Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

C4 CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN- NGẪU NHIÊN

- Tất nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất , do nguyên nhân cơ bản bên trong
sự vật, hiện tượng quy định mà trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế ko thể khác .
VD : Hút thuốc lá nhiều bị ung thư
- Ngẫu nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ ko bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh
bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện thế này hoặc có thể
xuất hiện thế khác.
VD : ai trong số người hút thuốc lá đó bị ung thư

• Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên


1, Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan , ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con
người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của xã hội.
- Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên
VD: ăn mì tôm – ung thư ( ngẫu nhiên)
Nhiều lần ăn mì tôm- ung thư ( tất nhiên)
- Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên
VD: Chết là tất nhiên, chết như thế nào là ngẫu nhiên
2, Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần túy cũng
như không có cái ngẫu nhiên thuần túy. Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông
qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái
bổ sung cho cái tất nhiên.
- VD: khảo sát 3 trường học trẻ em xem điều kiện sinh hoạt như thế nào là điều ngẫu nhiên,
còn kết quả như nào là điều tất nhiên
3, Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau
- VD: + Bệnh viện ghép được gan- ngẫu nhiên
Nhiều bệnh viện ghép đc gan- tất nhiên
+ Khi khám bệnh bác sĩ không được bỏ qua cái triệu chứng nào ( cái ngẫu nhiên ) nào

phải xét hết vì trong đó tất nhiên gây căn bệnh đó

• Ý nghĩa phương pháp luận


- Trong hoạt động thực tiễn cần phải dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vào cái ngẫu nhiên vì tất
nhiên là những yếu tố , bản chất bên trong sự vật, hiện tượng
Vd : 1 người hút thuốc lá – ung thư phổi là ngẫu nhiên
Nhiều người hút – ung thư phổi là tất nhiên
Dựa vào việc hút thuốc khả năng cao gây ung thư phổi để tìm ra cách khắc phục
- Cái tất nhiên bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua cái ngẫu nhiên và bao giờ cũng vạch đường
đi cho mình thông qua cái ngẫu nhiên

Vd: Bạo lực học đường tại 1 trường nào đó là ngẫu nhiên
Nhiều trường có bạo lực học đường – blhđ là tất nhiên
- Ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển ko nên bỏ qua cái ngẫu nhiên nào mà phải có
những phương án dự phòng sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ
Vd : Người đã được tiêm phòng lao- ko mắc lao là tất nhiên
Nhưng vẫn ko loại trừ khả năng người này vẫn mắc lao do tiếp xúc lâu dài với người mắc
- Ranh giới giữa ngẫu nhiên và tất nhiên là tương đối trong điều kiện nhất định chúng có thể chuyển
hoá lẫn nhau
Vd: Xã hội cũ : phong tục ma chay là tất nhiên
Xã hội hiện nay : phong tục này là ngẫu nhiên

C3 CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG – HÌNH THỨC


- Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể tất cả các mặt , yếu tố tạo nên sự vật hiện tượng
VD: khám gan
Khám tiểu đường

- Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại , biểu hiện và phát triển của sự vật
hiện tượng ấy là hệ thống tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật hiện
tượng và không chỉ cái hiện ra bên ngoài mà còn cái cấu trúc bên trong sự vật, hiện tượng.
VD : Khám tiểu đường bằng hình thức xét nghiệm máu và nước tiểu
Khám dạ dày bằng hình thức nội soi dạ dày
Mối quan hệ biện chứng:
- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. không có hình thức nào tồn tại không chứa nội dung
và ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức. Nội dung nào có
hình thức đó
VD : khám COVID- Test COVID
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức: nội dung như nào hình thức như vậy khi nội
dung thay đổi thì hình thức cũng thay đổi. Một hình thức chứa đựng nhiều nội dung và một
nội dung thể hiện dưới nhiều hình thức.
+ Nội dung thay đổi hình thức thay đổi
VD : hình thức khám trẻ em khác với hình thức khám người già
Kê thuốc cho trẻ dễ uống với trẻ khó uống sẽ khác nhau
+ 1 hình thức chứa nhiều nội dung
VD : Siêu âm có siêu âm gan, thận,..
Xét nghiệm có nhiều xét nghiệm như xét nghiệm phân, XN nước tiểu, XN máu,...
+ 1 nội dung thể hiện nhiều hình thức
VD : BN đau bụng nội dung là khám bụng có nhiều hình thức khám như siêu âm, chụp x-
quang
- Sự tác động trở lại của hình thức với nội dung theo 2 hướng thúc đẩy và kìm hãm
Thúc đẩy khi hình thức phù hợp với nội dung
Kìm hãm khi hình thức không phù hợp với nội dung
VD: thai phụ đau bụng + đẻ thường ( kìm hãm)
+ đẻ mổ ( thúc đẩy)
Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức không được tách rời giữa nội dung và hình
thức
VD: Nội dung một kiểu hình thức một kiểu->không thể chẩn đoán được bệnh
(Vd như bệnh tiểu đường lại khám nội soi nên không thể chẩn đoán được bệnh)
- Trong hoạt động thực tiễn cải tạo XH phải sử dụng nhiều hình thức khác nhau
VD: phối hợp các thuốc, phương pháp để điều trị bệnh
- Nhận thức và cải tạo sự vật trước hết phải căn cứ vào nội dung, tuy nhiều vẫn phải thường
xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức
VD: loại bỏ hình thức phù hợp hoặc không phù hợp
C2 NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
Ý nghĩa phương pháp luận :
- Nhận thức sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ giữa các yếu tố , các mặt chính của sự vật và
trong sự tác động giữa sự vật này và sự vật khác
VD: Khám bệnh đái tháo đường thì khám thêm tim mạch huyết áp

- Biết phân loại từng mối liên hệ , xem xét có trọng tâm , trọng điểm , làm nổi bật cái bản chất của
sự vật, hiện tượng
VD: khi có đại dịch COVID-19 thì xem xét dịch cả nước tìm người bị dịch -> cách ly
- Từ việc rút ra MLH bản chất của sự vật, ta lại đặt MLH bản chất đó trong từng giai đoạn lịch sử
cụ thể
VD : trong đại dịch COVID-19 cần phải xem xét thực hiện 5K từng giai đoạn
- Cần tránh phiến diện siêu hình chiết trung ngụy biện
VD : trong điều trị ĐTĐ tránh bỏ qua điều trị bệnh tăng HA , tim mạch nếu có
NGUYÊN LÝ PHÁT TRIỂN
Ý nghĩa phương pháp luận
- Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động , phát triển , không nhìn nhận sự vật
đứng im , chết cứng , không vận động, không phát triển
VD: Muốn biết đứa trẻ có bị thấp còi không thì phải qua sát sự phát triển của nó qua các năm
- Phát triển cần trải qua nhiều giai đoạn mỗi giai đoạn có đặc điểm , tính chất , hình thức khác
nhau nên cần tìm phương pháp phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó
VD: bác sĩ không chỉ nhìn thấy bệnh của hiện tại mà còn phải nhìn thấy xu hướng bệnh trong
tương lai và đưa ra phác đồ điều trị
- Sớm phát hiện, ủng hộ đối tượng mới , tạo điều kiện cho nó phát triển , chống lại quan điểm bảo
thủ trì trệ định kiến
VD: Trước đây có bệnh thì đi thầy cúng
Bây giờ thì đi bệnh viện chữa trị là tốt nhất
- Trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải kế thừa các yếu tố tích cực từ đối
tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới
VD: ngày xưa chỉ có mổ phanh bây giờ phát triển lên mổ nội soi ít biến chứng hơn nhưng
trong trường hợp nặng thì mổ phanh vẫn ưu tiên hơn-> Có thể sử dụng cả 2 phương pháp mổ
tuỳ trường hợp
C1 VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC . MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác , được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh , và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác
VD: các sự vật như nguyên tử, phân tử, các hiện tượng mưa, nắng,... chúng đều tồn tại một cách
khách quan.
- Phân tích định nghĩa
+ vật chất là 1 phạm trù triết học : cho ta thấy vật chất là một phạm trù rộng nhất, khái
quát nhất, ko thể hiểu theo nghĩa hẹp như khái niệm vật chất thường dùng trong các khoa học
cụ thể hay trong đời sống hàng ngày, vì vậy ko thể đồng nhất vật chất với các vật cụ thể hay
một thuộc tính nào đó của vật chất
VD: Trước đây Talet cho rằng vật chất là nước, Anaximen cho rằng vật chất là không
khí, Heracrit cho rằng vật chất là lửa -> chúng ta ko nên hiểu vật chất theo một nghĩa hẹp như
vậy
+ thuộc tính cơ bản nhất, phổ biên nhất của mọi dạng là thuộc tính vật chất tồn tại khách
quan , tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không thể lệ thuộc và cảm giác, ý thức của con người, cho
dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được.
VD: hoàn cảnh sống của con người là một vật chất nó tồn tại khách quan được con người
chép lại, phản ánh, mỗi người đều nhận thức được
+ vật chất có thể nhận thức được thông qua việc chép lại, chụp lại , phản ánh -> điều này
khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất. Vật chất ko tồn tại
một cách vô hình, thần bí mà nó tồn tại 1 cách hiện thực, được ý thức con người phản ánh, do
đó về nguyên tắc, ko thể có đối tượng vật chất ko thể nhận thức được, mà chỉ có những đối
tượng vật chất chưa được nhận thức mà thôi
VD: con người nhận thức được bệnh phong không phải là bệnh dễ lây và di truyền
- Định nghĩa vật chất của VI Lênin bao gồm :
+ Vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức mà ko lệ thuộc vào ý
thức
VD : Hoàn cảnh là vật chất chỉ có thể nhận thức ko thay đổi được
+ Vật chất là cái khi tác động vào giác quan của con người đem lại cảm giác
+ Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua là sự phản ánh của nó
- ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lenin
+ giải quyết 1 cách đúng đắn và triệt để cả 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học
+ triệt để khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ, bác bỏ chủ nghĩa duy tâm, bất khả thi
+ khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong khoa học tự nhiên
+ tạo tiền đề xây dựng quan điểm duy vật về xã hội và lịch sử loài người
+ là cơ sở nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt chẽ giữa triết học duy vật biện
chứng và khoa học

-Nguồn gốc của ý thức


*) Tự nhiên :+ Bộ óc người là kết quả của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới vật chất. Từ
vô cơ đến hữu cơ, đến chất sống đến động vật ( bậc thấp -> bậc cao) và cuối cùng hình thành con
người với bộ óc. Bộ óc là 1 thực thể vật chất có tổ chức cao nhất và cấu trúc tinh vi nhất
+ thuộc tính phản ánh vật chất : tất cả các dạng vật chất đều có thuộc tính phản ánh
+ thế giới khách quan : là cơ sở tạo nên sự phản ánh, hình thành nội dung phản ánh
VD: bộ óc người (cơ quan vật chất) và thế giới khách quan tác động vào bộ óc -> phản ánh
lời nói, ý thức
Bác sĩ ( bộ óc ) -> bệnh nhân (thế giới khách quan) ->phản ánh ( hoạt động khám chữa bệnh,
điều trị)
*) Xã hội: là nguồn gốc trực tiếp sản sinh ra ý thức gồm có lao động và ngôn ngữ . Thông qua lao
động và ngôn ngữ thì bộ óc vượn dần tiến hoá thành bộ óc người .
+ Thông qua hoạt động lao động cải tạo thế giới khách quan mà con người từng bước nhận thức về
thế giới —> ý thức ko phải là quá trình tiếp nhận thụ động tác động từ thế giới khách quan vào bộ óc
con người mà chủ yếu từ hoạt động thực tiễn .
+ Thông qua ngôn ngữ giúp phản ánh khái quát và gián tiếp về đối tượng

Vd: Biết được đất nào trồng cà phê, đất nào trồng lúa thông qua lao động
➔ Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần , nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ
-Bản chất của ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo
hiện thực khách quan của óc người
VD: sinh viên học môn triết thì môn triết phản ánh khách quan , điểm số phụ thuộc vào sự chủ
quan của mỗi người
- ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo, gắn bó chặt chẽ vào thực tiễn xã hội. Từ thực tiễn—>
phản ánh bộ óc con người sáng tạo
VD : sáng tạo ra vacxin covid 19, sáng tạo mổ các bôj phận trong cơ thể
- Ý thức mang bản chất lịch sử - xã hội( điều kiện lịch sử khác nhau ý thức khác nhau)
VD : Ngày xưa phải có con trai để nòi giống, ngày nay thì trai gái bình đẳng
Ngày xưa bị bệnh thì tìm thầy cúng, thầy lang -> hiện nay thì đến bệnh việnn
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức
VD: Bệnh nhân (thế giới quan )- bác sĩ( bộ óc ý thức)—-> phác đồ điều trị( ý thức)
- Vật chất quyết định nội dung ý thức
VD: BN tiểu đường (vật chất )—> Kiêng đồ ngọt (nội dung ý thức)
- Vật chất quyết định bản chất ý thức( sự năng động sáng tạo)
VD: Trong đại dịch COVID-19—> tạo vaccine
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
VD: khi hoàn cảnh sống phát triển —-> tư tưởng con người phát triển
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động lại vật chất theo 2 hướng thúc đẩy , kìm hãm
Thúc đẩy khi ý thức phù hợp và vật chất , kìm hãm khi ý thức không phù hợp với vật chất
VD: người tiểu đường - ý thức phù hợp: ăn kiêng — thúc đẩy
- ý thức ko phù hợp: ăn nhiều tinh bột – kìm hãm
-
C5 QUY LUẬT NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT
VÀ NGƯỢC LẠI
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với
nhau trong sự vật, hiện tượng.
Vị trí của quy luật : Chỉ ra cách thức vận động phát triển
- Chất của sự vật, hiện tượng chính là những thuộc tính nhưng không phải mọi thuộc tính đều cấu
thành nên chất của sự vật mà phải là những thuộc tính cơ bản mới tạo nên chất của sự vật, muốn biết
nó là thuộc tính cơ bản hay không thì phải thông qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác.
VD: bạn A thuộc tính là 1 sinh viên, là 1 người bạn, 1 người con,...trong mối quan hệ với bố mẹ thì
thuộc tính người con là thuộc tính cơ bản
- Chất của sự vật luôn thay đổi trong các mối liên hệ
VD: Chất bạn A là sinh viên khi trong mối quan hệ với thầy cô còn chất bạn A là con trong mối quan
hệ bố mẹ
- Chất của những sự vật,hiện tượng không những được quy định bởi chất của các yếu tố tạo thành mà
còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành
VD: bệnh viện được hình thành giống nhau, cách thức vận động khác nhau -> chất khác nhau
- Lượng có nhiều biểu hiện khác nhau: số lượng, nhịp điệu, quy mô, trình độ...
VD:
- Lượng có 2 loại : + đong đo đếm được ( vd: đếm được các ngón tay)
+ không đong đo đếm được ( vd: sức khỏe)

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng


1, Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó có sự thay đổi về lượng của sự vật
chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ấy
VD: Là giới hạn từ năm 1 -> năm 6 (lượng thì thay đổi theo năm, chất thì vẫn là sinh viên )
2, Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay
đổi về chất
VD: thời điểm thi môn cuối cùng là môn quyết định ra trường của sinh viên ( điều kiện xét TN)
3, Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về
lượng trước đó gây nên
VD: thời điểm nhận bằng TN ( từ sinh viên -> bác sĩ )
➔ Chất mới ra đời lại quy định lượng mới, nhờ đó mà sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, thay
đổi và phát triển
VD: 6năm đại học-> bác sĩ tích lũy lượng mới - >chuyên khoa I
*)Các hình thức của bước nhảy
- Theo quy mô + bước nhảy toàn bộ: thay đổi chất của toàn bộ sự vật hiện tượng
VD: sinh viên -> bác sĩ.
+ bước nhảy cục bộ : thay đổi chất của từng mặt riêng lẻ
VD: sv năm1 - > sv năm 2
- Theo nhịp điệu
+ bước nhảy đột biến : được thực hiện trong 1 thời gian ngắn làm thay đổi về chất của sự vật
VD: Khối u -> cắt bỏ

+ bước nhảy dần dần: là bước nhảy được thực hiện 1 cách từ từ bằng cách tích lũy dần về lượng
dẫn đến những thay đổi về chất
VD: Khối u -> uống thuốc
Ý nghĩa của phương pháp luận
- Chất là lượng thống nhất với nhau vì vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý cả chất
và lượng
VD: bác sĩ bảo uống thuốc kháng sinh phải uống 7 ngày nhưng uống được 3 ngày thấy đỡ đã bỏ
uống
- Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì việc thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động
của sự vật, hiện tượng —> Tránh chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn hoặc bảo thủ , trì trệ
VD :+ sản phụ sang tuần đẻ nhưng vẫn ở nhà
+bác sĩ bảo đẻ nhưng sản phụ nói là phải chọn ngày đẹp, giờ đẹp
- Phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng để lựa chọn
phương pháp phù hợp
VD: Cùng 1 phương pháp học mỗi người học theo phương pháp khác nhau thì kết quả khác nhau

You might also like