Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhóm 6

Nguyễn Trần Thanh Quang – N22DCDT049


Nguyễn Vũ Nam Quốc – N22DCDT052
Lý Tuấn Dĩnh – N22DCDT008
Nguyễn Văn Ngà – N22DCDT039
Trần Viết Luân – N22DCDT034

TÌNH HUỐNG 1:
Nếu là Đức hoặc những thành viên còn lại trong nhóm, em sẽ cố gắng giải quyết tình huống
này theo các bước sau. Trước hết, em sẽ cố gắng hiểu và lắng nghe Tân. Em sẽ tìm cách trao
đổi với Tân một cách cởi mở, thông cảm và không phán xét. Em sẽ cố gắng hiểu được
nguyên nhân khiến Tân cảm thấy bị bỏ rơi và không được ủng hộ. Có thể Tân cảm thấy năng
lực của mình không được công nhận đúng mức hoặc có những lo lắng, bất an khác. Bằng
cách lắng nghe và thấu hiểu, em hy vọng có thể giúp Tân bình tĩnh lại và sẵn sàng hợp tác.
Tiếp theo, em sẽ đề xuất một cuộc họp nhóm để cùng thảo luận và tìm giải pháp. Trong cuộc
họp này, em sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết và hợp tác trong nhóm. Em sẽ
khuyến khích mọi người chia sẻ ý kiến một cách cởi mở và xây dựng, tránh những lời lẽ gay
gắt hay cáo buộc. Mục tiêu là tìm ra những giải pháp có thể giúp Tân cảm thấy được công
nhận và hòa nhập trở lại với nhóm. Ngoài ra, em cũng sẽ cố gắng tạo ra những cơ hội để Tân
có thể đóng góp và phát huy năng lực của mình. Ví dụ, em có thể giao cho Tân một số nhiệm
vụ quan trọng hoặc để Tân chủ trì một số hoạt động của nhóm. Điều này sẽ giúp Tân cảm
thấy được tin tưởng và tôn trọng, từ đó sẽ tích cực hơn trong công việc nhóm. Cuối cùng, em
sẽ luôn duy trì sự cởi mở, tôn trọng và hỗ trợ, đối xử công bằng với các bạn lẫn nhau trong
nhóm. Bằng cách này, nhóm của em hy vọng có thể giúp Tân vượt qua những cảm xúc tiêu
cực và trở thành một thành viên tích cực, hợp tác với nhóm giúp nhóm làm việc hiệu quả và
phát triển hơn.

TÌNH HUỐNG 2:
Em sẽ giải quyết tình huống như sau:
Hiếu tuy là người học giỏi nhưng đây là một bài tập nhóm và cần có sự thảo luận và chia sẽ ý
kiến đến từ mọi người trong nhóm .Việc Hiếu chỉ gửi cho mọi người kết quả mà không có sự
trao đổi hay thay luận với các thành viên khác trong nhóm không chỉ gây ảnh hưởng đến tiến
độ công việc mà còn không tôn trọng các bạn trong nhóm.Em sẽ tạo một buổi họp giữa hiếu
và mọi người trong nhóm với nhau trình bày cho các bạn hiểu được việc quan trọng về sự
trao đổi ý kiến và giải thích là quan trọng để mọi thành viên trong nhóm hiểu rõ và đóng góp
vào công việc chung.Đề xuất giải pháp :hiếu có thể tham gia các buổi thảo luận thêm hoặc
gửi bản nháp cho các thành viên khác trong nhóm đề cùng phản hồi trước khi hoàn thành
công việc.Đảm bảo rằng Hiếu và mọi người thành viên hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của
mình,cũng như cách thức giao tiếp và hỗ trợ lẫn nhau. Theo dõi tiến độ làm việc của các
thành viên trong nhóm thường xuyên và đánh giá hiệu quả làm việc của các bạn trong
nhóm.Nếu cần điểu chỉnh kế hoạch để đảm bảo rằng mọi thành viên trong nhóm đều hài lòng
với công việc được giao và hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

TÌNH HUỐNG 3:
Nếu là em trong tình huống này em sẽ trao đổi trực tiếp với nhóm trưởng và các thành viên
trong nhóm về vấn đề phân công việc làm trong nhóm, về việc bạn ấy cũng muốn nhận thêm
việc cũng như công việc của em thì lại nhiều. Việc phân công công việc dựa trên năng lực là
đúng, nhưng không phải chỉ vì em chăm chỉ và cẩn thận mà lại phải làm nhiều nhiều hơn
người. Việc chi công việc cũng phải dựa trên tính công bằng, ai cũng như ai nên lượng công
việc của mỗi người được nhận cũng là như nhau, việc này cũng giúp nhóm đi lên. Kết quả
làm việc của nhóm là sự nỗ lực và cố gắng làm việc của cả nhóm chứ không phải đến từ cá
nhân một người. Vì vậy việc phân chia công việc cũng như hỗ trợ nhau giải quyết vấn đề một
cách hợp lí sẽ giúp các thành viên trong nhóm cũng như giúp nhóm phát triễn hơn.

TÌNH HUỐNG 4:
Những nhược điểm nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong tình huống này có thể là do "Sự
cạnh tranh cá nhân": A và B có thể cảm thấy cần phải chứng minh giá trị của mình trong
nhóm, dẫn đến việc không chấp nhận ý kiến của người kia."Thiếu giao tiếp hiệu quả" với
nhau, việc B đưa ra ý kiến mới mà không thảo luận trước với A có thể khiến A cảm thấy bị bỏ
qua và không được tôn trọng."Khác biệt về quan điểm". A tin rằng cách giải quyết của mình
là tốt nhất và không sẵn lòng xem xét các phương án khác."Thiếu cơ chế giải quyết xung
đột". Nhóm có thể không có quy trình rõ ràng để xử lý những ý kiến khác biệt, dẫn đến xung
đột.Và nếu em là người lãnh đạo nhóm, em sẽ giải quyết tình huống bằng cách "tạo điều kiện
giao tiếp cho mọi người". Tổ chức một cuộc họp để mọi người có thể bày tỏ quan điểm của
mình một cách cởi mở và tôn trọng."Khuyến khích lắng nghe".Nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc lắng nghe và cân nhắc ý kiến của người khác, không chỉ để giải quyết xung đột mà
còn để cải thiện kết quả công việc."Tìm kiếm giải pháp hòa giải với nhau". Bằng việc khuyến
khích A và B làm việc cùng nhau để tìm ra một giải pháp kết hợp cả hai ý kiến, hoặc tìm ra
một giải pháp thứ ba mà cả hai có thể đồng ý."Đặt mục tiêu chung lên trên hết".Nhắc nhở
nhóm rằng mục tiêu chung là hoàn thành dự án một cách tốt nhất, và điều đó đôi khi đòi hỏi
sự nhượng bộ và hợp tác.Và cuối cùng "Sử dụng cơ chế phản hồi xây dựng".Tạo ra một môi
trường mà mọi người có thể đưa ra phản hồi một cách xây dựng, không chỉ trong tình huống
xung đột mà còn trong quá trình làm việc hàng ngày.Em nghĩ rằng với việc đưa ra những biện
pháp trên có thể giúp các bạn hiểu rõ và tôn trọng ý kiến nhau hơn trong vấn đề làm việc
nhóm và đồng thời đưa ra nguyên nhân, nhược điểm để mọi người cùng nhau khắc phục
những việc trên

You might also like