Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

MỤC LỤC NÈ

Chương 3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN (BAO BÌ
HỘP GIẤY) VÀ THIẾT BỊ CẦN THIẾT SỬ DỤNG..............................................2
3.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm in (bao bì hộp giấy) trong kỹ thuật in
Offset tờ rời (tham khảo phương pháp GRACol 7):......................................................2
3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm in (bao bì hộp giấy) trong kỹ thuật in
Offset tờ rời theo tiêu chuẩn ISO 12647:.......................................................................7
3.2.1. Chuẩn ISO 12647 về dữ liệu và khuôn in:....................................................7
3.2.2. Chuẩn ISO 12647 về bản in thử và in sản lượng:........................................10
3.3. Các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm in trong kỹ thuật in Offset tờ
rời:................................................................................................................................14
Chương 4: XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRO
NG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT IN:............................................................................21
4.1 An toàn lao động trong quá trình sản xuất là gì?.............................................21
4.2 Xây dựng quy trình đảm bảo an toàn lao động trong quá trình vận hành các
thiết bị sản xuất bao bì hộp giấy:...........................................................................21
4.3. Những rủi ro thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục trong môi trường
công nghiệp in:......................................................................................................22
4.4 Các công việc cần thiết phải làm để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình
sản xuất in:.............................................................................................................25
Chương 3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN (BAO BÌ
HỘP GIẤY) VÀ THIẾT BỊ CẦN THIẾT SỬ DỤNG

3.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm in (bao bì hộp giấy) trong kỹ
thuật in Offset tờ rời (tham khảo phương pháp GRACol 7):
Phương pháp GRACol 7 là một phương pháp phát triển dựa trên các đặc điểm của
ISO 12647-2 và SWOP, GRACol 7 sẽ dựa vào các điều kiện và những thông số được
áp dụng dựa trên thực tế và rút ra được một bộ phương pháp hiệu quả tối ưu để các
nhà in hay thợ in có thể kham khảo và áp dụng trong sản xuất.

Trong phần này chủ yếu liệt kê các tiêu chí cần thiết trong việc đánh giá chất lượng
sản phẩm in dựa vào các tiêu chuẩn được chấp nhận trong in Offset tờ rời và phương
pháp GRACol 7. Từ đó có thể đánh giá chất lượng sản phẩm in (bao bì hộp giấy) để
hạn chế và khắc phục các lỗi thông thường xảy ra trong quá trình in, tạo nên sản phẩm
có chất lượng và đạt yêu cầu của khách hàng.

3.1.1. Đánh giá độ dày lớp mực (Density):


Việc xác định giá trị Density rất quan trọng vì nó liên quan đến độ dày của lớp
mực, và sự thể hiện màu sắc của mực in từ đó ta có thể kiểm soát được độ dày lớp
mực thông qua giá trị Density và điều chỉnh lại cho phù hợp. Ngoài ra việc đo Density
có thể cho biết độ sạch của mực in.
Đánh giá độ dày lớp mực (Density) được thực hiện trên tờ in thử và được đo ở các
ô tông nguyên (process) trên thang kiểm tra in. Khi giá trị Density đạt đến mức giới
hạn, độ dày lớp mực có tăng thêm đi chăng nữa thì giá trị Density cũng không thay
đổi đáng kể. Từ đồ thị thể hiện mối tương quan giữa độ dày lớp mực và mật độ mực
của 4 màu cơ bản trong in Offset, có thể thấy đường thẳng đứng đánh dấu khoảng độ
dày lớp mực xấp xỉ 1mm thường được dùng trong in Offset và khoảng độ dày này có
thể làm giảm các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tờ in.

Việc canh chỉnh một lớp mực in cần phải được cân nhắc vì nếu in một lớp mực
không phù hợp sẽ sinh ra nhiều ảnh hưởng:
+ Mực quá dày: làm ảnh hưởng đến tốc độ khô mực, và tăng chi phí sản xuất.
+ Mực quá mỏng: làm mất hình ảnh, chi tiết trên tờ in (mất tram)
Do đó cần phải có biện pháp nhằm khắc phục như sau: kiểm soát độ dày lớp mực
trên máy in, điều chỉnh lại dao gạc mực, điều chỉnh tốc độ của lô máng mực và lô lấy
mực,…Hoặc dựa vào các tiêu chuẩn về độ dày lớp mực theo GRACol 7:
Premium text &
Loại giấy/ Loại vật liệu Loại 1 và 2 gloss/dull coated
cover
K 1.75 1.30
Mật độ ô C 1.40 1.15
tông nguyên M 1.50 1.15
Y 1.00 0.90

Việc đánh giá độ dày lớp mực chưa bao giờ được xem nhẹ trong việc quản lý chất
lượng sản phẩm trong kỹ thuật in offset tờ rời vì nó vô cùng quan trọng và sẽ sinh ra
nhiều lỗi về sau nếu không được kiểm soát một cách hợp lý.

3.1.2. Đánh giá gia tăng tầng thứ (Tone value increase):
Gia tăng tầng thứ là sự khác biệt giữa giá trị tông tram trên khuôn in và giá trị tông
tram tờ in. Gia tăng tầng thứ trong in là không thể tránh khỏi. Đánh giá mức độ gia
tăng tầng thứ ở vùng trung gian, hạt tram bị thay đổi kích thước theo chiều hướng vật
lý và quang học. Gia tăng tầng thứ tỉ lệ thuận với độ phân giải tram.
Các yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng tầng thứ: mực in, giấy, áp lực in, cao su, bản in.
Duy trì mức gia tăng tầng thứ ổn định trong suốt quá trình in là một yếu tố rất cần
thiết để đảm bảo sự đồng đều màu sắc giữa các tờ in với nhau. Theo GRACol 7, giá
trị gia tăng tầng thứ ở vùng trung gian (vùng 50%) được chấp nhận tốt nhất là:

Loại 1 và 2
Loại giấy/ Loại vật liệu Premium text & cover
gloss/dull coated
K 22 26
Mật độ ô C 20 22
tông nguyên M 20 22
Y 18 20

Gia tăng tầng thứ ở vùng trung gian giữa 4 màu CMYK không được lớn hơn 4%
với với offset tờ rời. Mục tiêu của chuẩn hóa quá trình là giữ độ gia tăng tầng thứ ổn
định nhất. Đo giá trị gia tăng tầng thứ và giữ ổn định gia tăng tầng thứ cho những lần
tái bản khác trong một khoảng dung sai cho phép thì mới có thể in đúng màu như lần
in ban đầu.

3.1.3. Đánh giá cân bằng xám (Gray balance):


Nếu các lớp mực in chồng lên nhau đúng như yêu cầu thì sẽ tạo ra màu xám trung
tính, nếu các lớp mực truyền lên nhau không chính xác thì phần màu xám của hình
ảnh sẽ bị ngả sang một tông màu nào đó và màu sắc không có chiều sâu. Cân bằng
xám thực chất cũng là cân bằng màu vì việc truyền tông màu không chính xác, mắt
người rất nhạy với những vùng tông xám.
Giá trị mà GRACol 7 khuyến cáo sử dụng, được xác định trước giá trị a* và b*
chưa tính đi màu nền giấy là:

Đối với điều kiện quan sát chuẩn, việc quan sát cân bằng xám chính xác là một yếu
tố không thể thiếu cho việc in chính xác 4 màu CMYK. Cân bằng xám thông thường
có thể hiểu là tỷ lệ phần trăm 3 màu CMY cần thiết để tạo ra một màu xám trung tính
cũng như 50% của màu đen nhưng nó được diễn tả một cách rất mơ hồ.
GRACol 7 đã đưa ra tỷ lệ phần trăm cho 3 màu CMY là: 50C, 40M, 40Y, đồng
thời còn quan tâm đến Lab cho 3 màu CMY. Đây là mức độ tạo ra ô cân bằng xám
với tỷ lệ 3 màu CMY tối ưu nhất. Thông thường người thợ in có thể đánh giá nhanh
được giá trị ô cân bằng xám ngả theo màu nào nếu họ có kinh nghiệm tốt. Mức độ ngả
sang màu khác hay sai biệt màu tùy thuộc vào từng bài mẫu, cách canh chỉnh lượng
mực cấp mà cần có cách đánh giá khác nhau, tốt nhất nên sử dụng thiết bị đo để đánh
giá.

3.1.4. Kiểm soát quá trình chồng màu (Ink trap):


Xác định thứ tự chồng màu chính xác nhằm đảm bảo lớp mực in sau bám tốt lên
lớp mực in trước, thông thường thì việc xác định chồng màu dựa vào độ nhớt mực in,
độ che phủ mực và giá trị tương phản của mực. Thứ tự chồng màu được chấp nhận và
phổ biến nhất là Cyan-Magenta-Yellow-Black, và tùy theo đặc tính của loại mực mà
có cách xác định thứ tự chồng màu chính xác, do lớp mực có độ nhớt cao hơn thì sẽ
được in trước để tránh tình trạng lớp mực in sau có độ nhớt cau hơn sẽ lột lớp mực
trước đó ra khỏi tờ in. Ngoài ra đối với các hình ảnh tram và nét thông thường thì thứ
tự in là các màu tram trước, màu nét có độ phủ mực cao in sau cùng. Người ta còn
dựa vào độ thấu minh của mực để xác định thứ tự in.
Việc chồng màu không chính xác trong in ấn là một lỗi hay xảy ra trong quá trình
in. Việc chồng màu chính xác 100% là khó có thể xảy ra được nên ta chấp nhận
khoảng sai lệch chồng màu cho phép. Trên lý thuyết, thực tế thì mắt người chỉ có thể
nhận ra sự khác biệt chồng màu khi khoảng cách là lớn hơn 0.1 mm.
Vì vậy độ sai lệch chồng màu trong in offset cho phép khoảng 0.1mm, đối với từng
loại giấy in, thì khoảng sai số chồng màu có thể thay đổi. Để có được điều này, chúng
ta cần đặt bon đúng cách. Nên đặt bon chồng màu ở 4 góc để có thể kiểm soát chồng
màu và giới hạn cho vùng in được, kiểm tra nhanh mức độ chồng khít giữa các màu.

3.1.5. Đánh giá tổng lượng mực phủ (TAC):


Trên lý thuyết có thể in vùng tối nhất bằng 4 màu CMYK với độ phủ mực là 400%,
nhưng sẽ xảy ra một số lỗi không mong muốn trong quá trình in ấn, chẳng hạn như
mực không khô trong quá trình in.
Chúng ta nên kiểm soát độ che phủ mực ở vùng tối nhất trên phim, bản hoặc file
digital đối với cùng 1 vị trí cho từng màu riêng biệt. Tùy theo điều kiện in ấn nên thiết
lập TAC thích hợp cho tách màu.
Theo GRACol 7 được khuyến cáo thì nên in với TAC là:

Profile: GRACol 2006 Coated1.txt


Loại 1 & 2 Gloss/ dull
Loại giấy/ vật liệu Premium text & cover
coated
LPI (for reference only) 175 150-175
TAC 340% 260%

Khi người thợ in điều chỉnh lượng mực cấp lên tờ in thì nên điều chỉnh lượng mực
cấp ở mức vừa đủ, nghĩa là với lớp mực này thì có thể tái tạo tốt độ sâu hình ảnh, màu
sắc có thể giống bài mẫu, không nên cấp dư lượng mực quá mức vì khi lớp mực đạt
đến một giá trị nào đó thì khả năng tăng độ dày lớp mực lên để tăng độ sâu hình ảnh,
độ tương phản thì không còn ý nghĩa gì. Ngược lại còn gây ra hậu quả là mực in quá
dày ảnh hưởng đến sự khô của tờ in, chồng màu khó hơn, tốn mực nhiều hơn và kết
quả có thể tệ hơn.
Để có thể đảm bảo sự ổn định cấp mực trong quá trình điều chỉnh nhanh nhất,
thông thường người thợ in nên điều chỉnh phím chỉnh mực thông qua việc so sánh giá
trị vùng tông trên bản in để có thể điều chỉnh lượng mực cung cấp trước khi vận hành
in.

3.1.6. Đánh giá độ tương phản in (Print contrast):


Độ tương phản in là độ tương phản ở vùng tối, nơi mà đến một mức độ nào đó
người quan sát có thể phân biệt được các tông được in ở vùng tối. Một tờ in cần độ
tương phản cao hết mức mà nó có thể. Điều này cần các tông nguyên có mật độ mực
cao, vùng tông tram thì vẫn đảm bảo tầng thứ. Độ tương phản tăng lên khi tăng mật
độ mực tăng lên.
Độ tương phản in là trị số biểu thị mối tương quan giữa mật độ in tại vùng 75% và
mật độ vùng tông nguyên. Nó rất nhạy với các thay đổi trong quá trình in như: Áp lực
in và sự lăn ép, cao su, tờ lót, sự làm ẩm và mực in.
Không giống như gia tăng tầng thứ, giá trị độ tương phản phụ thuộc vào một phần
lớn vào sự gia tăng mật độ ở tông nền, nên nó được xem là một biến số cho việc
chuẩn hóa.
Theo GRACol 7, độ tương phản in trung bình tại vùng trung gian được khuyến cáo
trong quá trình kiểm soát theo bảng số liệu sau.
Loại giấy/vật liệu Loại 1 & 2 Gloss/ dull coated Premium text & cover
K 40+ 35+
Độ tương C 35+ 35+
phản in M 35+ 30+
Y 30+ 25+
Độ tương phản in càng cao thì hình ảnh có độ sâu càng tốt, tái tạo màu sắc tốt hơn.
Với giá trị này, người thợ in chỉ có thể đánh giá thông qua thiết bị đo màu để có thể
kiểm soát được mức độ tương phản của tờ in.

3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm in (bao bì hộp giấy) trong
kỹ thuật in Offset tờ rời theo tiêu chuẩn ISO 12647:
Tiêu chuẩn ISO 12647 là tiêu chuẩn dùng trong ngành in, đưa ra các thông số cần
thiết để xác định điều kiện cho các quá trình xử lý trong in ấn và từ các số liệu đó ta
có thể xác lập điều kiện phù hợp cho từng sản phẩm in. Về đánh giá chất lượng sản
phẩm in (bao bì hộp giấy) bằng phương pháp in Offset tờ rời thì tiêu chuẩn kỹ thuật
ISO 12647 có đề cập đến các thông số, phương pháp đo và xác định các tiêu chuẩn
cho in Offset tờ rời, các thông số mà tiêu chuẩn đề cập đến đều là những thông số
chính quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và chất lượng sản phẩm in.
Việc nhà in áp dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn
kỹ thuật ISO 12647 vào trong sản xuất là vô cùng cần thiết, giúp thống nhất và thiết
lập các thiết bị theo một tiêu chuẩn chung của toàn thế giới và có thể tạo ra các sản
phẩm đạt chất lượng cao, giảm thiểu các lỗi thường xảy ra trong quá trình in và nâng
cao chất lượng sản phẩm in.

3.2.1. Chuẩn ISO 12647 về dữ liệu và khuôn in:


Trong phần này ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung thuộc công đoạn chế bản (trước
in) giúp cho việc kiểm soát chất lượng từ quá trình làm file đến việc thể hiện các file
đó trên bản in, vì các yếu tố xảy ra ở công đoạn chế bản cũng làm ảnh hưởng đến chất
lượng tờ in. Và công việc này giúp tiết kiệm thời gian, chất lượng công việc tăng cao,
hạn chế những sai sót ở quá trình trước in, nâng cao chất lượng sản phẩm in.

Tiêu chí về dữ liệu (File) và chất lượng khuôn in:


Chuẩn ISO 12647 kiến nghị nên sử dụng định dạng file chung là định dạng PDF/X và
dữ liệu cho quá trình in phải ở dưới dạng không gian màu CMYK. File PDF/X có
thiết lập đầy đủ các tính năng và yêu cầu cần thiết trong ngành in, nếu sử dụng file
PDF/X thì phải sử dụng đúng như đã được cài đặt sẵn. Về việc áp dụng không gian
màu CMYK là cần thiết nếu có sử dụng các loại không gian màu khác thì cần phải có
hồ sơ ICC để nói lên các tính chất hay đặc điểm của hệ màu đó và dễ dàng kiểm soát
khi hiệu chỉnh trên nhiều thiết bị khác nhau. Chuẩn ISO còn kiến nghị rằng độ phân
giải của máy ghi kẽm nên được chọn và cài đặt sao cho thỏa mãn ít nhất 150 cấp độ
xám được tái tạo để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiêu chí về độ phân giải Tram (AM) và kích thước điểm tram (FM)
Để có một bảng in đạt chất lượng thì cần phải quan tâm đến các tiêu chí và tính
chất của các hạt tram như: độ phân giải, kích thước điểm tram, góc xoay tram,.. Và
việc sử dụng chuẩn ISO trong việc kiểm soát độ phân giải và các tính chất của hạt
tram là điều cần thiết, giúp các cơ sở in có thể thiết lập và điều chỉnh các tính chất của
hạt tram một cách hợp lý và phù hợp với sản phẩm in của mình, tiết kiệm thời gian
hơn trong việc tự tìm kiếm và thiết lập các tính chất của hạt tram một cách sơ bộ.
Chuẩn ISO kiến nghị rằng độ phân giải tram AM dùng cho bài in bốn màu nên nằm
trong phạm vi 45cm-1 đến 80cm-1 (hay từ 115lpi đến 200lpi) và khi tram hóa trên máy
tính, các “tần số tram” thường sai khác một chút từ màu process này đến màu khác để
giảm thiểu moire, riêng màu đen hoặc vàng đôi khi ta có thể áp dụng tần số tram mịn
hơn so với các màu còn lại ví dụ 84cm -1 so với 60cm-1 (213lpi so với 152lpi). Ngoài ra
chuẩn ISO còn đề cập đến kích thước điểm tram cho tram FM nên nằm trong khoảng
20µm tới 40µm, cụ thể như sau:

+ 20 - 30µm cho giấy tráng phủ

+ 30 - 40µm cho giấy không tráng phủ

Và ngoài vùng 20 - 40µm các nguyên tắc chung trong ISO vẫn sẽ giữ được nhưng
một số thông số cụ thể sẽ thay đổi.

Tiêu chí về góc xoay Tram (AM)


Góc xoay tram cũng gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng tờ in, góc xoay tram
không đúng hoặc không phù hợp với tính chất của sản phẩm in sẽ tạo nên sản phẩm in
không chất lượng. Dưới đây là hai trường hợp về góc xoay Tram (AM) mà chuẩn đã
đưa ra và dựa vào đó thợ in hay các nhà sản xuất có thể thiết lập và điều chỉnh góc
xoay tram một cách phù hợp.
+ Các loại tram không có trục chính: góc xoay giữa các màu C, M, K nên là 30°,
còn màu Y nên xoay một góc 15° với các màu khác. Màu sắc chủ đạo sẽ nằm ở góc
45°.
+ Các loại tram có hướng trục chính: Là tram tròn, vuông hay tram elip,…góc xoay
giữa các màu C, M, K nên là 60°, còn màu Y nên xoay một góc 15° với các màu khác.
Màu sắc chủ đạo sẽ nằm ở góc 45° hoặc 135°.

Ngoài ra hình dạng tram còn có mối quan hệ với giá trị tầng thứ, nếu các hạt tram có
hình dạng và hướng trục chính không được điều chỉnh hợp lý thì sẽ dẫn đến các vấn
đề gia tăng tầng thứ không mong muốn. Và chuẩn ISO kiến nghị rằng đối với các loại
tram AM, hình tròn, vuông hay elip nên được ưu tiên dùng và với các hạt tram có
hướng trục chính khi hai điểm tram dính vào nhau lần đầu tiên nên xảy ra ở vùng tầng
thứ không thấp hơn 40% và ở lần dính thứ hai không nên lớn hơn 60% giá trị tầng
thứ.

Tiêu chí về tổng giá trị tầng thứ trên tờ in


Gia tăng tầng thứ là yếu tố không thể tránh khỏi trên tờ in và trong quá trình in, nhưng
giới hạn tầng thứ bao nhiêu là phù hợp để chất lượng tờ in đạt tốt nhất? ISO 12647
cũng đưa ra khoảng tối đa của tổng giá trị tầng thứ đối với các loại vật liệu sử dụng
như cho giấy giáng phủ thì tổng giá trị tầng thứ nên nhỏ hơn 330% nhưng không được
vượt quá 350% cho in tờ rời. Và từ giới hạn khuyến cáo của ISO đưa ra ta có thể điều
chỉnh để trạng thái tờ in đạt tốt nhất và nhằm tránh những ảnh hưởng xấu liên quan
đến giá trị tầng thứ cao như: trapping, bong tróc mực khi in, chồng màu kém, thấm
qua mặt sau hoặc gây dính do lớp mực không thể khô…Vậy nên việc chuẩn hóa bằng
ISO là việc nên làm cho một sản phẩm in chất lượng cao.

Tiêu chí về tái tạo và cân bằng xám

Cân bằng xám cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng
tờ in, việc tạo nên màu xám trung tính giúp thợ in có thể điều chỉnh được mức độ hay
khả năng tái tạo của hình ảnh trong bày in, hay tỉ lệ mực in có đúng yêu cầu hay
không từ đó có thể cải thiện chất lượng tờ in. ISO đưa ra các giá trị tầng thứ cho màu
C, M, Y để đạt được màu xám trung tính đó là nên được tính từ điều kiện in tiêu
chuẩn hoặc điều kiện in thực tế hoặc bằng công thức sau mô tả sự tái tạo màu xám
(L*,a*,b*) đối với màu giấy cụ thể (L*paper, a*paper, b*paper) và màu của ô tông
nguyên chồng màu CMY (L*cmy):

Các giá trị phối trộn hữu ích mà thường tạo ra màu xám trung tính, các giá trị này có
thể được gán trên file dữ liệu hoặc cả trên phim tách màu:
Màu
Giá trị tầng thứ
Cyan Magenta Yellow

15% 25% 19% 19%

50% 50% 40% 40%

75% 75% 64% 64%

Ngoài ra ISO còn chú thích thêm rằng một điều kiện cân bằng xám duy nhất là
không đủ để đáp ứng cho tất cả các loại vật liệu và loại mực có thể dùng để in. Vì vậy
cân bằng xám cần được xác định cho mỗi điều kiện in khác nhau để tái tạo được màu
xám tốt nhất. Và cân bằng xám của một quá trình in trước đó có thể sử dụng để căn
chỉnh và kiểm soát miễn là sai số cho gia tăng tầng thứ trên tờ in và gia tăng tầng thứ
trên lô cao su.

3.2.2. Chuẩn ISO 12647 về bản in thử và in sản lượng:


Việc in thử là không thể thiếu đối với quy trình in và sản xuất một sản phẩm cụ thể, ở
bước in thử ta có thể kiểm tra tổng quan chất lượng tờ in, kiểm tra các tính chất hay
đặc điểm của vật liệu để dùng trong in sản lượng. Có thể nói, tờ in thử mang các yếu
tố và tính chất gần như giống với tờ in sản lượng nhất, và từ đó thợ in hay nhà sản
xuất có thể dưa vào đó và kiểm tra các yếu tố hay các lỗi thường xảy ra trong quá
trình in, làm ảnh hưởng đến chất lượng tờ in như: chồng màu, gia tăng tầng thứ, cân
bằng xám,…Chuẩn ISO 12647 có đề cập đến và đưa ra những tiêu chuẩn về bản in
thử và in sản lượng như sau: độ trắng, độ bóng, tính chất mực in,…từ đó có thể tham
khảo hay áp dụng tiêu chuẩn ISO vào trong sản xuất nhằm tiêu chuẩn hóa quá trình in
thử để tạo ra một sản phẩm in chất lượng và hiệu quả quá trình in.

Tiêu chuẩn ISO về độ bóng, độ trắng, độ sáng theo từng loại vật liệu trong kỹ
thuật in Offset tờ rời:
Vật liệu được chọn để in thử phải có các tính chất về màu sắc, độ bóng, tính chất bề
mặt, độ sáng,… tương đương với vật liệu dùng cho in sản lượng nhất, vì nếu vật liệu
dùng cho tờ in thử có tính chất quá khác so với tờ in sản lượng thì tờ in thử đó không
thể tái hiện một cách chính xác nhất các tính chất của tờ in sản lượng và không thể
đánh giá khách quan được công việc in sản lượng có đạt hiệu quả hay không? Nếu vật
liệu được chọn cho tờ in thử không thể giống hoàn toàn thì ta nên chọn loại vật liệu có
các thông số đặc tính gần nhất được ISO liệt kê thông qua bảng sau:

Đặc tính
a a a
L* a* b* Độ bóng Độ sáng Định
b
(%) theo ISO c lượng d
(%) (g/m2)
Loại giấy
Giấy tráng phủ bóng, có nguồn
1
gốc từ gỗ (couche bóng) 93(95) 0(0) -3(-2) 65 89 115
Giấy tráng phủ mờ, có nguồn gốc
2 92(84) 0(0) -3(-2) 38 89 115
từ gỗ (couche Matt)
Giấy tráng phủ bóng, in cuộn
3 87(92) -1(0) 3(5) 55 70 70
(couche cho in cuộn)
Giấy không tráng phủ, trắng (giấy
4 92(95) 0(0) -3(-2) 6 93 115
viết, giấy Ford)
Không tráng phủ, hơi ngả vàng
5 88(90) 0(0) 6(9) 6 73 115
(giấy in báo)
Dung sai ±3 ±2 ±2 ±5 - -
Loại giấy tham chiếu 94.8 -0.9 2.7 70-80 78 150

Dựa vào các thông số từ bảng trên do ISO cung cấp, người thờ in có thể lựa chọn
những vật liệu in thử cho phù hợp nhất với vật liệu in thực tế từ độ bóng, độ sáng,
định lượng. Từ đó lựa chọn loại vật liệu (giấy) phù hợp nhất có thể.

Tiêu chí về đánh giá về mực in:


Việc ảnh hưởng đến chất lượng tờ in còn nằm ở mực in, xác định các đặc tính của
mực in và kiểm soát mực in là việc không thể thiếu trong công đoạn quản lý chất
lượng sản phẩm in. Với điều kiện sử dụng của 5 loại giấy được liệt kê ở phần trước,
thông số màu CIELAB của các ô tông nguyên cũng như các ô chồng màu trên tờ in
thử phải thỏa các giá trị xác định trong bảng sau đây:

Các giá trị thành phần màu CIELAB theo thứ tự in C-M-Y.
Loại giấy
Màu 1,2 3 4 5
L* a* b* L* a* b* L* a* b* L* a* b*
16 0 0 20 0 0 31 1 1 31 1 2
Black
(16) (0) (0) (20) (0) (0) (31) (1) (1) (31) (1) (3)
54 -36 -49 55 -36 -44 58 -25 -43 59 -27 -36
Cyan
(55) (-37) (-50) (58) (-38) (-44) (60) (-26) (-44) (60) (-28) (-36)
46 72 -5 46 70 -3 54 58 -2 52 57 2
Magenta
(48) (74) (-3) (49) (75) (0) (56) (61) (-1) (54) (60) (4)
88 -6 90 84 -5 88 86 -4 75 86 -3 77
Yellow
(91) (-5) (93) (89) (-4) (94) (89) (-4) (78) (89) (-3) (81)
47 66 50 45 65 46 52 55 30 51 55 34
Red, M+Y
(49) (69) (52) (49) (70) (51) (54) (58) (32) (53) (58) (37)
Green, 49 -66 33 48 -64 31 52 -46 16 49 -44 16
C+Y (50) (-68) (33) (51) (-67) (33) (53) (-47) (17) (50) (-46) (17)
20 25 -48 21 22 -46 36 12 -32 33 12 -29
Blue, C+M
(20) (25) (-49) (22) (23) (-47) (37) (13) (-33) (34) (12) (-29)
Xám, 18 3 0 18 8 6 33 1 3 32 3 1
C+M+Y (18) (3) (0) (19) (9) (7) (33) (2) (3) (32) (3) (2)
Song song đó ISO còn đưa ra những thông số yêu cầu phải thỏa mãn về dung sai
không được vượt quá các giới hạn đã được liệt kê như trong bảng sau đây, từ đó có
thể tránh những lỗi phát sinh trong quá trình in:

Dung sai cho ô tông nguyên màu process.

Màu
Thông số a
Black Cyan Magenta a Yellow a
Dung sai sai lệch 5 5 5 5
Dung sai thay đổi 4 4 4 5
Sai lệch màu không được vượt quá 2,5.

=> Kiểm soát màu mực in là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật in Offset nói chung hay
Offset tờ rời nói riêng. Thông qua các thông số trong bảng các giá trị thành phần màu
CIELAB theo thứ tự in C-M-Y và bảng dung sai cho ô tông nguyên màu process thợ
in có thể lựa chọn và điều chỉnh các thông số mực in sao cho phù hợp nhất đối với đặc
tính của từng loại vật liệu in vì mực in với độ sai lệch màu thấp sẽ tăng khả năng
chồng màu chính xác, tái tạo màu đồng thời gia tăng giá trị tờ in một cách đáng kể.

Tiêu chí về kiểm soát giá trị gia tăng tầng thứ:
ISO 12647 đưa ra yêu cầu về khoảng giới hạn tầng thứ trên file và trên bản in, yêu cầu
tầng thứ trên file và trên bản in cần phải thống nhất, hoặc có thể xê dịch một khoảng
tùy theo đặc tính của vật liệu in như sau:
- 2 - 98% với giấy tráng phủ (độ phân giải từ 60 – 80 LPCM, kích thước điểm tram
20µm)
- 4 - 96% với giấy không tráng phủ (độ phân giải 60 LPCM, kích thước điểm tram
30µm)
Và không một vùng đặc biệt nào của hình ảnh in được nằm ngoài vùng giới hạn tầng
thứ đã đề cập đến.
Sự chênh lệch tầng thứ giữa tờ in thử và tờ in thật trong vấn đề gia tăng tầng thứ là
điều không thể tránh khỏi và cách tốt nhất là cần phải chú ý và kiểm soát. Tại một
điểm tầng thứ xác định ở vùng trung gian trên tờ in thử mức độ sai lệch giá trị gia
tăng tầng thứ không được vượt quá trá trị cho phép trong bảng sau đây:

Dung sai gia tăng tầng thứ của tờ in thử và sản lượng ở vùng (125 -175 lpi)

Giá trị tầng thứ của Dung sai sai lệch Dung sai biến thiên
vùng kiểm tra In thử Tờ in OK In sản lượng
40% hoặc 50% 3% 4% 4%
75% hoặc 80% 2% 3% 3%
Khoảng sai biệt tối đa
4% 5% 5%
vùng trung gian

Có thể thấy các thông số mà ISO đề cập đến về khoảng chênh lệch gia tăng tầng
thứ giữa tờ in thử và tờ in thật không quá lớn nhưng nếu không kiểm soát và giảm
thiểu nó thì sẽ gây ra nhiều lỗi ảnh hưởng đến chất lượng tờ in => Chuẩn ISO – 12647
có tầm quan trọng vô cùng to lớn trong việc kiểm soát gia tăng tầng thứ bằng cách
đưa ra những khuyến cao chung. Từ đó, các doanh nghiệp in có thể dựa vào đó để
đánh giá chất lượng sản phẩm in của mình một cách dễ dàng.
Tóm lại: Các thông số ISO 12647 đưa ra về việc đánh giá bản in thử và in sản
lượng được tóm tắt như sau: trước tiên để xác định các thông số mục tiêu một cách
thống nhất thì cần xem xét điều kiện in được xác định bởi vật liệu, tram, thứ tự mực
in,…và xác định vùng tông nguyên, gia tăng tầng thứ liên quan đến điều kiện in đó.
Bản in đạt chuẩn ISO 12647 trong in Offset cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Các ô trên thang kiểm tra phải đáp ứng các tiêu chuẩn về:
+ Thang đo kiểm tra phải phù hợp với ISO 12647, được đặt ngang theo
hướng in và bao phủ được toàn bộ các phím mực
+ Màu sắc mực in
+ Gia tăng tầng thứ
- Giới hạn phục chế
- In chồng màu chính xác
Để một bài in đạt chuẩn, tối thiểu 68% bản in phải đáp ứng tất cả các quy tắc trên.

3.3. Các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm in trong kỹ thuật
in Offset tờ rời:
Với yêu cầu đánh giá chất lượng in, không chỉ đảm bảo các tiêu chí kiểm soát chất
lượng in hiệu quả mà việc đảm bảo chất lượng in còn có thể được kiểm soát thông qua
các thiết bị chuyên dụng. Để đảm bảo kiểm tra các thông số tờ in một cách chính xác
cần có những thiết bị hỗ trợ trong quá trình kiểm tra và nhóm xin được liệt kê một
trong những các thiết bị cần thiết trong quá trình kiểm soát và đánh giá chất lượng sản
phẩm in trong kỹ thuật in Offset tờ rời:

Tủ soi màu:
Để kiểm tra đánh giá tờ in chính xác đòi hỏi phải quan sát dưới một nguồn ánh sáng
chuẩn, đảm bảo việc đánh giá khách quan và trung thực. Cần có một thiết bị để đảm
bảo quá trình nhìn bài mẫu kiểm tra một cách chính xác. Và nhóm xin liệt kê một
trong những tủ soi màu phổ biến như “Tủ soi màu SpectraLighQC” với hệ thống
đánh giá màu được tích hợp nhiều nguồn sáng tiêu chuẩn, giúp chúng ta có thể đánh
giá màu sắc các sản phẩm của mình dưới nhiều nguồn sáng khác nhau. Giả lập như
ánh sáng ban ngày (Daylight) ánh sáng huỳnh quang, đèn sợi đốt… với độ chính xác
cao và đồng đều.

Tủ soi màu SpectraLighQC


http://www.toanan.com.vn/
Thông số kỹ thuật:
- Nguồn ánh sáng ban ngày (lựa chọn D50 hoặc D65).
- Đèn dây tóc, đèn Horizon, nguồn sáng huỳnh quang, đèn Cool White (CWF), đèn
UV.
- Có thể thiết lập cường độ chiếu (lux) để đạt được nguồn sáng mong muốn theo
chuẩn ASTM hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
- Trang bị hệ thống cảm biến duy trì tối đa cường độ sáng (lux) giúp tăng tuổi thọ và
độ sáng của đèn
- Vùng quan sát (H x W x D): 70 x 94 x 61 cm.

Thiết bị quét màu tự động:


Để giúp nhanh chóng thiết lập thông số mực, giảm thời gian canh bài, hao phí nguyên
vật liệu, ổn định quá trình in ấn thì cần phải sử dụng thiết bị quét màu tự động. Thiết
bị quét màu tự động cho phép đo và hiển thị các thông tin của thang màu ColorBar,
qua đó có thể xác định được các thông số cơ bản của bài in như: Density, cân bằng
xám, độ chồng màu (trapping), gia tăng tầng thứ, độ tương phản in chỉ với một lần
quét duy nhất. Máy quét màu tự động Intellitrax2 có thể đáp ứng các yêu cầu trên và
cho phép lưu lại các thông số bài mẫu khách hàng đã đồng ý giúp kiểm soát tờ in
giống với bài mẫu, đồng thời sử dụng lại những thông số này trong những lần tái bản,
phù hợp với các tiêu chuẩn ISO/G7

Máy quét màu tự động


http://www.xrite.com/categories/scanning instruments/intellitrax2
Thông số kỹ thuật:
Hình dạng đo 0/45 per ISO
Điều khiển kích cỡ quét 40” (1016 mm)
Tốc độ quét 160mm/sec
Phạm vi quét của tia laser nhỏ nhất 3x3.2mm
Mật độ quang học lặp lại Black density +/- 0.02D @ 1.5D
Mật độ quang học (độ chính xác) +/- 0.02D at 1.5D
Quang phổ lặp lại 0.20 dEab on white tile
Phạm vi mật độ quang học 0 – 2.5D
Phạm vi quang phổ 400nm-700nm
Phạm vi phản xạ 0-150% Reflectance
Trạng thái density E/T/I/A/G
Độ dày giấy Max: 762mm

Kính soi tram:


Dùng để kiểm tra nhanh các vấn đề về chồng màu, màu sắc tờ in. Với độ phóng đại
khoảng 60 lần để đảm bảo xem tốt các yếu tố chồng màu, tram, màu sắc tờ in.
Kính soi tram
http://muaban.com.vn/Thiet-bi-van-phong-113/Kinh-soi-trame-mat-do-soi-vai-
60xLED-UV-3791221.html
Thông số kỹ thuật:
Số hiệu NO.9882
Độ phóng đại 60x
Tròng kính Acrylic - Ø10mm
Kích thước 3x4x1.7 cm
Vật liệu Nhựa
Màu sắc Bạc
Đèn trợ sáng 2 đèn LED - 1 đèn UV thiết kế cần gạt
Tính năng Soi phóng to vật thể 60x, điều chỉnh được hướng
soi cũng

Thiết bị đo độ bóng:
Để đảm bảo chất lượng in đạt hiệu quả, năng suất công việc tăng đáng kể thì thiết bị
đo độ bóng bề mặt tờ in là không thể thiếu được, thiết bị J480 được dùng để kiểm tra
độ bóng bề mặt sản phẩm vì độ bóng cũng được coi là một yếu tố quan trọng, bởi bề
mặt bên ngoài có thể ảnh hưởng đến nhận thức của con người về hình dạng, màu sắc
của sản phẩm.

Thiết bị Elcometer đo độ bóng J480.


https://vatgia.com/raovat/9182/11835686/thiet-bi-do-do-bong-elcometer-j480.html
Thông số kỹ thuật:
Sai số: ±0.5 (GU)
Độ phân giải: 0.1 GU
Kích thước: 190 x 110 x 60 mm

Thiết bị đo độ ẩm giấy:
Việc kiểm tra chất lượng in có thể được nâng cao, hiệu quả, ít tốn thời gian đi đáng kể
khi ta sử dụng thêm các thiết bị đo độ ẩm giấy trong sản xuất. Độ ẩm giấy có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng in. Việc kiểm soát độ ẩm là một điều rất quan trọng trong in
ấn đặc biệt là trong vực in offset tờ rời. Vì độ ẩm quá cao hay quá thấp sẽ làm giấy bị
co lại hoặc giãn ra từ đó làm sai lệch trong quá trình in ảnh hưởng rõ rệt đến chất
lượng in. Thiết bị đo độ ẩm giấy MC-160SA là một thiết bị có độ đo chính xác và phù
hợp trong viêc này.

Máy đo độ ẩm giấy MC-160SA


https://maydocongnghiep.com/san-pham/may-do-do-am-giay-mc60cpa/
Thông số kỹ thuật:
Thang đo 0-14 %
Độ phân giải 0.1 %
Cảm ứng chiều sâu 30mm
Môi trường làm việc -10 – 60 độ C
Màn hình hiển thị LCD
Nguồn điện pin 9v
Trọng lượng 160 V

Thiết bị đo màu:
Dùng để kiểm tra được màu sắc, cấp độ màu có đạt tiêu chuẩn sản xuất và đánh giá
chất lượng để có những thay đổi nhanh chóng trong sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm
luôn đạt đủ tiêu chí về chất lượng.
Nhu cầu đo mật độ mà cũng như khuyên cáo phải điều chỉnh mực để đạt được kết quả
tốt nhất trong quá trình in ngày càng cao. Thiết bị X-RITE EXACT giúp người sử
dụng đúng màu trong in ấn là hết sức cần thiết. Tăng khả năng tái tạo màu, chất lượng
hình ảnh sẽ tăng cao. Với sự ra đời của những chuẩn chung thì việc đánh gía chất
lượng sản phẩm in thông qua các chuẩn đó là vô cùng cần thiết. Nắm bắt nhu cầu đó
thiết bi đo mật độ màu có thể đánh giá chất lượng màu sắc theo những tiêu chuẩn
quốc tế chung trong in.
Máy đo màu quang phổ X-RITE EXACT
http://anhduong.net.vn/vi/san-pham/thiet-bi-do-mau-quang-pho-exact-xrite/484.html
Thông số kỹ thuật:
Kích thước vùng đo (mm): 1.5, 2, 4 và 6
- M0 (Không lọc, bao gồm ánh sáng UV)
Điều kiện đo: - M1 (Ánh sáng ban ngày, D50)
- M2 (Lọc tia UV)
- M3 (Lọc tán xạ)
Nguồn sáng: 400 - 700 nm
Thời gian đo: 0.9 - 1.4s

Thiết bị đo độ dày vật liệu


Đo độ dày cũng là một yếu tố cho việc xác định chất lượng in đạt hiệu quả. Từ đó, xác
định những thông số cần thiết cho quá trình in: Ví dụ như đo độ dày có thể ảnh hưởng
đến thiết bị in (máy in) offset tờ rời. Co những dòng máy in (thiết bị in) chỉ có những
dòng thiết bị in phù hợp trong một độ dày nhất định. Vì thế xác định các thông số độ
dày để quá trình in diễn ra hoàn chỉnh, tránh những sai sót nhất có thể xảy ra.

Đồng hồ đo độ dày vật liệu điện tử Mitutoyo 547-400S.


https://emin.vn/mitutoyo547-400s-dong-ho-do-do-day-vat-lieu-dien-tu-mitutoyo-547-
400s-0-12mm-0-00005-inch-1484/pr.html
Thông số kỹ thuật:
Dải đo: 0 - 12mm/ 0 - 0.47"
Độ phân giải: 0.001mm/ 0.00005"
Độ chính xác: ±0.003mm/ 0.00015"
Hệ đơn vị: m/inch
Chương 4: XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT IN:
4.1 An toàn lao động trong quá trình sản xuất là gì?
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm tránh các khả năng gây thương tật, tử vong, đảm bảo sức khỏe, tính mạng của
người lao động trong quá trình lao động cũng như hạn chế tổn thất, nâng cao hiệu suất
làm việc.
An toàn lao động trong quá trình sản xuất là các biện pháp, kiến thức cần thiết được
trang bị, hướng dẫn cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất. Đối với
những người lao động làm việc trong các xưởng sản xuất việc trang bị kiến thức, kinh
nghiệm, phương tiện nhằm đảm bảo an toàn là điều rất cần thiết đối với họ.
Trong lao động sản xuất, vì lý do chủ quan và khách quan đã dẫn đến các rủi ro
không mong muốn, làm tổn thất đến tài sản và tính mạng con người. Do đó để giảm
thiểu đến mức tối đa những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra mỗi cơ sở sản xuất cần
phải nâng cao năng lực nhân viên và xây dựng quy trình đảm bảo an toàn, hợp lý
trong lao động sản xuất.
4.2 Xây dựng quy trình đảm bảo an toàn lao động trong quá trình vận hành
các thiết bị sản xuất bao bì hộp giấy:

4.3. Những rủi ro thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục trong môi
trường công nghiệp in:
Những rủi ro Nguyên nhân Cách khắc phục
Vẹo cổ, gãy tay, Do khuất tầm nhìn, khiêng vác Trong quá trình vận chuyển, khiêng vác
vấp té nặng trong lúc nhập nguyên liệu nguyên liệu hay thành phẩm cần phải có số
hay nhập thành phẩm vào kho lượng vừa đủ, không quá cố để tránh xảy ra tai
Khiêng chồng giấy cao, diện nạn
tích lớn, vật liệu nặng và to Khi chất vật liệu cần chất một lượng vừa đủ,
không để che khuất tầm nhìn khi di chuyển,
trong lúc vận chuyển cần cẩn thận, tập trung vào
công việc
Sử dụng các dụng cụ vận chuyển chuyên
nghiệp như xe nâng,.. để thao tác dễ dàng hơn
Không có lối đi riêng dành cho
người đi bộ hoặc lối đi hẹp gây
che khuất tầm nhìn và vướng vào
máy móc
Chất hàng quá cao Trong khu vực sản xuất cần phân chia vùng an
Hàng rơi từ trên cao xuống toàn của các thiết bị, có thể sử dụng băng keo
Chấn thương toàn Bất cẩn, không chú ý, không dán dưới sàn để vạch ra ranh giới an toàn
thân kiểm soát được quá trình hoạt Có khu vực riêng để chứa nguyên vật liệu và
Trượt ngã động của máy cần phân loại các vật liệu đó, sắp xếp vật liệu
Va chạm với Để vật dụng không ngăn nắp ngăn nắp, cẩn thận và đúng chổ quy định, không
phương tiện vận làm vướng đến hoạt động di chất quá cao để hạn chế đổ, rớt
chuyển cơ giới nội bộ chuyển qua lại Trang bị đồ bảo hộ khi tham gia sản xuất
Hàng chất ngỗn ngang, không Cần chú ý cẩn thận, trong trung trong quá
thứ tự, chắn ngang lối đi dễ vấp trình thao tác làm việc
ngã
Đứng gần, thao tác quanh máy
sấy và các thiết bị in mà không có
bảo hộ lao động
Văng bắn vật liệu, nguyên liệu
cứng
Máy cắt vào tay hoặc máy dập Không được tháo bỏ bất kỳ các thiết bị liên
lên tay quan tới an toàn và các thiết bị bảo vệ gồm cả
Tay bị kẹp vào các chi tiết của các bảng điện
máy in như: bàn vào giấy, nhíp Trong khi máy đang vận hành không được để
bắt, nhíp trao, kẹt vào máy in và bất kỳ phần nào của cơ thể như tay, hoặc các
Chấn thương mắt, các lô trong máy in,…khi máy ngón tay trong bộ phận cấp giấy, cụm in hay bộ
mặt, tay chân đang hoạt động phận ra giấy,…trên máy có trang bị các nút dừng
Kẹt tay Công nhân không tập trung chú tạm thời, có thể bấm nút đó rồi mới thao tác để
ý, không trang bị thiết bị bảo hộ tránh các tai nạn xảy ra
lao động, không kiểm soát được Không bao giờ vào trong máy khi máy đang
quá trình hoạt động của máy chạy
Sửa chữa khi máy đang hoạt Trong quá trình sản xuất cần phải tập trung và
động trang bị đồ bảo hộ cá nhân
Xử lý hàng lỗi bị vướng trong
máy
Bất cẩn, không chú ý, không Phải phân loại nơi đặt thiết bị điện theo mức
kiểm soát được quá trình hoạt nguy hiểm (nơi ít nguy hiểm, nơi nguy hiểm, nơi
động của máy đặt biệt nguy hiểm)
Sửa chữa khi máy đang hoạt Sử dụng các thiết bị và dụng cụ an toàn khi
Điện giật
động làm việc với thiết bị điện
Các thiết bị sử dụng điện không Tổ chức kiểm tra và bảo dưỡng đúng quy định
được kiểm tra hay bảo trì thường Phải che chắn các thiết bị và các bộ phận của
xuyên mạng lưới điện
Hóa chất nguy Làm việc ở khâu nguyên liệu Những công nhân khi phải làm việc trong môi
hiểm (gây kích ứng như chì xăng, thủy ngân,…hoặc ở trường độc hại phải được trang bị các phương
da, ăn mòn da, khó khâu thành phẩm như thuốc trừ tiện phòng độc thích hơp như: mặt nạ, khẩu
thở, bị bỏng,…) sâu, bột sơn chì. Ngay trong quá trang, găng tay, mũ, quần áo, giày, ủng.
trình sản xuất do sự kết hợp giữa Phải thường xuyên kiểm tra hàm lượng các
các chất với nhau chất độc hại thoát ra nếu thấy quá tiêu chuẩn cho
phép phải tiến hành sửa chữa hoặc cải tiến thiết
Văng hóa chất vào người, vào
bị để giảm hàm lượng chất độc xuống
mắt
Loại trừ nguyên liệu độc trong sản xuất, phải
Trộn hóa chất với mực in
cách ly bộ phận sản xuất ra một nơi riêng biệt và
Trong quá trình vận chuyển các
bố trí cuối chiều gió
thùng chứa không đóng chặt, làm
Cơ khí hóa, tự động hóa quá trình sản xuất sao
rò rỉ hoặc tràn đổ ra ngoài
cho người công nhân ít tiếp xúc với hóa chất độc
- Không được để những can hay bình đựng
chứa các dung môi dễ bay hơi hay bắt cháy gần
các thiết bị, máy móc
Bất cẩn, làm rơi vãi hóa chất
Đặt các bảng cấm hút thuốc và cấm lửa ở các
Không đặt bản cấm hút thuốc,
khu vực dễ cháy, không hút thuốc, uống rượu ở
cấm lửa
nơi làm việc có tiếp xúc với những hợp chất
Vô tình để mồi lửa ở khu vực
hidrocacbon chứa clo.
lưu trữ hóa chất
Dây điện của các thiết bị điện phải được bọc
Cháy nổ Trong phương pháp in Offset
lớp cách điện và bố trí điện một cách hợp lý
thường sử dụng mực gốc dầu dễ
không gây vướng hoặc ảnh hưởng đến các hoạt
gây ra nguy cơ cháy nổ đáng kể
động sản xuất
Thiết bị điện được bảo trì kém
Sử dụng mực và chất tráng phủ hay các hóa
hoặc không phù hợp có khả năng
chất ở nhiệt độ càng thấp càng tốt để giảm lượng
gây cháy nổ
hơi sinh ra, phải bảo quản các hóa chất đúng điều
kiện và thích hợp

Trang bị nút bít tai, ốp tai trong quá trình làm


việc
Hiện đại hóa thiết bị, bảo trì thường xuyên,
Tiếng ồn làm cơ hiệu quả nhất là tự động hóa hoặc điều khiển các
Tiếng ồn từ máy móc, thiết bị
quan thính giác bị thiết bị có tiếng ồn lớn từ xa
và quá trình vận chuyển hàng hóa
mệt mỏi, giảm thính Máy móc phát sinh ra tiếng ồn phải được bố
tạo tiếng ồn lớn
lực và có thể bị điếc trí xa phân xưởng và khu vực đông người, nhà
nghề nghiệp xưởng nên thiết kế cao, rộng, có vòm che, xung
quanh tường bố trí thêm phần cách âm, xung
quanh khu vực sản xuất nên trồng thêm cây xanh
để hạn chế tiếng ồn

=> Nhìn chung các yếu tố về an toàn lao động khó có thể tránh khỏi trong quá trình
sản xuất nhưng đa số phần lớn là do yếu tố con người không cẩn thận, mất tập trung,
bất cẩn khi làm việc. Do đó mỗi cá nhân cần phải đặt yếu tố an toàn lao động lên hàng
đầu để tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc không mong muốn hoặc ta có thể hạn chế và
kiểm soát chúng bằng những kỹ năng và kiến thức để có thể khắc phục các rủi ro và
nâng cao năng suất lao động. Người lao động cần phải có ý thức và kiến thức cơ bản
về cách phòng chống các tai nạn lao động, tuân thủ và thực hiện nghiêm túc những
nội quy mà công ty đã đặt ra, những việc làm đó sẽ hạn chế tổn thất về người và nâng
cao hiệu suất làm việc.
4.4 Các công việc cần thiết phải làm để đảm bảo an toàn lao động trong quá
trình sản xuất in:
+ Đối với quản lý:

- Phân công và bố trí hợp lí, công bằng cho từng nhóm công việc.
- Tổ chức và khuyến khích công nhân tham gia những khóa học về an toàn lao
động.

- Luôn học hỏi, tìm hiểu, phát triển và vận dụng những biện pháp an toàn lao động.

- Luôn đặt tính mang và sức khỏe người lao động lên hàng đầu.

- Đưa ra các quy định về an toàn và quy định vệ sinh trong nhà xưởng.

- Nghiêm khắc xử lý với các đối tượng vi phạm an toàn lao động và tuyên dương
khích lệ những cá nhân hay tổ chức thực hiện tốt.

+ Đối với công nhân:

- Cần chấp hành và thực hiện tốt quy định về an toàn lao động trong quá trình làm
việc.

- Có trách nhiệm và thực tốt nghĩa vụ của mình trong lúc vận máy, kiểm tra, vệ sinh
các thiết bị.

- Không tháo rời các nắp đậy an toàn của máy và thiết bị

- Khi sử dụng hóa chất cần cận thận, chọn đúng hóa chất, hiểu rõ mức độ nguy
hiểm của hóa chất đó có thể tạo ra và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hóa chất
đó.

- Tham gia đầy đủ các lớp học về an toàn lao động.

- Không được để các dụng cụ không cần thiết hay các dung dịch rửa xung quanh
vùng làm việc.

- Không sử dụng tay, chân hay băng dán keo (hồ) đè lên các nút công tắc của máy
in.

- Trong khi máy đang chạy không được để bất kỳ phần nào của cơ thể như tay,
hoặc các ngón tay trong bộ phận cấp giấy, cụm in hay bộ phận ra giấy.

- Không đeo cà vạt, các đồ trang sức hay các đồ dùng khác mà có thể gây trở ngại
trong quá trình in và đảm bảo quần áo của công nhân là phù hợp khi thực hiện công
việc.

- Khi tham gia các công việc lao động thì người lao động nên trang bị đầy đủ từ
trang phục cho đến các thiết bị dùng để bảo hộ cá nhân như: Quần áo bảo hộ, mũ,
kính, giày, găng tay bảo hộ… để đảm bảo an toàn cho bản thân.

- Khi xảy ra sự cố cần bình tĩnh giải quyết vấn đề.


Chương 5: KẾT LUẬN
Bên cạnh một sản phẩm in (bao bì hộp giấy) có các chức năng thẩm mỹ, đầy đủ
thông tin,…thì khả năng thể hiện các yếu tố đó trên tờ in sao cho sản phẩm in ra có
chất lượng cao chất, hình ảnh in sắc nét, không mắc những lỗi thông thường xảy ra
trên tờ in là một yêu cầu quan trọng và không thể thiếu để đạt được một sản phẩm in
tốt nhất. Một sản phẩm in đạt chất lượng là yếu tố đầu tiên khiến các nhà in cần phải
quan tâm để tạo ra được các sản phẩm tốt nhất đển tay người tiêu dùng.
Vì vậy việc hiểu rõ các tính chất và các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng tờ in
trong kỹ thuật in Offset tờ rời là một phần không thể thiếu để góp phần kiểm soát chất
lượng in và chất lượng sản phẩm tốt hơn, nâng cao chất lượng bao bì hộp giấy.
Đối với những mục tiêu của đề tài đã đưa ra nhóm đã cố gắng tìm hiểu. Các nội
dung có trong đề tài là những thông tin được nhóm chọn lọc từ những kiến thức đã
học, tài liệu kham khảo và nguồn internet theo đúng những nội dung cần tìm hiểu
cũng như những mục tiêu đã đề ra. Qua thời gian nghiên cứu và giải quyết các mục
tiêu của đề tài nhóm đã tích lũy và biết thêm được những kiến thức về các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm bao bì hộp giấy trong kỹ thuật in Offset tờ rời.
Ở bài báo cáo này nhóm đã trình bày và đưa ra những nội dung chính liên quan đến
đề tài để người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm bao bì hộp giấy trong kỹ thuật in Offset tờ rời, đồng thời tìm hiểu
những tiêu chí đánh giá chất lượng tờ in sao cho phù hợp và các thiết bị được sử dụng
trong công đoạn quản lý chất lượng tờ in để có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng
in một cách tối ưu.
Do giới hạn về kiến thức và khả năng lập luận của nhóm trong bài báo cáo còn
nhiều thiếu xót, hạn chế. Chúng em mong nhận được sự góp ý và sữa chữa của Thầy
để chúng em có thể rút kinh nghiệm cho bản thân
Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy Cao Xuân Vũ đã hỗ trợ rất nhiệt
tình để nhóm em có thể hoàn thành tốt đồ án này!

You might also like