Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đạo đức trong học thuật và nghiên cứu

I. Đạo văn (Plagiarism)


1. Khái niệm :
- Đạo văn (Plagiarism) là hành động chiếm đoạt sai trái hoặc lấy những ý tưởng,
cách diễn đạt của tác giả khác và vờ như của chính mình.
- Ở dưới góc độ nghiên cứu khoa học của sinh viên, đạo văn la sử dụng công trình
hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ
của người khác mà không ghi nguồn, sử dựng cấu trúc và cách lí giải của người khác
mà không ghi nhận họ và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.
- Đạo văn không phải lúc nào cũng là một vấn đề đen và trắng. Ranh giới giữa
đạo văn và nghiên cứu thường không rõ ràng. Có nhiều loại đạo văn khác nhau và tất cả
đều vi phạm nghiêm trọng tính trung thực trong học thuật. Vì vậy chúng ta chia các loại
đó thành 2 loại:
 Sao chép trắng trợn– 1 dạng đạo văn truyền thống: Về bản chất, đây là việc
sử dụng các cụm từ, ý tưởng từ nguồn khác (không có sự ghi nhận thích
hợp và với ý định lừa dối ) và tất cả những yếu tố đó hiển nhiên ở trên bề
mặt văn bản. Mặc dù người viết vẫn giữ được nội dung quan trọng của
nguồn nhưng điều đó đã làm thay đổi vẻ ngoài của tác phẩm.
 Sao chép lấy cảm hứng: loại đạo văn mà ý định lừa dối không thể hiện trên
bề mặt văn bản. Tác giả gán mác ý tưởng cơ bản cho nguồn tài liệu, người
viết giả mạo tuyên bố trình bày và giải thích thông tin nguyên thủy.
2. Biểu hiện của đạo văn:
a, Khi người viết không trích dẫn nguồn:
- Sử dụng toàn bộ công trình của một ai đó thành của mình
- Sao chép cách phân bố, bố cục của các đoạn văn từ một nguồn duy nhất, không
hề sửa đổi lại.
- Sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, biên tập đổi chéo các câu sao cho nội dung
thật hợp lí mà không phải tương đồng bản gốc
- Giữ lại các nội dung quan trọng của nguồn, nhưng vẫn sửa lại một chút về “
diện mạo” bằng cách thay đổi từ khóa hay câu cú
- Chú giải các nguồn khác nhau và nối chúng lại với nhau
- “Mượn hầu như toàn bộ” các thành quả trước đó của chính mình để phục vụ cho
bài viết/ nghiên cứu mới, không có nhiều sự khác nhau giữa bài nghiên cứu và bài
nghiên cứu cũ.
b, Khi người viết có trích dẫn nguồn nhưng vẫn sao chép ý tưởng, nguồn:
- Dẫn tên tác giả nhưng lại sao lãng việc đièn thông tin cụ thể để dẫn chứng về
đoạn dẫn nguồn tham khảo như năm xuất bản, chương mục
- Cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các nguồn thao khảo
- Quên dấu trích dẫn khi đoạn văn được sao chéo từng từ một hay gần như thế
- Công trình/ bài viết mới gần như là không hề có tính độc đáo
- Chỉ dẫn nguồn ở 1 vài nội dung tham khảo cơ bản còn các nội dung khác cùng
nguồn này lại không tiếp tực được trích dẫn dù vẫn sử dụng
3. Cách phòng tránh đạo văn:
- Luôn trích dẫn nguồn khi sử dụng câu văn, dữ liệu thống kê, biểu đồ, hình ảnh,
kết quả nghiên cứu,.. của người khác.
- Trong trường hợp không lấy nguyên văn cách diễn giải của tác giả mà chỉ viết
lại ý chính của họ, nội dung trình bày sẽ không cần để trong dấu ngoặc kép nhưng cần
trích dẫn đầy đủ và cần phải có kĩ năng để tự diễn giải thông tin gốc.
* Quá trình diễn giải:
+ Đọc kỹ đoạn/câu cần tham khảo, ghi lại những từ/ý chính, cất nguồn đi.
+Viết lại đoạn/câu theo những ý chính đã có bằng ngôn ngữ của riêng mình.
+ Ghi nguồn thao khảo theo đúng quy định trích dẫn.
- Viết lại đoạn/câu theo những ý chính đã có bằng ngôn ngữ của riêng mình:
+ Thay đổi cấu trúc câu văn
+ Dùng từ đồng nghĩa
+ Thay đổi cách dạng của câu văn
- Một số trường hợp không cần trích dẫn
+ Lí luận, ý tưởng hay thông tin của tác giả
+ Thông tin là một kiến thức chung, phổ biến, nhiều người biết.
* Những nguyên tắc và quy định khi trích dẫn lại các ý chính câu/đoạn văn:
+Khi mượn từ ngữ của người khác, dừng dấu ngoặc kép và ghi rõ đầy đủ thông
tin nguồn ( tên tác giả, ngày tháng, số trang)
+Nguồn từ internet cũng phải được nêu rõ
+Khi mượn ý tưởng của người khá, phải nêu rõ nguồn gốc ý tưởng đó
+Không diễn giải đoạn văn của người khác và truyền đạt như nó là của chính bạn.
II. Đạo đức trong kỹ thuật
1. Khái niệm:
- Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy
định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.
- Đạo đức kỹ thuật là lĩnh vực đạo đức ứng dụng và hệ thống nguyên tắc đạo đức
áp dụng cho việc thực hành kĩ thuật. Đạo đức kỹ thuật giải quyết một loạt các vấn đề đạo
đức và các vấn đề liên quan đến ngành kĩ thuật. “Một kỹ sư phải có trình độ chuyên môn
tốt, nắm bát đầy đủ thông tin và cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội”.
- Bao gồm những hành vi và nguyên tắc với mục đích:
+ Hiểu được các giá trị đạo đức cần có đối với kĩ sư
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức trong kĩ thuật
+ chứng minh các đánh giá đạo đức trong kĩ thuật.
Mở rộng: - Đạo đức nghề nghiệp:
+ Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp
-> là một hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội nhưng phù hợp với đặc
điểm của mỗi loại nghề, phản ảnh nhân cách của người lao động.
* Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp:
+ Trung thực
+Trách nhiệm
+ Yêu công việc, yêu nghề nghiệp
+ Làm việc có tâm huyết
+ Cống hiến cho xã hội
+ Góp phần nâng cao danh dự, uy tín và tính hữu dụng của nghề nghiệp
2. Một số vẫn đề đạo đức khác mà các kĩ sư phải đối mặt với khách hàng
Một số liên quan đến thực hành kĩ thuật nhưng nhiều người khác phải làm những
cân nhắc rộng hơn về hành vi kinh doanh gồm những vấn đề:
- Mối quan hệ với khách hàng, tư vấn, đối thủ cạnh tranh, đồng nghiệp, những
người hợp tác.
- Chấp hành pháp luật của khách hàng, nhà thầu của khách hàng và các nhà thầu
khác;
- Xung đột về lợi ích
- Hối lộ và đút lót cũng có thể bao gồm quà tặng, ăn uống, dịch vụ và giải trí.
- Xử lí thông tin bí mật hoặc độc quyền
- Xem xét tài sản của nhà tuyển dụng
- Công việc/ hoạt động bên ngoài (Moonlighting)
3. Bộ quy tắc đạo đức:
- Khái niệm: là một chỉ dẫn các nguyên tắc được lập ra để giúp các nhân viên
chuyên môn tiến hành nghiệp vụ một cách trung thực và liêm chính. Bộ tài liệu quy tắc
đạo đức có thể phác thảo sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp hoặc tổ chức, cách các
nhân viên chuyên môn tiếp cận vấn đề các nguyên tắc đạo đức dựa trên các giá trị cốt lõi
của tổ chức và các tiêu chuẩn mà nhân viên chuyên môn phải nắm rõ.
- Bao gồm các lĩnh vực như đạo đức kinh doanh, quy tắc thực hành nghề nghiệp và
quy tắc ứng xử của nhân viên.
- Tầm quan trọng của bộ quy tắc đạo đức cho tổ chức ( mk chưa kịp dịch)
- Phát triển bộ quy tắc đạo đức cho tổ chức qua các bước:
+ Xem xét nhiệm vụ, giá trị và mục tiêu của tổ chức bạn, bao gồm cả vị trí của nó
về tính bền vững;
+ Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng để làm cho người dùng trở nên thân thiện.
+ bao gồm mong đợi cho hành vi chung tại nơi làm việc, cũng như các ví dự về
hành vi trái đạo đức.
- Quy tắc đạo đức của người kĩ sư:
+ Luôn đặt sự an toàn và phúc lợi của cộng đồng lên hàng đầu
+ Không để lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp vụ
+Chỉ thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn
+ Trung thực và khách quan trong các phát biểu công khai.
+ Tôn trọng luật phát và bảo vệ mội trường. Tránh xa các hành vi lừa đảo
4. Trách nhiệm nghề nghiệp của người kĩ sư:

You might also like