Đề giữa kỳ LTTHS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Luật TTHS
Khoá:
Ngày kiểm tra:
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề).

Đề số 3
Câu 1. (4.0 điểm)
Khái niệm chứng cứ nêu trên và khoa học luật tố tụng hình sự xác định
chứng cứ có ba thuộc tính đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp
pháp.
- Tính khách quan
Tính khách quan là một trong những thuộc tính quan trọng của chứng cứ.
Chứng cứ là những gì có thật, tức là sự tồn tại của nó là khách quan, không phụ
thuộc vào ý thức chủ quan của con người và con người có thể nhận thức được.
Đó là những thông tin chứa đựng trong các dấu vết, đồ vật, tài liệu, lời khai phản
ánh về vụ án phải trung thực, đúng như thực tế vụ án đã xảy ra, không phải do
suy diễn, tưởng tượng hay xuyên tạc, bịa đặt.
Trong thực tế các thông tin dùng làm chứng cứ chứng minh tội phạm,
người phạm tội thường cũng được rút ra qua quá trình nghiên cứu các dấu vết,
đồ vật, tài liệu, hình ảnh đã thu thập được khi tội phạm xảy ra. Nếu nó không có
thật thì con người không nhận thức được và không thể thu thập được, có chăng
đó chỉ là sự tưởng tượng, xuyên tạc, bịa đặt, giả mạo. Mặt khác tội phạm đã xảy
ra là một thực tế khách quan, các dấu vết, đồ vật, tài liệu, hình ảnh về nó cũng
tồn tại khách quan, nếu chúng ta lấy các dấu vết, đồ vật, tài liệu, hình ảnh khác
không có thật để làm chứng cứ thì không chứng minh được tội phạm, người
phạm tội.
Việc xác định tính khách quan của chứng cứ là rất quan trọng trong chứng
minh tội phạm, người phạm tội, giúp cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phân biệt được đâu là sự thật của vụ
án, đâu là bị xuyên tạc, bịa đặt, giả mạo để giải quyết vụ án được đúng đắn.
Từ thuộc tính khách quan của chứng cứ, trong quá trình phát hiện, thu
thập, sử dụng chứng cứ để chứng minh tội phạm, người phạm tội cần chú ý:
Chứng cứ phát sinh trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định, cho nên nó có
thể mất đi trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Vì vậy, phải nhanh
chóng phát hiện và thu thập chứng cứ.
Trong quá trình thu thập chứng cứ phải tôn trọng tính khách quan của các
thông tin, dấu vết, đồ vật, tài liệu, hình ảnh, phải biết dựa vào các quy luật khách
quan và tình hình thực tế của vụ án, mối quan hệ giữa các chứng cứ để phát
hiện, thu thập chứng cứ.
Khi sử dụng chứng cứ phải thận trọng, chỉ sử dụng những thông tin, dấu
vết, đồ vật, tài liệu, hình ảnh đã được kiểm tra và khẳng định là có thật để giải
quyết vụ án. Những gì còn nghi ngờ, chưa chắc chắn, không khách quan thì
không được sử dụng để giải quyết vụ án.
- Tính liên quan
Chứng cứ được cơ quan, người tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác
định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và các
tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án hình sự. Đây là thuộc tính
liên quan của chứng cứ.
Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải có mối quan hệ
mật thiết đến những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, phải phản ánh
chính xác một hay nhiều tình tiết của vụ án, góp phần làm rõ một phần hay toàn
bộ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án. Đây là mối quan hệ khách quan,
cơ bản được tạo lập trong quá trình hình thành chứng cứ khi tội phạm xảy ra.
Thông qua mối quan hệ này mà chứng cứ có thể phản ánh một cách chính xác
những vấn đề phải chứng minh trong vụ án.
Thực tế cho thấy, chứng cứ bao giờ cũng có mối quan hệ với vụ án hình
sự đã xảy ra, nếu đó là mối quan hệ trực tiếp, chủ yếu thì nó giúp xác định, làm
sáng tỏ ngay nội dung, bản chất của của vụ án về hành vi phạm tội, người phạm
tội, lỗi của người phạm tội, các tình tiết khác giúp quyết định hình phạt…; nếu
đó là mối quan hệ gián tiếp thì nó chỉ có thể giúp xác định, làm sáng tỏ các tình
tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án, nhưng trong một số trường hợp việc chứng
minh tội phạm, người phạm tội không thể thiếu được các chứng cứ này.
Cho nên trong quá trình chứng minh tội phạm, người phạm tội chỉ những
thông tin, dấu vết, đồ vật, tài liệu nào liên quan đến vấn đề phải chứng minh
trong vụ án mới được dùng làm căn cứ để chứng minh, những thông tin, dấu vết,
đồ vật, tài liệu không có quan hệ hoặc không xác định được mối quan hệ với vấn
đề phải chứng minh thì không được dùng làm chứng cứ.
Từ thuộc tính liên quan của chứng cứ, trong quá trình phát hiện, thu thập,
sử dụng chứng cứ để chứng minh tội phạm, người phạm tội cần chú ý:
Khi phát hiện, thu thập chứng cứ phải căn cứ vào những vấn đề phải
chứng minh trong vụ án hình sự, từ đó, thu thập những thông tin, dấu vết, đồ vật,
tài liệu giúp làm rõ một phần hay toàn bộ những vấn đề phải chứng minh trong
vụ án. Việc thu thập này phải được tiến hành thận trọng, tỉ mỉ để không bỏ sót
lọt những thông tin, dấu vết, đồ vật, tài liệu liên quan, nhưng những thông tin,
dấu vết, đồ vật, tài mà chưa xác định được ngay tính liên quan của nó với vụ án
thì cũng không được bỏ qua, nhưng cũng không vội sử dụng ngay làm căn cứ để
chứng minh mà qua phải kiểm tra, đánh giá.
Chỉ sử dụng những thông tin, dấu vết, đồ vật, tài liệu liên quan đến những
vấn đề phải chứng minh để giải quyết vụ án hình sự.
- Tính hợp pháp
Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện ở chỗ, chứng cứ phải được thu thập,
xác định từ những nguồn, bằng các biện pháp và theo đúng trình tự, thủ tục do
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện:
Thứ nhất, chứng cứ phải được thu thập, xác định từ những nguồn mà Bộ
luật Tố tụng hình sự quy định. Những thông tin, dấu vết, đồ vật, tài liệu tuy tồn
tại trong thực tế và có liên quan đến vụ án nhưng không được lưu giữ trong
nguồn mà pháp luật quy định thì không được coi là chứng cứ.
Thứ hai, chứng cứ phải được thu thập bằng các biện pháp và theo đúng
trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Các biện pháp thu thập
chứng cứ mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như: khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi, khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện,
lấy lời khai, hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng, trưng cầu giám định… Khi
tiến hành bất cứ biện pháp nào để thu thập chứng cứ cũng phải theo đúng trình
tự, thủ tục luật định. Nếu biện pháp thu thập thông tin không phải là biện pháp
do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì thông tin, dấu vết, đồ vật, tài liệu thu
được dù có khách quan, liên quan đến vụ án cũng không phải là chứng cứ. Nếu
thông tin được thu thập bằng những biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy
định nhưng không đúng trình tự, thủ tục do luật định thì cũng không phải là
chứng cứ.
Từ thuộc tính hợp pháp của chứng cứ, trong quá trình phát hiện, thu thập,
sử dụng chứng cứ để chứng minh tội phạm, người phạm tội cần chú ý:
Khi thu thập chứng cứ phải tuân thủ nghiêm các quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự, phải đảm bảo hợp pháp về nguồn và hợp pháp về biện pháp thu
thập.
Những lời khai, dấu vết, đồ vật, tài liệu… phản ánh trung thực về vụ án
nhưng không được phản ánh từ những nguồn và thu thập bằng những biện pháp
do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì không được công nhận là chứng cứ,
không được sử dụng để giải quyết vụ án hình sự, trong trường hợp muốn sử
dụng nó để giải quyết vụ án thì phải chuyển hóa.
Như vậy, ý kiến cho rằng: “Trong các thuộc tính của chứng cứ, tính khách
quan là quan trọng nhất.” là sai, bởi viv chứng cứ phải có đầy đủ ba thuộc tính là
tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp, nếu thiếu một trong ba thuộc
tính thì không phải là chứng cứ và ba thuộc tính này có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau tạo thành thể thống nhất, hoàn chỉnh của chứng cứ về nội dung và hình
thức, đảm bảo cho chứng cứ có giá trị chứng minh.
Chuyển hóa chứng cứ: Nếu thông tin thu được không đúng với một
trong các quy định về nguồn chứng cứ, biện pháp, trình tự, thủ tục thu thập. Nếu
muốn sử dụng thông tin này để giải quyết các vấn đề pháp lý thì phải chuyển
hóa chứng cứ. Điều này có nghĩa là, cơ quan điều tra phải đưa thông tin thu
được từ các nguồn chứng cứ không được quy định tại điều 87 của Bộ luật Tố
tụng Hình sự 2015 cũng như biện pháp, trình tự, thủ tục thu thập thông tin đó
không phù hợp với các quy định tại chương VI về “Chứng cứ và Chứng minh
trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015”để chuyển hóa những thông tin có chứa nội
dung khách quan phản ánh đúng với thực tế xảy ra vụ án, có ý nghĩa trong việc
giải quyết vụ án và đảm bảo được tính liên quan thành chứng cứ hợp pháp bằng
cách áp dụng các biện pháp khác có tính hợp pháp (đúng nguồn chứng cứ, đúng
biện pháp, và đúng trình tự thủ tục thu thập)
Ví dụ: Thông tin có được từ hoạt động trinh sát bí mật không được xem là
chứng cứ vì không nằm trong các nguồn chứng cứ được quy định tại điều 87 của
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Cơ quan Điều tra có thể thu thập những thông
tin đã điều tra được thông qua việc lấy lời khai của bị can và các đối tượng có
liên quan. Khi này, lời khai về những thông tin phản ánh khách quan đúng thực
tê vụ án là nguồn chứng cứ hợp pháp được quy định tại điểm b khoản 1 điều 87
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Câu 2. (6.0 điểm)

Vào lúc 23h30, ngày 20/10/2020, Trần Văn Táo mặc trang phục của lực
lượng dân phòng (trước đây Táo là dân phòng, nhưng do vi phạm kỷ luật nên đã
bị sa thải) gặp chị Nguyễn Thanh Nhàn cùng một nhóm bạn gái đang đi bộ trên
đường. Táo tự xưng là dân phòng và đòi kiểm tra giấy tờ tùy thân của mọi
người. Do chị Nhàn không mang giấy tờ nên Táo yêu cầu chị Nhàn cùng lên xe
máy đi về trụ sở Công an làm việc. Táo nói chị Nhàn đưa túi xách đang cầm ở
tay để treo lên ghi đông xe Honda kẻo bị cướp giật. Táo đưa chị Nhàn tới trước
một nhà nghỉ rồi gạ gẫm chị Nhàn vào nhà nghỉ quan hệ tình dục. Chị Nhàn kiên
quyết không đồng ý. Thấy vậy, Táo phóng xe đi mang theo chiếc túi xách của
chị Nhàn, trong đó có 2.750.000 đồng.
Ngày 22/10/2020, chị Nhàn đang đi trên đường thì phát hiện thấy Táo, nên
nhờ mọi người giữ lại đưa vào cơ quan Công an. Tại Cơ quan điều tra, Táo thú
nhận hành vi nêu trên.
Hỏi:
1. Cần phải khởi tố vụ án hình sự gì? Khởi tố bị can đối với ai, về tội gì?
(2,0 điểm) Tội cướp giật tài sản
2. Bắt Táo trong trường hợp nào? Vì sao? (2,0 điểm)
Bắt B trong trường hợp: Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ( khẩn
cấp 2) vì:
Căn cứ giữa người trong trường hợp khẩn cấp (khẩn cấp 2) là: Người cùng
thực hiện tội phạm hoặc bị hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt
nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện phạm tội mà xét thấy cần ngăn
chặn ngay việc người đó trốn
Căn cứ vào nội dung vụ việc:
Ngay sau khi gạ gẫm chị Nhàn thất bại, Táo đã phóng xe máy đi với chiếc
túi xách đang treo trên ghi đông xe máy. Như vậy:
+ Chị Nhàn là người bị hại chính mắt chứng kiến hành vi phạm tội của Táo
+ Xét thấy cần ngăn chặn việc Táo bỏ trốn (Táo đã có hành vi bỏ trốn khi
phóng xe máy đi ngay lập tức
Do đó đủ điều kiện để bắt giữ người khẩn cấp với Táo.
Sau khi giữ người khẩn cấp đối với B, cơ quan điều tra tiến hành bắt người bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp với Táo.
3. Những gì có thể coi là chứng cứ của vụ án? (2,0 điểm)
- Chứng cứ của vụ án là những thông tin phản ánh đúng đắn, chân thực về
vụ án, được thu thập hợp pháp từ các nguồn sau:
+ Vật chứng: Chiếc xe máy, chiếc túi xách, điện thoại,...
+ Lời khai: Lời khai của chị Nhàn, đối tượng Táo,...
+ Biên bản: Biên bản lấy lời khai (tất cả người làm chứng lẫn người
bị hại) của chị Nhàn, đối tượng Táo; Biên bản hỏi cung đối tượng
Táo; Biên bản bắt đối tượng Táo; hông có giám định và định giá (vì
chì có tiền)
+ Các đồ vật tài liệu, khác có liên quan đến vụ án được thu thập một
cách hợp pháp.

KHOA LUẬT

You might also like