vật biển Agar 6

(Nguồn: Báo cáo cơ sở khoa học của Viện xây dựng quy chế bảo vệ môi trường
trong công nghiệp chế biến thủy sản, Bộ Thủy sản, 2000)

1.3.1.4 Tác động môi trường của chất thải rắn

Chất thải rắn nói chung (sinh hoạt và công nghiệp) nếu lưu trữ và vận chuyển
xử lý không đúng quy định chúng sẽ phân hủy hoặc không phân hủy làm gia tăng
nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại... làm ô
nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thủy sinh trong nước
hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây
các dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Chất thải rắn của các cơ sở CBTS do có hàm lượng dinh dưỡng cao nên đều có
thể được thu gom tái sử dụng để chế biến các phụ phẩm khác như thức ăn gia súc,
phân bón, chiết tách hoá chất…Cơ sở chế biến có thể thu gom bán lại cho các đơn
vị, cá nhân khác hoặc đầu tư cho các dây chuyền chế biến phụ phẩm.

1.3.2 Ô nhiễm không không khí trong các cơ sở chế biến thủy sản và tác hại

Các loại hơi khí độc, mùi hôi tanh là những đặc trưng chủ yếu gây ô nhiễm môi
trường không khí vùng làm việc và khu vực xung quanh các cơ sở CBTS với phạm

2
Đồ án tốt

vi và mức độ ảnh hưởng rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình, trình độ công nghệ
cũng như các điều kiện vệ sinh công nghiệp. Bên cạnh đó, nhóm các yếu tố vi khí
hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) và vật lý có hại (tiếng ồn, độ rung) tùy theo mức
độ, tình trạng thiết bị sẽ có những biểu hiện gây ô nhiễm với tác động diễn ra chủ
yếu trong môi trường lao động.

Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình chế biến thủy sản, khi có mặt trong
nước dưới tác dụng của các vi khuẩn có trong môi trường và các enzim nội tại trong
phế liệu, các hợp chất phức tạp như protein, lipid, hydratcarbon sẽ bị phân hủy
trong điều kiện hiếu khí, kị khí, thiếu khí tạo các chất khí có mùi hôi thối như axit
béo không no, Mercaptan, CH4, H2S, Indol, Skatol, NH3, Methylamin.

Quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ bao gồm các quá trình lên men chua,
lên men thối, lên men mốc vàng, mốc xanh, có mùi ôi, thiu, hôi thối. Quá trình này
có thể do các vi sinh vật tiết ra các enzim hỗn hợp hoặc đơn lẽ thực hiện.

Quá trình phân hủy kị khí, hiếu khí và tùy tiện có thể xảy ra độc lập hoặc kết
hợp xen kẻ nhau, để tạo ra các chất độc hại ở dạng hòa tan trong nước hoặc ở dạng
khí phát tán trong không khí, gây ô nhiễm khí như vi khuẩn, nấm men, nấm mốc,
các khí có mùi nặng như CH4, H2S, Indol, Skatol, các mercaptan, các hợp chất
cacboxyl, các axit cacboxilic.

Sự tạo ra các chất khí ô nhiễm còn có thể diễn ra khi tiến hành công nghệ chế
biến các sản phẩm hun khói, các sản phẩm thủy sản sấy khô, phơi khô, sản phẩm
tẩm gia vị và sản xuất nước mắm cao đạm, cô đặc bằng phương pháp sấy, làm khô
và cô đặc trực tiếp. Sau quá trình chế biến các sản phẩm này thì các chất khí ô
nhiễm được tạo thành và phát tán trong không khí như các khí CO2, hơi nước, CO,
NH3… và rất nhiều các chất hữu cơ dễ bay hơi được tạo thành (VOC) như các axit
cacboxilic, các loại alcol, các andehyt, xeton, các hydrocacbon no, không no, thơm,
các phenol, furan, các este.

Dầu, mỡ sau khi rán các sản phẩm tẩm gia vị cũng tạo ra ô nhiễm khí do sự oxy
hóa các axit béo no, chưa no thành các Hidroperoxit trung gian và cuối cùng tạo ra

2
Đồ án tốt

các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như rượu, xeton, aldehit và axit, các cetoaxit, tạo
nên mùi ôi, thối, đắng, khét, rất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường.

1.3.3 Ô nhiễm bởi nước thải trong các cơ sở chế biến thủy sản

Nước thải là một trong những vấn đề môi trường lớn nhất trong công nghiệp
CBTS bao gồm:

- Nước thải trong quá trình sản xuất.

- Nước thải vệ sinh nhà xưởng

- Nước thải sinh hoạt.

Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến khối lượng và mức độ ô nhiễm nước thải
trong quá trình sản xuất. Thực tế sản xuất cho thấy đặc trưng nước thải, khối lượng
nước thải phụ thuộc vào công nghệ, thiết bị cũng như các giải pháp quản lý sản
xuất, định mức sử dụng nước.

1.3.3.1 Nước thải sinh hoạt

Gồm nước thải từ nhà vệ sinh công cộng, nước rửa tay công nhân, nhà ăn...
Nước thải này chứa hàm lượng các chất hữu cơ (lơ lửng và hoà tan), dầu mỡ, vi
trùng… Tỷ trọng chiếm từ 10 ÷ 15% tổng lượng nước thải của các cơ sở. Tuy nước
thải sinh hoạt có mức độ ô nhiễm không cao nhưng cũng cần được xử lý để đạt tiêu
chuẩn quy định trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

1.3.3.2 Nước thải vệ sinh nhà xưởng

Đây là lượng nước thải sau khi sử dụng cho việc vệ sinh nhà xưởng, các trang
thiết bị, dụng cụ chế biến, bảo quản, vệ sinh kho lạnh, thiết bị cấp đông…Thành
phần của lượng nước thải này bên cạnh việc có chứa các chất hữu cơ giàu đạm,
lipit… của nguyên liệu thuỷ sản còn chứa các thành phần của các hoá chất tẩy rửa,
khử trùng đã được sử dụng trong quá trình vệ sinh. Lượng nước thải này trong thực
tế thường được thải cùng với nước thải sản xuất.

2
Đồ án tốt

1.3.3.3 Nước thải trong quá trình sản xuất

Loại nước thải này chiếm tỷ trọng lớn nhất và có mức độ ô nhiễm cao nhất
trong các loại nước thải của cơ sở CBTS (80 – 90%). Nước thải sản xuất bao gồm:

+ Nước thải trong quá trình sản xuất: Rửa nguyên liệu, rửa bán thành
phẩm… Nước thải này chứa máu, nhớt, thịt vụn, tạp chất có hàm lượng chất hữu cơ
cao giàu đạm, lipit, Nitơ, photpho, khoáng chất…

+ Nước thải từ khu vực rửa sàn tiếp nhận nguyên liệu, khu vực sản xuất và
vệ sinh công nghiệp như rửa dụng cụ, thiết bị sản xuất chứa nhiều chất hữu cơ giàu
đạm của nguyên liệu thuỷ sản và các hoá chất tẩy rửa được sử dụng.

+ Nước làm mát thiết bị, nước kỹ thuật, tách khuôn…chứa dầu mỡ bôi trơn.

Ngoài ra, nước thải sản xuất còn được pha Clorine (Canxi hypoclorat -
Ca(OCl2)) để khử trùng và bảo quản sản phẩm.

Mức độ ô nhiễm nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Quy mô sản xuất,
đối tượng sản phẩm, công nghệ sản xuất, các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.

Lưu lượng nước thải: Lượng nước thải sản xuất trong CBTS thường dao động
mạnh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính nguyên liệu, loại hình, trình độ công
3
nghệ chế biến… Lưu lượng dao động trung bình 30 – 70 m /tấn thành phẩm đối với
3
các mặt hàng tôm và 30 – 50 m /tấn thành phẩm đối với mặc hàng cá và mực. Phần
lớn các cơ sở CBTS đông lạnh ở Việt Nam có quy mô sản xuất vừa và nhỏ với công
suất chế biến thực tế 2 – 5 tấn thành phẩm/ngày với lượng nước thải sản xuất trung
3
bình 100 – 400 m /ngày. So sánh với định mức trung bình trong CBTS của Mỹ,
Canada, định mức nước sử dụng ở Việt Nam cao hơn trung bình 20 – 30%. Ước
tính tính tỷ lệ (%) đối với các công đoạn thải chính được thể hiện qua bảng 1.3

2
Đồ án tốt

Bảng 1.3: Các dạng nước thải công nghiệp chế biến thủy hải sản

STT Loại nước Tỷ lệ (%)

1 Nước bảo quản, sơ chế 15 – 25

2 Nước trong công đoạn xử lý nguyên liệu 35 – 45

3 Nước trong công đoạn vệ sinh thiết bị nhà xưởng 20 – 30

4 Nước kỹ thuật, làm mát thiết bị 1–5

5 Nước sinh hoạt 10 - 15

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng Môi trường, Cục Thuỷ sản, 2007)

Qua các kết quả điều tra trong giai đoạn từ 1998 – 2002 của Tổng Cục Thuỷ
Sản, lượng nước thải trung bình tính trên một đơn vị sản phẩm theo một số dạng
công nghệ chế biến điển hình được nêu trong bảng 1.4

Bảng 1.4: Định mức nước thải trung bình cho 1 tấn sản phần thuỷ sản của một số
dạng công nghệ chế biến điển hình

Lượng nước thải


STT Công nghệ chế biến
3
(m /tấn sản phẩm)

1 Chế biến sản phẩm đông lạnh 30 – 80

- Cá đông lạnh nguyên con 30 – 40

- Tôm, mực, cá philê, cua, ghẹ, sò 40 – 80

2 Chế biến thuỷ sản ăn liền xuất khẩu: 25 – 100

- Surimi 40 – 45

2
Đồ án tốt

- Sashimi 25 – 35

- Mực ống nhồi, ghẹ nhồi mai (chế biến từ 90 – 100


nguyên liệu tươi sống)

3 sản xuất đồ hộp cá 35 – 50

4 Chế biến sản phẩm khô dùng cho:

- Xuất khẩu 20 – 25

- Nội địa 3–6

3
5 Sản xuất bột cá chăn nuôi 6,9 (nước ép cá:1,9m )

6 Sản xuất nước mắm 0,5 – 2

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng Môi trường, Cục Thuỷ sản, 2007)

Đặc trưng nước thải CBTS: Thành phần chủ yếu của nước thải CBTS là
protein, chất béo trong đó chất béo là thành phần khó bị phân hủy bởi vi sinh vật.
Thành phần, tính chất nước thải công nghiệp CBTS thường thay đổi theo các mặt
hàng của các cơ sở chế biến cũng như theo mùa vụ, công nghệ chế biến.. Nước thải
CBTS còn chứa nhiều các thành phần hữu cơ tồn tại chủ yếu ở dạng keo, phân tán
mịn, tạp chất lơ lửng tạo nên độ màu, độ đục cho dòng thải. Do quá trình phân huỷ
sinh học xảy ra nhanh nên nước thải thường có mùi khó chịu, độc hại với đặc trưng
chủ yếu là những dạng sản phẩm phân huỷ trung gian của các hợp chất hữu cơ chứa
N, S như: Trimetylamin, Mercaptan, Amoniac, Sunfuahydro, Ure… Thành phần
không tan và dễ lắng chủ yếu là các mảnh vụn xương thịt, vây, vảy từ quá trình chế
biến và ngoài ra còn có các tạp chất vô cơ như cát sạn,… Đối với những nhóm sản
phẩm đông lạnh, sản phẩm ăn liền và đồ hộp, trong nước thải thường chứa các loại
hoá chất khử trùng, chất tẩy rửa từ vệ sinh nhà xưởng, thiết bị… Ngoài ra còn có thể

2
Đồ án tốt

chứa một lượng nhỏ các loại hoá chất phụ gia thực phẩm thải ra từ các khâu xử lý
nguyên liệu phối chế sản phẩm.

Đặc trưng nước thải từ một số loại hình CBTS được nêu trong bảng 1.5, trong
đó nước thải có độ ô nhiễm cao là nước CBTS đông lạnh với BOD5 là 200 ÷ 1300;
COD là 400 ÷ 1900.

Bảng 1.5: Nồng độ ô nhiễm trung bình trong nước thải một số loại hình CBTS

(*)
Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm
Loại hình chế
biến sản phẩm SS BOD COD NTS PTS
thuỷ sản pH
(mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg /L)
N
(mg /L)
P

200 - 400 -
Đông lạnh 6,5 - 8 150-500 30 - 150 10 - 30
1300 1900

Đồ hộp 7,1 100 478,8 775,6 24,84 11,82

Sản phẩm ăn liền 7,8 586 3.120 4.890 125 11,32

Nước mắm 7,5 75 20 40 - -

Mực khô, tôm khô 7,3 - 7,8 120-370 60-125 80-200 6-27 2-8

( Nguồn: Báo cáo hiện trạng Môi trường, Cục Thuỷ sản, 2007)

1.3.3.4 Tác động của nước thải chế biến thủy hải sản đến môi trường

Nước thải CBTS có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ
gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.

Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thuỷ sản có thể thấm xuống
đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ và vi
sinh vật gây bệnh rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt.

2
Đồ án tốt

Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷ
sản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật,
cụ thể như sau:

Các chất hữu cơ: Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thuỷ sản chủ
yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein,
chất béo... Khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước
do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa
tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy
hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả
năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt
và công nghiệp.

Chất rắn lơ lửng: Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, hạn chế
độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang
hợp của tảo, rong rêu... Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực
đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn
nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…

Chất dinh dưỡng (N, P): Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng
phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây
nên thiếu hụt oxy. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến
ánh sáng không tới được các lớp nước bên dưới, do vậy quá trình quang hợp của các
thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất
lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp
nước.

Vi sinh vật: Các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước bị ô
nhiễm bởi nước thải là yếu tố có thể truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh
lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính....

2
Đồ án tốt

1.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm,
thiết bị làm lạnh và máy phát điện dự phòng (vào những ngày hoạt động khi mất
điện).

Ảnh hưởng của tiếng ồn: Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây các ảnh
hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khỏe của người công nhân trực
tiếp sản xuất như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, giảm năng suất lao động.
Tiếp xúc với tiếng ốn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm
sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.

1.3.5 Một số công trình xử lý nước thải thủy sản hiện nay

Theo kết quả khảo sát của Tổng Cục Môi Trường, công nghệ xử lý nước thải
đang được áp dụng đối với ngành chế biến thủy sản của 120 nhà máy trong cả nước
bao gồm công nghệ lọc yếm khí kết hợp hồ sinh học, công nghệ sinh học hiếu khí
bùn hoạt tính hay kỵ khí kết hợp hiếu khí; hay quá trình hóa lý kết hợp quá trình
sinh học hiếu khí. Đối với các nhà máy chế biến cá da trơn, nước thải có hàm lượng
mỡ cao vì thế trong quy trình công nghệ thường có thêm bước tiền xử lý nhằm loại
bỏ mỡ và váng mỡ trong nước thải trước khi xử lý sinh học. Hiện nay, hầu hết các
nhà máy chế biến thủy sản áp dụng chủ yếu là công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt
tính lơ lửng. [2]

2
Đồ án tốt

Nước thải Song chắn rác Ngăn thu gom Bể điều hòa

Bể khử trùng Bể lắng Bùn hoạt tính hiếu khí

Nguồn tiếp nhận Bể chứa bùn

Bùn tuần hoàn

Bùn thải

(Nguồn: Tổng Cục Môi Trường, 2011)

Hình 1.7: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công nghệ
sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng

Nước thải Song chắn rác Ngăn thu gom Bể điều hòa

Bể khử trùng

Bể kỵ khí Bể lắng Bể hiếu khí

Bùn t uần hoàn


Bể chứa bùn
Nguồn tiếp nhận

Bùn thải

(Nguồn: Tổng Cục Môi Trường, 2011)

Hình 1.8: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công nghệ
sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí

2
Đồ án tốt

Nước thải Mương tách dầu mỡ Song chắn rác

Thiết bị lược rác tinh Bể tiếp nhận

Bể điều hòa Bể keo tụ tạo bông Bể tuyển nổi

Bể sinh học BHTDB Bể sinh học BHTLL

Bể anoxic

Bể lắng Bể trung gian

Bể lọc áp lực

Nguồn tiếp nhận Bể khử trùng

(Nguồn: Tổng Cục Môi Trường, 2011)

Hình 1.9: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình hóa
lý và công nghệ sinh học hiếu khí

3
Đồ án tốt

CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN VỀ NITƠ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HIỆN NAY

2.1 Trạng thái tồn tại của Nitơ trong nước thải

Trong nước thải, các hợp chất của nitơ tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu
cơ, amoni và các hợp chất dạng oxy hoá (nitrit và nitrat). Các hợp chất nitơ là các
chất dinh dưỡng, chúng luôn vận động trong tự nhiên, chủ yếu nhờ các quá trình
sinh hoá.

Nitơ phân tử N2

Cố định nitơ
N-Protein thực vật N-Protein động vật

Amôn hóa

NH4+ hoặc NH3


Khử nitơrat
Nitrit hoá + O2

Nitrat hoá
NO3- NO2-
+ O2

Hình 2.1: Chu trình Nitơ trong tự nhiên

Hợp chất hữu cơ chứa nitơ là một phần cấu thành phân tử protein hoặc là
thành phần phân huỷ protein như là các peptid, axit amin, ure.

+
Hàm lượng amoniac (NH3) chính là lượng nitơ amôn (NH4 ) trong nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp thực phẩm và một số loại nước thải khác có thể rất cao.

3
Đồ án tốt

Các tác nhân gây ô nhiễm Nitơ trong nước thải công nghiệp: chế biến sữa, rau quả,
đồ hộp, chế biến thịt, sản xuất bia, rượu, thuộc da.
Trong nước thải sinh hoạt nitơ tồn tại dưới dạng vô cơ (65%) và hữu cơ (35%).
Nguồn nitơ chủ yếu là từ nước tiểu. Mỗi người trong một ngày xả vào hệ thống
thoát nước 1,2 lít nước tiểu, tương đương với 12 g nitơ tổng số. Trong số đó nitơ
trong ure (N-CO(NH2)2) là 0,7g, còn lại là các loại nitơ khác. Ure thường được
amoni hoá theo phương trình như sau.

Trong mạng lưới thoát nước urê bị thuỷ phân:


CO(NH2)2 + 2H2O = (NH4)2CO3 (1.2)

Sau đó bị thối rữa:

(NH4)2CO3 = 2NH3 + CO2 + H2O (1.3)


Như vậy NH3 chính là lượng nitơ amôn trong nước thải. Trong điều kiện yếm
khí amoniac cũng có thể hình thành từ nitrat do các quá trình khử nitrat của vi
khuẩn Denitrificans.

Lượng chất bẩn Nitơ amôn (N-NH4) một người trong một ngày xả vào hệ thống
thoát nước: 7 g/ng.ngày

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu trung bình các hợp chất Nitơ trong nước thải sinh hoạt

Chỉ tiêu Trung bình

Tổng Nitơ, mg/l 40

- Nitơ hữu cơ, mg/l 15

- Nitơ Amoni, mg/l 25

- Nitơ Nitrit, mg/l 0,05

- Nitơ Nitrat, mg/l 0,2

Tổng Phốt pho, mg/l 8

3
Đồ án tốt

-
Nitrit (NO2 ) là sản phẩm trung gian của quá trình oxy hoá amoniac hoặc nitơ
amoni trong điều kiện hiếu khí nhờ các loại vi khuẩn Nitrosomonas. Sau đó nitrit
hình thành tiếp tục được vi khuẩn Nitrobacter oxy hoá thành nitrat.

Các quá trình nitrit và nitrat hoá diễn ra theo phản ứng bậc I:

NH4+ kn
NO2- km
NO3-

Trong đó: kn và km là các hằng số tốc độ nitrit và nitrat hoá.

Các phương trình phản ứng của quá trình nitrit và nitrat hoá được biểu diễn như
sau:

NH4+ + 1,5O2 Nitrosomonas


NO2- + H2O + 2H+

3-
NO2- + 0,5O2 Nitrobacter
NO

+ - +
NH4 + 2O2 NO3 + H2O + 2H

Quá trình nitrat hoá cần 4,57g ôxy cho 1g nitơ amôn. Các loại vi khuẩn
Nitrosomonas và Nitrobacter là các loại vi khuẩn hiếu khí thích hợp với điều kiện
o
nhiệt độ từ 20  30 C.

Nitrit là hợp chất không bền, nó cũng có thể là sản phẩm của quá trình khử
nitrat trong điều kiện yếm khí.

Ngoài ra, nitrit còn có nguồn gốc từ nước thải quá trình công nghiệp điện hoá.
Trong trạng thái cân bằng ở môi trường nước, nồng độ nitrit, nitrat thường rất thấp,
nó thường nhỏ hơn 0,02 mg/l. Nếu nồng độ amoni, giá trị pH và nhiệt độ của nước
cao, quá trình nitrit hoá diễn ra thuận lợi, và nồng độ của nó có thể đạt đến giá trị
lớn. Trong quá trình xử lý nước, nitrit trong nước sẽ tăng lên đột ngột.

-
Nitrat (NO3 ) là dạng hợp chất vô cơ của nitơ có hoá trị cao nhất và có nguồn
gốc chính từ nước thải sinh hoạt hoặc nước thải một số ngành công nghiệp thực

3
Đồ án tốt

phẩm, hoá chất,... chứa một lượng lớn các hợp chất nitơ. Khi vào sông hồ, chúng
tiếp tục bị nitrat hoá, tạo thành nitrat.

Nitrat hoá là giai đoạn cuối cùng của quá trình khoáng hoá các chất hữu cơ
chứa nitơ. Nitrat trong nước thải chứng tỏ sự hoàn thiện của công trình xử lý nước
thải bằng phương pháp sinh học.

Mặt khác, quá trình nitrat hoá còn tạo nên sự tích lũy oxy trong hợp chất nitơ để
cho các quá trình oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ tiếp theo, khi lượng oxy hoà tan
trong nước rất ít hoặc bị hết.

Khi thiếu oxy và tồn tại nitrat hoá sẽ xảy ra quá trình ngược lại: tách ôxy khỏi
nitrat và nitrit để sử dụng lại trong các quá trình oxy hoá các chất hữu cơ khác. Quá
trình này được thực hiện nhờ các vi khuẩn phản nitrat hoá (vi khuẩn yếm khí tuỳ
tiện). Trong điều kiện không có oxy tự do mà môi trường vẫn còn chất hữu cơ
cácbon, một số loại vi khuẩn khử nitrat hoặc nitrit để lấy oxy cho quá trình ôxy hoá
các chất hữu cơ. Quá trình khử nitrat được biểu diễn theo phương trình phản ứng sau
đây:

- +
4NO3 + 4H + 5Chữu cơ 5CO2 + 2N2 + 2H2O

Trong quá trình phản nitrat hoá, 1g nitơ sẽ giải phóng 1,71g O2 (khử nitrit) và
2,85g O2 (khử nitrat).

2.2 Tác hại của Nitơ trong nước thải

2.2.1 Tác hại của Nitơ đối với sức khỏe cộng đồng

Trên bình diện sức khoẻ Nitơ tồn tại trong nước thải có thể gây nên hiệu ứng về
môi trường. Sự có mặt của Nitơ trong nước thải có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu
đến hệ sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Khi trong nước thải có nhiều amoniac có
thể gây độc cho cá và hệ động vật thuỷ sinh, làm giảm lượng oxy hoà tan trong
nước. Khi hàm lượng nitơ trong nước cao cộng thêm hàm lượng photpho có thể gây

3
Đồ án tốt

phú dưỡng nguồn tiếp nhận làm nước có màu và mùi khó chịu đặc biệt là lượng oxy
hoà tan trong nước giảm mạnh gây ngạt cho cá và hệ sinh vật trong hồ.

Khi xử lý nitơ trong nước thải không tốt, để hợp chất nitơ đi vào trong chuỗi
thức ăn hay trong nước cấp có thể gây nên một số bệnh nguy hiểm. Nitrat tạo chứng
thiếu Vitamin và có thể kết hợp với các amin để tạo thành các nitrosamin là nguyên
nhân gây ung thư ở người cao tuổi. Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với nitrat lọt vào
sữa mẹ, hoặc qua nước dùng để pha sữa. Khi lọt vào cơ thể, nitrat chuyển hóa thành
nitrit nhờ vi khuẩn đường ruột. Ion nitrit còn nguy hiểm hơn nitrat đối với sức khỏe
con người. Khi tác dụng với các amin hay alkyl cacbonat trong cơ thể người chúng
có thể tạo thành các hợp chất chứa nitơ gây ung thư. Trong cơ thể Nitrit có thể oxy
hoá sắt II ngăn cản quá trình hình thành Hb làm giảm lượng oxy trong máu có thể
gây ngạt, nôn, khi nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.

2.2.2 Tác hại của ô nhiễm Nitơ đối với môi trường

Nitơ trong nước thải cao, chảy vào sông, hồ làm tăng hàm lượng chất dinh
dưỡng. Do vậy nó gây ra sự phát triển mạnh mẽ của các loại thực vật phù du như
rêu, tảo gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm chất lượng
nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sản sinh nhiều chất độc trong
+
nước như NH 4 , H2 S, CO2 , CH4 ... tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích trong nước.
Hiện tượng đó gọi là phú dưỡng nguồn nước.

Hiện nay, phú dưỡng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và kênh dẫn
nước thải. Đặc biệt là tại khu vực Hà Nội, sông Sét, sông Lừ, sông Tô Lịch đều có
màu xanh đen hoặc đen, có mùi hôi thối do thoát khí H2S. Hiện tượng này tác động
tiêu cực tới hoạt động sống của dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái của nước hồ,
tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí của khu dân cư.

3
Đồ án tốt

2.2.3 Tác hại của Nitơ đối với quá trình xử lý nước

Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu
quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp với các loại hoá chất
trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.

Với đặc tính như vậy việc xử lý Nitơ trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề
đáng được nghiên cứu và ứng dụng. Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, các
học giả đi sâu tìm hiểu.

2.3 Các phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải hiện nay

Đã có nhiều phương pháp nhiều công trình xử lý nitơ trong nước thải được
nghiên cứu và đưa vào vận hành trong đó có cả các phương pháp hoá học, sinh học,
vật lý.... Nhưng phần lớn chúng đều chưa đưa ra được một mô hình xử lý nitơ
chuẩn để có thể áp dụng trên một phạm vi rộng. Dưới đây là bảng phân tích một
cách tổng quan nhất về dạng và hiệu suất làm việc của các phương pháp xử lý nitơ
trong nước thải đã được nghiên cứu và ứng dụng.

Bảng 2.2: Các phương pháp xử lý nitơ trong nước thải

Hiệu suất xử lý nitơ ( % )


Các phương pháp Hiệu suất
xử lý Nitơ dạng - + - xử lý %
NH3 NH4 NO3
hữu cơ

Xử lý thông thường

Bậc I 10 - 20% 0 0 5 - 10%

Hiệu suất
Bậc II 15 - 50% < 10% 10 - 30%
thấp

Xử lý bằng phương pháp sinh học

Vi khuẩn hấp thụ Hiệu suất


0 40 - 70% 30 - 70%
Nitơ thấp

3
Đồ án tốt

Quá trình khử 0 0 80 - 90% 70 - 95%


nitrat
Chủ yếu
chuyển hoá Thu hoạch Thu hoạch
Thu hoạch tảo - 50 - 80%
thành NH3 sinh khối sinh khối
+
NH4

Quá trình nitrat Xử lý có giới Chuyển hoá


0 5 - 20%
hoá hạn thành nitrat

Chủ yếu Tách bằng


Xử lý bởi quá
chuyển hoá các quá trình
Hồ ôxyhóa - trình làm 20 - 90%
thành NH3 nitrat và khử
+ thoáng
NH4 nitrat

Các phương pháp hoá học

Châm clo Kém ổn định 90-100% 0 80 - 95%

Đông tụ hoá học 50-70% Hiệu suất Hiệu suất 20 - 30%


thấp thấp
Hiệu suất Hiệu suất
Cacbon dính bám 30-50% 10 - 20%
thấp thấp
Trao đổi iôn có Hiệu suất
chọn lọc với thấp, kém ổn 80 - 97% 0 70 - 95%
Amôni định

Trao đổi iôn có


Hiệu suất Hiệu suất
chọn lọc với 75 - 90% 70 - 90%
thấp thấp
Nitrat

Các phương pháp vật lý

30-95% N
Hiệu suất Hiệu suất
Lọc dạng cặn hữu 20 - 40%
thấp thấp

Làm thoáng 0 60 - 95% 0 50 - 90%

3
Đồ án tốt

Kết tủa bằng đện 100% N dạng


30 - 50% 30 - 50% 40 - 50%
cực cặn hữu cơ

Thẩm thấu ngược 60-90% 60 - 90% 60 - 90% 80 - 90%

Nguồn: Chuyên đề lớp cao học – 2006

Qua bảng phân tích và đánh giá hiệu quả xử lý nitơ, ta thấy việc xử lý nitơ bằng
phương pháp sinh học cho hiệu quả rất cao. Cùng với việc ứng dụng phương pháp
sinh học để khử nitơ trong nước thải, ta còn lưu ý đến các phương pháp khác như:
hóa học (châm clo), vật lý (thổi khí), trao đổi ion...Theo thống kê các nhà máy ứng
dụng các công nghệ để xử lý nitơ thì chi có 6/1200 nhà máy là sử dụng biện pháp
thổi khí, 8/1200 nhà máy sử dụng biện pháp châm clo và duy nhất có 1 nhà máy là
sử dụng biện pháp trao đổi ion. Sở dĩ những biện pháp này ít được dùng là do chi
phí đầu tư lớn, thêm vào đó là sự phức tạp trong quá trình vận hành và bảo dưỡng.

Các phương pháp chủ yếu là:

Phương pháp sinh học:

- Các muối nitrat, nitrit tạo thành trong quá trình phân hủy hiếu khí sẽ được khử
trong điều kiện thiếu khí (anoxic) trên cơ sở các phản ứng khử nitrat.

Phương pháp hoá học và hoá lý:

- Vôi hoá nước thải đến pH = 1011 để tạo thành NH4OH và thổi bay hơi trên
các tháp làm lạnh.

- Photpho được lắng xuống nhờ các muối sắt, nhôm hoặc vôi.

Tuy nhiên, trong đó, phương pháp sinh học lại có những ưu điểm nổi bật như:

- Hiệu suất khử nitơ rất cao.

- Sự ổn định và đáng tin cậy của quá trình rất lớn.

- Tương đối dễ vận hành, quản lý.

3
Đồ án tốt

- Diện tích đất yêu cầu nhỏ.

- Chi phí đầu tư hợp lý, vừa phải.

2.4 Kết luận

Với những tác động xấu của hàm lượng nitơ có trong nước thải sinh hoạt và
khu công nghiệp đến sức khỏe con người cũng như môi trường, chúng ta nên xử lý
nitơ xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi xả nước thải ra môi trường (sông,
hồ...).

Từ việc xem xét, đánh giá hiệu quả xử lý cũng như tổng quan các phương pháp
xử lý nitơ trong nước thải, chúng tôi lựa chọn phương pháp sinh học để xử lý.

2.5 Xử lý nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học

2.5.1 Cơ sở lý thuyết các quá trình xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học

Trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí, nitơ amôn
sẽ được chuyển thành nitrit và nitrat nhờ các loại vi khuẩn Nitrosomonas và
Nitrobacter. Khi môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans
- -
(dạng kỵ khí tuỳ tiện) sẽ tách oxy của nitrat (NO3 ) và nitrit (NO2 ) để oxy hoá chất
hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.

3
Đồ án tốt

Hình 2.2: Quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước thải
- -
Quá trình chuyển NO3  NO2  NO  N2O  N2 với việc sử dụng metanol
làm nguồn cacbon được biểu diễn bằng các phương trình sau đây:

2.5.2 Nitrat hóa

Nitrat hoá là một quá trình tự dưỡng (năng lượng cho sự phát triển của vi khuẩn
được lấy từ các hợp chất oxy hoá của Nitơ, chủ yếu là amoni. Ngược với các vi sinh
vật dị dưỡng các vi khuẩn nitrat hoá sử dụng CO2 (dạng vô cơ) hơn là các nguồn
cacbon hữu cơ để tổng hợp sinh khối mới. Sinh khối của các vi khuẩn nitrat hoá tạo
thành trên một đơn vị của quá trình trao đổi chất nhỏ hơn nhiều lần so với sinh khối
tạo thành của quá trình dị dưỡng.

Quá trình Nitrat hoá từ Nitơ amoni được chia làm hai bước và có liên quan tới
hai loại vi sinh vật, đó là vi khuẩn Nitơsomonas và vi khuẩn Nitơbacteria. Ở giai
đoạn đầu tiên amoni được chuyển thành nitrit và ở bước thứ hai nitrit được chuyển
thành nitrat.

- - +
Bước 1. NH4 + 1,5 O2 NO2 + 2H + H2O

4
Đồ án tốt

-
Bước 2. NO -
2 + 0,5 O2  NO3
Các vi khuẩn Nitơsomonas và vi khuẩn Nitơbacteria sử dụng năng lượng lấy từ
các phản ứng trên để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối. Có thể tổng
hợp quá trình bằng phương trình sau :

-
NH4 + 2 O2 +
+ 2H + H2O (*)
-
NO3
Cùng với quá trình thu năng lượng, một số ion amoni được đồng hoá vận
chuyển vào trong các mô tế bào. Quá trình tổng hợp sinh khối có thể biểu diễn bằng
phương trình sau :

-
4CO2 + HCO 3 + NH+ + H O C H O N + 5O
4 2 5 7 2 2
C5H7O2N tạo thành được dùng để tổng hợp nên sinh khối mới cho tế bào vi
khuẩn.

Toàn bộ quá trình oxy hoá và phản ứng tổng hợp được thể hiện qua phản ứng (*) :

+ - -
NH4 +1,83O2+1,98 HCO3 0,021C5H7O2N + 0,98NO3

+1,041H2O+1,88H2CO3
+
Lượng oxy cần thiết để oxy hoá amoni thành nitrat cần 4,3 mg O2/1mg NH 4 .
Giá trị này gần bằng với giá trị 4,57 thường được sử dụng trong các công thức tính
toán thiết kế. Giá trị 4,57 được xác định từ phản ứng (*) khi mà quá trình tổng hợp
sinh khối tế bào không được xét đến.

2.5.3 Khử nitrit và nitrat:

Trong môi trường thiếu oxy các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans
- -
(dạng kị khí tuỳ tiện) sẽ tách oxy của nitrat (NO3 ) và nitrit (NO2 ) để oxy hoá chất
hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.

+ Khử nitrat :

-
NO3 + 1,08 CH3OH + H+ 0,065 C5H7O2N + 0,47 N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O

4
Đồ án tốt

+ Khử nitrit :

4
Đồ án tốt

- +
NO2 + 0,67 CH3OH + H 0,04 C5H7O2N + 0,48 N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O

Như vậy để khử nitơ công trình xử lý nước thải cần :

- Điều kiện yếm khí ( thiếu oxy tự do )

- -
- Có nitrat (NO3 ) hoặc nitrit (NO 2 )

- Có vi khuẩn kị khí tuỳ tiện khử nitrat;

- Có nguồn cacbon hữu cơ

- Nhiệt độ nước thải không thấp.

2.6 Các dây chuyền và công trình xử lý nitơ trong nước thải

2.6.1 Dây chuyền công nghệ xử lý nitơ

- Quá trình hậu phản (Post - denitrification)

Nitrat hóa (Xử lý sinh học bậc 2)  Phản nitrat(Xử lý bậc 3)

CÊp khÝ
Cã thÓ bæ sung nguån c¸cbon h÷u c¬

Níc th¶i tríc xö lý Níc th¶i sau xö lý


Aeroten (XLSH hoµn toµn Anoxic BÓ
hay thæi khÝ kÐo dµi) l¾ng

+ ¤xy hãa hiÕu khÝ chÊt h÷u + Khö nitrat hãa



+ Nitrat hãa

Bïn tuÇn
hoµn NO3

Bïn d

Hình 2.3: Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải - Quá trình hậu phản

- Quá trình tiền phản (Pre – denitrification)

Khử nitrat (Oxi hóa hợp chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí)  nitrat hóa (xử lý
bậc 2)

4
Đồ án tốt

CÊp khÝ

Anoxic Aerobic N­íc th¶i sau xö lý


N­íc th¶i sau xö lý bËc I
(thæi khÝ kÐo dµi) BÓ l¾ng

Bïn tuÇn hoµn


NO3

Bïn d

Hình 2.4: Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải – Quá trình tiền phản

- Quá trình kết hợp 2 phương pháp trên bằng cách tráo đổi các quá trình nitrat
hóa và phản nitrat

C1 N­íc th¶i sau xö lý bËc I


Anoxic
BÓ l¾ng
N­íc th¶i sau xö lý

Aerobic

Bïn tuÇn hoµn

Bïn d

C2 A

Aerobic

B
N­íc th¶i sau xö lý bËc I N­íc th¶i sau xö lý
BÓ l¾ng
Aerobic

Bïn tuÇn hoµn

Bïn d

4
Đồ án tốt

C3 N­íc th¶i sau xö lý bËc I


A
N­íc th¶i sau xö lý
BÓ l¾ng
Aerobic

Anoxic

Bïn tuÇn hoµn

Bïn d

C4 N­íc th¶i sau xö lý bËc I


A

BÓ l¾ng
Aerobic

Aerobic

Bïn tuÇn hoµn

Bïn d

Hình 2.5: Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải – Kết hợp 2 quá trình
tiền phản và hậu phản

4
Đồ án tốt

2.6.2 Một số dạng công trình kết hợp xử lý BOD/N

2.6.2.1 Kênh oxy hoá tuần hoàn

Hình 2.6: Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải – Kênh oxy hóa tuần hoàn

Kênh oxy hoá tuần hoàn hoạt động theo nguyên lý thổi khí bùn hoạt tính kéo
dài. Quá trình thổi khí đảm bảo cho việc khử BOD và ổn định bùn nhờ hô hấp nội
bào. Vì vậy bùn hoạt tính dư ít gây hôi thối và khối lượng giảm đáng kể.

Các chất hữu cơ trong công trình hầu như được oxy hoá hoàn toàn, hiệu quả
khử BOD đạt 8595%. Trong vùng hiếu khí diễn ra quá trình oxy hoá hiếu khí các
chất hữu cơ và nitrat hoá. Trong vùng thiếu khí (hàm lượng oxy hoà tan thường
dưới 0,5 mg/l) diễn ra quá trình hô hấp kỵ khí và khử nitrat.

Để khử N trong nước thải, người ta thường tạo điều kiện cho quá trình khử
nitrat diễn ra trong công trình. Kênh ôxy hoá tuần hoàn hoạt động theo nguyên tắc
của aerotank đẩy và các guồng quay được bố trí theo một chiều dài nhất định nên dễ
tạo cho nó được các vùng hiếu khí (aerobic) và thiếu khí (anoxic) luân phiên thay

4
Đồ án tốt

đổi. Quá trình nitrat hoá và khử nitrat cũng được tuần tự thực hiện trong các vùng
này Hiệu quả khử nitơ trong kênh oxy hoá tuần hoàn có thể đạt từ 4080%

2.6.2.2 Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ (hệ SBR)

N­íc th¶i BÓ l¾ng c¸t BÓ l¾ng


vµo ®ît mét

BÓ SBR 1 BÓ SBR 2

X¶ bïn ho¹t tÝnh d­

Khö trïng

X¶ níc th¶i ra s«ng, hå

Hình 2.7: Sơ đồ dây chuyên xử lý Nitơ trong nước thải – Bể SBR

Các giai đoạn hoạt động diễn ra trong một ngăn bao gồm: làm đầy nước thải,
thổi khí, để lắng tĩnh, xả nước thải và xả bùn dư.

Níc th¶i vµo

1 Lµm ®Çy níc th¶i 4 X¶ níc th¶i

2 Thæi khÝ

5 X¶ bïn d
3 L¾ng

Hình 2.8: Các giai đoạn hoạt động trong bể SBR

4
Đồ án tốt

Trong bước một, khi cho nước thải vào bể, nước thải được trộn với bùn hoạt
tính lưu lại từ chu kỳ trước. Sau đấy hỗn hợp nước thải và bùn được sục khí ở bước
hai với thời gian thổi khí đúng như thời gian yêu cầu. Quá trình diễn ra gần với điều
kiện trộn hoàn toàn và các chất hữu cơ được oxy hoá trong giai đoạn này. Bước thứ
ba là quá trình lắng bùn trong điều kiện tĩnh. Sau đó nước trong nằm phía trên lớp
bùn được xả ra khỏi bể. Bước cuối cùng là xả lượng bùn dư được hình thành trong
quá trình thổi khí ra khỏi ngăn bể, các ngăn bể khác hoạt động lệch pha để đảm bảo
cho việc cung cấp nước thải lên trạm XLNT liên tục.

Công trình hoạt động gián đoạn, có chu kỳ. Các quá trình trộn nước thải với
bùn, lắng bùn cặn,... diễn ra gần giống điều kiện lý tưởng nên hiệu quả xử lý nước
thải cao. BOD của nước thải sau xử lý thường thấp hơn 20 mg/l, hàm lượng cặn lơ
lửng từ 3 đến 25 mg/l và N-NH3 khoảng từ 0,3 đến 12 mg/l.

Hệ thống aerotank hoạt động gián đoạn SBR có thể khử được nitơ và photpho
sinh hoá do có thể điều chỉnh được các quá trình hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí trong
bể bằng việc thay đổi chế độ cung cấp oxy.

KẾT LUẬN: Qua một số công trình xử lý Nitơ hiện nay ta thấy một số nhược điểm
như sau:

- Nhiều công trình đơn vị.


- Tốn diện tích xây dựng.
- Tốn phí đầu tư và chi phí vận hành.
- Hiệu quả xử lý chưa cao.

Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm đó thì mô hình kỵ - hiếu khí kết hợp cải
tiến được đưa ra.

4
Đồ án tốt

CHƯƠNG 3:

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ

3.1 Mô hình nghiên cứu

3.1.1 Cấu tạo mô hình

Hình 3.1: Bản phác thảo 3D mô hình thí nghiệm và mô hình thực tế xây dựng tại
phòng thí nghiệm

Mô hình có kích thước L × B × H = 50 × 32 × 35 (cm) với 3 ngăn: ngăn kỵ khí,


ngăn hiếu khí và ngăn lắng. Ngăn hiếu khí cung cấp khí bằng thổi khí nén đá sủi
bọt. Ngăn lắng có bơm đặt dưới đáy có nhiệm vụ đem nước và bùn tuần hoàn về
ngăn kỵ khí qua van một chiều. Và mô hình có những ưu điểm sau:

• Công trình hợp khối.


• Tạo dòng tuần hoàn cục bộ trong công trình.
• Tiết kiệm diện tích và chi phí xây dựng.

3.1.2 Nguyên tắc hoạt động

3.1.2.1 Giai đoạn thích nghi

Nước thải được đưa vào mô hình với hệ thống đường ống đặt bên trái bể hoạt
động liên tục. Khi quá trình xử lý đạt mức ổn định thì nước được tháo ra ngoài

4
Đồ án tốt

thông qua van xả đáy ở ngăn lắng. Để thúc đẩy quá trình phát triển của vi sinh vật,
trong giai đoạn này ở thời điểm ban đầu nước thải được bổ sung bùn lấy từ bể SBR
của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Bình.

3.1.2.2 Giai đoạn xử lý

Từ giai đoạn thích nghi, vi sinh vật kỵ khí ở ngăn kỵ khí và vi sinh vật hiếu khí
ở ngăn hiếu khí phát triển và thích nghi dần với nước thải. Ở giai đoạn xử lý, nước
thải được đưa vào mô hình thông qua bơm với lưu lượng được điều chỉnh bằng tay.
Nước thải đầu vào được bơm vào bể theo đường ống dẫn xuống đáy của mô hình
vào ngăn kỵ khí rồi đi qua ngăn hiếu khí với hệ thống sục khí bằng đá sủi bọt luôn
hoạt động để cung cấp oxy cho vi sinh vật, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.
Sau đó nước được đưa qua ngăn lắng bằng vách răng cưa để lắng bùn vi sinh dư.
Tại đây có một bơm tuần hoàn bùn và nước vào ngăn kỵ khí để tiếp tục xử lý. Nước
sau xử lý được thu bằng máng răng cưa tại ngăn lắng của mô hình.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Giai đoạn chuẩn bị

3.2.1.1 Các bước chuẩn bị

- Xây dựng mô hình bể xử lý với các thông số như trên.

- Tại ngăn hiếu khí đặt hệ thống sục khí bằng đá bọt.

- Nước thải được lấy từ doanh nghiệp tại KCN Long Hậu.

- Bùn được lấy từ bể SBR của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công
nghiệp Tân Bình.

3.2.1.2 Chuẩn bị nước thải

Tiến hành kiểm tra thành phần của nước thải sau khi đem về tại phòng thí
nghiệm, ta có kết quả thu được như sau:

5
Đồ án tốt

Bảng 3.1: Thành phần nước thải thuỷ sản

STT Chỉ Tiêu Đơn vị Giá trị

1 pH - 7–8

2 SS mg/l 650

3 COD mg/l 800 – 1386

4 BOD5 mg/l 600 – 1000

5 Ntổng mg/l 241,4

6 Ptổng mg/l 683 – 1260

3.2.1.3 Chuẩn bị bùn

Bùn hoạt tính dùng cho việc xử lý được lấy từ nhà máy xử lý nước thải tập
trung khu công nghiệp Tân Bình. Bùn được lấy trực tiếp tại các bể SBR của nhà
máy, sau đó đem về tiến hành xác định nồng đo bùn: Cb = 172950 (mg/l).

Bùn cho vào mô hình với MLSS khoảng 2000 – 3500 mg/l (ở đây chọn 2000
mg/l). Thể tích bể (ngăn kỵ khí và ngăn hiếu khí) là V = 40 lít. Muốn hàm lượng
bùn trong nước thải là 2000mg/l thì thể tích bùn cần lấy là:

Vb = v.c 60.2000
= ≈ 0,5 lít
cb 172950
3.3.2 Giai đoạn thích nghi

Giai đoạn thích nghi được tiến hành ở nồng độ COD đầu vào khoảng 960mg/l.
Giai đoạn thích nghi được thực hiện theo các bước sau:

- Cho nước thải vào mô hình có nồng độ COD đầu vào khoảng 960mg/l cùng
với bùn tạo thành hỗn hợp có MLSS khoảng 2000 – 3000 mg/l.

- Chạy mô hình và hàng ngày thường xuyên kiểm tra các thông số COD, pH,
SS, N, P.

5
Đồ án tốt

- Giai đoạn thích nghi kết thúc khi hiệu quả khử COD tương đối ổn định
(COD không tiếp tục giảm nữa).

3.3.3 Giai đoạn xử lý

Ở giai đoạn này, nước thải được đưa vào mô hình liên tục thông qua bơm, với
lưu lượng bơm có thể điều chỉnh được. Nước được đưa vào qua đường ống dẫn vào
mô hình và được chảy tràn ra ngoài thông qua máng răng cưa của ngăn lắng

- Tăng tải trọng dần lên ứng với thời gian lưu nước 24h, 12h, 6h, 4h, và 2h.
Khi hiệu quả xử lý ở tải trọng đó ổn định ta mới tăng tải trọng tiếp theo.

- Ở mỗi tải trọng ta cũng tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu pH, COD, SS, N, P.

Quá trình tăng tải trọng kết thúc khi hiệu quả khử COD giảm vì xảy ra hiện
tượng quá tải.

3.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.3.1 Giai đoạn chạy thích nghi

Bảng 3.2: Số liệu chạy mô hình giai đoạn thích nghi


Thời gian Tải trọng CODvào CODra Hiệu suất
Ngày 3
(h) (kgCOD/m .ngđ) (mg/l) (mg/l) (%)
1 24 0.96 960 640 33.33
2 24 0.96 960 560 41.67
3 24 0.96 960 400 58.33
4 24 0.96 960 256 73.33
5 24 0.96 960 128 86.67
6 24 0.96 960 128 86.67

5
Đồ án tốt

1200

1000

800

600

400

200
1 2 3 4 5 6
0
960 960 960 960 960 960

CODvào (mg/l)
CODra (mg/l)640560400256128128
Hiệu suất (%)33.3341.6758.3373.3386.6786.67

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD ở giai đoạn thích nghi

Nhận xét: Ở giai đoạn thích nghi, VSV trong 2 ngăn của mô hình phát triển và thích
ứng với nước thải. Với ngăn hiếu khí, để VSV phát triển và tạo bùn hoạt tính cần
phải bổ sung lượng không khí thiếu hụt bằng cách thổi khí nén. Chỉ số COD giảm
theo từng giai đoạn kiểm tra và tương đối ổn định ở mức 128 mg/l với hiệu suất xử
lý đạt 86.67%.

3.3.2 Quá trình chạy tĩnh

3.3.2.1 Tải trọng 24h

Bảng 3.3: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 24h


Tải trọng
Thời gian CODvào CODra Hiệu suất
Ngày (kgCOD/ SS (mg/l)
(h) (mg/l) (mg/l) (%)
3
m .ngđ)
1 24 0,8 800 532 46.00 2580
2 24 0,8 800 432 33.50 2230
3 24 0,8 800 320 60.00 2540
4 24 0,8 800 240 70.00 2740
5 24 0,8 800 160 80.00 2240

5
Đồ án tốt

6 24 0,8 800 80 90.00 1860


7 24 0,8 800 48 94.00 3460

900
800
700
600
500
400
300
200
100
0

CODvào (mg/l)
1 2 3 4 5 6 7
CODra (mg/l)532432320240160
Hiệu suất (%)33.546607080
800 800 800 800 800 800 800

80 48
90 94

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 24h

Nhận xét: Ở giai đoạn tăng tải trọng ứng với 24h, khi VSV đã thích nghi tốt với
nước thải và tạo bùn hoạt tính, lượng COD trong nước thải giảm thích ứng theo
từng lần kiểm tra và đạt ổn định về cuối giai đoạn với hiệu suất xử lý 94%. Lượng
bùn trong ngăn hiếu khí tương đối ổn định và phù hợp để duy trì xử lý.

Bảng 3.4: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 24h


Ngày Thời gian (h) Pvào (mg/l) Pra (mg/l) Hiệu suất (%)
1 24 683 573 16.11
2 24 683 515 24.60
3 24 683 503 26.35
4 24 683 496 27.38
5 24 683 485 28.99
6 24 683 434 36.46
7 24 683 419 38.65

5
Đồ án tốt

800
700
600
500
400
300
200
100
0

Pvào (mg/l)
Pra (mg/l)573
1 2 3 4 5 6 7
683 683 683 683 683 683 683

515503496485434419
Hiệu suất (%) 16.11 24.626.3527.3828.9936.4638.65

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 24h

Nhận xét: Lượng hàm lượng P đầu vào quá cao, sau giai đoạn thích nghi đến xử lý
với tải trọng 24h, VSV trong bể vẫn chưa xử lý hiệu quả hàm lượng P và chỉ đạt
hiệu suất rất thấp 38.65%.

Bảng 3.5: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 24h


Ngày Thời gian (h) Nvào (mg/l) Nra (mg/l) Hiệu suất (%)
1 24 214.4 63.8 70.24
2 24 214.4 111 48.23
3 24 214.4 112 47.76
4 24 214.4 76.8 64.18
5 24 214.4 40 81.34
6 24 214.4 18.8 91.23
7 24 214.4 22 89.74

5
Đồ án tốt

250

200

150

100

50

0
1234567
Nvào (mg/l)214.4214.4214.4214.4214.4214.4214.4
Nra (mg/l)63.811111276.84018.822
Hiệu suất (%) 70.2448.2347.7664.1881.3491.2389.74

Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 24h

Nhận xét: Sau giai đoạn chạy thích nghi, ở thời gian lưu nước 24h, hàm lượng N
trong nước thải giảm nhanh đạt hiệu suất 70.24%. 2 ngày tiếp theo có tăng lên do
khó kiểm soát lượng bùn trong bể nhưng sau đó hàm lượng N giảm và đạt hiệu suất
lớn nhất là 91.23%.

3.3.2.2 Tải trọng 12h

Bảng 3.6: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 12h


Tải trọng
Thời gian CODvào CODra Hiệu suất MLSS
Ngày (kgCOD/
(h) (mg/l) (mg/l) (%) (mg/l)
3
m .ngđ)
12 2.772 1386 640 53.82 2205
1
12 2.772 1386 453 67.32 2660
12 2.772 1386 400 71.14 4300
2
12 2.772 1386 384 72.29 2190
12 2.772 1386 320 76.91 2950
3
12 2.772 1386 288 79.22 2410
4 12 2.772 1386 160 88.46 2810

5
Đồ án tốt

12 2.772 1386 150 89.18 3300

12 2.772 1386 96 93.07 3225


5
12 2.772 1386 96 93.07 2905

1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

CODvào (mg/l) 1386 1386 1386 1386 1386 1386 1386 1386 1386 1386
CODra (mg/l) Hiệu suất (%)
640 453 400 384 320 288 160 15096 96
53.82 67.32 71.14 72.29 76.91 79.22 88.46 89.18 93.07 93.07

Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 12h

3
Nhận xét: Ở tải trọng 2.772 kgCOD/m .ngđ ứng với thời gian lưu nước 12h, lượng
bùn vẫn ổn định trong mô hình, hiệu quả xử lý COD cao nhất là 93.07% ổn định ở
mức 96mg/l.

Bảng 3.7: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 12h

Ngày Thời gian (h) Pvào (mg/l) Pra (mg/l) Hiệu suất (%)
12 683 478 30.01
1
12 683 440 35.58
12 683 431 36.90
2
12 683 428 37.34
12 683 378 44.66
3
12 683 337 50.66
4 12 683 333 51.24

5
Đồ án tốt

12 683 289 57.69

12 683 266.7 60.95


5
12 683 246.5 63.91

800
700
600
500
400
300
200
100
0

Pvào (mg/l)
Pra (mg/l)478440431428378337333289 266.7 246.5
1
Hiệu suất (%) 30.01 35.58 36.90 2
37.34 3 50.66
44.66 4 51.24
5 57.69
6 60.95
7 63.91
8 9 10
683 683 683 683 683 683 683 683 683 683

Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 12h

Nhận xét: Ở thời gian lưu nước 12h, phần lớn VSV đã thích nghi được với lượng
nước thải có hàm lượng P cao. Do đó, hiệu quả xử lý đã được cải thiện với hiệu suất
cao nhất là 63.91%.

Bảng 3.8: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 12h

Ngày Thời gian (h) Nvào (mg/l) Nra (mg/l) Hiệu suất (%)
12 214.4 119 44.50
1
12 214.4 72.3 66.28
12 214.4 94.8 55.78
2
12 214.4 83.3 61.15
12 214.4 76.8 64.18
3
12 214.4 45.3 78.87
4 12 214.4 40 81.34

5
Đồ án tốt

12 214.4 27.5 87.17


12 214.4 27.8 87.03
5
12 214.4 22 89.74

250

200

150

100

50

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nvào (mg/l)
214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4
Nra (mg/l)119 72.3 94.8 83.3 76.8 45.34027.5 27.822
Hiệu suất (%) 44.50 66.28 55.78 61.15 64.18 78.87 81.34 87.17 87.03 89.74

Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 12h

Nhận xét: Ở thời gian lưu nước 12h, hàm lượng COD giảm đều sau ngày thứ 3 chạy
tải trọng và đạt hiệu quả xử lý cao nhất ở 89.74%.

3.3.2.3 Tải trọng 6h

Bảng 3.9: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 6h


Tải trọng
Thời gian CODvào CODra Hiệu suất MLSS
Ngày (kgCOD/
(h) (mg/l) (mg/l) (%) (mg/l)
3
m .ngđ)
6 13.86 1386 640 53.82 2100
1
6 13.86 1386 576 58.44 2756
6 13.86 1386 400 71.14 2760
2
6 13.86 1386 384 72.29 3350

5
Đồ án tốt

6 13.86 1386 346 75.04 3740


3
6 13.86 1386 320 76.91 2680
6 13.86 1386 288 79.22 2620
4
6 13.86 1386 192 86.15 2030
6 13.86 1386 160 88.46 1100
5
6 13.86 1386 128 90.76 2756

1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0

CODvào (mg/l)
CODra (mg/l)640 576 400 384 346 320 288 192 160 128
1 72.29
Hiệu suất (%) 53.82 58.44 71.14 2 75.04
3 76.91
4 79.22
5 86.15
6 88.46
7 90.76
8 9 10
1386 1386 1386 1386 1386 1386 1386 1386 1386 1386

Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 6h

3
Nhận xét: Ở tải trọng 13.86 kgCOD/m .ngđ ứng với thời gian lưu nước 6h, lượng
COD biến động trong khoảng thời gian xét không nhiều và ổn định dần về sau.
Lượng bùn tương ứng trong bể vẫn đảm bảo duy trì để đạt hiệu quả xử lý cao nhất ở
90.73%.

3.3.2.4 Tải trọng 4h

Bảng 3.10: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 4h


Tải trọng
Thời gian CODvào CODra Hiệu suất MLSS
Ngày (kgCOD/
(h) (mg/l) (mg/l) (%) (mg/l)
3
m .ngđ)

6
Đồ án tốt

4 12 800 600 25 1510


4 12 800 460 42.5 2000
1
4 12 800 340 57.5 1360
4 12 800 320 60 2180
4 12 800 240 70 2980
2
4 12 800 240 70 2420
4 12 800 186 76.75 1840
3 4 12 800 160 80 2420
4 12 800 120 85 2610
4 12 800 112 86 2177
4 4 12 800 96 88 1260
4 12 800 80 90 1460

900
800
700
600
500
400
300
200
100
0

CODvào (mg/l)
CODra (mg/l)600 460 340 3201 240
2 240
3 186
4 160
5 120
6 112
7 968 809 10 11 12
Hiệu suất (%)25 42.5 57.5 60 70 70 76.7 80 85 86 88 90
800 800 800 800 800 800 800 800 800 800 800 800

Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 4h

3
Nhận xét: Ở tải trọng 12 kgCOD/m .ngđ ứng với thời gian lưu nước 4h, hàm lượng
COD biến động không nhiều trong ngày, mức giảm trong thời gian khảo sát không
đáng để. Hiệu quả xử lý cao nhất là dao động từ 88% đến 90%.

6
Đồ án tốt

Bảng 3.11: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 4h

Ngày Thời gian (h) Pvào (mg/l) Pra (mg/l) Hiệu suất (%)
4 683 489 28.40
4 683 435 36.31
1
4 683 450 34.11
4 683 426 37.63
4 683 402 41.14
2
4 683 402 41.14
4 683 426 37.63
3 4 683 407 40.41
4 683 367 46.27
4 683 387,5 43.27
4 4 683 352 48.46
4 683 329 51.83

800
700
600
500
400
300
200
100
0

Pvào (mg/l)
Pra (mg/l)489435450426402402426407367 387.5 352329
1
Hiệu suất (%) 28.4 36.31 34.11 2
37.63 3
41.14 4 37.63
41.14 5 40.41
6 46.27
7 43.27
8 48.46
9 51.83
10 11 12
683 683 683 683 683 683 683 683 683 683 683 683

Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 4h

6
Đồ án tốt

Nhận xét: Do thời gian khảo sát ở thời gian lưu nước không dài và hàm lượng P
biến động không cao nên hiệu quả xử lý cao nhất ứng với thời gian lưu nước 4h là
51.83%

Bảng 3.12: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 4h

Ngày Thời gian (h) Nvào (mg/l) Nra (mg/l) Hiệu suất (%)
4 214.4 140 34.70
4 214.4 127 40.76
1
4 214.4 105 51.03
4 214.4 106 50.56
4 214.4 94 56.16
3
4 214.4 88.2 58.86
4 214.4 48.3 77.47
5 4 214.4 42 80.41
4 214.4 37.3 82.60

250

200

150

100

50

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Nvào (mg/l)
214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4
Nra (mg/l)1401271051069488.2 48.34237.3
Hiệu suất (%) 34.70 40.76 51.03 50.56 56.16 58.86 77.47 80.41 82.60

Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 4h

6
Đồ án tốt

Nhận xét: Hiệu quả xử lý N trong ngày biến động không nhiều, thời gian thu mẫu
cách ngày nên hiệu quả xử lý có sự thay đổi cao từ 55.86% lên 77.47%. Kết thúc tải
trọng thì hiệu quả xử N cao nhất ở tại trọng 4h đạt 82.6%.

3.3.2.5 Tải trọng 2h

Bảng 3.13: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 2h

Tải trọng
Thời gian CODvào CODra Hiệu suất MLSS
Ngày (kgCOD/
(h) (mg/l) (mg/l) (%) (mg/l)
3
m .ngđ)
2 25.92 864 624 27.78 1770
2 25.92 864 362 58.10 1640
1 2 25.92 864 320 62.96 2420
2 25.92 864 240 72.22 2160
2 25.92 864 240 72.22 3160
2 25.92 864 208 75.93 2610
2 2 25.92 864 213.3 75.31 1840
2 25.92 864 192 77.78 1840
2 25.92 864 186.6 78.40 2090
2 25.92 864 160 81.48 2430
3
2 25.92 864 117.3 86.42 2720
2 25.92 864 117.3 86.42 3840
2 25.92 864 112 87.04 2420
2 25.92 864 64 92.59 1430
4
2 25.92 864 64 92.59 1730
2 25.92 864 96 88.89 1980

6
Đồ án tốt

1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0

CODvào (mg/l) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
CODra (mg/l)62 36 32 24 24 20 21 19 18 16 11 11 11 64 64 96
86 86 86 86 86 86 86 86 86 86 86 86 86 86 86 86
Hiệu suất (%)28 58 63 72 72 76 75 78 78 81 86 86 87 93 93 89

Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 2h

3
Nhận xét: Ở tải trọng 25.92 kgCOD/m .ngđ ứng với thời gian lưu nước 2h, hàm
lượng COD đạt hiệu suất cao nhất là 92.59%. Lượng bùn trong bể có sự thay đổi
không đạt ở một số khoảng thời gian giữa và cuối của quá trình nên phải bổ sung
lượng bùn để đạt yêu cầu.

Bảng 3.14: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 2h

Ngày Thời gian (h) Pvào (mg/l) Pra (mg/l) Hiệu suất (%)
2 683 481.5 29.50
2 683 455 33.38
1 2 683 426 37.63
2 683 426 37.63
2 683 420 38.51
2 683 407 40.41
2 2 683 412 39.68
2 683 402 41.14
2 683 412 39.68
3 2 683 400 41.43
2 683 398 41.73

6
Đồ án tốt

2 683 385 43.63


2 683 379 44.51
2 683 367 46.27
4
2 683 352 48.46
2 683 348 49.05

800

700

600

500

400

300

200

1 2 3 4 56 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
100
683 683 683 683 683 683 683 683 683 683 683 683 683 683 683 683
0

Pvào (mg/l)
Pra (mg/l)482 455 426 426 420 407 412 402 412 400 398 385 379 367 352 348
Hình
Hiệu suất3.14: Đồ33.thị37.biểu
(%) 29. 37. diễn hiệu
38. 40. 39. quả xử 41.
41. 39. lý P41.giai
43.đoạn xử48.
44. 46. lý 49.
tải trọng 2h

Nhận xét: Với thời gian lưu nước 2h, hàm lượng P xử lý cao nhất đạt hiệu quả
49.02%.

Bảng 3.15: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 2h

Ngày Thời gian (h) Nvào (mg/l) Nra (mg/l) Hiệu suất (%)
2 241.4 127 47.39
2 241.4 122 49.46
1 2 241.4 111 54.02
2 241.4 105 56.50
2 241.4 100 58.57
3 2 241.4 93 61.47

6
Đồ án tốt

2 241.4 98.1 59.36


2 241.4 88.2 63.46
2 241.4 48.1 80.07
2 241.4 48.3 79.99
5
2 241.4 47.6 80.28
2 241.4 45.4 81.19

300

250

200

150

100

50
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
0 241.4 241.4 241.4 241.4 241.4 241.4 241.4
241.4 241.4 241.4 241.4 241.4

Nvào (mg/l)
Nra (mg/l)1271221111051009398.1 88.2 48.1 48.3 47.6 45.4
Hiệu suất (%) 47.39 49.46 54.02 56.50 58.57 61.47 59.36 63.46 80.07 79.99 80.28 81.19
Hình 3.15: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 2h

Nhận xét: Với thời gian lưu nước 2h, khoảng giao động hàm lượng N trong thời
gian khảo sát không cao. Do thời gian thu mẫu cách ngày nên có sự thay đổi rõ ràng
ở ngày cuối từ 63.46% lên 80.07% và hiệu quả xử lý cao nhất đạt 81.19%.

KẾT LUẬN:

Bảng 3.16: Số liệu COD ứng với thời gian lưu nước

Tải Thời COD COD Hiệu


MLSS
trọng gian vào ra suất

0.8 24 800 48 94 3460

2.772 12 1386 96 93.07 2905

6
Đồ án tốt

13.86 6 1386 128 90.76 2756

12 4 800 80 90 1460

25.92 2 864 64 88.89 1980

95 94
94
93.07
93
92
91
90.76
Hiệu suất

90
90
89
88 88.89
87
86

24 12 6 4 2
Thời gian

Hình 3.16: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD theo thời gian lưu nước

Ở quá trình chạy tĩnh lượng nước được tuần hoàn trong bể và không gây sự xáo
trộn nhiều ảnh hưởng đến VSV do đó hiệu quả xử lý COD tăng khi thời gian lưu
nước tăng. Cụ thể: hiệu quả xử lý đạt thấp nhất ở tại trọng 2h là 88.89% với đầu ra
là 96 mg/l và hiệu quả xử lý đạt thấp nhất ở tại trọng 24h là 94% với đầu ra là 48
mg/l. So sánh với QCVN 11:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp chế biến thủy sản thì hàm lượng COD ở các tải trọng đạt loại B trừ
thời gian lưu 12h và 6h có cao hơn quy định nhưng không đáng kể.

Bảng 3.17: Số liệu N ứng với thời gian lưu nước

Thời gian N vào N ra Hiệu suất %

24 214.4 18.8 91.23


12 214.4 22 89.74

4 214.4 37.3 82.6


2 241.4 45.4 81.19

6
Đồ án tốt

92 91.23
89.74

88
86

Hiệu suất
84
82
82.6
80
78 81.19
76

241242
Thời gian

Hình 3.17: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N theo thời gian lưu nước

Ở quá trình chạy tĩnh, lượng bùn hình thành trong bể khá tốt nên hàm lượng N
trong nước thải giảm với hiệu quả cao nhất tại thời gian lưu nước 24h đạt 91.23%.
Ở thời gian lưu nước 4h và 2h hiệu suất không cao nên phải tiếp tục khảo sát thêm
và điều chỉnh lượng bùn trong bể. So sánh với QCVN 11:2008/BTNMT – quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản thì hàm lượng
N ở các tải trọng 24h và 12h đạt loại A còn tại trọng 4h và 2h đạt loại B.

3.3.3 Quá trình chạy động

3.3.3.1 Tải trọng 24h

Bảng 3.18: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 24h

Tải trọng
Thời gian CODvào CODra Hiệu suất MLSS
Ngày (kgCOD/
(h) (mg/l) (mg/l) (%) (mg/l)
3
m .ngđ)
1 24 0.8 800 533.33 33.33 1910
2 24 0.8 800 384 52.00 2270
3 24 0.8 800 560 30.00 1380
4 24 0.8 800 346.67 56.67 2900

6
Đồ án tốt

5 24 0.8 800 160 80.00 2370


6 24 0.8 800 106.67 86.67 2310
7 24 0.8 800 74.67 90.67 2010

900
800
700
600
500
400
300
200
100
0

CODvào (mg/l)
1 2
CODra (mg/l)533.33384560346.67160106.67 3
74.67 4 5 6 7
Hiệu suất (%)33.3352.0030.0056.6780.0086.6790.67
800 800 800 800 800 800 800

Hình 3.18: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 24h

3
Nhận xét: Ở tải trọng 0.8 kgCOD/m .ngđ ứng với thời gian lưu nước của quá trình
chạy động thì hàm lượng COD có sự thay đổi trong quá trình xử lý của VSV. Ở
ngày thứ 3 COD tăng cao nhưng sau đó giảm và đạt hiệu quả cao nhất là 90.67%.

Bảng 3.19: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 24h

Ngày Thời gian (h) Nvào (mg/l) Nra (mg/l) Hiệu suất (%)
1 24 241.4 125.3 48.09
2 24 241.4 114.1 52.73
3 24 241.4 110 54.43
4 24 241.4 63 73.90
5 24 241.4 47.2 80.45
6 24 241.4 35.3 85.38
7 24 241.4 22 89.74

7
Đồ án tốt

300

250

200

150

100

50

0
1234567
Nvào (mg/l)241.4241.4241.4241.4241.4241.4241.4
Nra (mg/l)125.3114.11106347.235.322
Hiệu suất (%) 48.0952.7354.4373.980.4585.3889.74

Hình 3.19: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 24h

Nhận xét: Ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý, hàm lượng N giảm không nhiều đạt
hiệu quả xử lý không cao từ 48.09% đến 54.43%. Ở giai đoạn sau của tải trọng, thì
hiệu quả xử lý khá tốt với hiệu suất cao nhất là 89.74%.

Bảng 3.20: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 24h

Ngày Thời gian (h) Pvào (mg/l) Pra (mg/l) Hiệu suất (%)

1 24 616.83 433.67 29.69

2 24 616.83 347.47 43.67

3 24 616.83 342.09 44.54

4 24 616.83 348.82 43.45

5 24 616.83 317.17 48.58

6 24 616.83 292.92 52.51

7 24 616.83 284.17 53.93

7
Đồ án tốt

700
600
500
400
300
200
100
0

Pvào (mg/l)
Pra (mg/l)433.67 347.47 342.09 348.82 317.17 292.92 284.17
Hiệu suất (%) 29.6943.6744.5443.4548.5852.5153.93
1 2 3 4 5 6 7
616.83 616.83 616.83 616.83 616.83 616.83 616.83

ình 3.20: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 24h

Nhận xét: Hiệu quả xử lý P tăng đều qua từng ngày và đạt cao nhất là 53.93%.

3.3.3.2 Tải trọng 12h

Bảng 3.21: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 12h

Tải trọng
Thời gian CODvào CODra Hiệu suất MLSS
Ngày (kgCOD/
(h) (mg/l) (mg/l) (%) (mg/l)
3
m .ngđ)
12 1.379 689.5 465.4 32.50 2205
1
12 1.379 689.5 465.4 32.50 2660
12 1.379 689.5 400 41.99 3300
2
12 1.379 689.5 400 41.99 2190
12 1.379 689.5 413.7 40.00 2950
3
12 1.379 689.5 320 53.59 2410
12 1.379 689.5 240 65.19 2810
4
12 1.379 689.5 234.67 65.97 3300

5 12 1.379 689.5 138.67 79.89 3225

7
Đồ án tốt

12 1.379 689.5 128 81.44 2330

12 1.379 689.5 80 88.40 2640


6
12 1.379 689.5 64 90.72 2905

800
700
600
500
400
300
200
100
0

CODvào (mg/l)
CODra (mg/l)465.4 465.4 400400 413.7 320240 234.6 138.6 1288064
1 41.992 40 3 53.594 65.19565.97 679.89 781.44 888.4 90.72
Hiệu suất (%)32.5 32.5 41.99 9 10 11 12
689.5 689.5 689.5 689.5 689.5 689.5 689.5 689.5 689.5 689.5 689.5 689.5

Hình 3.21: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 12h

3
Nhận xét: Ở tải trọng 1.379 kgCOD/m .ngđ ứng thời gian lưu nước 12h, hiệu quả
xử lý COD ở 3 ngày đầu của quá trình xử lý không có sự thay đổi rõ rệt dao động ở
32.5% đến 41.99%. Những ngày tiếp theo hàm lượng COD giảm đáng kể và đạt cao
nhất với hiệu suất 90.72%.

Bảng 3.22: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 12h

Ngày Thời gian (h) Nvào (mg/l) Nra (mg/l) Hiệu suất (%)
12 241.4 91.8 61.97
1
12 241.4 102 57.75
12 241.4 94 61.06
2
12 241.4 83.3 65.49
12 241.4 73.4 69.59
3
12 241.4 62.7 74.03

7
Đồ án tốt

12 241.4 54.4 77.46


4
12 241.4 46 80.94
12 241.4 35.3 85.38
5
12 241.4 30.5 87.37
12 241.4 28 88.40
6
12 241.4 27.5 88.61

300

250

200

150

100

50
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
0
241.4 241.4 241.4 241.4 241.4 241.4 241.4 241.4 241.4 241.4 241.4 241.4

Nvào (mg/l)
Nra (mg/l)91.8 1029483.3 73.4 62.7 54.44635.3 30.52827.5
Hiệu suất (%) 61.97 57.75 61.06 65.49 69.59 74.03 77.46 80.94 85.38 87.37 88.40 88.61

Hình 3.22: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 12h

Nhận xét: Ở tải trọng 12h, hàm lượng N trong nước thải giảm đều qua từng ngày
chạy mô hình và đạt hiệu quả xử lý cao nhất là 88.61%.

Bảng 3.23: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 12h

Ngày Thời gian (h) Pvào (mg/l) Pra (mg/l) Hiệu suất (%)
12 616.83 435 29.48
1
12 616.83 403.36 34.61
12 616.83 374.41 39.30
2
12 616.83 352.86 42.79

7
Đồ án tốt

12 616.83 328.62 46.72


3
12 616.83 300.33 51.31
12 616.83 315.82 48.80
4
12 616.83 292.25 52.62
12 616.83 285.52 53.71
5
12 616.83 268.68 56.44

700
600
500
400
300
200
100
0

Pvào (mg/l)
Pra (mg/l)435 403.3 374.4 352.8 328.6 300.3 315.8 292.2 285.5 268.6
Hiệu suất (%) 29.48 34.61 39.30 42.79 46.72 51.31 48.80 52.62 53.71 56.44
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
616.8 616.8 616.8 616.8 616.8 616.8 616.8 616.8 616.8 616.8

Hình 3.23: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 12h

Nhận xét: Ở thời gian lưu nước 12h, hiệu quả xử lý P cao nhất đạt là 56.44%

3.3.3.3 Tải trọng 6h

Bảng 3.24: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 6h

Tải trọng
Thời gian CODvào CODra Hiệu suất MLSS
Ngày (kgCOD/
(h) (mg/l) (mg/l) (%) (mg/l)
m3.ngđ)
6 8 800 764.43 4.45 2100
1
6 8 800 572.57 28.43 2756

7
Đồ án tốt

6 8 800 485.33 39.33 2760


2
6 8 800 448 44.00 3350
6 8 800 256 68.00 3740
3
6 8 800 373.33 53.33 2680
6 8 800 266.67 66.67 2620
4
6 8 800 160 80.00 2030
6 8 800 133.33 83.33 1100
5
6 8 800 80 90.00 1756

900
800
700
600
500
400
300
200
100
0

CODvào (mg/l)
CODra (mg/l) Hiệu suất (%)
1 23 4 5 67 8910
800 800800 800 800 800800 800800800
448 256 160 133.33 80
764.43 572.57 485.33 44.00 68.00 373.33 266.67 80.00 83.33 90.00
4.45 28.43 39.33 53.33 66.67

Hình 3.24: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 6h

Nhận xét: Ở tải trọng 8 kgCOD/m3.ngđ ứng với thời gian lưu nước 6h thì lượng
bùn duy trì ổn định, hàm lượng COD ở ngày thứ 3 có sự xáo động khi tăng từ 256
mg/l lên 373.33 mg/l nhưng sau đó giảm và đạt hiệu quả xử lý cao nhất là 90%.

Bảng 3.25: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 6h

Ngày Thời gian (h) Nvào (mg/l) Nra (mg/l) Hiệu suất (%)
6 214.4 87.6 59.14
1
6 214.4 89.2 58.40

7
Đồ án tốt

6 214.4 78.6 63.34


2
6 214.4 76.1 64.51
6 214.4 74.9 65.07
3
6 214.4 49.9 76.73
6 214.4 31.6 85.26
4
6 214.4 27.5 87.17
6 214.4 16.7 92.21
5
6 214.4 16.7 92.21

250

200

150

100

50

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nvào (mg/l)
214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4
Nra (mg/l)87.6 89.2 78.6 76.1 74.9 49.9 31.6 27.5 16.7 16.7
Hiệu suất (%) 59.14 58.40 63.34 64.51 65.07 76.73 85.26 87.17 92.21 92.21

Hình 3.25: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 6h

Nhận xét: Ở tải trọng 6h, hiệu quả xử lý N giảm khá nhiều sau 3 ngày chạy và đạt
cao nhất là 92.21% sau khi kết thúc quá trình.

Bảng 3.26: Số liệu xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 6h

Ngày Thời gian (h) Pvào (mg/l) Pra (mg/l) Hiệu suất (%)
6 132 130 1.52
1
6 132 126 4.55

7
Đồ án tốt

6 132 126.6 4.09


2
6 132 125.9 4.62
6 132 113.8 13.79
3
6 132 103 21.97
6 132 89.56 32.15
4
6 132 76.76 41.85
6 132 45.6 65.45
5
6 132 42.7 67.65

140
120
100
80
60
40
20
0

Pvào (mg/l)
Pra (mg/l)130 126 126.6 125.9 113.8 103 89.56 76.76 45.6 42.7
Hiệu suất (%) 1.52 4.55 4.09 4.62 13.79 21.97 32.15 41.85 65.45 67.65
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
132 132 132 132 132 132 132 132 132 132

Hình 3.26: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý P giai đoạn xử lý tải trọng 6h

Nhận xét: Với hàm lượng P đầu vào khá thấp thì với thời gian lưu 6h thì hiệu quả
xử lý cao nhất là 67.65%.

7
Đồ án tốt

3.3.3.4 Tải trọng 4h

Bảng 3.27: Số liệu xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 4h


Tải trọng
Thời gian CODvào CODra Hiệu suất MLSS
Ngày (kgCOD/
(h) (mg/l) (mg/l) (%) (mg/l)
3
m .ngđ)
4 17.6 1173.33 1173.33 0 1820
4 17.6 1173.33 1292.9 0 2000
1
4 17.6 1173.33 640 45.45 3060
4 17.6 1173.33 256 78.18 2130
4 17.6 1173.33 384 67.27 2270
2
4 17.6 1173.33 352 70.00 2420
4 17.6 1173.33 320 72.73 2320
3 4 17.6 1173.33 293.33 75.00 2420
4 17.6 1173.33 160 86.36 2610
4 17.6 1173.33 106.67 90.91 2177
4 4 17.6 1173.33 85.33 92.73 2750
4 17.6 1173.33 85.33 92.73 1460

1400
1200
1000
800
600
400
200
0

CODvào (mg/l)
CODra (mg/l)1173 1293 640 256 384 352 320 293. 160 106. 85.3 85.3
Hiệu suất (%)0045.4 78.1 67.27072.77586.3 90.9 92.7 92.7
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1173 1173 1173 1173 1173 1173 1173 1173 1173 1173 1173 1173

Hình 3.27: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 4h

7
Đồ án tốt

Nhận xét: Ở ngày đầu tiên, hàm lượng COD không xử lý được và có xu hướng tăng
3
nhưng sau đó ở tải trọng 17.6 kgCOD/m .ngđ ứng với thời gian lưu nước 4h hàm
lượng COD giảm với hiệu suất cao nhất là 92.7%.

Bảng 3.28: Số liệu xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 4h

Ngày Thời gian (h) Nvào (mg/l) Nra (mg/l) Hiệu suất (%)
4 214.4 69.4 67.63
4 214.4 72.2 66.32
1
4 214.4 64.4 69.96
4 214.4 31.8 85.17
4 214.4 33.6 84.33
3
4 214.4 26.4 87.69
4 214.4 24 88.81
5 4 214.4 28 86.94
4 214.4 27.5 87.17

250

200

150

100

50

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Nvào (mg/l)
214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4 214.4
Nra (mg/l)69.4 72.2 64.4 31.8 33.6 26.4242827.5
Hiệu suất (%) 67.63 66.32 69.96 85.17 84.33 87.69 88.81 86.94 87.17

Hình 3.28: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý N giai đoạn xử lý tải trọng 4h

8
Đồ án tốt

Nhận xét: Qua đồ thị ta thấy hiệu quả xử lý N dao động trong khoảng khảo sát
không nhiều 67.63% ÷ 69.96% và khi kết thúc tải trọng thì hiệu quả xử lý cao nhất
đạt 88.81%.

KẾT LUẬN:

Bảng 3.39: Số liệu COD ứng với thời gian lưu nước

Hiệu
Thời Tải COD COD Hiệu
suất N vào N ra
gian trọng vào ra suất N
COD

24 0.8 800 74.67 90.67 241.4 22 89.74


12 1.379 689.5 64 90.72 241.4 27.5 88.61
6 8 800 80 90 214.4 16.7 92.21

4 17.6 1173.3 85.33 92.73 214.4 27.5 87.17

94
93 92.73
92.21
92
91 90.67 90.72
90
89.74 90
89
Hiệu suất

88 88.61
87
87.17 hiệu suất COD
86
hiệu suất N
85
84

241264
Thời gian

Hình 3.29: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD theo thời gian lưu nước

Ở quá trình chạy động, lượng nước được bơm vào bể và tuần hoàn trong bể liên
tục nên gây sự xáo trộn nhiều ảnh hưởng đến VSV do đó hiệu quả xử lý COD có sự

8
Đồ án tốt

dao động giữa các thời gian lưu nước. Cụ thể: hiệu quả xử lý đạt thấp nhất ở tại
trọng 6h là 90% với đầu ra là 80 mg/l và hiệu quả xử lý đạt cao nhất ở tại trọng 4h
là 92.73% với đầu ra là 85.33 mg/l. So sánh với QCVN 11:2008/BTNMT – quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản thì hàm lượng
COD ở các tải trọng đạt loại B trừ thời gian lưu 4h có cao hơn quy định nhưng
không đáng kể.

Hàm lượng N trong nước thải giảm với hiệu quả cao nhất tại thời gian lưu nước
6h đạt 92.21%. Ở thời gian lưu nước 4h hiệu suất không cao nên phải tiếp tục khảo
sát thêm và điều chỉnh lượng bùn trong bể. So sánh với QCVN 11:2008/BTNMT –
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản thì hàm
lượng N ở các tải trọng đạt tiêu chuẩn đầu ra.

3.4 Xác định các thông số động học

Các hệ số động học của quá trình sinh học hiếu khí bao gồm hằng số bán vận
tốc Ks, tốc độ sử dụng cơ chất tối đa K, tốc độ sinh trưởng vùng tối đa m, hệ số sản
lượng tối đa Y và hệ số phân huỷ nội bào Kd. Các thông số này được xác định theo
2 phương trình sau:

xe Ks 1 1
= × +
So - S K S K

1 Y(So - S)
ec = x.e
– Kd

Trong đó: X – hàm lượng bùn hoạt tính MLSS

θ – thời gian lưu nước

θc – thời gian lưu bùn

So – hàm lượng COD ban đầu

S – hàm lượng COD ở thời gian lưu bùn

Dựa vào số liệu thí nghiệm bằng phương pháp hồi quy tuyến tính, xác định mối
quan hệ bậc nhất (y = ax + b) giữa các thông số động học trên qua việc tìm hệ số a
và b của đường thẳng y = ax + b

8
Đồ án tốt

Lập bảng chọn lựa như sau:

Cột S:

- Lấy từ lúc bắt đầu chạy với t = 1 ngày đến khi COD bắt đầu giảm (chạy động)

- Lấy tiếp giá trị khi chạy với t = 0,5 ngày ở COD max (chạy động)

- Lấy tiếp giá trị khi chạy tĩnh (tăng tải trọng) với t = 24(h), t = 12(h), t = 6(h)

● Vẽ đường thẳng hồi quy tuyến tính quan hệ giữa thông số

So S θ X 1/S xθ/(So-S) (So-S)/Xθ 1/θ


800 74.67 1 2010 0.0134 2.77 0.36 1
689.5 80 0.5 2905 0.0125 2.38 0.42 2
800 48 1 3460 0.0208 4.60 0.22 1
1386 96 0.5 2905 0.0104 1.13 0.89 2
1386 128 0.1 2756 0.0078 0.22 4.56 10

● Vẽ đường thẳng hồi quy tuyến tính theo quan hệ thông số (So-S)/Xθ và
1/θ:

5.00
4.50
4.00 y = 0.479x - 0.244
3.50
3.00
2.50
(So-S)/Xθ

2.00
1.50
1.00
0.50
0.00

024 6 8 10 12
1/θ

Từ đó ta có phương trình: y = 0.479x – 0.244

8
Đồ án tốt

-1
Kd = -0.244 (ngày ) và Y = 0.479 (mg bùn/ mg COD)

● Vẽ đường thẳng hồi quy tuyến tính theo quan hệ thông số 1/S và xθ/(So-S):

6.00

5.00 y = 335.5x - 2.138

4.00
xθ/(So-S)

3.00

2.00

1.00

0.00
0.0000 0.0050 0.0100 0.0150 0.0200 0.0250

1/S

Từ đó ta có phương trình: y = 335.5x – 2.138


1
K = = 0.467 và K = a.K = 156.67 (mgCOD/l)
b s

Các thông số động học K, Y, Kd , Ks và µm: Kết quả tính toán các thông số
-1
động học nói trên cho thấy tốc độ sử dụng cơ chất riêng K = 0.467 ngày , nghĩa là
1 g bùn hoạt tính sẽ tiêu thụ 0.467 g COD trong một ngày. Hằng số bán tốc độ (hệ
số Monod) KS = 156.67 mg/L nghĩa là tại thời điểm tốc độ tăng trưởng bằng ½ tốc
độ cực đại thì nồng độ cơ chất (COD) bằng 156.67 mg/L. Hệ số năng suất sử dụng
cơ chất cực đại Y = 0.479 mg bùn/mg COD, cứ tiêu thụ 1 mg COD thì có 0.479 mg
bùn hoạt tính được sản sinh. Hệ số này rất thấp chứng tỏ khả năng hấp thu cơ chất
của bùn hoạt tính là nhỏ và nước thải khó xử lý. Hệ số tốc độ phân hủy nội bào Kd =
-1
0.244 ngày có nghĩa là: trong một ngày, cứ 1 g sinh khối được tạo ra thì 0.244 g bị
mất đi để duy trì tế bào hay bị chết đi hay bị tiêu thụ bởi các VSV ở bậc dinh dưỡng
cao hơn. Hệ số này tương đối thấp. Điều này được giải thích bằng tuổi của nồng độ
bùn cao. Hơn nữa, phần sinh khối chết đi đóng vai trò rất quan trọng cho mô hình vì
cung cấp nguồn carbon và năng lượng nội tại cho các VSV ở ngăn kỵ khí khi chúng

8
Đồ án tốt

được tuần hoàn trở lại. Như vậy, bùn ở đây có hoạt tính rất mạnh, vi khuẩn có tốc
độ phát triển rất cao. Tất cả những đặc điểm trên là mang tính đặc trưng và là cơ sở
động học chứng minh vì sao mô hình có hiệu quả xử lý cao.

8
Đồ án tốt

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Việc kết hợp 3 ngăn và kết hợp các quá trình xử lý tạo ra ưu điểm lớn trong việc
nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm được không gian diện tích. Kết quả vận hành mô
hình liên tục trong hơn 2 tháng cho thấy với các điều kiện khác nhau về thời gian
lưu thủy lực thì hiệu suất xử lý chất hữu cơ (COD) luôn ổn định và cao (lớn hơn
85% ÷ 94%). Hiệu suất xử lý Nitơ (Nitơ tổng số) tuy nhạy cảm hơn với sự thay đổi
môi trường (nồng độ oxy hòa tan, tải trọng chất hữu cơ) tuy nhiên cũng rất cao, thỏa
mãn yêu cầu xả thải nghiêm ngặt theo QCVN 11:2008/BTNMT. Hiệu xuất xử lý
Nitơ tăng. Chúng tôi không phải điều chỉnh nồng độ kiềm và bổ sung thêm nguồn
chất hữu cơ bên ngoài cho quá trình xử lý sinh học. Ngoài ra, toàn bộ bùn được lưu
giữ trong quá trình 2 tháng vận hành và được bổ sung khi thiếu hụt. Các kết quả cho
thấy công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện kỵ khí - hiếu khí kết hợp rất phù hợp
để xử lý loại nước thải thủy sản có tải trọng chất ô nhiễm thấp ở các khu vực có yêu
cầu xả thải cao, eo hẹp về quỹ đất và không có điều kiện xử lý về bùn cặn. Cụ thể
như sau:

Hiệu quả xử lý COD

Hiệu quả xử lý COD cho toàn bộ hệ thống tương đối cao, từ 90% ÷ 92% đạt
nồng độ 64 mg/l ở dòng ra, có thể đạt chất lượng tiêu chuẩn loại B (QCVN
11:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến
thủy sản) về nước thải công nghiệp. Hiệu quả này còn tùy thuộc vào thời gian lưu
nước, tải trọng và tuổi của bùn.

Hiệu quả xử lý N

Hiệu quả xử lý Nitơ tương đối cao, từ 87% ÷ 92% đạt nồng độ đầu ra thấp nhất
là 16.7 mg/l. So sánh với QCVN 11:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản thì hàm lượng N ở các tải trọng đạt tiêu

8
DJ an t6t

chuful dfiu ra. Hi9u qua nay con my thu9c vao thai gian luu nu6c, tai trQng va tu6i
cua blin.

Hiu quii xii' Ly P

Do dfiu vao n6ng d9 Photpho qua cao v6i 1260 mg/l nen hi9u qua xii' ly
Photpho dt hi9u qua khong cao tir 52% + 63%. So scinh v6i QCVN 40:2011/
BTNMT - quy chuAn Icy thut qu6c gia v€ nu6c thai cong nghi9p thi ham luqng
P a cac tai trQng d€u khong dt dfiu ra. Trong khi mo hinh thvc nghim khong
c6 hi9u qua v6i n6ng d9 Photpho cao.

2. Kin nghi

Do thm gian gi6i h cua d6 an t6t nghi9p v6i di€u ki9n thvc nghi9m con
h ch€ nen vi9c nghien cliu chua duqc ti€n hanh tht dfiy du: Tu d6, d€ tai kiSn
nghi m9t s6 phuang hu6ng nghien cliu dn thvc hin tiSp theo nhu sau:

- V6i hi9u qua :xU ly ham luqng P khong cao cho nen ck phai tiSn hanh khao
sat hi9u qua xu ly v6i m9t lo:;ii nu6c thai c6 ham luqng P thp de danh gia
• • •
, . dling ve hiu qua cua mo hinh doi v6i vi9c xii' ly P.

- Do ham luqng p dfiu vao qua cao nen tren thvc tS, doanh nghi9p dn phai c6
phuang phap xu ly P tm6c khi dua vao be x1r ly sinh hQc.

8
DJ an t6t

8
Đồ án tốt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Ngọc Cẩn, Đỗ Minh Phụng (1990) – Công nghệ chế biến thực phẩm
thủy hải sản, tập 1 và 2 – Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội

[2] Nguyễn Thế Đồng (2011) – Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn đánh giá sự phù hợp
của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải
đối với ngành Chế biến thủy sản, Dệt may, Giấy và bột giấy – Tổng cục môi
trường, Hà Nội.

[3] Trịnh Xuân Lai và Nguyễn Trọng Dương (9/2005) – Xử lý nước thải công
nghiệp – Nhà Xuất Bản Xây Dựng.

[4] Nguyễn Văn Phước (2007) – Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng
phương pháp sinh học – NXB Xây Dựng, Hà Nội,.

[5] Lâm Vĩnh Sơn (2008) – Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải – Trường Đại Học
Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.

[6] Lâm Vĩnh Sơn (2008) – Giáo trình thực hành xử lý nước thải – Trường Đại
Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.

[7] Võ Hồng Thi (2005) – Giáo trình thực hành hóa kỹ thuật môi trường – Trường
Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.

[8] Lâm Minh Triết (chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng Và Nguyễn Phước Dân
(11/2006) – Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Nhà Xuất Bản Đại Học
Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

[9] Tổng cục môi trường (2009) – Khảo sát đánh giá sự phù hợp của hệ thống xử lý
nước thải đang hoạt động của một số ngành làm cơ sở cho việc lập danh mục
các công nghệ khuyến khích tại Việt Nam – Ngành chế biến thủy sản – Hà nội.

8
Đồ án tốt

9
Đồ án tốt

PHỤ LỤC

Bảng 1: Giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải ngành công
nghiệp chế biến thủy sản

Giá trị C
TT Thông số Đơn vị
A B
1 pH - 6-9 5.5 - 9
0
2 BOD5 ở 20 C mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 80
Tổng chất rắn lơ lửng
4 mg/l 50 100
(TSS)
5 Amoni (Tính theo N) mg/l 10 20
6 Tổng nitơ mg/l 30 60
Tổng dầu, mỡ động
7 mg/l 10 20
thực vật
8 Clo dư mg/l 1 2
9 Tổng Coliforms MPN/100ml 3.000 5.000

Trong đó:

- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị
tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải vào
các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng
nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt).

- Cột B quy định giá trị C của các thông số làm cơ sở tính toán giá trị tối đa
cho phép trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải vào các
nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng

1
Đồ án tốt

nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).

Bảng 2: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 Nhiệt độ oC 40 40
2 Màu Pt/Co 50 150
3 pH - 6 đến 9 5,5 đến 9
4 BOD5 (20oC) mg/l 30 50
5 COD mg/l 75 150
6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100
7 Asen mg/l 0,05 0,1
8 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01
9 Chì mg/l 0,1 0,5
10 Cadimi mg/l 0,05 0,1
11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1
12 Crom (III) mg/l 0,2 1
13 Đồng mg/l 2 2
14 Kẽm mg/l 3 3
15 Niken mg/l 0,2 0,5
16 Mangan mg/l 0,5 1
17 Sắt mg/l 1 5
18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1
19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5
20 Tổng dầu mỡ khoán g mg/l 5 10
21 Sunfua mg/l 0,2 0,5

2
Đồ án tốt

22 Florua mg/l 5 10
23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
24 Tổng nitơ mg/l 20 40
25 Tổng phốt pho (tính theo mg/l 4 6
P)
26 Clorua mg/l 500 1000
(không áp dụng khi xả
vào nguồn nước mặn,
nước lợ)
27 Clo dư mg/l 1 2
28 Tổng hoá chất bảo vệ mg/l 0,05 0,1
thực vật clo hữu cơ
29 Tổng hoá chất bảo vệ mg/l 0,3 1
thực vật phốt pho hữu cơ
30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01
31 Coliform vi khuẩn/100ml 3000 5000
32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0

Trong đó:

- Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
- Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp
nhận nước thải.

3
Đồ án tốt

Một số hình ảnh trong quá trình chạy mô hình:

Hình 1: Mô hình chạy thực tế tại phòng thí nghiệm

Hình 2: Bùn kỵ khí hình thành tại ngăn kỵ khí

You might also like