Ngan Hang Cau Hoi - Luat - Update 2013 Revised May 21st (SV)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

Ques.

-Luật máy hàng hải 2023

1. Quy định về vùng nước nội thủy được hiểu như thế nào ?
a. Là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở về phía đất liền của quốc gia ven biển
b. Là vùng nước nằm sâu trong đất liền của một quốc gia.
c. Là các vùng neo đậu tàu, cửa sông, cảng biển.
d. Là các cảng và vịnh thiên nhiên.
2. Trong vùng nước nội thủy của một quốc gia, ngoài việc sở hữu tài nguyên, quốc gia này còn
có quyền :
a. Quyền lập pháp.
b. Quyền hành pháp
c. Quyền tư pháp.
d. Tất cả các quyền trên.
3. Quy định nào sau đây là bắt buộc đối với tàu thuyền nước ngoài khi đi vào vùng nước nội
thủy của một quốc gia:
a. Phải xin phép trước và được sự đồng ý của quốc gia đó.
b. Phải treo cờ quốc gia đó tại vị trí phía đuôi tàu.
c. Phải treo cờ quốc tịch ở vị trí cao nhất
d. Các quy định khi hoạt động trong vùng nước nội thủy giống như trên vùng biển quốc tế.
4. Căn cứ để xác định đường cơ sở :
a. Với bờ biển phức tạp : Là những đoạn thẳng nối liền các điểm cố định trên bờ nhô ra biển
nhiều nhất, đối với các đảo thì nối liền các mỏm đá xa bờ nhất.
b. Với bờ biển đơn giản : Là đường nước dòng thấp nhất lượn theo bờ biển như đã được ghi
trên hải đồ.
c. Là đường nối các điểm cách bờ 12 hải lý theo biên dạng bờ biển.
d. Đáp án a và b.
5. Ranh giới ngoài của lãnh hải được tính như thế nào ?
a. Là một đường mà mọi điểm trên đó cách điểm gần nhất của ranh giới bên trong của lãnh
hải 12 hải lý.
b. Là một đường mà mọi điểm trên đó cách đường cơ sở không quá 12 hải lý.
c. Là một đường mà mọi điểm trên đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở không quá 24 hải
lý.
d. Các đáp án trên đều sai.
6. Chế độ pháp lý đối với vùng lãnh hải ?
a. Lãnh hải là một bộ phận lãnh thổ của quốc gia ven biển nên nước đó có chủ quyền đầy đủ,
toàn vẹn và tuyệt đối.
b. Trong vùng lãnh hải quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ và tòan vẹn nhưng không
tuyệt đối như vùng nước nội thủy.
c. Tàu thuyền nước ngoài trước khi vào lãnh hải phải xin phép trước và được sự đồng ý.
d. Tàu thuyền nước ngoài được tự do đi lại nếu hải trình không xuất phát hoặc đến một cảng
của quốc gia đó.
7. Khái niệm về vùng tiếp giáp lãnh hải ?
a. Là vùng biển nằm liền kề với ranh giới ngoài của lãnh hải với chiều rộng không quá 24 hải
lý.
b. Là vùng biển nằm liền kề với ranh giới ngoài của lãnh hải với chiều rộng không quá 12 hải
lý.
c. Là vùng biển nằm liền kề với ranh giới ngoài của lãnh hải với chiều rộng 12 hải lý.
d. Là vùng biển nằm liền kề với ranh giới ngoài của lãnh hải với chiều rộng 24 hải lý.
8. Chọn đáp án sai :
a. Trên vùng tiếp giáp lãnh hải, tàu thuyền nước ngoài được tự do qua lại nếu không gây hại.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

b. Trên lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài được tự do qua lại nếu không gây hại kể cả
tàu quân sự của nước ngoài.
c. Lực lượng chuyên dụng của nước địa phương có quyền bắt tàu nước ngoài về những hành
vi vi phạm luật quốc tế và địa phương khi hoạt động trên vùng tiếp giáp lãnh hải.
d. Vùng đặc quyền kinh tế có ranh giới ngoài không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
9. Biên giới trên biển của một quốc gia ven biển :
a. Là đường ranh giới ngoài của lãnh hải.
b. Là đường cơ sở.
c. Là đường mà mọi điểm trên đó cách mép bờ phía đất liền 24 hải lý.
d. Là đường nối liền các mỏm đá xa bờ của các đảo xa bờ nhất thuộc chủ quyền của quốc gia
đó.
10. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền ;
a. Thăm dò, khai thác, bảo tồn tài nguyên trên đáy biển, lòng đáy biển.
b. Bắt giữ tàu nước ngoài nếu đi qua không xin phép.
c. Ngăn chặn tàu quân sự nước ngoài đi qua không xin phép.
d. Tất cả các quyền trên.
11. Một con tàu được phép mang bao nhiêu quốc tịch tại cùng một thời điểm :
a. Không hạn chế.
b. Một.
c. Không nhiều hơn 2 quốc tịch.
d. Các đáp trên đều sai.
12. Hiện tượng thuê cờ :
a. Là hiện tượng tàu thuộc sở hữu của nước này mang quốc tịch nước khác.
b. Là hiện tượng tàu thuộc sở hữu của một nước nhưng tổ chức phân cấp (class) không cùng
quốc gia đó.
c. Là hiện tượng tàu thuộc sở hữu một nước nhưng do thuyền viên nước khác khai thác.
d. Là hiện tượng tàu thuộc sở hữu một nước nhưng do nước khác khai thác và quản lý.
13. Thuyền viên có lỗi trong các tai nạn sẽ được xét xử tại :
a. Cơ quan pháp luật thuyền viên mang quốc tịch
b. Cơ quan pháp luật tàu mang cờ.
c. Cơ quan pháp luật nơi xảy ra tai nạn.
d. Cơ quan pháp luật của tổ chức hàng hải thế giới.
14. Tàu biển nước ngoài có được phép thuê quốc tịch Việt Nam?
a. Có .
b. Không.
15. Tại sao nhiều tàu Việt Nam chọn mang cờ Mông Cổ ?
a. Yêu cầu về các tiêu chuẩn chất lượng đề ra thấp.
b. Khi đến các cảng ít bị kiểm tra hơn.
c. Lệ phí đăng ký thấp.
d. Được miễn giảm một số quy định theo luật quốc tế.
16. Việt Nam quy định độ tuổi tàu cũ được phép mang quốc tịch Việt Nam ?
a. Không quá 15 tuổi.
b. Không quá 10 tuổi.
c. Không quá 20 tuổi.
d. Không quá 30 tuổi.
17. Quốc gia cho thuê cờ có trách nhiệm :
a. Đảm bảo tàu mang cờ mình tuân thủ luật quốc gia đó
b. Đảm bảo tàu mang cờ mình tuân thủ luật pháp quốc tế.
c. Hỗ trợ các tàu của mình đảm bảo luật pháp quốc gia và quốc tế.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

d. Tất cả các trách nhiệm nói trên.


18. STCW là Công ước quốc tế được IMO ban hành quy định về :
a. Bộ tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca.
b. Bộ luật quốc tế quy định về tiêu chuẩn khí thải từ tàu thủy.
c. Công ước quốc tế về phòng chống ô nhiễm môi trường từ tàu.
d. Bộ tiêu chuẩn về các thiết bị an toàn được trang bị trên tàu.
19. Danh sách trắng (White list) là danh sách quốc gia :
a. Có số lượng tàu mang quốc tịch bị lưu giữ tại nước ngoài nhiều nhất
b. Có đội tàu đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế.
c. Có hệ thống đào tạo thuyền viên phù hợp với STCW.
d. Tham gia đầy đủ các công ước quốc tế của IMO.
20. Người chịu trách nhiệm cao nhất trên tàu biển là :
a. Thuyền trưởng.
b. Đại phó.
c. Máy trưởng.
d. Thủy thủ trưởng.
21. Người chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành lao động bộ phận máy điện là :
a. Máy trưởng.
b. Thuyền trưởng
c. Máy hai
d. Đại phó.
22. Theo quy định của Bộ tiêu chuẩn STCW 78/2010, sỹ quan máy ngay dưới máy trưởng là :
a. Máy nhất.
b. Máy hai.
c. Máy ba.
d. Máy tư.
23. Nhiệm vụ của máy hai theo quy định chức trách thuyền viên VN, chọn phương án sai :
a. Chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật và hoạt động của máy chính, hệ trục chân vịt, máy
lái sự cố, chưng cất nước ngọt, máy lọc dầu nhờn, phần cơ máy lái, thiết bị chữa cháy
buồng máy, chai gió khởi động, các thiết bị đo kiểm tra.
b. Lập kế hoạch làm việc của bộ phận máy điện, phân công trực ca, chấm công cho bộ phận
máy điện.
c. Chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật và hoạt động của các bơm, nồi hơi phụ.
d. Chịu trách nhiệm khai thác các thiết bị lạnh, hệ thống điều hòa không khí nếu tàu không
bố trí chức danh thợ lạnh.
24. Chọn đáp án đúng trong các phương án sau :
a. Máy hai, máy ba, máy tư chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của máy trưởng.
b. Máy hai chịu sự điều hành trực tiếp của máy trưởng, máy ba chịu sự điều hành trực tiếp
của máy hai, máy tư chịu sự điều hành trực tiếp của máy ba.
c. Máy hai chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của máy trưởng, máy ba và máy tư chịu sự
điều hành, quản lý trực tiếp của máy hai.
d. Máy hai, máy ba, máy tư chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng.
25. Theo quy định về bố trí trực ca trên tàu biển với tàu có người trực ca thì phương án nào sau
đây là đúng :
a. Máy hai trực ca 4 - 8. Máy ba trực ca 0 - 4. Máy tư trực ca 8 - 12.
b. Máy hai trực ca 4 – 8, máy ba trực ca 8 – 12, máy tư trực ca 0 – 4
c. Máy hai trực ca 0 – 4, máy ba trực ca 8 – 12, máy tư trực ca 4 – 8.
d. Máy hai trực ca 8 – 12, máy ba trực ca 0 – 4, máy tư trực ca 4 – 8.
26. Theo quy định về chức trách nhiệm vụ thuyền viên trên tàu biển VN, chọn đáp án sai :
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

a. Máy ba chịu trách nhiệm về máy phát điện, mén nén gió, máy lọc dầu đốt, thiết bị hâm sấy
nhiên liệu.
b. Máy ba chịu trách nhiệm về hệ thống đường ống, các bơm nước, các hệ thống phục vụ.
c. Máy ba đảm nhận trực ca 0 – 4.
d. Máy ba là người tổ chức tiếp nhận, bảo quản, phân phối, điều chỉnh, tính toán nhiên liệu
cho tàu.
27. Hệ thống đường ống, hệ thống ballast, bơm la canh, các bơm và thiết bị phục vụ, hệ thống
thông gió buồng máy, hệ thống nước sinh hoạt, vệ sinh, nồi hơi phụ, máy xuồng cứu sinh,
máy neo, tời, cẩu, hệ thống phát âm tín hiệu thuộc trách nhiệm trực tiếp quản lý, khai thác
của sĩ quan nào ?
a. Máy trưởng.
b. Máy hai.
c. Máy ba.
d. Máy tư.
28. Thợ cả (Thợ máy chính) chịu sử quản lý điều hành trực tiếp của :
a. Máy trưởng
b. Máy hai.
c. Máy ba.
d. Máy tư.
29. Thợ máy chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của sĩ quan máy :
a. Máy trưởng.
b. Máy hai.
c. Máy ba.
d. Máy tư.
30. Trong ca trực, thuyền viên phải :
a. Đảm bảo hoạt động an toàn cho thiết bị và con người.
b. Ghi chép nhật ký đầy đủ.
c. Kịp thời xử lý và báo cáo các tình huống có thể dẫn đến sự cố.
d. Tất cả các nhiệm vụ trên.
31. Trước khi bàn giao ca, sỹ quan nhận ca phải :
a. Đảm bảo nắm rõ tình trạng các thiết bị máy móc đang hoạt động và các công việc cần lưu
ý khác.
b. Đảm bảo đúng giờ.
c. Báo cáo máy trưởng về sự có mặt của mình.
d. Báo cáo buồng lái về sự có mặt của mình.
32. Khi giao nhận ca, sĩ quan nhận ca phải có trách nhiệm :
a. Tự mình kiểm tra hoạt động của các máy móc thiết bị, chế độ làm việc, tình trạng kỹ thuật.
b. Kiểm tra những công việc mà ca trực trước bàn giao.
c. Có mặt trước ít nhất 15 phút để kiểm tra và nhận ca.
d. Tất cả các nội dung trên.
33. Trong ca trực, thợ máy có nhiệm vụ nào sau đây :
a. Chịu sự chỉ huy trực tiếp của sĩ quan máy trực ca.
b. Tiếp nhận bàn giao từ thợ máy ca trước về tình hình hoạt động, tình trạng kỹ thuật của
máy móc thiết bị.
c. Khi phát hiện hỏng hóc phải có biện pháp xử lý kịp thời hoặc báo cáo ngay cho sĩ quan
trực ca.
d. Tất cả các nhiệm vụ trên.
34. Trách nhiệm của sỹ quan bàn giao ca :
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

a. Truyền đạt mọi thông tin liên quan đến hoạt động an toàn của máy móc, thiết bị và các lưu
ý khác cho sỹ quan nhận ca.
b. Báo cáo máy trưởng về việc bàn giao ca trực.
c. Báo cáo buồng lái về việc bàn giao ca trực.
d. Tất cả các yêu cầu trên.
35. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GCN khả năng chuyên môn cho thuyền viên Việt Nam
a. Trường Đại học Hàng Hải
b. Cục Hàng hải Việt Nam
c. Các trường ĐH, CĐ, THCN được Bộ GTVT ủy quyền cấp.
d. Tổ chức Hàng hải quốc tế tại Việt Nam.
36. Để nhận được GCN khả năng chuyên môn, điều kiện cần bắt buộc của thí sinh là :
a. Đã được công nhận tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo ĐH, CĐ, TH hàng hải theo quy
định và có GCN huấn luyện cơ bản.
b. Đã hoàn thành đủ các điều kiện để được công nhận đủ tiêu chuẩn khả năng chuyên môn
mức theo mức phù hợp.
c. Đã được công nhận bất kỳ ngành nghề nào có nguyện vọng làm việc trên tàu.
d. Đáp án a và b .
37. Thời hạn có hiệu lực của GCN khả năng chuyên môn là bao nhiêu lâu kể từ ngày cấp ?
a. Không thời hạn.
b. Thời hạn 10 năm.
c. Thời hạn 5 năm.
d. Thời hạn 3 năm.
38. Quy định hiện nay về thời hạn có hiệu lực của GCN huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.
a. Không hạn chế.
b. Thời gian 5 năm.
c. Thời gian 4 năm
d. Thời gian 3 năm.
39. Quy định hiện nay về thời hạn có hiệu lực của GCN huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn.
a. Không hạn chế.
b. Thời gian 5 năm.
c. Thời gian 4 năm
d. Thời gian 3 năm.
40. GCN huấn luyện cơ bản được cấp trước đây sẽ được :
a. Cấp mới.
b. Quy đổi sau thời gian quy định.
c. Không thay đổi.
d. Có hiệu lực như nhau.
41. Trình độ tiếng Anh với thí sinh dự thi kỳ thi sĩ quan máy tàu từ 750 kW trở lên :
a. Tiếng Anh trình độ A hoặc tương đương trở lên.
b. Tiếng Anh trình độ B hoặc tương đương trở lên.
c. Tiếng Anh trình độ C hoặc tương đương trở lên.
d. Tiếng Anh trình độ TOEIC 450 hoặc tương đương trở lên.
42. Để hoàn thành chương trình huấn luyện cơ bản, thí sinh phải hoàn thành những nội dung nào
sau đây.
a. Kỹ thuật cứu sinh, sơ cứu, phòng cháy chữa cháy
b. Sơ cứu y tế cơ bản.
c. An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội phù hợp theo STCW.
d. Tất cả các nội dung trên.
43. Trong các loại GCN sau đây, loại nào không phải là GCN huấn luyện đặc biệt ?
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

a. GCN huấn luyện cơ bản


b. GCN về làm quen, khai thác tàu dầu, tàu hóa chất, khí hóa lỏng, tàu khách.
c. Quản lý đám đông.
d. An toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu.
44. Cơ sở huấn luyện được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền được phép cấp các loại giấy chứng
nhận nào sau đây :
a. GCN huấn luyện cơ bản
b. GCN huấn luyện đặc biệt
c. GCN huấn luyện nghiệp vụ.
d. Cả ba loại trên.
45. Điều kiện về thời gian để cấp GCN KNCM máy trưởng của tàu có công suất máy chính trên
3000 kW ?
a. Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy hai tàu 3000 kW trở lên tối thiểu 12
tháng.
b. Đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 – 3000 kW tối
thiểu 12 tháng.
c. Đảm nhiệm chức danh máy hai tàu trên 3000 kW trở lên tối thiểu 24 tháng.
d. Đáp án a và b.
46. Điều kiện về thời gian để cấp GCN KNCM máy hai của tàu có công suất máy chính trên
3000 kW ?
a. Có thời gian đảm nhận chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750
kW trở lên tối thiểu 12 tháng.
b. Có thời gian đảm nhận chức danh sỹ quan máy tàu máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu
24 tháng.
c. Có thời gian đảm nhận chức danh sỹ quan máy vận hành của tàu máy chính từ 750 kW trở
lên tối thiểu 36 tháng.
d. Có thời gian đảm nhận chức danh sỹ quan máy tàu máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu
24 tháng.
47. Điều kiện chuyên môn để được nhận GCN KNCM sĩ quan mức quản lý của tàu có công suất
máy chính trên 3000 kW ?
a. Tốt nghiệp ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học, nếu trình độ cao đẳng thì phải
hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao của Bộ GTVT quy định.
b. Trình độ tiếng Anh chứng chỉ C hoặc tương đương trở lên.
c. Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định và thi đạt kết quả kỳ thi sĩ
quan mức quản lý cho tàu công suất máy chính từ 3000 kW trở lên.
d. Tất cả các điều kiện trên.
48. Thời gian đi biển tối thiểu để đạt được chức danh máy trưởng tàu từ 3000 kW trở lên :
a. 72 tháng.
b. 60 tháng.
c. 48 tháng.
d. 24 tháng.
49. Quy định về thời gian đi biển đối với các thí sinh là :
a. Thời gian tính từ lúc được cấp GCN khả năng chuyên môn.
b. Thời gian đảm nhiệm chức danh như trong GCN khả năng chuyên môn.
c. Thời gian đảm nhiệm chức danh như trong sổ thuyền viên.
d. Thời gian làm việc trên tàu.
50. Sổ ghi nhận huấn luyện được cấp theo bộ luật nào sau đây:
a. STCW.
b. SOLAS.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

c. MARPOL.
d. MLC.
51. Điều kiện nào về thời gian đi biển sau đây là đúng đối với sĩ quan máy tàu trên 750 kW:
a. Đi thực tập sĩ quan tối thiếu 12 tháng và có sổ ghi nhận huấn luyện.
b. Đi thợ máy 36 tháng.
c. Đi sĩ quan máy trên tàu từ 75 – 750 kW và tối thiểu 6 tháng trực ca trên tàu 750 kW trở
lên
d. Tất cả các trường hợp trên.
52. Nguyên tắc cần tuân thủ khi bảo dưỡng máy móc, thiết bị dưới tàu ?
a. Ưu tiên kiến thức kinh nghiệm.
b. Ưu tiên hướng dẫn của nhà chế tạo.
c. Ưu tiên quy định của công ty.
d. Ưu tiên quy định của đăng kiểm.
53. Nguyên tắc đầu tiên khi làm bất cứ công việc trên tàu ?
a. Phòng chống ô nhiễm môi trường.
b. Phòng chống cháy nổ.
c. An toàn lao động.
d. Tuân thủ hướng dẫn của cấp trên.
54. Việc điều khiển động cơ chính, chọn phương án đúng :
a. Chỉ được tiến hành tại một ví trí điều khiển.
b. Việc chuyển vị trí điều khiển được thực hiện từ buồng lái hoặc buồng máy.
c. Điều khiển tốc độ động cơ từ buồng lái còn khởi động, dừng động cơ từ buồng điều khiển
máy.
d. Tất cả các phương án đều đúng.
55. Khi lăng xê máy (air run) và thử máy, quy định nào sau đây là bắt buộc :
a. Phải nạp đầy 2 chai gió.
b. Phải thông báo trước cho buồng lái và được sự đồng ý.
c. Máy trưởng phải trực tiếp điều khiển động cơ.
d. Tất cả các thành viên bộ phận máy phải có mặt tại buồng máy.
56. Động cơ “Slow down” là thuật ngữ chỉ :
a. Động cơ tự động dừng do sự cố.
b. Động cơ tự động giảm tốc độ do sự cố.
c. Động cơ không tăng được tốc độ.
d. Động cơ không giảm được tốc độ.
57. Sỹ quan máy trực ca có quyền :
a. Giảm vòng quay động cơ khi phát hiện bất thường, hoặc dừng động cơ nếu phát hiện sự cố
nghiêm trọng và thông báo cho buồng lái, máy trưởng.
b. Yêu cầu thợ máy trong ca trực thực hiện các nhiệm vụ nhằm đảm bảo tình trạng an toàn
của máy móc thiết bị, giữ gìn vệ sinh và phòng chống ô nhiễm môi trường.
c. Điều chỉnh thông số làm việc của các máy móc thiết bị nhằm đảm bảo hoạt động an toàn
và hiệu quả của chúng, và phải bàn giao cho ca trực kế tiếp, báo cáo trước máy trưởng.
d. Tất cả các quyền nói trên.
58. Trường hợp động cơ hoạt động khi ngắt 1 hoặc vài xylanh do sự cố, chọn phương án sai :
a. Cần cắt nhiên liệu của xylanh đó.
b. Giảm lượng dầu xylanh đến xylanh bị ngắt.
c. Giữ vòng quay hoạt động như khi bình thường.
d. Nếu cơ cấu biên, bàn trượt bị hỏng thì nên tháo ra.
59. Việc không nên làm khi chuyển động cơ sang chế độ điều động ?
a. Đưa máy phát thứ hai cấp điện lên lưới.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

b. Nạp đầy gió cho các chai gió.


c. Nhanh chóng giảm vòng quay để đưa về vòng quay điều động.
d. Đổi dầu từ FO sang DO (nếu có).
60. Trong điều kiện tàu gặp sóng to gió lớn, với hệ thống nước biển nên :
a. Chuyển sang dùng van thông đáy.
b. Chuyển sang dùng van thông mạn.
c. Chuyển sang dùng cả hai van thông biển.
d. Tùy chọn van thông biển.
61. Sau khi dừng động cơ, cần tiến hành :
a. Nổ thử động cơ (tiến, lùi).
b. Lăng xê động cơ.
c. Dừng hệ thống nhiên liệu.
d. Dừng hệ thống bôi trơn.
62. Trong thời gian động cơ mới khởi động, áp suất dầu nhờn của động cơ thường cao hơn giá
trị thông thường, cần thiết phải:
a. Điều chỉnh giảm về giá trị bình thường.
b. Không cần điều chỉnh.
c. Điều chỉnh tăng nhiệt độ dầu để giảm áp lực.
d. Điều chỉnh giảm lượng nước làm mát đi qua sinh hàn dầu nhờn.
63. Đăng kiểm Việt Nam có thể phân cấp cho tàu nước ngoài không ?
a. Có
b. Không.
64. Hình thức “lưỡng kiểm” là :
a. Nhiều lần kiểm tra một đối tượng.
b. Nhiều tổ chức đăng kiểm cùng kiểm tra phân cấp một tàu nhưng ở các hạng mục khác
nhau.
c. Mỗi kỳ kiểm tra được tiến hành 2 lần bởi tàu và đăng kiểm riêng biệt.
d. Tất cả các phương án trên đều đúng.
65. Kiểm tra theo luật của đăng kiểm là :
a. Đảm bảo con tàu đủ các điều kiện an toàn và bảo vệ môi trường theo luật và công ước
quốc tế.
b. Xét duyệt thiết kế, giám sát thi công và kiểm tra khi thử tàu.
c. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật vỏ tàu.
d. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật máy chính, hệ trục chân vịt và vỏ tàu.
66. Kiểm tra cấp mới một giấy chứng nhận cho tàu tiến hành khi nào ?
a. Khi tàu đóng mới
b. Sau khi tàu đại tu
c. Sau khi hoán cải các bộ phận chính của thiết bị được chứng nhận.
d. Tất cả các trường hợp trên.
67. Theo quy định của đăng kiểm, tàu thủy lên đà theo chu kỳ kiểm tra cấp mới các giấy chứng
nhận:
a. 2 năm một lần
b. 5 năm hai lần
c. 3 năm một lần
d. 1 năm một lần.
68. Thời gian tàu được gia hạn cho kiểm tra hàng năm là :
a. 3 tháng sau ngày đến hạn.
b. 6 tháng sau ngày đến hạn.
c. 12 tháng sau ngày đến hạn.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

d. Không cho phép gia hạn.


69. Kiểm tra hàng năm được tiến hành khi nào ?
a. Trước hoặc sau ngày đến hạn không quá 3 tháng.
b. Trước hoặc sau ngày đến hạn không quá 6 tháng.
c. Trước hoặc sau ngày đến hạn không quá 12 tháng.
d. Đúng ngày đến hạn.
70. Ngày đến hạn là ngày :
a. Ngày tàu hạ thủy khi đóng mới.
b. Ngày giấy chứng nhận của tàu được cấp.
c. Ngày tàu được đăng kiểm kiểm tra.
d. Tất cả các phương án trên.
71. Kiểm tra liên tục máy (CMS) được tiến hành với :
a. Máy chính và các thiết bị phụ trợ.
b. Máy chính và hệ trục chân vịt
c. Tất cả các máy móc và thiết bị thuộc bộ phận máy.
d. Tất cả máy móc và vỏ tàu.
72. Kiểm tra bất thường được tiến hành khi nào ?
a. Khi đối tượng được chứng nhận có tai nạn hoặc sự cố ảnh hưởng đến hoạt động an toàn
hoặc khi có sửa chữa, hoán cải lớn
b. Khi tàu đã bị hoãn kiểm tra định kỳ đối tượng đó.
c. Khi có quy định bổ sung áp dụng cho đối tượng được kiểm tra.
d. Tất cả các phương án trên.
73. Thông số nào không cần trình đăng kiểm khi kiểm tra động cơ diesel ?
a. Độ co bóp trục khuỷu.
b. Độ mài mòn sơ mi xy lanh.
c. Khe hở bạc trục chính, bạc biên.
d. Lượng tiêu hao nhiên liệu.
74. Thử quá tốc cho động cơ diesel lai chân vịt dưới tàu thường được tiến hành bằng cách:
a. Tạo tín hiệu giả.
b. Cho động cơ hoạt động đến vòng quay bảo vệ quá tốc.
c. Đưa thiết bị bảo vệ quá tốc lên bờ kiểm tra.
d. Không có phương án đúng.
75. Đăng kiểm yêu cầu khoang khí quét của động cơ 2 kỳ cần có :
a. Van an toàn
b. Van điều chỉnh áp lực
c. Hệ thống chữa cháy.
d. Van an toàn và hệ thống chữa cháy.
76. Thử thủy lực nồi hơi được tiến hành theo chu kỳ ?
a. 5 năm hai lần.
b. 5 năm một lần.
c. 1 năm một lần.
d. 2 năm một lần.
77. Theo yêu cầu của đăng kiểm, nồi hơi phải có tối thiểu :
a. 2 van an toàn.
b. 2 van giảm áp.
c. 2 van điều chỉnh áp lực.
d. 2 van tràn.
78. Trường hợp nào thuyền viên bị từ chối bồi thường bảo hiểm ?
a. Bị nạn do bệnh hoặc thương tật không phát sinh do hoạt động nghề nghiệp trên tàu.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

b. Bị nạn do uống rượu bia, sử dụng ma túy.


c. Bị nạn do thực hiện hành vi phạm pháp.
d. Tất cả các trường hợp kể trên.
79. Bảo hiểm tai nạn thuyền viên có phải bảo hiểm xã hội không ?
a. Có
b. Không.
80. Khi lập kháng nghị hàng hải cần lưu ý :
a. Lập càng sớm càng tốt.
b. Có xác nhận của chính quyền cảng đến và người làm chứng.
c. Phải logic về nội dung, thời gian và thống nhất.
d. Tất cả các lưu ý trên.
81. Vật liệu cách nhiệt Amiăng trên tàu đóng mới hiện nay được sử dụng ?
a. Cấm sử dụng.
b. Chỉ sử dụng làm vật liệu cách nhiệt ở nhiệt độ thấp.
c. Chỉ sử dụng làm vật liệu cách nhiệt vách buồng máy và các vị trí tương tự.
d. Cấm sử dụng nhưng trong một số trường hợp đặc biệt vẫn cho phép.
82. Van an toàn cho cacte động cơ diesel được quy định lắp đặt cho:
a. Động cơ có đường kính xy lanh trên 500 mm hoặc thể tích cacte trên 0.6 m3.
b. Động cơ có đường kính xy lanh trên 200 mm hoặc thể tích cacte trên 0.6 m3.
c. Động cơ có đường kính xy lanh trên 200 mm hoặc hành trình piston trên 1m.
d. Động cơ có đường kính xy lanh trên 500 mm hoặc hành trình piston trên 1m.
83. Thử quá tốc động cơ diesel là hình thức kiểm tra theo đăng kiểm theo:
a. Theo quy phạm.
b. Theo luật.
84. Quy định thời gian để bánh lái quay từ 30 độ mạn này sang 35 độ mạn kia với máy lái chính
là :
a. 28 giây.
b. 60 giây.
c. 45 giây.
d. 1,5 phút.
85. Theo quy định của SOLAS, yêu cầu tối thiểu về số lượng đối với máy lái các tàu:
a. Phải có 2 máy lái chính hoạt động độc lập.
b. Phải có một máy lái chính và một máy lái sự cố.
c. Phải có 2 máy lái được lai bằng động cơ điện.
d. Phải có 2 máy lái chính và một máy lái sự cố.
86. Thời gian bẻ lái đối với máy lái chính theo SOLAS được quy định trong điều kiện:
a. Tàu ở mớn nước định mức.
b. Tốc độ tàu ở giá trị định mức.
c. Tàu đang chạy tiến.
d. Tất cả các điều kiện trên.
87. Trường hợp tàu trang bị máy phát sự cố tự động cấp điện thì thời gian tối đa để máy cấp điện
lên lưới khi xảy ra mất điện toàn tàu là :
a. 28 giây.
b. 45 giây.
c. 60 giây.
d. 90 giây.
88. 60 giây là thời gian để máy lái phụ (sự cố) điều khiển lái từ 15 độ mạn này sang 15 độ mạn
kia trong điều kiện:
a. Tàu chạy tiến.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

b. Tàu ở mớn nước định mức.


c. Tàu ở 50% tốc độ định mức.
d. Tất cả các điều kiện trên.
89. “Black out” là thuật ngữ chỉ :
a. Hiện tượng mất điện toàn tàu.
b. Hiện tượng máy phát hòa lên lưới gặp sự cố.
c. Hiện tượng nồi hơi đốt không cháy.
d. Hiện tượng khói đen ở khí xả động cơ diesel.
90. Yêu cầu về thiết bị chỉ báo tốc độ quay động cơ diesel máy chính ?
a. Tại tất cả các vị trí điều khiển.
b. Buồng điều khiển máy và buồng lái.
c. Buồng điều khiển máy và trạm điều khiển sự cố.
d. Tại tất cả các tầng trong buồng máy.
91. Theo yêu cầu của SOLAS, chỉ báo mức nước nồi hơi phải :
a. Có hai thiết bị chỉ báo mức nước.
b. Có thiết bị chỉ báo mức nước nồi tại két vách.
c. Có thiết bị chỉ báo mức nước nồi tại buồng điều khiển máy.
d. Có thiết bị chỉ báo tại vị trí bảng điều khiển nồi hơi.
92. Thử bảo vệ mức nước thấp nồi hơi là hình thức kiểm tra đăng kiểm theo :
a. Theo luật.
b. Theo quy phạm.
93. Buồng máy lái có yêu cầu gì ?
a. Cách ly với buồng máy.
b. Phải có phương tiện liên lạc với buồng lái.
c. Phải có các lan can và lối đi chống trơn trượt đề phòng dầu rò rỉ.
d. Tất cả các yêu cầu trên.
94. Quy định về phương tiện theo dõi, kiểm tra chất lượng nước nổi hơi là theo yêu cầu của :
a. SOLAS
b. MARPOL
c. PSC.
d. ISM Code.
95. Phương tiện liên lạc giữa buồng lái và các vị trí điều khiển động cơ chính:
a. Tay chuông.
b. Điện thoại.
c. Tay chuông và điện thoại.
d. Email.
96. Máy phát sự cố có thể khởi động trong điều kiện thời tiết lạnh đến 0oC không ?
a. Có.
b. Không.
97. Theo quy định của SOLAS, hệ thống khí nén khởi động phải :
a. Phải có van xả nước.
b. Phải có thiết bị bảo vệ phù hợp đề phòng hiệu ứng cháy ngược.
c. Phải có van an toàn.
d. Phải có đĩa chảy.
98. Nguồn năng lượng để khởi đông máy phát sự cố phải :
a. Cho phép khởi động tối thiểu 3 lần liên tiếp.
b. Cho phép khởi động 6 lần liên tiếp.
c. Cho phép khởi động 5 lần liên tiếp.
d. Cho phép khởi động 2 lần liên tiếp.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

99. Nhiên liệu sử dụng cho máy phát sự cố có điểm bắt cháy :
a. Không quá 60o C
b. Không quá 43oC
c. Không quá 45o C
d. Không quá 100o C
100. Thời gian tối thiểu máy phát sự cố có khả năng cung cấp điện với các phụ tải theo quy
định là:
a. Không dưới 30 phút.
b. Không dưới 60 phút
c. Không dưới 2 giờ.
d. Không dưới 12 giờ.
101. Sàn phía trước và sau bảng điện chính, các bảng điện điều khiển phải có :
a. Cảnh báo nguy hiểm.
b. Sàn chống trượt.
c. Lớp thảm cách điện.
d. Lớp sơn phản quang.
102. Công tắc đối với các đèn chiếu sáng trong kho sơn hoặc kho acquy có gì đặc biệt :
a. Không đặt ở trong kho.
b. Làm bằng vật liệu chống cháy.
c. Làm bằng vật liệu kín nước.
d. Không có công tắc.
103. Đối với các tàu không người trực ca máy, yêu cầu :
a. Điều khiển động cơ được thực hiện từ buồng lái.
b. Phải trang bị hệ thống chỉ báo hơi dầu cacte máy chính.
c. Phải trang bị báo động mức nước la canh đến phòng ở các sỹ quan.
d. Tất cả các yêu cầu trên.
104. Các loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ không phải là động cơ sự cố có điểm bắt cháy :
a. Lớn hơn 43oC
b. Lớn hơn 60oC
c. Lớn hơn 0oC
d. Lớn hơn 100oC
105. Dầu rò lọt từ các ống dầu cao áp động cơ diesel phải :
a. Phải được nối tới két có trang bị báo động mức cao.
b. Không được rò lọt.
c. Phải đưa tới két la canh.
d. Phải đưa tới hố la canh để dễ phát hiện.
106. Van cách ly trong hệ thống cứu hỏa được đặt :
a. Trong buồng máy.
b. Cách ly bên ngoài buồng máy.
c. Cạnh bơm cứu hỏa chính.
d. Cạnh bơm cứu hỏa sự cố.
107. Yêu cầu đối với bơm cứu hỏa sự cố :
a. Đặt ngoài buồng máy.
b. Đường ống hút phải bọc cách nhiệt nếu đặt trong buồng máy.
c. Đảm bảo cung cấp đủ áp lực nước cứu hỏa cho vị trí xa nhất và cao nhất.
d. Tất cả các yêu cầu trên.
108. Bình cứu hỏa xách tay trong phòng điều khiển máy thuộc loại :
a. Bình CO2
b. Bình bọt.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

c. Bình nước.
d. Bình hóa chất.
109. Sơ đồ bố trí trang thiết bị cứu hỏa có yêu cầu (Fire Control Plan):
a. Phải đặt ở nơi thuận lợi.
b. Phải được đặt ở nơi thuận lợi và một bản khác đặt ngoài boong chính.
c. Phải đặt ở trong các phòng ở của thuyền viên.
d. Phải đặt ở tất cả các hành lang, câu lạc bộ trên tàu.
110. Van thông biển của bơm cứu hỏa sự cố có yêu cầu :
a. Phải được điều khiển bằng điện và có chỉ báo độ mở.
b. Điều khiển bằng khí nén và có chỉ báo độ mở.
c. Điều khiển từ xa và có chỉ báo độ mở.
d. Điều khiển tại buồng điều khiển máy.
111. Chọn phương án đúng đối với lối thoát hiểm buồng máy :
a. Thường mở.
b. Thường đóng, nhưng phải có khả năng mở từ bên trong.
c. Đặt ngay cạnh phòng điều khiển máy.
d. Đặt ngay cạnh buồng máy lái.
112. Trang bị cứu sinh cá nhân trong phòng ở mỗi thuyền viên :
a. Áo phao và áo chống mất nhiệt.
b. Tủ thuốc và áo phao.
c. Áo phao và pháo khói.
d. Áo phao và áo lặn.
113. Trong buồng máy có trang bị áo, phao cứu sinh tại :
a. Tất cả các vị trí điều khiển máy chính.
b. Tất cả các tầng buồng máy.
c. Trong phòng điều khiển máy.
d. Tại lối thoát hiểm sự cố.
114. Muster List là ;
a. Danh sách thuyền viên trên tàu.
b. Bảng phân công nhiệm vụ của thuyền viên trong các tình huống sự cố.
c. Bảng phân công nhiệm vụ ứng phó ô nhiễm dầu.
d. Danh sách liên lạc theo SOPEP.
115. Thực tập rời bỏ tàu và các tình huống khẩn cấp khác được thực hiện :
a. Định kỳ theo khoảng thời gian quy định.
b. Khi tàu có thời gian rảnh rỗi thuận lợi cho việc thực tập.
c. Khi đăng kiểm kiểm tra.
d. Trước khi tàu đến cảng.
116. Muster Station là :
a. Vị trí tập trung trước khi tiến hành bất kỳ công việc trên tàu.
b. Vị trí tập trung trong các tình huống sự cố.
c. Trạm điều khiển sự cố máy chính.
d. Trạm điều khiển máy lái sự cố.
117. Thực tập rời bỏ tàu và cứu người rơi xuống biển được thực hiện theo chu kỳ :
a. 3 tháng một lần.
b. 6 tháng một lần.
c. 1 tháng một lần.
d. 1 năm một lần.
118. Thực tập cứu hỏa được thực hiện theo chu kỳ :
a. 3 tháng một lần.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

b. 1 tháng một lần.


c. 6 tháng một lần.
d. 1 năm một lần.
119. Nếu số lượng thuyền viên được thay thế trên 1/4 thì :
a. Phải thông báo cho chính quyền hàng hải.
b. Phải tiến hành thực tập cứu sinh, cứu hỏa trong vòng 24 giờ sau khi tàu rời cảng.
c. Phải tiến hành thực tập cứu sinh, cứu hỏa trong vòng 7 ngày sau khi tàu rời cảng.
d. Phải nộp đầy đủ giấy tờ theo quy định trong vòng 24 giờ sau khi nhập tàu.
120. Xuồng cứu sinh phải được thử với tải dước nước theo chu kỳ :
a. 12 tháng một lần.
b. 6 tháng một lần.
c. 3 tháng một lần.
d. 1 tháng một lần.
121. Thử động cơ xuồng cứu sinh, cứu nạn tiến hành theo :
a. Định kỳ hàng tháng.
b. Định kỳ hàng tuần.
c. Định kỳ 3 tháng.
d. Định kỳ hàng ngày.
122. Hệ thống quản lý an toàn (SMS) do :
a. Đăng kiểm xây dựng.
b. PSC xây dựng.
c. Các tàu xây dựng.
d. Công ty quản lý tàu xây dựng.
123. ISM Code là :
a. Bộ luật về quản lý nguồn nhân lực hàng hải.
b. Bộ luật quản lý an toàn hàng hải quốc tế.
c. Bộ luật phòng chống ô nhiễm môi trường từ tàu.
d. Bộ luật an ninh quốc tế.
124. Đối tượng áp dụng của SMS :
a. Công ty quản lý tàu.
b. Đội tàu của công ty.
c. Phòng an toàn của công ty quản lý tàu.
d. Công ty quản lý và đội tàu của mình.
125. Giấy chứng nhận phù hợp (DOC) được cấp bởi … cho… ?
a. Bởi đăng kiểm được ủy quyền của chính quyền hàng hải, cho công ty quản lý tàu.
b. Bởi PSC, cho công ty quản lý tàu.
c. Bởi đăng kiểm, cho đội tàu của các công ty.
d. Bởi PSC, cho các tàu ghé cảng mình.
126. Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC) được cấp cho :
a. Cấp cho tàu.
b. Cấp cho công ty.
c. Cấp cho tàu và công ty.
d. Cấp cho thuyền trưởng hoặc DP.
127. Giấy chứng nhận phù hợp và GCN quản lý an toàn, loại nào được cấp trước :
a. GCN phù hợp.
b. GCN quản lý an toàn.
c. Tùy thuộc mỗi công ty.
d. Tùy thuộc mỗi tàu.
128. Người được chỉ định (DP) là người :
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

a. Là một người trên tàu phụ trách vấn đề an toàn.


b. Là một người ở công ty phụ trách vấn đề an toàn.
c. Là thuyền trưởng mỗi tàu.
d. Là lãnh đạo cao nhất của mỗi công ty quản lý tàu.
129. Yêu cầu đối với người được chỉ định (DP) :
a. Có chứng nhận của đăng kiểm.
b. Có đủ thẩm quyền để hỗ trợ cần thiết cho tàu 24/24 giờ.
c. Thuyền viên trên tàu phải biết tên, địa chỉ, cách liên hệ với DP.
d. Tất cả các yêu cầu trên.
130. Theo quy định của ISM Code, các tàu phải có :
a. Bản sao của GCN quản lý an toàn.
b. Bản sao của GCN phù hợp.
c. Bản sao của SMS.
d. Tất cả các loại giấy tờ trên.
131. Trên tàu, thuyền viên có thể tìm hiểu SMS Manual ở :
a. Buồng lái.
b. Buồng máy.
c. Câu lạc bộ.
d. Tất cả các vị trí trên.
132. Giấy chứng nhận quản lý an toàn có thời hạn :
a. Không quá 5 năm.
b. Không quá 3 năm.
c. Không quá 12 tháng.
d. Không thời hạn.
133. Nội dung của hệ thống quản lý an toàn :
a. Các hướng dẫn và quy trình đảm bảo khai thác tàu an toàn.
b. Quy trình báo cáo tai nạn và sự không phù hợp.
c. Quy trình đánh giá nội bộ.
d. Tất cả các nội dung trên.
134. Tất cả thuyền viên làm việc trên tàu phải biết thông tin về :
a. Tên, địa chỉ liên hệ với người đứng đầu công ty quản lý tàu.
b. Tên, địa chỉ liên hệ với thuyền trưởng của tàu.
c. Tên, địa chỉ liên hệ với người được chỉ định .
d. Tên, địa chỉ của công ty quản lý tàu.
135. ISPS Code là :
a. Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng.
b. Bộ luật quốc tế về chống khủng bố.
c. Bộ luật quốc tế về hợp tác tàu và bến cảng.
d. Bộ luật quản lý an toàn hàng hải quốc tế.
136. Theo quy định của bộ luật ISPS, mức độ an ninh tàu và bến cảng có :
a. 5 mức độ.
b. 4 mức độ.
c. 3 mức độ.
d. 1 mức độ.
137. Mức độ an ninh 1 là :
a. Mức bình thường áp dụng.
b. Mức độ tăng cường an ninh.
c. Mức độ an ninh đặc biệt.
d. Tất cả các phương án trên.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

138. Hệ thống báo động an ninh khi được kích hoạt sẽ :


a. Phát tín hiệu về công ty và các trạm bờ.
b. Không tạo tín hiệu báo động trên tàu.
c. Không phát tín hiệu đến các tàu khác.
d. Tất cả các yêu cầu trên.
139. ISPS Code áp dụng cho :
a. Các tàu khách, tàu hàng có dung tích từ 500 tấn trở lên.
b. Các cảng tiếp nhận các tàu nước ngoài.
c. Các giàn khoan biển di động.
d. Tất cả các đối tượng trên.
140. Trong các quy định của ISPS Code, SSO là chữ viết tắt của :
a. Sercurity Ship Officer.
b. Shore and Ship Officer.
c. Ship Sercurity Officer.
d. Ship Sercurity Organization.
141. Cấp độ an ninh tại các cảng do :
a. Chính quyền cảng xây dựng và quy định.
b. Do công ty quản lý tàu xây dựng và quy định.
c. Do các tàu ghé cảng chủ động xây dựng và quy định.
d. Do thuyền trưởng quy định.
142. Mức độ an ninh đặc biệt (Level 3) được áp dụng khi:
a. Khi có nguy cơ về mất an ninh.
b. Khi đến một cảng mới.
c. Khi đến một quốc gia có xung đột vũ trang.
d. Khi xuất hiện nguy cơ mất an ninh một cách rõ ràng.
143. Nhật ký dầu phần I quy định bắt buộc đối với loại tàu nào :
a. Tất cả các loại tàu dầu dung tích từ 150 tấn trở lên và tàu hàng từ 400 tấn trở lên.
b. Tàu dầu có dung tích từ 150 tấn trở lên.
c. Tàu hàng có dung tích từ 400 tấn trở lên.
d. Tàu dầu và tàu hàng có dung tích từ 10000 tấn trở lên.
144. Nhật ký dầu phần II quy định bắt buộc với những loại tàu nào :
a. Áp dụng đối với tàu dầu.
b. Áp dụng đối với tàu khách.
c. Áp dụng với tàu hàng.
d. Tất cả các phương án trên.
145. Để xả nước la canh buồng máy đã qua xử lý bên ngoài các vùng biển đặc biệt, cần có
những quy định bắt buộc gì :
a. Tàu đang hành trình.
b. Thiết bị xử lý nước la canh phải được phê duyệt.
c. Nồng độ dầu trong nước la canh đã qua xử lý không vượt quá 15 ppm.
d. Tất cả các yêu cầu trên.
146. Để xả nước la canh buồng máy đã qua xử lý ở các vùng biển đặc biệt cần những yêu cầu
bắt buộc nào sau đây :
a. Tương tự như quy định khi thải ngoài vùng đặc biệt.
b. Thiết bị phân ly dầu nước phải có hệ thống chỉ báo nồng độ dầu.
c. Thiết bị phân ly dầu nước phải có hệ thống báo động và tự động dừng khi nồng độ dầu
thải vượt quá 15 ppm.
d. Tất cả các yêu cầu trên.
147. Hỗn hợp dầu hàng trên tàu dầu được phép thải ở ngoài khu vực đặc biệt khi :
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

a. Tàu đang hành trình và cách bờ lớn hơn 50 hải lý.


b. Cường độ thải ra không quá 30 lít/hải lý và tổng lượng dầu thải ra phải theo quy định.
c. Tàu đang khai thác hệ thống quản lý, kiểm soát và chỉ báo việc thải dầu được chính quyền
hành chính chấp nhận.
d. Phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu trên.
148. Đối với tàu dầu đóng sau 31/12/1979, khi thỏa mãn các yêu cầu bắt buộc của Phụ lục I,
lượng dầu hàng thải ra cho phép là :
a. Không quá 1/30.000 trọng tải hàng hóa.
b. Không quá 1/15.000 trọng tải hàng hóa.
c. Không quá 1/50.000 trọng tải hàng hóa.
d. Không phải các đáp án trên.
149. Đối với tàu dầu đóng trước 31/12/1979, lượng dầu hàng được thải ra cho phép bằng.
a. 1/30.000 tổng trọng tải hàng hóa.
b. 1/15.000 tổng trọng tải hàng hóa.
c. 1/50.000 tổng trọng tải hàng hóa.
150. Phụ lục I Marpol nói về vấn đề gì ?
a. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.
b. Các quy định về kiểm soát ô nhiễm do việc chở xô chất lỏng độc hại.
c. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc ở dạng bao gói khi vận chuyển bằng
đường biển.
d. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu.
151. Phụ lục II Marpol đề cập đến nội dung nào sau đây ?
a. Các quy định về kiểm soát ô nhiểm do chở xô chất lỏng độc hại.
b. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu.
c. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu.
d. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm và kiểm soát khí thải từ tàu
152. Phụ lục IV Marpol đề cập đến nội dung nào sau đây ?
a. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu.
b. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu.
c. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do khí thải từ tàu
d. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.
153. Phụ lục I Marpol đề cập đến các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra. Vậy thuật
ngữ “dầu” ở đây được hiểu như thế nào ?
a. Là dầu đốt, nhiên liệu sử dụng dưới tàu.
b. Là dầu hàng của tàu chở dầu.
c. Là dầu bôi trơn.
d. Tất cả các loại dầu và hỗn hợp lẫn dầu trên tàu hàng cũng như tàu dầu khi thải ra biển.
154. Trên tàu dầu, khi vệ sinh các két dầu hàng, cũng như khi vệ sinh khu vực boong, nước vệ
sinh có được đưa về hệ thống la canh buồng máy hoặc hệ thống dầu bẩn buồng máy không ?
a. Có.
b. Không được phép.
155. Thiết bị kiểm soát ô nhiễm bởi dầu có được tự ý thay đổi, chỉnh đặt lại ?
a. Có khi thấy cần thiết.
b. Tuyệt đối không.
c. Không được thay đổi trừ khi có sự cho phép của chính quyền hành chính.
d. Tùy điều kiện của tàu mà thay đổi cho phù hợp.
156. Ý nghĩa của thuật ngữ SOPEP :
a. Quy định về thực tập cứu sinh, cứu hỏa trên tàu.
b. Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

c. Quy trình thực hiện ISM code.


d. Kế hoạch ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn.
157. Trách nhiệm của thuyền viên theo SOPEP :
a. Biết vị trí các thiết bị phòng chống tràn dầu và biết cách sử dụng chúng.
b. Tham gia thường xuyên các đợt thực tập SOPEP.
c. Trong trường hợp khần cấp ứng phó với ô nhiễm dầu, phục tùng mệnh lệnh của sĩ quan
phụ trách.
d. Tất cả trách nhiệm trên.
158. Đối với tàu có tổng dung tích từ 400 đến dưới 10.000 tấn, yêu cầu nào sau đây là không
bắt buộc đối với thiết bị phân ly dầu nước : :
a. Đảm bảo nồng độ dầu trong nước thải ra ngoài không vượt quá 15 ppm
b. Phải trang bị thiết bị chỉ báo, báo động khi nồng độ dầu vượt quá 15 ppm.
c. Trang bị hệ thống báo động lên phòng ở các sĩ quan.
d. Thiết bị đó phải được chính quyền hành chính chấp nhận.
159. Tàu có dung tích từ 10.000 trở lên, ngoài yêu cầu về nồng độ dầu trong nước thải ra ngoài
mạn qua hệ thống, thiết bị xử lý được chính quyền hành chính chấp nhận không vượt quá 15
ppm, còn có những yêu cầu bắt buộc nào khác :
a. Phải trang bị hệ thống báo động khi nồng độ dầu trong nước thải ra mạn vượt quá 15 ppm.
b. Phải trang bị thiết bị tự động dừng việc xả ra ngoài mạn khi nồng độ dầu vượt quá 15 ppm.
c. Phải có thiết bị chỉ báo nồng độ dầu.
d. Tất cả các yêu cầu trên.
160. Marpol áp dụng hiện nay có bao nhiêu phụ lục :
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
161. Loại tàu nào sau đây phải có kế hoạch ứng phó ô nhiễm dầu (SOPEP) được chính quyền
hành chính công nhận.
a. Tất cả các tàu áp dụng phụ lục I, Marpol.
b. Tất cả các tàu dầu.
c. Tất cả các tàu hàng dung tích từ 400 tấn trở lên.
d. Tất cả các tàu khách.
162. SOPEP là chữ viết tắt của :
a. Shore side Oil Pollution Emergency Plan.
b. Shipboard Oil Pollution Emergency Plan.
c. Ship Operating Program Emergency Plan.
163. Nội dung của SOPEP bao gồm các hướng dẫn về :
a. Quy trình báo cáo các vụ ô nhiễm dầu, danh sách các tổ chức được ủy quyền để liên lạc
trong trường hợp xảy ra ô nhiễm dầu.
b. Mô tả chi tiết những hành động ứng phó của thuyền viên trên tàu để giảm bớt hoặc kiểm
soát việc ô nhiễm do dầu.
c. Quy trình liên lạc và phối hợp giữa tàu và quốc gia địa phương hoặc tổ chức được ủy
quyền trong việc ứng phó ô nhiễm do dầu từ tàu.
d. Tất cả các nội dung trên.
164. Bất cứ việc thải dầu hoặc hỗn hợp lẫn dầu nào đều bị nghiêm cấm ngoại trừ :
a. Khi điều đó là cần thiết để bảo vệ tính mạng thuyền viên và an toàn cho tàu.
b. Khi tàu thỏa mãn các điều tại quy định trong Phụ lục I/MARPOL về việc kiểm soát hoạt
động thải dầu.
c. Cả phương án a và b.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

d. Không loại trừ bất kỳ trường hợp nào.


165. IOPP là giấy chứng nhận về :
a. GCN quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu
b. GCN quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí.
c. GCN về trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa.
d. GCN về dung tích đặc biệt của tàu.
166. Khi hoạt động trên vùng biển Nam Cực, bất kỳ việc thải dầu hoặc hỗn hợp lẫn dầu từ tàu
trọng tải 400 tấn trở lên bị nghiêm cấm :
a. Đúng.
b. Sai.
167. Các tàu thỏa mãn quy định của Phụ lục I/Marpol được cấp giấy chứng nhận :
a. GCN ngăn ngừa ô nhiễm dầu hàng.
b. GCN ngăn ngừa ô nhiễm dầu từ buồng máy.
c. GCN ngăn ngừa ô nhiễm dầu.
d. GCN phù hợp.
168. Marpol định nghĩa vùng biển đặc biệt là :
a. Khu vực hạn chế các phương tiện thủy.
b. Khu vực không gây hại.
c. Khu vực bảo tồn sinh vật biển.
d. Khu vực mà được thông qua các quy định bắt buộc về việc ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu.
169. Nhật ký dầu phần I và II có thể được yêu cầu kiểm tra và sao chép bởi chính quyền hành
chính và phải được lưu giữ để kiểm tra.
a. Đúng.
b. Sai.
170. Hỗn hợp dầu từ buồng máy phải được giữ lại trên tàu :
a. trong thời gian không quá 6 tháng.
b. để thải khi có điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận, hoặc xử lý bằng thiết bị đốt dầu bẩn
được chấp nhận trên tàu.
c. trong thời gian 2 năm.
d. để thải lên bờ khi đến cảng.
171. Giấy chứng nhận IOPP có thời hạn :
a. 1 năm.
b. 3 năm trừ khi tàu được đóng sau 1997.
c. Thời gian tối đa 5 năm.
d. Tùy theo tuổi thọ của tàu.
172. Dầu ăn thải nằm trong quy định của phụ lục nào của MARPOL :
a. Phụ lục I.
b. Phụ lục II.
c. Phụ lục IV.
d. Phụ lục V.
173. Theo yêu cầu của Phụ lục I/MARPOL, GCN IOPP được viết trên tối thiểu mấy thứ tiếng :
a. Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
b. Anh, Pháp, Đức.
c. Anh, Pháp, Italia.
d. Anh, Pháp, Trung Quốc.
174. Nhật ký dầu phần I và II được lưu giữ trên tàu bao lâu sau khi viết hết quyển :
a. 3 năm.
b. 2 năm.
c. 1 năm
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

d. Không cần lưu giữ.


175. Nhật ký dầu phần II đề cập các hoạt động liên quan đến :
a. Các hoạt động liên quan đến dầu hàng, ballast của tàu dầu.
b. Các hoạt động liên quan đến dầu từ buồng máy.
c. Các hoạt động liên quan đến việc xả dầu từ buồng máy.
d. Các hoạt động liên quan đến nhận dầu.
176. Các tàu chở dầu thô có cho phép chứa nước ballast trong két dầu hàng không ?
a. Có.
b. Không.
177. Crude Oil Washing là :
a. Hệ thống vệ sinh hầm hàng tàu hàng.
b. Hệ thống vệ sinh két hàng tàu dầu thô.
c. Hệ thống hóa chất tẩy rửa két hàng tàu chở dầu thô.
d. Hệ thống nước ngọt vệ sinh két hàng tàu chở dầu thô.
178. Các tàu dầu đóng mới hiện nay có :
a. Có đáy đôi.
b. Có vỏ đôi.
c. Có két ballast mũi.
d. Có đáy đôi và vỏ đôi.
179. Mặt bích nối bờ tiêu chuẩn theo Phụ lục I là mặt bích :
a. Để chuyển dầu bẩn, nước la canh lên bờ.
b. Để tiếp nhận nhiên liệu.
c. Để tiếp nhận dầu bôi trơn.
d. Để chuyển nước thải từ tàu lên bờ.
180. Các hoạt động liên quan đến nhận dầu nhiên liệu được ghi chép vào :
a. Nhật ký dầu phần I.
b. Nhật ký buồng lái.
c. Nhật ký buồng máy.
d. Tất cả các đáp án trên.
181. Hoạt động nào sau đây phải được ghi vào nhật ký dầu phần I :
a. Hoạt động ballast.
b. Bơm chuyển nước la canh từ hố la canh về két.
c. Bơm chuyển dầu từ két dự trữ về két lắng.
d. Bơm chuyển dầu giữa các két dự trữ.
182. Sỹ quan nào chịu trách nhiệm ghi chép nhật ký dầu phần I :
a. Tất cả các sỹ quan trên tàu.
b. Tất cả các sỹ quan máy.
c. Tất cả các thành viên bộ phận máy.
d. Máy trưởng.
183. Ai là người ký hết trang trong nhật ký dầu :
a. Máy trưởng nếu là nhật ký dầu phần I, đại phó nếu là nhật ký dầu phần II.
b. Máy trưởng.
c. Thuyền trưởng.
d. Sỹ quan ghi chép cuối cùng của trang đó.
184. Thành viên công ước MARPOL 73/78 phải bắt buộc tham gia :
a. Phụ lục I.
b. Phụ lục II.
c. Phụ lục I và II.
d. Tất cả các phụ lục (6 phụ lục).
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

185. Việc thải các sản phẩm nhựa xuống biển bị cấm :
a. Đúng.
b. Sai.
186. Người nào được yêu cầu để ký xác nhận những nội dung ghi chép trong “Garbage Record
Book” :
a. Đại Phó.
b. Thuyền trưởng.
c. Sĩ quan chịu trách nhiệm ghi chép.
d. Bếp trưởng.
187. Việc ghi chép nội dung trong “Garbage Record Book” là bắt buộc đối với :
a. Thải rác xuống biển.
b. Thải lên bờ khi có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận.
c. Thải sang tàu khác.
d. Tất cả các nội dung trên.
188. Phương án xử lý nước thải vệ sinh đối với các tàu theo quy định :
a. Trang bị thiết bị xử lý nước thải.
b. Trang bị hệ thống nghiền nhỏ, tẩy uế, khử trùng phù hợp.
c. Trang bị két chứa đủ lớn để chưa hết lượng nước thải phát sinh trong hành trình biển.
d. Một trong các phương án trên.
189. Hệ thống nước thải từ phòng y tế trên tàu :
a. Riêng biệt với đường ống nước thải sinh hoạt.
b. Chung đường ống với hệ thống nước thải sinh hoạt.
c. Đưa qua một thiết bị xử lý riêng.
d. Đưa qua một két chứa riêng để thải lên bờ.
190. Khi nào được thải trực tiếp nước thải :
a. Tàu cách bờ trên 25 hải lý và đang hành trình.
b. Tàu cách bờ trên 12 hải lý và đang hành trình.
c. Tàu cách bờ trên 3 hải lý và đang hành trình.
d. Không được phép thải trực tiếp mà phải cho qua thiết bị xử lý.
191. Khi tàu trong cảng hoặc neo đậu, nước thải từ các nhà vệ sinh sẽ :
a. Thải trực tiếp ra ngoài.
b. Cho qua thiết bị xử lý trước khi thải ra ngoài.
c. Đưa vào két ballast để ra ngoài biển trên 12 hải lý thải.
d. Bắt buộc đưa lên bờ.
192. Nước thải từ tàu có cho phép thải lên bờ không ?
a. Có.
b. Không vì đây là nguồn gây ô nhiễm.
c. Không vì không có đường ống nào nối bờ.
d. Không vì lượng nước thải rất lớn.
193. Theo quy định hiện nay, nước thải từ nhà bếp, nước tắm, giặt :
a. Cho phép thải trực tiếp ra ngoài nếu không có quy định khác.
b. Bắt buộc phải đưa qua thiết bị xử lý cùng với nước thải từ nhà vệ sinh.
c. Cho phép thải trực tiếp khi tàu cách bờ trên 12 hải lý.
d. Cho phép thải trực tiếp khi tàu cách bờ trên 3 hải lý.
194. Những nội dung trong Nhật ký rác thải phải được ghi chép số lượng theo đơn vị đo là :
a. gallons
b. in cubic meters.
c. in cubic yards.
d. in cubic feets.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

195. Giấy biên nhận việc thải rác lên bờ yêu cầu được lưu giữ bao lâu :
a. 1 năm
b. 2 năm.
c. 3 năm.
d. 4 năm.
196. Hiện nay, trong điều kiện hoạt động bình thường, Phụ lục IV về thải rác từ tàu quy định :
a. Thức ăn thừa cho phép thải xuống biển.
b. Giấy giẻ, thủy tinh, kim loại cho phép thải xuống biển.
c. Plastic cho phép thải xuống biển.
d. Dầu ăn thừa cho phép thải xuống biển.
197. Quy định hiện nay về thải thức ăn thừa bên ngoài các vùng đặc biệt :
a. Tàu đang hành trình.
b. Cho phép thải trực tiếp nếu tàu cách bờ không dưới 12 hải lý.
c. Cho phép thải qua thiết bị nghiền nhỏ và cách bờ không dưới 3 hải lý.
d. Tất cả các quy định trên.
198. Nước vệ sinh hầm hàng đối với các tàu hàng hiện nay cho phép thải :
a. Tàu hành trình cách bờ không dưới 12 hải lý.
b. Tàu hành trình cách bờ không dưới 3 hải lý.
c. Cho phép thải trực tiếp ra ngoài kể cả tàu ở trong cảng.
d. Không cho phép thải ra ngoài và phải đưa lên bờ.
199. Quy định hiện nay về thải thức ăn thừa trong các vùng đặc biệt :
a. Tàu đang hành trình.
b. Cho phép thải trực tiếp nếu tàu đang hành trình và cách bờ không dưới 12 hải lý.
c. Cho phép thải qua thiết bị nghiền nhỏ nếu tàu đang hành trình và cách bờ không dưới 12
hải lý.
d. Tàu hành trình cách bờ không dưới 3 hải lý.
200. Nhật ký rác có quy định :
a. Lưu giữ trên tàu ít nhất 2 năm sau khi hết quyển.
b. Thuyền trưởng ký hết mỗi trang.
c. Sĩ quan ghi chép phải ký xác nhận.
d. Tất cả các quy định trên.
201. Rác thải trên tàu phải :
a. Phân loại theo đúng chỉ dẫn.
b. Tất cả phải giữ lại trên tàu.
c. Tất cả được đốt bằng máy đốt rác.
d. Thải rác phải xin phép bếp trưởng.
202. Giẻ lẫn dầu thuộc quy định của :
a. Phụ lục I.
b. Phụ lục V.
c. Phụ lục II.
d. Phụ lục III.
203. Hiện nay, thành phần lưu huỳnh lớn nhất cho phép trong bất cứ loại nhiên liệu nào sử
dụng trên tàu trong khu vực kiểm soát SOx (vùng SECA) được IMO chỉ định không được
vượt quá :
a. 4.0 % m/m.
b. 3.0 % m/m.
c. 1.0 % m/m.
d. 4.5 % m/m.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

204. Sau ngày 1/1/2015, thành phần lưu huỳnh lớn nhất cho phép trong bất cứ loại nhiên liệu
nào sử dụng trên tàu trong khu vực kiểm soát (vùng SECA) được IMO chỉ định không được
vượt quá :
a. 0.1 % m/m.
b. 3.0 % m/m.
c. 1.0 % m/m.
d. 4.5 % m/m.
205. Hiện nay, khi tàu hoạt động bên ngoài vùng kiểm soát SOx, nhiên liệu có thành phần lưu
huỳnh tối đa :
a. 3.5 %.
b. 0.5 %.
c. 4.5 %.
d. 0.1 %.
206. Giấy chứng nhận IAPP là giấy chứng nhận về ;
a. GCN quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu.
b. GCN quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm dầu.
c. GCN về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu.
d. GCN về thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí.
207. Quy định về phát thải độc tố NOx áp dụng với :
a. Động cơ diesel dùng trong trường hợp sự cố.
b. Động cơ của xuồng cứu sinh.
c. Động cơ diesel có công suất từ 130 kW trở lên được lắp đặt trên tàu vào hoặc sau ngày
1/1/2000.
d. Động cơ diesel làm máy chính.
208. Theo quy định của Phụ lục VI, nồng độ NOx (được quy ra NO2) trong khí thải của động
cơ hiện nay có giới hạn là :
a. Theo Tier I.
b. Theo Tier II.
c. Theo Tier III.
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
209. Giấy chứng nhận về ngăn ngừa ô nhiễm không khí do chính quyền hành chính cấp có thời
hạn bao lâu ?
a. 2 năm.
b. 3 năm.
c. 4 năm.
d. Không quá 5 năm.
210. Freon 12 hiện nay :
a. Vẫn còn cho phép sử dụng dưới tàu.
b. Cấm sử dụng dưới tàu.
211. Vùng kiểm soát về SOx hiện nay gồm :
a. Biển Bắc.
b. Biển Baltic
c. Khu vực ven bờ biển Bắc Mỹ, quần đảo Hawaii.
d. Tất cả các khu vực trên.
212. Khi tàu hoạt động trong vùng kiểm soát SOx phải :
a. Sử dụng nhiên liệu có nồng độ lưu huỳnh theo quy định.
b. Sử dụng thiết bị lọc SOx được phê duyệt.
c. Đảm bảo nồng độ SO2 trong khí thải không quá 6.0 g/kWh.
d. Một trong các yêu cầu trên.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

213. Máy đốt rác có cho phép đốt nhựa và sản phẩm nhựa (plastic) không ?
a. Có nếu được phê duyệt về khả năng đốt plastic.
b. Tất cả các máy đốt rác đều cho phép đốt plastic.
c. Tuyệt đối cấm đốt, phải giữ lại trên tàu.
d. Phải được nghiền nhỏ trước khi đốt.
214. Các tàu khi di chuyển từ vùng nước bên ngoài vào trong vùng kiểm soát SOx phải tuân
thủ :
a. Phải xin phép trước và được sự đồng ý.
b. Phải tuân thủ quy trình đổi dầu đã xây dựng hoặc có biện pháp tương tự nhằm đảm bảo
tiêu chuẩn phát thải SOx.
c. Phải giảm tốc độ.
d. Tàu không có khói đen.
215. Phương pháp phổ biến áp dụng luật quản lý nước ballast hiện nay là :
a. Đưa nước ballast qua thiết bị khử trùng.
b. Đổi nước ballast (Ballast exchange).
c. Không bơm ballast ở cảng đi.
d. Đưa nước ballast lên bờ.
216. Quy định về đổi nước ballast hiện nay :
a. Việc đổi cách bờ trên 200 hải lý và độ sâu trên 200m.
b. Hoặc đổi cách bờ trên 50 hải lý và độ sâu trên 200m.
c. Đảm bảo thay thế 95% thể tích.
d. Tất cả các quy định trên.
217. MLC 2006 là bộ luật :
a. Bộ luật lao động quốc tế.
b. Bộ luật quốc tế về lao động hàng hải.
c. Bộ luật quốc tế về thu nhập của thuyền viên.
d. Bộ luật quốc tế về bảo hiểm thuyền viên.
218. Theo quy định của MLC 2006, độ tuổi tối thiểu của người làm việc dưới tàu :
a. 18 tuổi.
b. 20 tuổi.
c. 16 tuổi.
d. 15 tuổi.
219. Quy định về độ tuổi tối thiểu với người làm việc vào ban đêm dưới tàu :
a. 16 tuổi.
b. 18 tuổi.
c. 20 tuổi.
d. 15 tuổi.
220. Số giờ làm việc tối đa trong 24 giờ liên tục trong điều kiện tàu hoạt động bình thường :
a. 8 giờ.
b. 10 giờ
c. 12 giờ
d. 14 giờ.
221. Số giờ nghỉ ngơi trong 7 ngày liên tục không được nhỏ hơn :
a. 80 giờ.
b. 77 giờ.
c. 56 giờ.
d. 70 giờ.
222. Theo quy định của MLC 2006 thì thuyền viên có quyền :
a. Quyền hồi hương.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

b. Quyền được bảo vệ.


c. Quyền được chăm sóc sức khỏe và hưởng các phúc lợi xã hội.
d. Tất cả các quyền trên
223. Quy định về vùng nước nội thủy được hiểu như thế nào ?
e. Là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở về phía đất liền của quốc gia ven biển
f. Là vùng nước nằm sâu trong đất liền của một quốc gia.
g. Là các vùng neo đậu tàu, cửa sông, cảng biển.
h. Là các cảng và vịnh thiên nhiên.
224. Trong vùng nước nội thủy của một quốc gia, ngoài việc sở hữu tài nguyên, quốc gia này
còn có quyền :
e. Quyền lập pháp.
f. Quyền hành pháp
g. Quyền tư pháp.
h. Tất cả các quyền trên.
225. Quy định nào sau đây là bắt buộc đối với tàu thuyền nước ngoài khi đi vào vùng nước nội
thủy của một quốc gia:
e. Phải xin phép trước và được sự đồng ý của quốc gia đó.
f. Phải treo cờ quốc gia đó tại vị trí phía đuôi tàu.
g. Phải treo cờ quốc tịch ở vị trí cao nhất
h. Các quy định khi hoạt động trong vùng nước nội thủy giống như trên vùng biển quốc tế.
226. Căn cứ để xác định đường cơ sở :
e. Với bờ biển phức tạp : Là những đoạn thẳng nối liền các điểm cố định trên bờ nhô ra biển
nhiều nhất, đối với các đảo thì nối liền các mỏm đá xa bờ nhất.
f. Với bờ biển đơn giản : Là đường nước dòng thấp nhất lượn theo bờ biển như đã được ghi
trên hải đồ.
g. Là đường nối các điểm cách bờ 12 hải lý theo biên dạng bờ biển.
i. Đáp án a và b.
227. Ranh giới ngoài của lãnh hải được tính như thế nào ?
e. Là một đường mà mọi điểm trên đó cách điểm gần nhất của ranh giới bên trong của lãnh
hải 12 hải lý.
f. Là một đường mà mọi điểm trên đó cách đường cơ sở không quá 12 hải lý.
g. Là một đường mà mọi điểm trên đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở không quá 24 hải
lý.
j. Các đáp án trên đều sai.
228. Chế độ pháp lý đối với vùng lãnh hải ?
e. Lãnh hải là một bộ phận lãnh thổ của quốc gia ven biển nên nước đó có chủ quyền đầy đủ,
toàn vẹn và tuyệt đối.
f. Trong vùng lãnh hải quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ và tòan vẹn nhưng không
tuyệt đối như vùng nước nội thủy.
g. Tàu thuyền nước ngoài trước khi vào lãnh hải phải xin phép trước và được sự đồng ý.
h. Tàu thuyền nước ngoài được tự do đi lại nếu hải trình không xuất phát hoặc đến một cảng
của quốc gia đó.
229. Khái niệm về vùng tiếp giáp lãnh hải ?
e. Là vùng biển nằm liền kề với ranh giới ngoài của lãnh hải với chiều rộng không quá 24 hải
lý.
i. Là vùng biển nằm liền kề với ranh giới ngoài của lãnh hải với chiều rộng không quá 12 hải
lý.
f. Là vùng biển nằm liền kề với ranh giới ngoài của lãnh hải với chiều rộng 12 hải lý.
g. Là vùng biển nằm liền kề với ranh giới ngoài của lãnh hải với chiều rộng 24 hải lý.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

230. Chọn đáp án sai :


e. Trên vùng tiếp giáp lãnh hải, tàu thuyền nước ngoài được tự do qua lại nếu không gây hại.
j. Trên lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài được tự do qua lại nếu không gây hại kể cả
tàu quân sự của nước ngoài.
f. Lực lượng chuyên dụng của nước địa phương có quyền bắt tàu nước ngoài về những hành
vi vi phạm luật quốc tế và địa phương khi hoạt động trên vùng tiếp giáp lãnh hải.
g. Vùng đặc quyền kinh tế có ranh giới ngoài không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
231. Biên giới trên biển của một quốc gia ven biển :
k. Là đường ranh giới ngoài của lãnh hải.
e. Là đường cơ sở.
f. Là đường mà mọi điểm trên đó cách mép bờ phía đất liền 24 hải lý.
g. Là đường nối liền các mỏm đá xa bờ của các đảo xa bờ nhất thuộc chủ quyền của quốc gia
đó.
232. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền ;
l. Thăm dò, khai thác, bảo tồn tài nguyên trên đáy biển, lòng đáy biển.
e. Bắt giữ tàu nước ngoài nếu đi qua không xin phép.
f. Ngăn chặn tàu quân sự nước ngoài đi qua không xin phép.
g. Tất cả các quyền trên.
233. Một con tàu được phép mang bao nhiêu quốc tịch tại cùng một thời điểm :
e. Không hạn chế.
f. Một.
g. Không nhiều hơn 2 quốc tịch.
h. Các đáp trên đều sai.
234. Thuyền viên có lỗi trong các tai nạn sẽ được xét xử tại :
e. Cơ quan pháp luật thuyền viên mang quốc tịch
f. Cơ quan pháp luật tàu mang cờ.
g. Cơ quan pháp luật nơi xảy ra tai nạn.
h. Cơ quan pháp luật của tổ chức hàng hải thế giới.
235. STCW là Công ước quốc tế được IMO ban hành quy định về :
e. Bộ tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca.
f. Bộ luật quốc tế quy định về tiêu chuẩn khí thải từ tàu thủy.
g. Công ước quốc tế về phòng chống ô nhiễm môi trường từ tàu.
h. Bộ tiêu chuẩn về các thiết bị an toàn được trang bị trên tàu.
236. Người chịu trách nhiệm cao nhất trên tàu biển là :
e. Thuyền trưởng.
f. Đại phó.
g. Máy trưởng.
h. Thủy thủ trưởng.
237. Người chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành lao động bộ phận máy điện là :
a. Máy trưởng.
b. Thuyền trưởng
c. Máy hai
d. Đại phó.
238. Chọn đáp án đúng trong các phương án sau :
e. Máy hai, máy ba, máy tư chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của máy trưởng.
f. Máy hai chịu sự điều hành trực tiếp của máy trưởng, máy ba chịu sự điều hành trực tiếp
của máy hai, máy tư chịu sự điều hành trực tiếp của máy ba.
g. Máy hai chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của máy trưởng, máy ba và máy tư chịu sự
điều hành, quản lý trực tiếp của máy hai.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

h. Máy hai, máy ba, máy tư chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng.
239. Theo quy định về bố trí trực ca trên tàu biển với tàu có người trực ca thì phương án nào
sau đây là đúng :
e. Máy hai trực ca 4 - 8. Máy ba trực ca 0 - 4. Máy tư trực ca 8 - 12.
f. Máy hai trực ca 4 – 8, máy ba trực ca 8 – 12, máy tư trực ca 0 – 4
g. Máy hai trực ca 0 – 4, máy ba trực ca 8 – 12, máy tư trực ca 4 – 8.
h. Máy hai trực ca 8 – 12, máy ba trực ca 0 – 4, máy tư trực ca 4 – 8.
240. Trong ca trực, thuyền viên phải :
e. Đảm bảo hoạt động an toàn cho thiết bị và con người.
f. Ghi chép nhật ký đầy đủ.
g. Kịp thời xử lý và báo cáo các tình huống có thể dẫn đến sự cố.
h. Tất cả các nhiệm vụ trên.
241. Khi giao nhận ca, sĩ quan nhận ca phải có trách nhiệm :
e. Tự mình kiểm tra hoạt động của các máy móc thiết bị, chế độ làm việc, tình trạng kỹ thuật.
f. Kiểm tra những công việc mà ca trực trước bàn giao.
g. Có mặt trước ít nhất 15 phút để kiểm tra và nhận ca.
h. Tất cả các nội dung trên.
242. Thời hạn có hiệu lực của GCN khả năng chuyên môn là bao nhiêu lâu kể từ ngày cấp ?
e. Không thời hạn.
f. Thời hạn 10 năm.
g. Thời hạn 5 năm.
h. Thời hạn 3 năm.
243. Quy định hiện nay về thời hạn có hiệu lực của GCN huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.
e. Không hạn chế.
f. Thời gian 5 năm.
g. Thời gian 4 năm
h. Thời gian 3 năm.
244. Cơ sở huấn luyện được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền được phép cấp các loại giấy
chứng nhận nào sau đây :
e. GCN huấn luyện cơ bản
f. GCN huấn luyện đặc biệt
g. GCN huấn luyện nghiệp vụ.
h. Cả ba loại trên.
245. Sổ ghi nhận huấn luyện được cấp theo bộ luật nào sau đây:
e. STCW.
f. SOLAS.
g. MARPOL.
h. MLC.
246. Theo quy định của SOLAS, yêu cầu tối thiểu về số lượng đối với máy lái các tàu:
e. Phải có 2 máy lái chính hoạt động độc lập.
f. Phải có một máy lái chính và một máy lái sự cố.
g. Phải có 2 máy lái được lai bằng động cơ điện.
h. Phải có 2 máy lái chính và một máy lái sự cố.
247. Quy định của SOLAS, thời gian để bánh lái quay từ 30 độ mạn này sang 35 độ mạn kia
với máy lái chính là :
e. 28 giây.
f. 60 giây.
g. 45 giây.
h. 1,5 phút.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

248. Theo SOLAS, 60 giây là thời gian để máy lái phụ (sự cố) điều khiển lái từ 15 độ mạn này
sang 15 độ mạn kia trong điều kiện:
e. Tàu chạy tiến.
f. Tàu ở mớn nước định mức.
g. Tàu ở 50% tốc độ định mức.
h. Tất cả các điều kiện trên.
249. Theo yêu cầu của SOLAS, chỉ báo mức nước nồi hơi phải :
e. Có hai thiết bị chỉ báo mức nước.
f. Có thiết bị chỉ báo mức nước nồi tại két vách.
g. Có thiết bị chỉ báo mức nước nồi tại buồng điều khiển máy.
h. Có thiết bị chỉ báo tại vị trí bảng điều khiển nồi hơi.
250. Quy định về phương tiện theo dõi, kiểm tra chất lượng nước nổi hơi là theo yêu cầu của :
e. SOLAS
f. MARPOL
g. PSC.
h. ISM Code.
251. Theo SOLAS, nguồn năng lượng để khởi đông máy phát sự cố phải :
e. Cho phép khởi động tối thiểu 3 lần liên tiếp.
f. Cho phép khởi động 6 lần liên tiếp.
g. Cho phép khởi động 5 lần liên tiếp.
h. Cho phép khởi động 2 lần liên tiếp.
252. Theo SOLAS, nhiên liệu sử dụng cho máy phát sự cố có điểm bắt cháy :
e. Không quá 60o C
f. Không quá 43oC
g. Không quá 45o C
h. Không quá 100o C
253. Sàn phía trước và sau bảng điện chính, các bảng điện điều khiển phải có :
e. Cảnh báo nguy hiểm.
f. Sàn chống trượt.
g. Lớp thảm cách điện.
h. Lớp sơn phản quang.
254. Các loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ không phải là động cơ sự cố có điểm bắt cháy :
e. Lớn hơn 43oC
f. Lớn hơn 60oC
g. Lớn hơn 0oC
h. Lớn hơn 100oC
255. Chọn phương án đúng đối với lối thoát hiểm buồng máy :
e. Thường mở.
f. Thường đóng, nhưng phải có khả năng mở từ bên trong.
g. Đặt ngay cạnh phòng điều khiển máy.
h. Đặt ngay cạnh buồng máy lái.
256. Muster List là ;
e. Danh sách thuyền viên trên tàu.
f. Bảng phân công nhiệm vụ của thuyền viên trong các tình huống sự cố.
g. Bảng phân công nhiệm vụ ứng phó ô nhiễm dầu.
h. Danh sách liên lạc theo SOPEP.
257. Thực tập rời bỏ tàu và các tình huống khẩn cấp khác được thực hiện :
e. Định kỳ theo khoảng thời gian quy định.
f. Khi tàu có thời gian rảnh rỗi thuận lợi cho việc thực tập.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

g. Khi đăng kiểm kiểm tra.


h. Trước khi tàu đến cảng.
258. Muster Station là :
e. Vị trí tập trung trước khi tiến hành bất kỳ công việc trên tàu.
f. Vị trí tập trung trong các tình huống sự cố.
g. Trạm điều khiển sự cố máy chính.
h. Trạm điều khiển máy lái sự cố.
259. Thực tập rời bỏ tàu và cứu người rơi xuống biển được thực hiện theo chu kỳ :
e. 3 tháng một lần.
f. 6 tháng một lần.
g. 1 tháng một lần.
h. 1 năm một lần.
260. Thực tập cứu hỏa được thực hiện theo chu kỳ :
e. 3 tháng một lần.
f. 1 tháng một lần.
g. 6 tháng một lần.
h. 1 năm một lần.
261. Nếu số lượng thuyền viên được thay thế trên 1/4 thì :
e. Phải thông báo cho chính quyền hàng hải.
f. Phải tiến hành thực tập cứu sinh, cứu hỏa trong vòng 24 giờ sau khi tàu rời cảng.
g. Phải tiến hành thực tập cứu sinh, cứu hỏa trong vòng 7 ngày sau khi tàu rời cảng.
h. Phải nộp đầy đủ giấy tờ theo quy định trong vòng 24 giờ sau khi nhập tàu.
262. Hệ thống quản lý an toàn (SMS) do :
e. Đăng kiểm xây dựng.
f. PSC xây dựng.
g. Các tàu xây dựng.
h. Công ty quản lý tàu xây dựng.
263. ISM Code là :
e. Bộ luật về quản lý nguồn nhân lực hàng hải.
f. Bộ luật quản lý an toàn hàng hải quốc tế.
g. Bộ luật phòng chống ô nhiễm môi trường từ tàu.
h. Bộ luật an ninh quốc tế.
264. Đối tượng áp dụng của SMS :
e. Công ty quản lý tàu.
f. Đội tàu của công ty.
g. Phòng an toàn của công ty quản lý tàu.
h. Công ty quản lý và đội tàu của mình.
265. Giấy chứng nhận phù hợp (DOC) được cấp bởi … cho… ?
e. Bởi đăng kiểm được ủy quyền của chính quyền hàng hải, cho công ty quản lý tàu.
f. Bởi PSC, cho công ty quản lý tàu.
g. Bởi đăng kiểm, cho đội tàu của các công ty.
h. Bởi PSC, cho các tàu ghé cảng mình.
266. Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC) được cấp cho :
e. Cấp cho tàu.
f. Cấp cho công ty.
g. Cấp cho tàu và công ty.
h. Cấp cho thuyền trưởng hoặc DP
267. Người được chỉ định (DP) là người :
e. Là một người trên tàu phụ trách vấn đề an toàn.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

f. Là một người ở công ty phụ trách vấn đề an toàn.


g. Là thuyền trưởng mỗi tàu.
h. Là lãnh đạo cao nhất của mỗi công ty quản lý tàu.
268. Theo quy định của ISM Code, các tàu phải có :
e. Bản sao của GCN quản lý an toàn.
f. Bản sao của GCN phù hợp.
g. Bản sao của SMS.
h. Tất cả các loại giấy tờ trên.
269. Trên tàu, thuyền viên có thể tìm hiểu SMS Manual ở :
e. Buồng lái.
f. Buồng máy.
g. Câu lạc bộ.
h. Tất cả các vị trí trên.
270. Nội dung của hệ thống quản lý an toàn SMS:
e. Các hướng dẫn và quy trình đảm bảo khai thác tàu an toàn.
f. Quy trình báo cáo tai nạn và sự không phù hợp.
g. Quy trình đánh giá nội bộ.
h. Tất cả các nội dung trên.
271. ISPS Code là :
e. Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng.
f. Bộ luật quốc tế về chống khủng bố.
g. Bộ luật quốc tế về hợp tác tàu và bến cảng.
h. Bộ luật quản lý an toàn hàng hải quốc tế.
272. Theo quy định của bộ luật ISPS, mức độ an ninh tàu và bến cảng có :
e. 5 mức độ.
f. 4 mức độ.
g. 3 mức độ.
h. 1 mức độ.
273. Mức độ an ninh 1 là :
e. Mức bình thường áp dụng.
f. Mức độ tăng cường an ninh.
g. Mức độ an ninh đặc biệt.
h. Tất cả các phương án trên.
274. Trong các quy định của ISPS Code, SSO là chữ viết tắt của :
e. Sercurity Ship Officer.
f. Shore and Ship Officer.
g. Ship Sercurity Officer.
h. Ship Sercurity Organization.
275. Cấp độ an ninh tại các cảng do :
e. Chính quyền cảng xây dựng và quy định.
f. Do công ty quản lý tàu xây dựng và quy định.
g. Do các tàu ghé cảng chủ động xây dựng và quy định.
h. Do thuyền trưởng quy định.
276. Mức độ an ninh đặc biệt (Level 3) được áp dụng khi:
e. Khi có nguy cơ về mất an ninh.
f. Khi đến một cảng mới.
g. Khi đến một quốc gia có xung đột vũ trang.
h. Khi xuất hiện nguy cơ mất an ninh một cách rõ ràng.
277. Nhật ký dầu phần I quy định bắt buộc đối với loại tàu nào :
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

e. Tất cả các loại tàu dầu dung tích từ 150 tấn trở lên và tàu hàng từ 400 tấn trở lên.
f. Tàu dầu có dung tích từ 150 tấn trở lên.
g. Tàu hàng có dung tích từ 400 tấn trở lên.
h. Tàu dầu và tàu hàng có dung tích từ 10000 tấn trở lên.
278. Nhật ký dầu phần II quy định bắt buộc với những loại tàu nào :
e. Áp dụng đối với tàu dầu.
f. Áp dụng đối với tàu khách.
g. Áp dụng với tàu hàng.
h. Tất cả các phương án trên.
279. Để xả nước la canh buồng máy đã qua xử lý bên ngoài các vùng biển đặc biệt, cần có
những quy định bắt buộc gì :
e. Tàu đang hành trình.
f. Thiết bị xử lý nước la canh phải được phê duyệt.
g. Nồng độ dầu trong nước la canh đã qua xử lý không vượt quá 15 ppm.
h. Tất cả các yêu cầu trên.
280. Phụ lục I Marpol nói về vấn đề gì ?
e. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.
f. Các quy định về kiểm soát ô nhiễm do việc chở xô chất lỏng độc hại.
g. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc ở dạng bao gói khi vận chuyển bằng
đường biển.
h. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu.
281. Phụ lục II Marpol đề cập đến nội dung nào sau đây ?
e. Các quy định về kiểm soát ô nhiểm do chở xô chất lỏng độc hại.
f. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu.
g. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu.
h. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm và kiểm soát khí thải từ tàu
282. Phụ lục IV Marpol đề cập đến nội dung nào sau đây ?
e. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu.
f. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu.
g. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do khí thải từ tàu
h. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.
283. Marpol áp dụng hiện nay có bao nhiêu phụ lục :
e. 4
f. 5
g. 6
h. 7
284. SOPEP là chữ viết tắt của :
d. Shore side Oil Pollution Emergency Plan.
e. Shipboard Oil Pollution Emergency Plan.
f. Ship Operating Program Emergency Plan.
285. Nội dung của SOPEP bao gồm các hướng dẫn về :
e. Quy trình báo cáo các vụ ô nhiễm dầu, danh sách các tổ chức được ủy quyền để liên lạc
trong trường hợp xảy ra ô nhiễm dầu.
f. Mô tả chi tiết những hành động ứng phó của thuyền viên trên tàu để giảm bớt hoặc kiểm
soát việc ô nhiễm do dầu.
g. Quy trình liên lạc và phối hợp giữa tàu và quốc gia địa phương hoặc tổ chức được ủy
quyền trong việc ứng phó ô nhiễm do dầu từ tàu.
h. Tất cả các nội dung trên.
286. IOPP là giấy chứng nhận về :
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

e. GCN quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu


f. GCN quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí.
g. GCN về trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa.
h. GCN về dung tích đặc biệt của tàu.
287. Các tàu thỏa mãn quy định của Phụ lục I/Marpol được cấp giấy chứng nhận :
e. GCN ngăn ngừa ô nhiễm dầu hàng.
f. GCN ngăn ngừa ô nhiễm dầu từ buồng máy.
g. GCN ngăn ngừa ô nhiễm dầu.
h. GCN phù hợp.
288. Giấy chứng nhận IOPP có thời hạn :
e. 1 năm.
f. 3 năm trừ khi tàu được đóng sau 1997.
g. Thời gian tối đa 5 năm.
h. Tùy theo tuổi thọ của tàu.
289. Dầu ăn thải nằm trong quy định của phụ lục nào của MARPOL :
e. Phụ lục I.
f. Phụ lục II.
g. Phụ lục IV.
h. Phụ lục V.
290. Nhật ký dầu phần I và II được lưu giữ trên tàu bao lâu sau khi viết hết quyển :
e. 3 năm.
f. 2 năm.
g. 1 năm
h. Không cần lưu giữ.
291. Ai là người ký hết trang trong nhật ký dầu :
e. Máy trưởng nếu là nhật ký dầu phần I, đại phó nếu là nhật ký dầu phần II.
f. Máy trưởng.
g. Thuyền trưởng.
h. Sỹ quan ghi chép cuối cùng của trang đó.
292. Việc ghi chép nội dung trong “Garbage Record Book” là bắt buộc đối với :
e. Thải rác xuống biển.
f. Thải lên bờ khi có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận.
g. Thải sang tàu khác.
h. Tất cả các nội dung trên.
293. Giấy biên nhận việc thải rác lên bờ yêu cầu được lưu giữ bao lâu :
e. 1 năm
f. 2 năm.
g. 3 năm.
h. 4 năm.
294. Nhật ký rác có quy định :
e. Lưu giữ trên tàu ít nhất 2 năm sau khi hết quyển.
f. Thuyền trưởng ký hết mỗi trang.
g. Sĩ quan ghi chép phải ký xác nhận.
h. Tất cả các quy định trên.
295. Hiện nay, thành phần lưu huỳnh lớn nhất cho phép trong bất cứ loại nhiên liệu nào sử
dụng trên tàu trong khu vực kiểm soát (vùng SECA) được IMO chỉ định không được vượt
quá :
a. 0.1 % m/m.
b. 3.0 % m/m.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

c. 1.0 % m/m.
d. 4.5 % m/m.
296. Phụ lục I Marpol đề cập đến các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra. Vậy thuật
ngữ “dầu” ở đây được hiểu như thế nào ?
e. Là dầu đốt, nhiên liệu sử dụng dưới tàu.
f. Là dầu hàng của tàu chở dầu.
g. Là dầu bôi trơn.
h. Tất cả các loại dầu và hỗn hợp lẫn dầu trên tàu hàng cũng như tàu dầu khi thải ra biển.
297. Máy đốt rác có cho phép đốt nhựa và sản phẩm nhựa (plastic) không ?
a. Có nếu được phê duyệt về khả năng đốt plastic.
b. Tất cả các máy đốt rác đều cho phép đốt plastic.
c. Tuyệt đối cấm đốt, phải giữ lại trên tàu.
d. Phải được nghiền nhỏ trước khi đốt.
298. Nhật ký dầu phần I và II có thể được yêu cầu kiểm tra và sao chép bởi chính quyền hành
chính và phải được lưu giữ để kiểm tra.
c. Đúng.
d. Sai.
299. Freon 12 hiện nay :
c. Vẫn còn cho phép sử dụng dưới tàu.
d. Cấm sử dụng dưới tàu.
300. MLC 2006 là bộ luật :
e. Bộ luật lao động quốc tế.
f. Bộ luật quốc tế về lao động hàng hải.
g. Bộ luật quốc tế về thu nhập của thuyền viên.
h. Bộ luật quốc tế về bảo hiểm thuyền viên.
301. Theo quy định của MLC 2006, độ tuổi tối thiểu của người làm việc dưới tàu :
e. 18 tuổi.
f. 20 tuổi.
g. 16 tuổi.
h. 15 tuổi.
302. Số giờ làm việc tối đa trong 24 giờ liên tục trong điều kiện tàu hoạt động bình thường :
e. 8 giờ.
f. 10 giờ
g. 12 giờ
h. 14 giờ.
303. Số giờ nghỉ ngơi trong 7 ngày liên tục không được nhỏ hơn :
e. 80 giờ.
f. 77 giờ.
g. 56 giờ.
h. 70 giờ.
304. Theo quy định của MLC 2006 thì thuyền viên có quyền :
e. Quyền hồi hương.
f. Quyền được bảo vệ.
g. Quyền được chăm sóc sức khỏe và hưởng các phúc lợi xã hội.
h. Tất cả các quyền trên.
305. Nguyên tắc cần tuân thủ khi bảo dưỡng máy móc, thiết bị dưới tàu ?
e. Ưu tiên kiến thức kinh nghiệm.
f. Ưu tiên hướng dẫn của nhà chế tạo.
g. Ưu tiên quy định của công ty.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

h. Ưu tiên quy định của đăng kiểm.


306. Nguyên tắc đầu tiên khi làm bất cứ công việc trên tàu ?
e. Phòng chống ô nhiễm môi trường.
f. Phòng chống cháy nổ.
g. An toàn lao động.
h. Tuân thủ hướng dẫn của cấp trên.
307. Động cơ “Slow down” là thuật ngữ chỉ :
e. Động cơ tự động dừng do sự cố.
f. Động cơ tự động giảm tốc độ do sự cố.
g. Động cơ không tăng được tốc độ.
h. Động cơ không giảm được tốc độ.
308. Trường hợp động cơ hoạt động khi ngắt 1 hoặc vài xylanh do sự cố, chọn phương án sai :
e. Cần cắt nhiên liệu của xylanh đó.
f. Giảm lượng dầu xylanh đến xylanh bị ngắt.
g. Giữ vòng quay hoạt động như khi bình thường.
h. Nếu cơ cấu biên, bàn trượt bị hỏng thì nên tháo ra.
309. Kiểm tra cấp mới một giấy chứng nhận cho tàu tiến hành khi nào ?
e. Khi tàu đóng mới
f. Sau khi tàu đại tu
g. Sau khi hoán cải các bộ phận chính của thiết bị được chứng nhận.
h. Tất cả các trường hợp trên.
310. Theo quy định của đăng kiểm, tàu thủy lên đà theo chu kỳ kiểm tra cấp mới các giấy
chứng nhận:
e. 2 năm một lần
f. 5 năm hai lần
g. 3 năm một lần
h. 1 năm một lần.
311. Kiểm tra hàng năm được tiến hành khi nào ?
e. Trước hoặc sau ngày đến hạn không quá 3 tháng.
f. Trước hoặc sau ngày đến hạn không quá 6 tháng.
g. Trước hoặc sau ngày đến hạn không quá 12 tháng.
h. Đúng ngày đến hạn.
312. Kiểm tra bất thường được tiến hành khi nào ?
e. Khi đối tượng được chứng nhận có tai nạn hoặc sự cố ảnh hưởng đến hoạt động an toàn
hoặc khi có sửa chữa, hoán cải lớn
f. Khi tàu đã bị hoãn kiểm tra định kỳ đối tượng đó.
g. Khi có quy định bổ sung áp dụng cho đối tượng được kiểm tra.
h. Tất cả các phương án trên.
313. Thử quá tốc cho động cơ diesel lai chân vịt dưới tàu thường được tiến hành bằng cách:
a. Tạo tín hiệu giả.
b. Cho động cơ hoạt động đến vòng quay bảo vệ quá tốc.
c. Đưa thiết bị bảo vệ quá tốc lên bờ kiểm tra.
d. Không có phương án đúng.
314. Thử thủy lực nồi hơi được tiến hành theo chu kỳ ?
e. 5 năm hai lần.
f. 5 năm một lần.
g. 1 năm một lần.
h. 2 năm một lần.
315. “Black out” là thuật ngữ chỉ :
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

e. Hiện tượng mất điện toàn tàu.


f. Hiện tượng máy phát hòa lên lưới gặp sự cố.
g. Hiện tượng nồi hơi đốt không cháy.
h. Hiện tượng khói đen ở khí xả động cơ diesel.
316. Theo yêu cầu của đăng kiểm, nồi hơi phải có tối thiểu :
a. 2 van an toàn.
b. 2 van giảm áp.
c. 2 van điều chỉnh áp lực.
d. 2 van tràn.
317. Buồng máy lái có yêu cầu gì ?
e. Cách ly với buồng máy.
f. Phải có phương tiện liên lạc với buồng lái.
g. Phải có các lan can và lối đi chống trơn trượt đề phòng dầu rò rỉ.
h. Tất cả các yêu cầu trên.
318. Vật liệu cách nhiệt Amiăng trên tàu đóng mới hiện nay được sử dụng ?
a. Cấm sử dụng.
b. Chỉ sử dụng làm vật liệu cách nhiệt ở nhiệt độ thấp.
c. Chỉ sử dụng làm vật liệu cách nhiệt vách buồng máy và các vị trí tương tự.
d. Cấm sử dụng nhưng trong một số trường hợp đặc biệt vẫn cho phép.
319. Sàn phía trước và sau bảng điện chính, các bảng điện điều khiển phải có :
a. Cảnh báo nguy hiểm.
b. Sàn chống trượt.
c. Lớp thảm cách điện.
d. Lớp sơn phản quang.
320. Van an toàn cho cacte động cơ diesel được quy định lắp đặt cho:
a. Động cơ có đường kính xy lanh trên 500 mm hoặc thể tích cacte trên 0.6 m3.
b. Động cơ có đường kính xy lanh trên 200 mm hoặc thể tích cacte trên 0.6 m3.
c. Động cơ có đường kính xy lanh trên 200 mm hoặc hành trình piston trên 1m.
d. Động cơ có đường kính xy lanh trên 500 mm hoặc hành trình piston trên 1m.
321. Trang bị cứu sinh cá nhân trong phòng ở mỗi thuyền viên :
e. Áo phao và áo chống mất nhiệt.
f. Tủ thuốc và áo phao.
g. Áo phao và pháo khói.
h. Áo phao và áo lặn.
322. Mặt bích nối bờ tiêu chuẩn theo Phụ lục I là mặt bích có đường kính ngoài :
e. 115 mm
f. 215 mm
g. 315 mm
h. 415 mm
323. Không gian kín (enclosed space) là gì?
a. Là khu vực không gian hạn chế lối ra vào và không được thông gió thường xuyên.
b. Bên trong không gian đó có thể chứa các loại khí độc gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính
mạng con người.
c. Không phù hợp để làm việc liên tục trong thời gian dài
d. Tất cả các ý trên
324. Hàm lượng Ô xy tối thiểu để có thể làm việc an toàn trong một không gian kín (enclosed
space) là:
a. 19.5%
b. 20%
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

c. 20.5%
d. 21%
325. Trên tàu, có thể tìm kiếm hướng dẫn làm việc trong không gian kín ở đâu?
a. Sổ tay hướng dẫn ISPS
b. Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý an toàn SMS
c. Sách MARPOL
d. Sách SOLAS
326. Loại khí nào cần phải đo kiểm tra trước khi vào làm việc trong một không gian kín?
a. Oxy
b. COx
c. H2S
d. Tất cả các loại khí trên
327. Đâu là khoảng giá trị nồng độ khí an toàn cần đo được trước khi vào một không gian kín?
a. Oxy: 19.5%-23.5% (lý tưởng 20.9%) không nên vào nếu nồng độ Oxy không ổn định
trong 20-21%.
b. CO: <30ppm và H2S: <10ppm
c. LFL: <1%
d. Tất cả các ý trên
328. Việc kiểm tra nồng độ khí trong một không gian kín:
a. Nên được thực hiện bởi người đã được đào tạo, có chuyên môn, kinh nghiệm sử dụng thiết
bị kiểm tra và làm việc trong không gian kín.
b. Ai vào làm việc thì người đó kiểm tra;
c. Ai cũng có thể kiểm tra được
d. Tất cả các ý trên
329. Việc kiểm tra nồng độ khí trong một không gian kín:
a. Cần phải được tiến hành trước khi bắt đầu công việc trong không gian kín và kiểm tra liên
tục trong suốt quá trình làm việc.
b. Chỉ cần kiểm tra trước khi vào trong không gian kín
c. Không cần kiểm tra
d. Vào trong không gian kín và tiến hành đo, kiểm tra nồng độ khí cho chính xác
330. Loại giấy phép nào cần được phê chuẩn trước khi làm việc trong không gian kín?
a. Không cần bất cứ loại giấy phép nào
b. Giấy phép làm việc trong không gian kín được phê chuẩn bởi Thuyền trưởng
c. Giấy phép làm việc trên cao
d. Giấy phép làm việc với hóa chất
331. Không gian nào dưới đây được coi là một không gian kín dưới tàu:
e. Buồng điều khiển máy
f. Phòng ở thuyền viên
g. Buồng lái
h. Các te máy chính
332. Không gian nào dưới đây không được coi là một không gian kín (enclosed space) dưới
tàu:
a. Hầm hàng đóng kín nắp
b. Két nước ballast
c. Bếp
d. Két dầu đốt
333. Dưới buồng máy, không gian nào dưới đây được coi là không gian kín (enclosed space)?
a. Các te máy chính
b. Khoang gió quét động cơ chính
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

c. Két dầu trực nhật


d. Tất cả các không gian trên
334. Sau khi kiểm tra nồng độ khí trong một không gian kín cho thấy hàm lượng khí Oxy thấp
hơn so với tiêu chuẩn an toàn yêu cầu:
a. Vẫn có thể vào trong không gian kín để làm việc nhưng cần tăng cường cảnh giác
b. Không vào trong không gian kín đó vì bất cứ lý do gì
c. Đóng nắp không gian kín, không cần làm công việc liên quan đến không gian kín đó
d. Tất cả các ý trên đều đúng
335. Khi nào cần đặt biển báo và chăng dây an toàn để ngăn thuyền viên khác lại gần một
không gian kín đang mở cửa/nắp?
a. Khi có thể có khí độc trong không gian kín đó lan ra ngoài
b. Có khả năng rơi, ngã xuống không gian đó
c. Khu vực làm việc đó có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác có thể gây hại cho người khác
khi tới gần.
d. Tất cả các ý trên đều đúng
336. Người trực bên ngoài cửa không gian kín:
a. Có thể rời đi làm công việc khác cần thiết hơn bất cứ lúc nào
b. Chỉ có thể rời đi khi có người khác (có đủ trình độ, kinh nghiệm) đến thay thế
c. Thi thoảng có thể rời xa khu vực trực trong một vài phút
337. Người được phân công túc trực bên ngoài một không gian kín khi có người khác làm việc
bên trong không gian đó:
a. Phải là người được đào tạo, có trình độ năng lực và kinh nghiệm làm việc bên trong
không gian kín
b. Có thể bố trí thực tập sỹ quan (CADET) làm nhiệm vụ túc trực
c. Bất cứ ai cũng có thể làm nhiệm vụ túc trực bên ngoài không gian kín
338. Tình huống sự cố nào mà người túc trực bên ngoài một không gian kín cần được huấn
luyện, đào tạo?
a. Nhận diện các loại không gian kín, những nguy hiểm tiềm tàng bên trong, quy trình làm
việc an toàn trong không gian kín
b. Cách ứng cứu người bên trong một không gian kín trong tình huống sự cố
c. Cách sử dụng thiết bị đo, giám sát các loại khí bên trong không gian kín
d. Tất cả các nội dung trên
339. Thiết bị thở nào cần phải được chuẩn bị sẵn sàng bên trong, ngoài một không gian kín
trong quá trình làm việc?
a. SCBA (Self - Contained Breathing Apparatus)
b. EEBD (Emergency Escape Breathing Device)
c. Cả SCBA and EEBD
340. Đâu được coi là mối nguy hiểm lớn nhất khi làm việc ngoài mạn/trên cao?
a. Sốc nhiệt
b. Hít phải khí độc
c. Trượt ngã
d. Va đập người vào thiết bị xung quanh
341. Khi vào xuồng cứu sinh để thử máy xuồng hàng tuần lúc tàu đang hành trình trên biển:
a. Không nên thực hiện công việc một mình, ít nhất phải có người túc trực, cảnh giới bên
ngoài. Hoăc phải báo cho sỹ quan trực ca buồng lái biết trước khi vào kiểm tra và thử
xuồng.
b. Vào thử máy xuồng càng nhanh càng tốt.
c. Có thể thử luôn cơ cấu nhả xuồng tự động nếu thấy cần thiết
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

342. Loại giấy phép làm việc nào cần phải được phê chuẩn trước khi làm việc trên cao/ngoài
mạn?
a. Giấy phép làm việc trong không gian kín
b. Giấy phép làm việc hotwork
c. Giấy phép làm việc với hóa chất
d. Giấy phép làm việc trên cao/ngoài mạn
343. Khi nào không nên làm việc ngoài mạn/trên cao?
a. Trong quá trình điều động và khi thời tiết xấu
b. Khi tàu đang ở khu vực neo
c. Khi tàu đang trong cảng
d. Khi tàu đang hành trình
344. Dụng cụ đồ nghề mang theo khi làm việc trên cao/ngoài mạn:
a. Nên được buộc dây cố định, tránh dụng cụ rơi xuống phía dưới
b. Nên đặt trong thùng/xô hoặc thiết bị tương tự khi nâng lên, hạ xuống
c. Không mang vác dụng cụ quá nặng hoặc cồng kềnh
d. Tất cả các ý trên đều đúng
345. Ai nên được phân công là người giám sát thực hiện công việc ngoài mạn, trên cao?
a. Bếp trưởng
b. Thực tập sỹ quan
c. Thợ máy
d. Sỹ quan có kinh nghiệm và được đào tạo về làm việc trên cao/ngoài mạn
346. Có cần bất cứ giấy phép làm việc nào khi làm việc trên cao/ngoài mạn?
a. Không cần bất cứ giấy phép nào
b. Giấy phép làm việc trên cao
c. Giấy phép làm việc với thiết bị điện
d. Giấy phép làm việc hotwork
347. Khi tàu hành trình, thuyền viên chỉ được phép làm việc trên cao nếu có sự đồng ý
của…………
a. Máy trưởng
b. Đại phó
c. Thuyền trưởng
d. Bếp trưởng
348. Không nên bố trí thuyền viên nào dưới đây trực tiếp thực hiện công việc trên cao/ngoài
mạn?
a. Người có kinh nghiệm và đã được đào tạo về làm việc trên cao/ngoài mạn
b. Sỹ quan máy
c. Sỹ quan boong
d. Thực tập sỹ quan (Cadet).
349. Khi kết thúc công việc trên cao/ngoài mạn:
a. Thu dọn tất cả đồ dùng, vật tư, vệ sinh toàn bộ khu vực xung quanh. Báo cáo với sỹ quan
trực ca buồng lái và những người liên quan.
b. Thu dọn tất cả đồ dùng, vật tư, vệ sinh toàn bộ khu vực liên quan.
c. Báo cáo với sỹ quan trực ca buồng lái và những người liên quan, yêu cầu họ bố trí người
ra thu dọn vật tư, đồ nghề và vệ sinh khu vực xung quanh.
350. Trước khi thực hiện công việc trên cao:
a. Báo cho sỹ quan trực ca buồng lái và những người liên quan biết
b. Cần có giấy phép làm việc trên cao đã được Thuyền trưởng phê chuẩn.
c. Đã tiến hành đánh giá tất cả các rủi ro và thực hiện các biện pháp phòng ngừa
d. Tất cả các ý trên
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

351. Hotwork là công việc có thể gây ra cháy nổ do trong quá trình thực hiện công việc có thể
sinh ra hoặc dùng đến:
a. Ngọn lửa
b. Tia lửa
c. Nguồn nhiệt lớn
d. Tất cả các nguồn nêu trên
352. Người túc trực phòng hỏa trong quá trình thực hiện công việc hotwork làm những nhiệm
vụ nào?
a. Cảnh giới cháy nổ, cách ly và loại bỏ các yếu tố có thể gây cháy nổ
b. Dập lửa
c. Ấn nút báo động cháy khi cần thiết
d. Tất cả các nhiệm vụ trên
353. Giấy phép làm việc nào cần có trước khi thực hiện hotwork?
a. Giấy phép làm việc Hotwork có phê chuẩn của Thuyền trưởng
b. Giấy phép hàn cắt
c. Giấy phép làm việc trên cao
d. Không cần bất cứ loại giấy phép nào
354. Các dụng cụ bảo hộ: mặt lạ hàn, kính, găng tay sử dụng khi hàn cắt có tác dụng:
a. Bảo vệ người thực hiện hàn cắt khỏi các bức xạ nhiệt, tia UV, tia lửa, gỉ hàn
b. Bảo vệ người thực hiện hàn cắt khỏi các khí độc
c. Bảo vệ người thực hiện hàn cắt khỏi va chạm với các thiết bị xung quanh
d. Bảo vệ người thực hiện hàn cắt khỏi bị ngã
355. Hotwork bị nghiêm cấm trên boong khi tàu chở:
a. Xi măng
b. Thép
c. Quặng sắt
d. Than
356. Đâu là khu vực quy định thực hiện hotwork trên tàu?
a. Buồng điều khiển máy
b. Buồng lái
c. Xưởng (engine workshop)
d. Kho chứa vật tư
357. Khi thực hiện công việc hàn cắt trong buồng máy, ở ngoài khu vực xưởng (workshop) thì
có cần phải xin giấy phép làm việc không?
a. Không cần nếu thấy có thể thực hiện công việc một cách an toàn
b. Có thể có hoặc không tùy theo ý của Máy trưởng
c. Bắt buộc phải có giấy phép thực hiện hotwork có sự phê chuẩn của Thuyền trưởng và phải
thực hiện đánh giá rủi ro (risk assessment) được sự phê chuẩn của công ty/quản lý kỹ thuật
tàu
358. Trên các tàu dầu, có thể tiến hành các công việc hotwork khi tàu đang trả hàng trong cảng?
a. Được thực hiện nếu Thuyền trưởng cho phép
b. Không được thực hiện
c. Có thể thực hiện khi trời tối
d. Được thực hiện nếu đảm bảo an toàn
359. Có thể thực hiện hotwork trên khu vực boong tàu dầu khi tàu đang chở đầy hàng dầu thành
phẩm?
a. Được thực hiện nếu Thuyền trưởng cho phép
b. Có thể thực hiện khi tàu hành trình ngoài khơi
c. Không được thực hiện
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

d. Được thực hiện nếu đảm bảo an toàn


360. Hãy chọn điều đúng về Toolbox meeting trên tàu:
a. Toolbox meeting là cuộc họp ngắn được thực hiện trước khi tiến hành công việc trên tàu,
đặc biệt là các công việc quan trọng
b. Mục đích của Toolbox meeting là giao việc cho từng thuyền viên dựa trên khả năng của
họ và khối lượng công việc
c. Múc đích của Toolbox meeting là đánh giá các rủi ro có liên quan đến công việc, đưa ra
các giải pháp ngăn ngừa để thuyền viên có thể thực hiện công việc được giao một cách an
toàn và hiệu quả
d. Tất cả các ý trên
361. MSDS (Material Safety Data Sheet) của các loại hóa chất sử dụng trên tàu đề cập tới nội
dung nào?
a. Cung cấp thông tin ngắn gọn về cách sử dụng, bảo quản hóa chất
b. Cung cấp thông tin về tính chất vật lý, hóa học của hóa chất
c. Cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất vật lý, hóa học, hãng sản xuất, địa chỉ liên lạc, cách
sử dụng, bảo quản, các rủi ro có thể với cơ thể người và biện pháp sơ cứu trong trường
hợp khẩn cấp liên quan đến loại hóa chất đang dùng.
d. Tất cả các ý trên đều đúng
362. Những thứ nào sau đây cần được chuẩn bị sẵn tại cửa kho hóa chất:
a. MSDS, tạp dề, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, găng tay cao su, ủng, quần áo mưa, nước
rửa mắt
b. Cuốc, xẻng, gầu hót
c. Bơm
d. Xô, thùng
363. Loại giấy phép nào cần được phê chuẩn bởi Máy trưởng trước khi sử dụng hóa chất trong
buồng máy?
a. Không cần bất cứ loại giấy phép nào
b. Giấy phép sử dụng hóa chất
c. Giấy phép làm việc hotwork
d. Giấy phép làm việc trên cao
364. Giấy phép nào cần được phê chuẩn trước khi làm việc với hệ thống/thiết bị điện trên tàu?
a. Giấy phép làm việc trên cao
b. Giấy phép Log-out, tag-out
c. Giấy phép làm việc trong không gian kín
d. Không cần bất cứ loại giấy phép nào
365. Ai nên được phân công để làm việc bảo dưỡng và xử lý các sự cố liên quan đến các thiết
bị/hệ thống điện trên tàu?
a. Thực tập sỹ quan
b. Thợ máy
c. Bất cứ ai được Máy trưởng phân công
d. Sỹ quan điện
366. Khi làm việc với thiết bị/hệ thống điện:
a. Không nên đeo đồng hồ kim loại hay bất cứ đồ trang sức bằng kim loại dẫn điện nào
b. Có thể tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện sống khi cần
c. Khi khẩn cấp, không cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ
d. Có thể không cần tắt nguồn tới thiết bị đang bị sự cố
367. Bóng điện, ác quy hỏng có thể ném trực tiếp xuống biển không?
a. Có, khi tàu đang hành trình
b. Không, phải thu gom và chuyển lên bờ khi tàu tới cảng thuận tiện
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

c. Có, khi không ai nhìn thấy


d. Có thể ném bớt, chỉ giữ lại một ít trên tàu
368. Khi thấy người bị điện giật, cần:
a. Cố gắng kéo người đó ra khỏi nguồn điện càng nhanh càng tốt
b. Tìm cách ngắt nguồn hoặc các biện pháp an toàn để cách ly người đó khỏi nguy hiểm
nhanh nhất
c. Không làm gì cả
d. Đi tìm người khác đến giúp
369. Mục đích của việc kiểm tra cách điện các động cơ điện trên tàu để:
a. Đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt của các động cơ điện, phát hiện sớm và sửa chữa kịp thời
trước khi có các hư hỏng lớn hơn đối với chúng
b. Đảm bảo an toàn cho người vận hành
c. Các ý a, b đều đúng
d. Không ý nào đúng
370. Trong quá trình trực ca buồng máy, nếu phát hiện thấy một đám cháy điện nhỏ, bạn nên
làm gì?
a. Tránh xa khu vực cháy để đỡ nguy hiểm
b. Gọi sỹ quan điện xuống để xử lý
c. Ấn nút báo động cháy, tìm cách ngắt nguồn cấp tới khu vực cháy, sử dụng thiết bị chữa
cháy di động phù hợp để dập tắt đám cháy
d. Không làm gì cả
371. Khi phát hiện có đám cháy điện nhỏ trong buồng máy, nên:
a. Lấy nước từ vòi dội vào đám cháy
b. Lấy bình bột dập cháy
c. Chạy bơm cứu hỏa, dùng vòi rồng để dập cháy
d. Kích hoạt hệ thống CO2 cố định của tàu để dập cháy
372. Khi phát hiện thấy có dầu nhờn trên bậc thang buồng máy, nên:
a. Vệ sinh sạch sẽ, tránh để người khác bị trượt ngã khi lên xuống cầu thang
b. Không làm gì cả
c. Báo với sỹ quan quản lý để tìm xem ai làm vãi dầu ra cầu thang và yêu cầu người đó vệ
sinh
373. Khi sử dụng thang di động trong khu vực buồng máy;
a. Cần kiểm tra xem thang có sạch sẽ, ở trạng thái tốt trước khi sử dụng.
b. Kiểm tra vị trí đặt thang có chắc chắn không và có biện pháp ngăn ngừa thang trượt trong
quá trình sử dụng.
c. Tuân thủ nguyên tắc “Ba điểm tiếp xúc” khi sử dụng thang và yêu cầu một người khác tới
giữ thang và cảnh giới
d. Tất cả các ý trên
374. Khi sử dụng cầu thang trên tàu:
a. Không được chạy vì bất cứ lý do gì
b. Có thể chạy để rút ngắn thời gian trong trường hợp có việc gấp
c. Không cần dùng tay vịn nếu thấy không cần thiết
d. Có thể bước hai, ba bậc thang một lần.
375. Khi sử dụng cầu thang tàu;
a. Có thể dùng cả hai tay ôm vật nặng khi lên xuống
b. Không cần thiết phải dùng tay vịn
c. Luôn tuân thủ nguyên tắc “Ba điểm tiếp xúc” khi lên xuống cầu thang
d. Có thể kết hợp hai, ba người khiêng vật nặng lên xuống cầu thang
376. Hút thuốc trên tàu chỉ được phép khi:
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

a. Đang ở trong khu vực buồng máy


b. Đang nhận dầu
c. Đang ở trên mặt boong
d. Đang ở trong khu vực hút thuốc quy định
377. Khi bạn đang ở trong phòng ở:
a. Có thể hút thuốc ở bất cứ đâu nếu muốn
b. Không được hút thuốc trên giường
c. Có thể vứt đầu lọc thuốc vào bồn cầu
d. Có thể gạt tàn thuốc vào chai, lọ làm bằng các vật liệu có thể cháy
378. Phòng ở của bạn:
a. Nên giữ sạch sẽ và ngăn lắp mọi lúc;
b. Có thể để bừa bộn vì không ai kiểm tra
c. Có thể ca hát, nhảy múa thoải mái
d. Có thể nấu ăn và tổ chức tiệc ở đó
379. Khi bạn rời phòng ở để xuống trực ca:
a. Có thể để điện thoại tiếp tục sạc
b. Có thể để máy tính cá nhân và loa tiếp tục chơi nhạc
c. Cần tắt tất cả các thiết bị điện, rút hết các sạc máy tính, điện thoại
d. Không cần tắt bất cứ thiết bị điện nào
380. Sau thời gian dài làm việc trên tàu, khi thấy bị stress nên:
a. Uống rượu bia để giải sầu
b. Tìm cách giải trí phù hợp, tiếp cận với các nguồn thông tin tích cực, xây dựng chế độ sinh
hoạt, ăn uống khoa học để giải stress.
c. Ở một mình trong phòng, không nên giao lưu với ai vì có thể làm phiền họ
d. Nhớ về những kỷ niệm không tốt trong quá khứ
381. Khi sử dụng máy giặt trên tàu:
a. Có thể sử dụng bất cứ máy giặt nào đang rỗi
b. Sử dụng đúng loại máy giặt đã được quy định dùng cho quần áo thường và quần áo bảo hộ
c. Tiếp tục sử dụng máy giặt ngay cả khi tàu bị nghiêng, lắc mạnh
d. Có thể sử dụng cả máy giặt đang bị cách điện thấp
382. Sử dụng rượu bia trên tàu:
a. Không được sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc
b. Có thể sử dụng rượu bia bất cứ lúc nào nếu thích
c. Có thể sử dụng rượu bia 1 giờ trước khi nhận ca trực
d. Tuân thủ nghiêm túc chính sách sử dụng rượu bia của công ty và tàu.
Ques. -Luật máy hàng hải 2023

You might also like