Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

MỤC LỤC:

I. TIN THẾ GIỚI 3

II. TIN TRONG NƯỚC 6

III. TIN GEMADEPT 9

IV. TIN HIỆP HỘI:

GEMADEPT NEWS 2024


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN THẾ GIỚI

VẬN CHUYỂN CONTAINER THÍCH NGHI TUYẾN ĐƯỜNG TRÁNH BIỂN ĐỎ


Sau bốn tháng phải đi đường vòng qua Biển Đỏ, vận tải container dường như đã dần thích nghi với sự gián đoạn
này, các hãng tàu container lớn cho thấy tín hiệu tích cực đầu tiên về độ tin cậy lịch trình trong năm tháng qua.
Công ty phân tích Sea-Intelligence trong báo cáo mới nhất về về lịch trình vận chuyển container của các hãng tàu
cho thấy sự cải tiến hàng tháng đạt được độ tin cậy gần 56% vào tháng 3, đưa ngành vận tải biển quay trở lại mức
độ ổn định như giai đoạn sau đại dịch. Thời gian chờ đợi của các tàu đến trễ cũng giảm hơn một nửa ngày xuống
mức tương tự như tháng 11 năm 2023. Các hãng tàu đã điều chỉnh lịch trình, thay đổi tuyến đường và đưa thêm
trọng tải vào hoạt động, giúp giảm nhẹ tác động của việc đi vòng lên hoạt động của họ.

"Khi các tuyến đường vòng qua Châu Phi (Cape Hope) trở nên bình thường và mạng lưới dịch vụ của các hãng
tàu ổn định, độ tin cậy lịch trình đã bắt đầu được cải thiện," ông Alan Murphy, CEO của Sea-Intelligence, báo cáo.
"Tuy nhiên, độ tin cậy vẫn chưa bằng so với trước khủng hoảng."

Trong bối cảnh các xung đột địa chính trị tiếp tục kéo dài & có xu hướng lan rộng, số lượng các tàu chuyển hướng
đến tuyến Cape Hope vẫn đang tăng lên, với tổng công suất dự kiến sẽ vượt mức 5 triệu Teu trong vòng những
tuần sắp tới. Sự thiếu hụt tàu và container đang buộc các hãng vận chuyển phải tăng tốc độ tàu lên hơn nữa, với
mức trung bình hiện tại từ 18 đến 20 hải lý.

Thị trường cho thuê tàu cũng đã tăng tốc vào tuần trước, với giá cả và thời gian đều tăng song song. Nhu cầu về
trọng tải vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ mặc dù lượng giao tàu mới ở mức cao do thị trường vận tải hàng hóa
đang tăng mạnh, giá thuê tàu tăng ở tất cả các phân khúc ngoại trừ cỡ 1.100 teu và nhỏ hơn.

CMA CGM, Hapag-Lloyd, Maersk và SeaLead là những hãng có tỷ lệ thuê tàu mới tích cực nhất trong 2 tuần qua.
Ngược lại, MSC tiếp tục tập trung vào thị trường tàu cũ, vào đầu tháng này, tàu BOMAR RENAISSANCE 3,398 Teu
đã gia nhập đội tàu MSC, dự kiến trong 2 tháng tới MSC sẽ tăng thêm ít nhất 6 tàu từ 2,000 teu đến 7,000 teu.
MSC đang tiếp tục mở rộng khoảng cách với Maersk lên hơn 1,5 triệu teu và sẽ sớm đạt 5,8 triệu teu về tổng công
suất khai thác, chiếm 19,5% đội tàu toàn cầu.

Nguồn: The Maritime Executive & Linerlytica

GEMADEPT NEWS 2024 3


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN THẾ GIỚI

XU HƯỚNG TĂNG TỶ LỆ SỞ HỮU TÀU CONTAINER


Một số hãng vận tải lớn ngày càng ưu tiên gia tăng tỷ trọng đội tàu sở hữu ở mức vượt trội so với số tàu thuê để
mở rộng hoạt động. Khoản lợi nhuận khổng lồ đạt được trong thời kỳ đại dịch Covid được coi là chìa khóa thúc
đẩy xu hướng này. Nổi bật nhất phải kể đến MSC, CMA CGM, HMM, SITC và X-Press. Trong khi đó, ZIM là ngoại lệ
duy nhất với trọng tải tàu thuê ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong 4 năm qua, MSC đã hoàn tất một loạt thương vụ mua tàu khổng lồ, bao gồm 88 tàu đóng mới và 355 tàu
cũ được mua lại. Nếu như cách đây 10 năm, tỷ lệ tàu thuê của MSC ở mức hơn 60%, thì hiện tại, dữ liệu của
Alphaliner cho thấy tỷ lệ này sụt giảm mạnh về mức chỉ 36%, đặc biệt, nếu xét cả trên số lượng tàu đang đặt đóng
mới, tỷ lệ này có thể còn thấp hơn nữa. Gần 70% sở hữu là một con số khổng lồ nếu xét đến tổng số đội tàu MSC
hiện đang khai thác là 5,7 triệu Teu, so với 2,4 triệu Teu của 10 năm trước.

CMA CGM cũng đã ồ ạt tăng quyền sở hữu để hỗ trợ sự phát triển đội tàu của mình. Trong khi 10 năm trước hãng
tàu Pháp chỉ mới sở hữu khoảng 20% đội tàu đang vận hành, 80% là hợp đồng thuê, thì hiện tại tỷ lệ tàu sở hữu
đã tăng gấp đôi lên 40%. Giống như MSC, CMA CGM cũng bắt tay vào cuộc đua mở rộng đội tàu đầy tham vọng
với 80 tàu đặt đóng mới, mua lại không dưới 112 tàu đã qua sử dụng trong 4 năm qua.

Ở châu Á, HMM cũng chứng kiến


sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ sở
hữu tăng lên hơn một nửa trong
hạm đội do mình điều hành so
với chỉ 30% của mười năm trước.
Năm 2016, HMM đã tái thiết lại
hoàn toàn mô hình kinh doanh,
bao gồm loại bỏ các dịch vụ thuê
tàu đắt đỏ và xây dựng một đội
tàu hiện đại sở hữu riêng. Hiện
tại, HMM chỉ thuê 45% công suất
đội tàu so với tỷ lệ 70% của mười
năm trước.

Hãng tàu SITC của Trung Quốc thậm chí còn chuyển đổi ở mức triệt để, 95% đội tàu SITC hiện đang vận hành đều
thuộc sở hữu chính chủ, chỉ còn lại 5% tàu thuê.

Một ví dụ khác là X-Press Feeders (Sea Consortium), công ty có trụ sở ở Singapore. Từ lịch sử đi thuê tới 85% đội
tàu ở mười năm trước, tính đến 2024, tỷ lệ tàu thuê của hãng chỉ còn 50%.

Tương tự, Maersk, Hapag-Lloyd, ONE, Evergreen, Yang Ming, Wan Hai và PIL đều cho thấy tỷ trọng trọng tải sở
hữu ngày càng tăng song song với quá trình mở rộng quy mô vận hành tương ứng.

Một ngoại lệ lớn đối với xu hướng phát triển đội tàu thuộc sở hữu là ZIM của Israel. Hãng tàu có trụ sở tại Haifa đã
quyết định lựa chọn chiến lược tăng tỷ lệ đi thuê thay vì sở hữu tàu. Tỷ lệ tàu thuê của ZIM hiện tăng lên mức
đáng kinh ngạc với 93% so với mức 70% của năm 2014. Theo Alphaliner, COSCO SHIPPING Lines của Trung Quốc
cũng gia tăng tỷ lệ tàu thuê, với gần 30 tàu đang hoạt động thuộc hợp đồng thuê tàu dài hạn với Seaspan. Tuy
nhiên, việc sáp nhập với China Shipping Container line (CSCL) vẫn chưa có thống kê đầy đủ về tình trạng sở hữu
tàu, nhiều khả năng COSCO SHIPPING vẫn đang gia tăng số tàu sở hữu cùng với một lượng lớn các đơn đặt hàng
tàu lớn sẽ bàn giao trong thời gian tới.

GEMADEPT NEWS 2024 4


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN THẾ GIỚI

NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG BỀN VỮNG (SAF)

Các chuyến bay vận chuyển hàng hóa và con người thải ra môi trường trung bình 1 tỷ tấn carbon mỗi năm, chiếm
khoảng 3% lượng khí thải toàn cầu. Điều này đã khiến cho ngành hàng không thế giới trở thành một trong
những nguyên nhân quan trọng gây ra biến đổi khí hậu. Để cải thiện tình trạng này, các quốc gia trên thế giới
đã nghiên cứu ra một loại nhiên liệu hàng không sạch hơn, bền vững hơn với môi trường. Sustainable Aviation
Fuel (SAF) – nhiên liệu hàng không bền vững là một loại nhiên liệu hàng không sản sinh lượng khí thải CO2 thấp
hơn khoảng 80% so với nhiên liệu thông thường. Nguồn nhiên liệu thay thế này được chế tạo ra từ rác thải nhựa,
dầu ăn qua sử dụng, phụ phẩm nông nghiệp, mỡ động vật hay sinh khối từ gỗ, tảo hay dăm bào.

Hiện nay, nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đang hướng đến việc tăng tỷ lệ sử dụng SAF trong tổng lượng
nhiên liệu tiêu thụ hằng năm của các hãng hàng không. Để thúc đẩy nhiên liệu hàng không bền vững, Liên
minh châu Âu đặt mục tiêu sử dụng 2% nhiên liệu SAF vào năm 2030 và 5% vào năm 2050 theo thỏa thuận
chung của khối. Tại châu Á, Chính phủ Nhật Bản đã đặt mục tiêu nâng tỷ lệ sử dụng SAF trong tổng lượng nhiên
liệu tiêu thụ hàng năm của các hãng hàng không trong nước lên 10% vào năm 2030. Singapore Airlines tuyên bố
sẽ sử dụng 1.000 tấn nhiên liệu SAF trong năm 2024, với mục tiêu giảm 2.500 tấn carbon.

Tuy nhiên trên thế giới, việc sử dụng nguyên liệu SAF hiện vẫn còn hạn chế do giá thành cao. Ước tính chi phí sản
xuất mỗi lít nhiên liệu này dao động từ 1,4 USD đến 11,5 USD, đắt gấp 2-16 lần so với nhiên liệu xăng truyền thống.
Dù vậy, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo, SAF có thể chiếm 2% lượng nhiên liệu máy bay sử
dụng trên toàn cầu vào năm 2025, 17% vào năm 2035 và 65% vào giữa thế kỷ này.
Việt Nam cũng đang từng bước tiếp cận giải pháp năng lượng bền vững này.

GEMADEPT NEWS 2024 5


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN TRONG NƯỚC

INFOGRAPHIC TÌNH HÌNH KINH TẾ THÁNG 04 NĂM 2024

GEMADEPT NEWS 2024 6


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN TRONG NƯỚC

TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2024

Vốn đầu tư nước ngoài:


• Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà
đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023.
• Vốn đầu tư đăng ký mới tăng 73,2%, vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần giảm 25,6% so với cùng kỳ năm
2023.
• Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 6,28 tỉ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023

Đối tác đầu tư: có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Trong đó:
• Singapore tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 2,93 tỷ USD (31,5% tổng vốn), tăng 33,3% so với cùng kỳ 2023.
• Hồng Kông đứng thứ hai với hơn 898,6 triệu USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư, gấp gần hơn 2,3 lần so với cùng
kỳ.
• Tiếp đó, Nhật Bản 814,1 triệu USD, chiếm 11,4%; Trung Quốc 740,2 triệu USD, chiếm 10,4%; Thổ Nhĩ Kỳ 730,1 triệu
USD, chiếm 10,3%; Đài Loan 512,3 triệu USD, chiếm 7,2%.

Địa phương thu hút vốn đầu tư:


• Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hưng Yên, Bắc Giang,
Hải Phòng: chiếm 74,8% số dự án mới và 79,1% số vốn đầu tư cả nước.

Vốn đầu tư ra nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu:


• Tổng vốn: 98,9 triệu USD, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2023.
• Khu vực FDI xuất siêu trên 15,89 tỷ USD (kể cả dầu thô) và 14,94 tỷ USD (không kể dầu thô)
• Khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 8,6 tỷ USD

GEMADEPT NEWS 2024 7


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN TRONG NƯỚC

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHỤC HỒI TÍCH CỰC

Nhờ sự hồi phục của thị trường thế giới, đơn hàng gia tăng đã giúp xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sau 4 tháng đạt kết quả tích cực, thu về khoảng 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm
trước

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2024 ước đạt 30,94 tỷ
USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng, xuất khẩu hàng hóa thu về khoảng
123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm nổi bật là xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng, cụ thể, nhóm hàng nông
sản ước đạt 11,98 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 9,69% tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước.
Đáng chú ý, giá xuất khẩu tăng nên hầu hết các mặt hàng trong nhóm này đạt tốc độ tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu cao ở mức hai con số so với cùng kỳ năm trước tăng như: cà phê tăng 57,9%; gạo tăng
36,5%; chè các loại tăng 25,5%; rau quả tăng 32,1%; nhân điều tăng 21,2%; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng
19,2%.
Trong khi đó, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo cũng phát huy được lợi thế, với kết
quả ước đạt 104,65 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Với thị phần chiếm tới 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nhiều sản phẩm trong nhóm hàng
công nghiệp chế biến đều thu về giá trị cao, như: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 63,5%; máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 34,9%; sản phẩm chất dẻo tăng 29,6%; gỗ và sản phẩm gỗ
tăng 23,7%; sắt thép các loại tăng 20,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 10%; phương
tiện vận tải và phụ tùng tăng 9,9%; hàng dệt và may mặc tăng 6,3%; giầy dép các loại tăng 5,7%; điện
thoại các loại và linh kiện tăng 6,6%... Ngoài ra, sau 4 tháng, xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản
ước đạt 1,65 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương đánh giá, các thị trường chủ lực và đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều có sự
phục hồi tốt. Đơn cử, xuất khẩu sang Hoa Kỳ ước đạt 34,12 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước
(cùng kỳ giảm 21,6%); tiếp đến là thị trường Trung Quốc ước đạt 17,96 tỷ USD, tăng 14,4% (cùng kỳ năm
2023 giảm 13%); thị trường EU ước đạt 16,35 tỷ USD, tăng 15% (cùng kỳ giảm 10,8%); Hàn Quốc ước đạt
8,36 tỷ USD, tăng 10,2%; Nhật Bản ước đạt 7,66 tỷ USD, tăng 4,6%.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 4, cả nước đã chi khoảng 30,26 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa các loại.
Tính chung bốn tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 115,24 tỷ USD, tăng 15,4% so
với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, chiếm 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2024 là nhóm
hàng cần nhập khẩu, bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu phục vụ sản
xuất trong nước, với kim ngạch ước đạt 102,4 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy tín
hiệu phục hồi tích cực của sản xuất và xuất khẩu khi nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ
tùng và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất tăng khá cao.
Như vậy, trong tháng 4/2024, Việt Nam tiếp tục xuất siêu khoảng 0,68 tỷ USD. Lũy kế 4 tháng, cán cân
thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 7,66 tỷ USD).
Để tiếp tục đạt kết quả cao về xuất khẩu trong thời gian tới, lãnh đạo Bộ Công Thương đã yêu cầu các
đơn vị chức năng hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp. Theo dõi sát diễn biến thị trường và
thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường
xuất khẩu truyền thống và thị trường mới.

GEMADEPT NEWS 2024 8


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN GEMADEPT

DỰ ÁN NÂNG CẤP LUỒNG HÀNG HẢI HẢI PHÒNG

TUYẾN LUỒNG KÊNH HÀ NAM ĐANG ĐƯỢC TĂNG TỐC, ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ

Trải qua hơn 3 tháng thi công, dự án nâng cấp luồng hàng hải Hải Phòng do cảng Nam Đình Vũ –

thuộc Tập đoàn Gemadept đầu tư đang bước vào giai đoạn nước rút để đảm bảo bàn giao đúng

tiến độ.

Tính đến đầu tháng 05 năm 2024, tổng khối lượng nạo vét hoàn tất đạt 79% kế hoạch đã đề ra và dự kiến đưa

vào khai thác từ tháng 06 năm nay.

Hiện tại, cảng Nam Đình Vũ đang tích cực bám sát tiến độ khối lượng nạo vét cũng như các thủ tục hành chính

cần thiết cho thông báo hàng hải về độ sâu luồng.

Việc nâng cấp luồng vào cảng sẽ tiếp tục nâng cao năng lực của Cảng Nam Đình Vũ trong thời gian tới, có thể

tiếp nhận cỡ tàu trọng tải lên đến 48.000 DWT đầy tải với mớn nước tối đa lên đến -11.5m hành hải.

Là doanh nghiệp tiên phong hàng đầu sở hữu và khai thác hệ sinh thái Cảng và Logistics từ Bắc vào Nam,

Gemadept nhận thức sâu sắc vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng hành cùng Bộ Giao thông, Cục

Hàng hải trong công cuộc xã hội hóa phát triển hạ tầng luồng lạch hàng hải tại Hải Phòng, góp phần khơi

thông dòng chảy, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng của Việt nam với toàn thế giới.

GEMADEPT NEWS 2024 9


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN GEMADEPT
CẢNG NAM ĐÌNH VŨ NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT BỊ TUYẾN TIỀN PHƯƠNG

Sau 01 tháng lắp đặt và thử nghiệm, Cảng Nam Đình Vũ đã chính thức đưa vào khai thác sử dụng

cẩu di động Konecranes Gottwald thế hệ thứ 6 vào ngày 29/04/2024.

Nhằm mục tiêu đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng dự án từ các
khách hàng hãng tàu, theo chủ trương của Tập đoàn Gemadept, cảng Nam Đình Vũ đã đầu tư thiết bị cẩu di
động thế hệ mới thay thế phương tiện thiết bị cũ trước đây.
Cẩu Gottwald đến từ nhà cung cấp Konecranes sở hữu năng lực vượt trội khi sức nâng tối đa đạt 125 tấn, tầm
với 49m (tương đương 15 row), đáp ứng cho các tàu tới hạng Panamax. Đồng thời, thiết bị được trang bị động
cơ diesel hiện đại, giúp tối ưu nhiên liệu tiêu thụ, giảm phát thải môi trường.
Với việc nâng cấp, bổ sung phương tiện thiết bị cầu tàu, cùng dự án nâng cấp luồng đang được thực hiện,
cảng Nam Đình Vũ không ngừng đem lại chất lượng dịch vụ tốt hơn tới khách Hàng, nâng cao lợi thế cạnh
tranh đặc biệt trong khu vực.

GEMADEPT NEWS 2024 10


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN GEMADEPT
GEMADEPT DUNG QUẤT TRIỂN KHAI DỊCH VỤ MỚI CHO DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

Vừa qua, Gemadept Dung Quất đã khai thác và xếp dỡ thành công sà lan hàng đá hộc phục vụ san lấp dự án
xây dưng cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng.
Tổng khối lượng dự án lên đến 2 triệu tấn đá, Gemadept Dung Quất đã hoàn thành 40.000 tấn hàng đá hộc
trong tháng 4, đảm bảo an toàn và đạt năng suất cao từ 5.000 đến 6.000 tấn mỗi ngày. Thành quả này góp
phần đẩy nhanh tiến độ thi công, san lấp nền móng cho dự án xây dựng cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng.
Với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và dày dặn kinh nghiệm, Gemadept Dung Quất tự tin đáp ứng mọi yêu cầu
vận chuyển hàng hóa và khai thác hàng rời, đồng thời, cam kết không ngừng nâng cao năng lực để cung cấp
dịch vụ an toàn, hiệu quả cho khách hàng.

GEMADEPT NEWS 2024 11


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN GEMADEPT

HOÀN TẤT VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG CẢNG NAM HẢI TẠI HẢI PHÒNG

Gemadept xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tại Cảng
Nam Hải trong suốt thời gian qua.

Chúng tôi xin trân trọng thông báo: Ngày 16/04/2024, Công ty cổ phần Gemadept đã hoàn tất thoái vốn
toàn bộ cổ phần của Công ty tại Cảng Nam Hải.

Thông tin này đã được đăng tải lên website: http://www.gemadept.com.vn kể từ ngày 17/04/2024.
Gemadept hân hạnh được tiếp tục đồng hành và đem đến cho Quý khách hàng những trải nghiệm chất
lượng dịch vụ tốt nhất từ Hệ sinh thái cảng Gemadept:

Trân trọng cảm ơn và kính chúc Quý khách hàng mọi sự tốt đẹp!

GEMADEPT NEWS 2024 12


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved
TIN HIỆP HỘI

FIATA TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ HQ 2024

FIATA HQ 2024 diễn ra từ ngày 23 - 26/04/2024 tại Geneva, Thuy Sĩ. Tham du Hội nghị năm nay có 255 đại biểu
đến từ 60 quốc gia và các tổ chức quốc tế (UNCTAD, WTO ... ).

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngân (áo đỏ, Trưởng ban Pháp luật VLA) tại hội nghị.

Hội nghị đi sâu vào các chủ đề quan trọng định hình ngành logistics hiện tại và nhấn mạnh sự cần thiết của
chuỗi cung ứng đa phương thức linh hoạt có khả năng phục hồi cao, khía cạnh hợp đồng, tầm quan trọng của
chất lượng dữ liệu và truyền tải dữ liệu điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh, những thách thức trong vận tải
hàng không và các quy định mới về hải quan và thông quan biên giới. Hơn nữa, Hội nghị nhằm đoàn kết các
thành viên FIATA để định hình lực lượng lao động tương lai của ngành, tập trung vào việc thu hút và nuôi
dưỡng tài năng trẻ. Mục tiêu FIATA sẽ giải quyết các thách thức và cơ hội mới như trí tuệ nhân tạo AI), Vận đơn
đa phương thức FIATA điện tử (Digital FBL), vai trò của FIT Alliance, khai thông tin hàng hóa trước khi xếp hàng
(PLACI) và Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên (AEO Program), nhằm giảm thiểu tác động của sự bất ổn của
nền kinh tế sắp tới và đoàn kết ngành để có khả năng phục hồi cao hơn trong một thế giới ngày càng nhiều rủi
ro hiện nay.

FIATA RA MẮT THỎA THUẬN MẪU


CHO CÁC THỎA THUẬN SONG PHƯƠNG NHIỀU BÊN PLACI

Thỏa thuận mẫu đã được phát triển với sự đóng góp của các hãng vận tải hàng không, các công ty giao nhận
vận tải đa quốc gia và SME để làm rõ trách nhiệm của các bên và tạo điều kiện tuân thủ thành công trong môi
trường báo cáo phức tạp khi sử dụng tùy chọn “nộp nhiều lần”. Nộp nhiều lần là một tính năng chính được giới
thiệu theo các chế độ thông tin hàng hóa trước khi xếp hàng (PLACI). Bản chất nhiều lớp của các yêu cầu báo
cáo PLACI như một thỏa thuận song phương được xác định rõ ràng là cần thiết để đảm bảo sự phối hợp và liên
lạc phù hợp giữa các hãng vận tải hàng không và các nhà giao nhận khi gửi dữ liệu cho các cơ quan hữu quan

Nguồn: VLA tổng hợp

GEMADEPT NEWS 2024


GEMADEPT CORPORATION (C) | All Rights Reserved

You might also like